[Funland] Ảnh trận Điện Biên Phủ ( HD)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Ngoại trưởng Liên Xô Molotov cũng có những cuộc hội đàm riêng


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Hiệp định ngừng bắn Geneve dù gọi là "Hiệp định 20-7-1954" nhưng được ký 4 giờ sáng hôm 21-7-1954
Lý do rất tế nhị: hôm 20-5-1954, Thủ tướng Mendes-France hứa với nhân dân Phấp sẽ thương lượng ký hiệp định hoà bình ở Đông Dương trong vòng hai tháng, nếu quá hạn, ông sẽ từ chức
Cuộc thương lượng kéo dài đến phút chót khiến bản hiệp định phải ký lúc 4 giờ sáng hôm 21-7-1954
Vụ lễ tân Thuỵ Sĩ tế nhị để kim đồng hồ đứng im lúc 12 giờ đêm ngày 20-7 để ông Mendes-France khỏi thất hứa







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực




Ông Trần Văn Đỗ là em ruột ông Trần Văn Chương
Ông Trần Văn Chương là thân phụ bà Trần Lệ Xuân
Ông từng là Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ đâu thập niên 1960
Về sau ông Trần Văn Đỗ cũng là Ngoại trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm



 

quang2926

Xe hơi
Biển số
OF-47185
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
155
Động cơ
462,300 Mã lực
Cám ơn chủ thớt nhiều, tôi là người rất thích lịch sử và cũng rất thích câu: " lịch sử là những trang không thể bị dứt bỏ".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
TÙ BINH - HẬU ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sau khi chiếm Điện Biên Phủ tất cả tù binh bị giải về Tuyên Quang
Trừ de Castries được ngồi riêng một xe Jeep đưa về Cò Nòi sau đó mới đưa Tuyên Quang và giam riêng
Tù binh chia làm 2 hạng
Hạng 1: gồm những sĩ quan "cao cấp" như Bigeard, Langlais, Botella, Bréchignac, Tourret, Chenel, Guiraud, Lalande, De Pazzis.... ngồi chung nhau trên xe tải GAZ-63 hỗn danh Molotova và canh gác nghiêm ngặt hơn
Nhà quay phim Schoenderffer và nhiếp ảnh gia quân đội Péraud... ngồi trên một xe tải khác và hai người này bỏ chạy ở gần Yên Bái và bị bắt lại. Bigeard không nói số phận Péraud ra sao (có lẽ bị xử bắn)
Hạng 2: gồm những sĩ quan cấp thấp, hạ sĩ quan và lính: đi bộ
Tại trại giam Tuyên Quang, Bigeard được nhóm tù binh cao cấp cử làm "Nhóm trưởng" dù ông mang quân hàm thấp hơn Trung tá Langlais
Tại đây ông cùng Voineau và Bréchignac bỏ trốn và bị bắt lại và bị giam riêng cùng và những người bỏ trốn trước đây như Schoendoerffer...
****
Sau Hội nghị Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Phúc Yên, nay không rõ có thuộc Hà Nội không) đầu tháng 7-1954 bàn về vấn đề trao trả tù binh, thì việc thực thi trao trả tù binh diễn ra bắt đầu từ cuối tháng 7 ở Sơn Tây, Mai Thôn (Việt Trì), Sầm Sơn (Thanh Hoá).... (trong Nam không rõ)
Tại hội thảo Điện Biên Phủ năm 2004 ở Hà Nội, có người "tâm tư" về chuyện trong số 10.998 tù binh, chỉ 3.290 được trao trả
Điều này được giải thích là tù binh Pháp bị thương nặng, đi bộ xa gần 500 km trong điều kiện ăn uống thuốc men thiếu thốn và mắc bệnh kiêt lỵ... khiến hàng nghìn tù binh bỏ mạng trên đường đi và trong trại giam
****
Cảnh trao đổi tù binh ở bến Mai Thôn, Việt trì bên bờ sông Hồng
Pháp dùng tàu LTS (to) và LCM (nhỏ) để chở tù binh Việt Minh đến Việt Trì và đón nhận tù binh Pháp đưa về Hà Nội
Tàu chở tù binh Pháp về Hà Nội cập bến Phà Đen (nay là Cảng Hà Nội cạnh cầu Vĩnh Tuy)
Tù binh được đưa vào khám chữa bệnh ở nhà thương Đồn Thuỷ (Pháp gọi là quân y viện Lanessan) nay là bệnh viện 108 Hà Nội

Bàn thủ tục trao đổi tù binh ở Việt Trị hôm 31-7-1954. Ảnh: Fernand Jentile


31-7-1954 – Tù binh Pháp nhận những gói đồ dùng cá nhân. Ảnh: Fernand Jentile



Tàu LCM chở tù binh, rời bến Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Fernand Jentile
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Tàu LTS chở tù binh Việt Minh đến Mai Thôn, Việt Trì và chờ đón nhận tù binh Pháp 21-8-1954


Quang cảnh trao trả tù binh ở Mai Thôn, Việt Trì hôm 21-8-1954


Tù binh Việt Minh lội nước vào bờ Mai Thôn, Việt Trì hôm 21-8-1954

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Quang cảnh trao trả tù binh ở Mai Thôn, Việt Trì hôm 21-8-1954


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Một tù binh lê dương được trao trả ở Việt Trì


Cận cảnh


 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bộ ảnh về hội nghị Geneva quá hiếm và hay!

Cám ơn cụ Ngao5 !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
31-7-1954, những tù binh ốm yếu được Việt Minh cáng xuống tàu ở Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Georges Liron và Jean Lussan


24-8-1954, những tù binh ốm yếu được Việt Minh cáng đến nơi trao trả ở Mai Thôn, Việt Trì
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
1-9-1954, Đại tá Charton bị bắt ở Cao Bằngtrong Chiến dịch Biên giới tháng 10-1950 được trao trả tại Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Jean Lussan


1-9-1954, Đại tá Lepage (trái) và Đại tá Charton, cả hai bị bắt ở Cao Bằng và Thất Khê trong Chiến dịch Biên giới tháng 10-1950, được trao trả tại Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Jean Lussan
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
6-9-1954, Thiếu tá Bigeard và Trung tá Langlais (hai người hùng của Điện Biên Phủ) tại bệnh viện Lanessan (Đồn Thuỷ, Hà Nội) sau khi được Việt Minh trao trả ở Việt Trì. Ảnh: Jean Lussan






6-9-1954, Trung tướng Réne Cogny – Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ - tới thăm Thiếu tá Bigeard và Trung tá Langlais tại bệnh viện Lanessan (Đồn Thuỷ, Hà Nội). Ảnh: Jean Lussan

 

longle1836

Xe tải
Biển số
OF-293535
Ngày cấp bằng
23/9/13
Số km
255
Động cơ
317,159 Mã lực
Bộ ảnh về hội nghị Geneva quá hiếm và hay!

Cám ơn cụ Ngao5 !
TÙ BINH - HẬU ĐIỆN BIÊN PHỦ
Sau khi chiếm Điện Biên Phủ tất cả tù binh bị giải về Tuyên Quang
Trừ de Castries được ngồi riêng một xe Jeep đưa về Cò Nòi sau đó mới đưa Tuyên Quang và giam riêng
Tù binh chia làm 2 hạng
Hạng 1: gồm những sĩ quan "cao cấp" như Bigeard, Langlais, Botella, Bréchignac, Tourret, Chenel, Guiraud, Lalande, De Pazzis.... ngồi chung nhau trên xe tải GAZ-63 hỗn danh Molotova và canh gác nghiêm ngặt hơn
Nhà quay phim Schoenderffer và nhiếp ảnh gia quân đội Péraud... ngồi trên một xe tải khác và hai người này bỏ chạy ở gần Yên Bái và bị bắt lại. Bigeard không nói số phận Péraud ra sao (có lẽ bị xử bắn)
Hạng 2: gồm những sĩ quan cấp thấp, hạ sĩ quan và lính: đi bộ
Tại trại giam Tuyên Quang, Bigeard được nhóm tù binh cao cấp cử làm "Nhóm trưởng" dù ông mang quân hàm thấp hơn Trung tá Langlais
Tại đây ông cùng Voineau và Bréchignac bỏ trốn và bị bắt lại và bị giam riêng cùng và những người bỏ trốn trước đây như Schoendoerffer...
****
Sau Hội nghị Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Phúc Yên, nay không rõ có thuộc Hà Nội không) đầu tháng 7-1954 bàn về vấn đề trao trả tù binh, thì việc thực thi trao trả tù binh diễn ra bắt đầu từ cuối tháng 7 ở Sơn Tây, Mai Thôn (Việt Trì), Sầm Sơn (Thanh Hoá).... (trong Nam không rõ)
Tại hội thảo Điện Biên Phủ năm 2004 ở Hà Nội, có người "tâm tư" về chuyện trong số 10.998 tù binh, chỉ 3.290 được trao trả
Điều này được giải thích là tù binh Pháp bị thương nặng, đi bộ xa gần 500 km trong điều kiện ăn uống thuốc men thiếu thốn và mắc bệnh kiêt lỵ... khiến hàng nghìn tù binh bỏ mạng trên đường đi và trong trại giam
****
Cảnh trao đổi tù binh ở bến Mai Thôn, Việt trì bên bờ sông Hồng
Pháp dùng tàu LTS (to) và LCM (nhỏ) để chở tù binh Việt Minh đến Việt Trì và đón nhận tù binh Pháp đưa về Hà Nội
Tàu chở tù binh Pháp về Hà Nội cập bến Phà Đen (nay là Cảng Hà Nội cạnh cầu Vĩnh Tuy)
Tù binh được đưa vào khám chữa bệnh ở nhà thương Đồn Thuỷ (Pháp gọi là quân y viện Lanessan) nay là bệnh viện 108 Hà Nội

Bàn thủ tục trao đổi tù binh ở Việt Trị hôm 31-7-1954. Ảnh: Fernand Jentile


31-7-1954 – Tù binh Pháp nhận những gói đồ dùng cá nhân. Ảnh: Fernand Jentile



Tàu LCM chở tù binh, rời bến Mai Thôn, Việt Trì. Ảnh: Fernand Jentile
khiếp quá,hơn 7000 tù binh bị chết!
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Điều này được giải thích là tù binh Pháp bị thương nặng, đi bộ xa gần 500 km trong điều kiện ăn uống thuốc men thiếu thốn và mắc bệnh kiêt lỵ... khiến hàng nghìn tù binh bỏ mạng trên đường đi và trong trại giam
tụi nó thua trận chán đời nên chết thôi, có thằng còn tự tử từ trước khi bị bắt, mấy thằng ý chí cao có chết đâu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
Sau khi được thả và lên tàu LCM ở Việt Trì, Thiếu tướng de Castries ưu tư vì ông lo ngại sẽ phải ra toà án binh vì tội thất thủ Điện Biên Phủ
Song không hẳn như thế
Về Pháp, ông cũng được phong là một trong bốn Anh hùng Điện Biên Phủ
Rồi ông cũng phải hầu toà với tư cách làm chứng hơn là tội đồ
Phiên toà xử vụ án Điện Biên Phủ cũng bi hài vì hai tội đồ là Trung tướng Cogny và Đại tướng Navarre luôn đổ lỗi cho nhau. Thậm chí trước đó Cogny từng phát biểu: "Nếu ông ta (tức Navarre) không phải là tướng 4 sao, thì tôi đã tát vào mặt ông ta". Dù sau này Cogny chối bỏ câu nói đó, cũng cho thấy Navarre không phải tướng tài. Navarre chẳng hiểu gì về Việt Minh vì vốn là tướng ở Văn phòng liên lạc của Bộ Quốc phòng Pháp với khối NATO, nghề của ông là tình báo chứ không phải trận mạc, nhất là trận mạc xa lạ hẳn với châu Âu nơi ông từng tham chiến.
Ông Võ Nguyên Giáp đã đúng khi nhận xét Tướng Raoul Salan (trước Navarre) mới là người biết "làm cho Pháp chậm thua ở Đông Dương".
Xuất thân từ một hạ sĩ, Salan lên dần trong cuộc chiến, sống nhiều năm với người vùng cao, am hiểu tường tận Đông Dương, nhưng ông không phải giòng dõi quý tộc và lại không qua trường võ bị Saint Cyr, nên bị giới quân sự Pháp khinh thường vì họ muốn "ăn sống nuốt tươi Việt Minh" nhất là sau khi được Mỹ viện trợ vũ khí, tiền bạc. Trận Nà Sản (tạm gọi là ta thua) khiến cho giới diều hâu Pháp tin chắc chủ lực Việt Minh không đủ khả năng đánh lớn và cần gài bẫy dụ chủ lực Việt Minh vào và nghiền nát. Navarre là người thực hiện ý tưởng này. Đúng là "Điểm hẹn lịch sử" như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên cho cuốn hồi ký của ông.
Vụ án Điện Biên Phủ khép lại vì hai tội đồ Navarre và Cogny viện lẽ các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ đã "thẩm định" và "nghiệm thu" GONO (tên gọi chính thức của cứ điểm Điện Biên Phủ) là "bất khả xâm phạm". Giới chóp bu Pháp á họng. Kết quả: chẳng có ai có lỗi cả, hoà cả làng và "rút kinh nghiệm"


4-9-1954, De Castries về tới bến Phà Đen, Hà Nội, sau khi được trao trả tại Việt Trì


4-9-1954, Trung tướng Cogny - Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ - đón tiếp tướng De Castries tại Hà Nội, sau khi được trao trả tại Việt Trì


4-9-1954, Thiếu tướng De Castries nói chuyện với một y tá khi kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện Lanessan (Đồn Thuỷ, Hà Nội). Ảnh: Jean Lussan
 

thánh chém

Xe buýt
Biển số
OF-388617
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
657
Động cơ
245,200 Mã lực
Tuổi
38
Không liên quan lắm, nhưng trong hình có cái chõ đồ xôi của dân Lào (giữa hình), không hiểu ngày trước, nó làm bằng gì: gốm, đất nung, gang hay nhôm? tôi đoán là nhôm, vẫn giống như chõ đồ xôi bằng nhôm là vật dụng rất phổ biến ở Lào, Quảng trị VN bây giờ. Để đồ được xôi, ngoài chõ nhôm, gạo nếp đựng trên rá, mà thường thì rá gạo đan bằng tre hay liếp tre mỏng, đặt trên chõ nhôm đó.
1954, nhôm là thứ đâu có sẵn để làm chõ, huống hồ ở mãi mạn ngược :)
Có chăng là chõ đất, chõ gỗ thôi :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,934 Mã lực
khiếp quá,hơn 7000 tù binh bị chết!
Theo hồi ký của cụ Võ Nguyên Giáp (em sẽ check lại) thì sáng hôm 6-5-1954, cụ Giáp vẫn chưa lường cuộc chiến kết thúc nhanh sau 24 giờ nữa. Cấp dưới báo lương thực đã cạn chỉ còn đủ 2 ngày cho bộ đội. Ông Nguyễn Thanh Bình (lúc đó là một trong những người đốc lương, sau này là Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Bí thư Thành uỷ Hà Nội) đã lên xe đạp để ép quân thu gom lương thực
Bộ đội ta cạn lương thực chẳng đủ ăn, lại phải nuôi thêm hàng ngàn tù binh đi bộ ròng rã 500 km về Tuyên Quang, thử hỏi tù binh chết đói cũng không khó hiểu
Thêm nữa đám lính Âu sống dưới chiến hào Điện Biên Phủ cũng bị kiết lỵ từ trước, ốm đau, bệnh tật, bị thương nên cũng phải chết dọc đường ít nhất là chục ngày đi đường. Chỉ được phát gạo tự nấu cơm (kể cả hạng sĩ quan cao cấp như Langlais, Bigeard.... cũng tự nấu, cơn sống sít, thịt chẳng có, đám người Âu ấy chịu sao đặng. Chẳng trách ai cả, có trách thì trách đám chóp bu Pháp, không chịu thương thảo nhanh với Việt Minh để cung cấp thực phẩm và thuốc men cho đám tù binh, dĩ nhiên phải có đi thì có lại.
Lại nói những người dân công từ Thanh Hoá, Nghê An gánh gạo ra mặt trận. Tính ra để mang một cân gạo lên Điện Biên Phủ thì mất 14 kg gạo ăn dọc đường.
Em biết nói điều này ra các cụ trẻ tuổi không tin: ngay một số vùng ở Thanh Hoá vét gạo cho mặt trận đến mức xảy ra chết đói. Chẳng nói xa, tháng 3-1988 giáp hạt, đã xảy ra "đứt bữa" ở Thanh Hoá đấy. Thời 1988, "đứt bữa" là từ của truyền thông để chỉ chết đói, còn "khó khăn về lương thực" tức là đói. Chẳng ai muốn tù binh chết, nhưng bản thân họ bị giam hãm ở Điện Biên Phủ thối tha, thực chất là địa ngục, cũng khiến tù binh nằm giữa ranh giới sống-chết.
Bố em làm cho hãng đóng tàu CARIC ở Hải Phòng có điều kiện gặp nhiều người Pháp về nước qua cảng Hải Phòng. Một toán tù binh Lê Dương nói Việt Minh đối xử tử tế "khẩu phần ăn của chúng tôi nhiều hơn của họ". Trong cuốn "Sự thú nhận muộn màng" in 2004 ở Hà Nội, Thiếu tá Bigeard kể lại lúc bị bắt làm tù binh được đưa lên xe tải Molotova và mỗi người được phát 800 gam gạo một ngày (bộ đội ta lúc gần cuối trận chỉ được 500 gam/ngày thôi)
Sau khi về nước, một số phi công Mỹ bị giam ở Hà Nội kêu bị đói. Bữa ăn của họ có thịt, rau, mỗi tuần đều có vài bữa gà rán, tráng miệng chuối, dứa.... theo tôi biết khẩu phần ăn của họ là 2.400 VND/ngày. Kể ra với thực đơn đó cho đám phi công quả là không đủ calories "theo chuẩn quân đội Hoa Kỳ". Nhưng họ là tù binh chứ không còn phi công nữa.
Bộ đội ta thời đánh Mỹ được cấp tiền ăn 24 VND/tháng, gạo 21 kg và lính được 5 VND/tháng tiêu vặt (tương đương với 0,8 VND/ngày). 21 kg gạo phải mua mất 8,4VND, chỉ còn hơn 16 VND cho 30 ngày mua thức ăn.
Đó là lúc ở hậu phương lớn XHCN. Vào chiến trường Khu 5 còn khổ hơn rất nhiều, đôi khi bị đói
Lương kỹ sư mới ra trường là 85% của 63 VND, lương trung cấp là 85% của 45 VDN, Thợ học nghề 18 VND sau 18 tháng được 36 VND/tháng. Nông thôn thê thảm hơn nhiều. Làm "Hợp tác" được 10 điểm/ngày 10 điểm được chia 0,8 đến 1 kg thóc (một kg thóc là 0,2VND), 1 kg gạo mậu dịch là 0,4 VND
Tù binh Mỹ phải hiểu rằng ăn một ngày 2,4 VND là gấp 3 lần người lính Việt Nam ra trận và gấp nhiều lần người dân ở đô thị.

Những hình ảnh bữa ăn của người Mỹ ở trại giam Hà Nội










 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top