- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,243
- Động cơ
- 1,133,039 Mã lực
Ngoại trưởng Liên Xô Molotov cũng có những cuộc hội đàm riêng
căn bản là anh tàu a không thích Việt Nam ta thống nhất ,để nó dễ bề chi phốiThằng giặc Mỹ cọp beo cũng không thích thế
khiếp quá,hơn 7000 tù binh bị chết!TÙ BINH - HẬU ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sau khi chiếm Điện Biên Phủ tất cả tù binh bị giải về Tuyên Quang
Trừ de Castries được ngồi riêng một xe Jeep đưa về Cò Nòi sau đó mới đưa Tuyên Quang và giam riêng
Tù binh chia làm 2 hạng
Hạng 1: gồm những sĩ quan "cao cấp" như Bigeard, Langlais, Botella, Bréchignac, Tourret, Chenel, Guiraud, Lalande, De Pazzis.... ngồi chung nhau trên xe tải GAZ-63 hỗn danh Molotova và canh gác nghiêm ngặt hơn
Nhà quay phim Schoenderffer và nhiếp ảnh gia quân đội Péraud... ngồi trên một xe tải khác và hai người này bỏ chạy ở gần Yên Bái và bị bắt lại. Bigeard không nói số phận Péraud ra sao (có lẽ bị xử bắn)
Hạng 2: gồm những sĩ quan cấp thấp, hạ sĩ quan và lính: đi bộ
Tại trại giam Tuyên Quang, Bigeard được nhóm tù binh cao cấp cử làm "Nhóm trưởng" dù ông mang quân hàm thấp hơn Trung tá Langlais
Tại đây ông cùng Voineau và Bréchignac bỏ trốn và bị bắt lại và bị giam riêng cùng và những người bỏ trốn trước đây như Schoendoerffer...
****
Sau Hội nghị Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Phúc Yên, nay không rõ có thuộc Hà Nội không) đầu tháng 7-1954 bàn về vấn đề trao trả tù binh, thì việc thực thi trao trả tù binh diễn ra bắt đầu từ cuối tháng 7 ở Sơn Tây, Mai Thôn (Việt Trì), Sầm Sơn (Thanh Hoá).... (trong Nam không rõ)
Tại hội thảo Điện Biên Phủ năm 2004 ở Hà Nội, có người "tâm tư" về chuyện trong số 10.998 tù binh, chỉ 3.290 được trao trả
Điều này được giải thích là tù binh Pháp bị thương nặng, đi bộ xa gần 500 km trong điều kiện ăn uống thuốc men thiếu thốn và mắc bệnh kiêt lỵ... khiến hàng nghìn tù binh bỏ mạng trên đường đi và trong trại giam
****
Cảnh trao đổi tù binh ở bến Mai Thôn, Việt trì bên bờ sông Hồng
Pháp dùng tàu LTS (to) và LCM (nhỏ) để chở tù binh Việt Minh đến Việt Trì và đón nhận tù binh Pháp đưa về Hà Nội
Tàu chở tù binh Pháp về Hà Nội cập bến Phà Đen (nay là Cảng Hà Nội cạnh cầu Vĩnh Tuy)
Tù binh được đưa vào khám chữa bệnh ở nhà thương Đồn Thuỷ (Pháp gọi là quân y viện Lanessan) nay là bệnh viện 108 Hà Nội
Bàn thủ tục trao đổi tù binh ở Việt Trị hôm 31-7-1954. Ảnh: Fernand Jentile
31-7-1954 – Tù binh Pháp nhận những gói đồ dùng cá nhân. Ảnh: Fernand Jentile
Tàu LCM chở tù binh, rời bến Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Fernand Jentile
tụi nó thua trận chán đời nên chết thôi, có thằng còn tự tử từ trước khi bị bắt, mấy thằng ý chí cao có chết đâu.Điều này được giải thích là tù binh Pháp bị thương nặng, đi bộ xa gần 500 km trong điều kiện ăn uống thuốc men thiếu thốn và mắc bệnh kiêt lỵ... khiến hàng nghìn tù binh bỏ mạng trên đường đi và trong trại giam
Biên chế vẫn trong 1 đại (sư) đoàn thôiÔng ngoại em cũng đánh trận này đây, ông trước công binh xong sang pháo binh.
1954, nhôm là thứ đâu có sẵn để làm chõ, huống hồ ở mãi mạn ngượcKhông liên quan lắm, nhưng trong hình có cái chõ đồ xôi của dân Lào (giữa hình), không hiểu ngày trước, nó làm bằng gì: gốm, đất nung, gang hay nhôm? tôi đoán là nhôm, vẫn giống như chõ đồ xôi bằng nhôm là vật dụng rất phổ biến ở Lào, Quảng trị VN bây giờ. Để đồ được xôi, ngoài chõ nhôm, gạo nếp đựng trên rá, mà thường thì rá gạo đan bằng tre hay liếp tre mỏng, đặt trên chõ nhôm đó.
Theo hồi ký của cụ Võ Nguyên Giáp (em sẽ check lại) thì sáng hôm 6-5-1954, cụ Giáp vẫn chưa lường cuộc chiến kết thúc nhanh sau 24 giờ nữa. Cấp dưới báo lương thực đã cạn chỉ còn đủ 2 ngày cho bộ đội. Ông Nguyễn Thanh Bình (lúc đó là một trong những người đốc lương, sau này là Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Bí thư Thành uỷ Hà Nội) đã lên xe đạp để ép quân thu gom lương thựckhiếp quá,hơn 7000 tù binh bị chết!