[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,932
Động cơ
1,013,084 Mã lực
Vầng, nhiều bậc sỹ phu cũng muốn cải cách nhưng từ thời Minh Mạng đóng cửa thủ dâm nên là thua xa bọn Tây Lông với Nhật, Hàn...

Em cũng *** hiểu có mấy thằng tây Lông, dùng thuyền hơi nước mà quân dân Triều Nguyễn lại thua đc nhỉ, cứ trong thành bắn tên ra là chúng nó cũng éo công đc rồi

Nge nói sau thời Gia Long, Minh Mệnh pháo thì hỏng, súng ống ko có. mà bắn pháo còn phải làm lễ mới bắn, lạc hậu và cổ hủ đến thế là cùng
Cơ bản là tổng thể mình yếu quá, tử thủ như cụ Hoàng Diệu thành lưu danh sử sách nhưng cũng không giữ nổi thành. Có thể đánh được 1 vài trận nhưng do cách biệt quá xa về công nghệ vũ khí nên sớm muộn cũng thua. Phong kiến cổ hủ không chịu đổi mới kịp theo thời đại thì mất nước, dù có quản lý chặt chẽ đoàn kết mấy đi chăng nữa.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Cơ bản là tổng thể mình yếu quá, tử thủ như cụ Hoàng Diệu thành lưu danh sử sách nhưng cũng không giữ nổi thành. Có thể đánh được 1 vài trận nhưng do cách biệt quá xa về công nghệ vũ khí nên sớm muộn cũng thua. Phong kiến cổ hủ không chịu đổi mới kịp theo thời đại thì mất nước, dù có quản lý chặt chẽ đoàn kết mấy đi chăng nữa.
Một đoạn sử tăm tối của nước ta, cụ Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương là hai bậc anh hùng, quyết tử cho tổ quốc, đáng khâm phục !!

Em nghĩ mấu chốt là Triều Nguyễn ko đc lòng dân, nhân dân đói khổ, chứ chỉ lo cho dân thì khi đất nước cần nhân dân sẵn sàng chiến đấu

Cụ xem thời chống Pháp, chống Mỹ nhân dân ta về khí tài cũng thua Tây nhưng nhân dân đâu có tiếc thân mình đâu, có gì dùng lấy, chiến tranh du kích, Tây Lông chào Thua

Triều Nguyễn chả đc ông vua nào trị nước tốt, đầu óc kém quá. Dù hầu hết đều chăm lo quốc sự mà tầm nhìn kém, nên thất bại. Về sau thì mấy ông như Khải Định hay Bảo Đại thì đúng là vứt đi
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,932
Động cơ
1,013,084 Mã lực
Một đoạn sử tăm tối của nước ta, cụ Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương là hai bậc anh hùng, quyết tử cho tổ quốc, đáng khâm phục !!

Em nghĩ mấu chốt là Triều Nguyễn ko đc lòng dân, nhân dân đói khổ, chứ chỉ lo cho dân thì khi đất nước cần nhân dân sẵn sàng chiến đấu

Cụ xem thời chống Pháp, chống Mỹ nhân dân ta về khí tài cũng thua Tây nhưng nhân dân đâu có tiếc thân mình đâu, có gì dùng lấy, chiến tranh du kích, Tây Lông chào Thua

Triều Nguyễn chả đc ông vua nào trị nước tốt, đầu óc kém quá. Dù hầu hết đều chăm lo quốc sự mà tầm nhìn kém, nên thất bại. Về sau thì mấy ông như Khải Định hay Bảo Đại thì đúng là vứt đi
Các Vua phong kiến đều vì lợi ích của hoàng tộc, vì giữ ngôi báu nên không tìm được sự phục vụ tận tâm nhân sỹ trí thức và không thể đoàn kết toàn dân được, luôn bị nội đấu bè phái, tranh giành quyền lực (nay gọi là lợi ích nhóm), khắp nơi muốn cướp núi xưng vương (nay gọi là ly khai)... nên hậu quả là mất nước, dân lầm than, toàn dân bị nô dịch cả về vật chất và tinh thần, thực dân xâm lược chỉ có một mục đích duy nhất là cướp bóc tài nguyên mang về làm giàu cho mẫu quốc.
Tiền nhân đã vậy, lịch sử đã diễn ra đau thương cho chúng ta như thế đấy, làm cái gương to mà soi muôn đời.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một con voi tham gia cuộc Đấu xảo tại Hà Nội, 1902.

1000005884-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người dân tộc Lô Lô, năm 1902.

1696480723344_lqrkx7_2_0.jpg
 
  • Vodka
Reactions: edc

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con đường dẫn vào Lăng Cha Cả, 1867, ảnh của John Thomson, một nhà thám hiểm, địa lý học và nhiếp ảnh gia người Scotland.
Lăng Cha Cả chính là nơi chôn cất giám mục Bá Đa Lộc, người đã cưu mang, giúp đỡ, cố vấn, quân sư cho Nguyễn Ánh trong toàn bộ quá trình chống lại Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn.
Khu lăng mộ này khi ấy gọi là khu Vườn Xoài, vì có nhiều cây xoài như trong ảnh.
Sau năm 1980, khu vực lăng bị giải tỏa hoàn toàn.
1000005890-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, 1867, Lăng Cha Cả.
Lăng Cha Cả tức là lăng mộ của Giám mục Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, người Việt quen gọi là Bá Đa Lộc [tục gọi là Cha Cả], riêng ông được Nguyễn Ánh phong là Bỉ Nhu Quận Công. Giám mục Bá Đa Lộc được các giáo sĩ cùng thời gọi là Đức Cha Adian.
Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.
Theo Phạm Quỳnh nhân chuyến du ngoạn Nam Kỳ năm 1918 thì Lăng Cha Cả được mô tả như sau:

“Lăng xây kín như kiểu một cái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là cái sập đá to ở giữa, xung quanh đặt cửa bức bàn. Hai cái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ cha Charbonnier,[a] bên hữu là mộ cha Miche, mới phụ-táng về sau. Trong đình trước mộ có tấm bia đá kỷ-niệm cái công-đức của Cha Cả...
Sau lưng lăng Cha Cả có cái mộ-địa chôn các cố đạo.
Giám mục người Pháp Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn. Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang.
Sang thời VNCH, phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt [ngày nay là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất] và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa [ngày nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 7 Quân đội nhân dân Việt Nam]. Về phía tây là bến xe lớn cho xe đò. Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời VNCH.
Sang năm 1980, lăng mộ bị giải tỏa . Ngày 2 tháng 3 năm 1983, ngôi lăng bị san bằng và việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Tại đây, một cầu vượt thép được khởi công vào ngày 5 tháng 2 năm 2013 và hoàn thành vào ngày 27 tháng 4 cùng năm.
Giám mục Bá Đa Lộc là người cưu mang, giúp đỡ Nguyễn Ánh,kết nối Nguyễn Ánh với những sĩ quan Pháp và Châu Âu để tuyển mộ đội quân này giúp Nguyễn Ánh huấn luyện quân, đi mua vũ khí giúp Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn thành công.
Ông còn cùng Hoàng tử Cảnh sang Pháp, thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles năm 1787[ Traité de Versailles de 1787], nội dung chủ yếu là việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn.
Giám mục người Pháp Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn. Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang.
1000005888-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mộ Giám mục Bá Đa Lộc, 1867.
Ảnh của John Thomson.
Năm 1981, thư viện Anh bắt đầu sử dụng phương pháp quét lại các phim âm bản của John Thomson, để cho ra các bức ảnh có độ phân giải cực nét.

1000005895-colorized.jpg
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Sài Gòn, 1867, Lăng Cha Cả.
Lăng Cha Cả tức là lăng mộ của Giám mục Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, người Việt quen gọi là Bá Đa Lộc [tục gọi là Cha Cả], riêng ông được Nguyễn Ánh phong là Bỉ Nhu Quận Công. Giám mục Bá Đa Lộc được các giáo sĩ cùng thời gọi là Đức Cha Adian.
Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.
Theo Phạm Quỳnh nhân chuyến du ngoạn Nam Kỳ năm 1918 thì Lăng Cha Cả được mô tả như sau:

“Lăng xây kín như kiểu một cái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là cái sập đá to ở giữa, xung quanh đặt cửa bức bàn. Hai cái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ cha Charbonnier,[a] bên hữu là mộ cha Miche, mới phụ-táng về sau. Trong đình trước mộ có tấm bia đá kỷ-niệm cái công-đức của Cha Cả...
Sau lưng lăng Cha Cả có cái mộ-địa chôn các cố đạo.
Giám mục người Pháp Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn. Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang.
Sang thời VNCH, phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt [ngày nay là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất] và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa [ngày nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 7 Quân đội nhân dân Việt Nam]. Về phía tây là bến xe lớn cho xe đò. Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời VNCH.
Sang năm 1980, lăng mộ bị giải tỏa . Ngày 2 tháng 3 năm 1983, ngôi lăng bị san bằng và việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Tại đây, một cầu vượt thép được khởi công vào ngày 5 tháng 2 năm 2013 và hoàn thành vào ngày 27 tháng 4 cùng năm.
Giám mục Bá Đa Lộc là người cưu mang, giúp đỡ Nguyễn Ánh,kết nối Nguyễn Ánh với những sĩ quan Pháp và Châu Âu để tuyển mộ đội quân này giúp Nguyễn Ánh huấn luyện quân, đi mua vũ khí giúp Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn thành công.
Ông còn cùng Hoàng tử Cảnh sang Pháp, thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles năm 1787[ Traité de Versailles de 1787], nội dung chủ yếu là việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn.
Giám mục người Pháp Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn. Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang.
1000005888-colorized.jpg
Em có đọc thông tin khi khai quật lăng ko thấy có hài cốt. Thông tin này theo cá nhân cụ nhận định thế nào?
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Em có đọc thông tin khi khai quật lăng ko thấy có hài cốt. Thông tin này theo cá nhân cụ nhận định thế nào?
Mấy trăm năm thực sự là khó còn gì trừ mấy đồ tùy táng cụ ạ. Nhất là không dùng một phương pháp ướp xác nào. Em đã từng dự những đám cải táng ở quê. Nhiều người chỉ sau 5-7 năm là chỉ còn vài mẩu xương đen bé như ngón tay động vào là vụn.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,023 Mã lực
Em có đọc thông tin khi khai quật lăng ko thấy có hài cốt. Thông tin này theo cá nhân cụ nhận định thế nào?
Em thì có đọc rằng di hài ông ấy sau chuyển về nước Pháp. Ngôi lăng của ông vẫn để vậy.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em thì có đọc rằng di hài ông ấy sau chuyển về nước Pháp. Ngôi lăng của ông vẫn để vậy.
Năm 1925, có tin ngôi mộ thật của Giám mục Bá Đa Lộc nằm tại làng Ngọc Hội, cách thành phố Nha Trang ba cây số.[4][c]

Sau khi Nam Phong tạp chí đăng tải nghi vấn này, ngày 13 tháng 3 năm 1925, quan công sứ và linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) đã cho khai quật mộ để xét. Đào thấu bên dưới, thì chỉ góp nhặt được một ít xương mục, một cái hàm còn dính ba cái răng và hai, ba cái răng khác nữa đã rơi ra ngoài...

Đăng lại đoạn tin này, Phan Thứ Lang, tác giả Sài Gòn vang bóng, nêu giả thuyết:

Thời đó, Nguyễn Ánh còn phải chống đỡ nhà Tây Sơn, nên rất có thể sợ Tây Sơn có ngày chiến thắng, khiến ông phải bôn tẩu lần nữa. Vì vậy việc chôn cất Bá Đa Lộc phải giấu kín, cho làm đám tang Bá Đa Lộc thật lớn và cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng. Mãi đến năm 1925, người Pháp mới đem chút xương cốt còn lại của Ba Đa Lộc từ ngôi mộ thực ở Nha Trang về cải táng nơi lăng ở Gia Định.[5]

Em trên wikipedia thì có thêm thông tin này nên em mới hỏi thêm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em có đọc thông tin khi khai quật lăng ko thấy có hài cốt. Thông tin này theo cá nhân cụ nhận định thế nào?
Có hài cốt và răng, còn cả gậy quyền trượng, mắt kính, cúc áo bằng đồng...đồ vua ban...
Chỉ có thông tin là đầu tiên chôn ở Diên Khánh, sau đó mới đem về Gia Định cụ ạ.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,969
Động cơ
247,949 Mã lực
Một đoạn sử tăm tối của nước ta, cụ Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương là hai bậc anh hùng, quyết tử cho tổ quốc, đáng khâm phục !!

Em nghĩ mấu chốt là Triều Nguyễn ko đc lòng dân, nhân dân đói khổ, chứ chỉ lo cho dân thì khi đất nước cần nhân dân sẵn sàng chiến đấu

Cụ xem thời chống Pháp, chống Mỹ nhân dân ta về khí tài cũng thua Tây nhưng nhân dân đâu có tiếc thân mình đâu, có gì dùng lấy, chiến tranh du kích, Tây Lông chào Thua

Triều Nguyễn chả đc ông vua nào trị nước tốt, đầu óc kém quá. Dù hầu hết đều chăm lo quốc sự mà tầm nhìn kém, nên thất bại. Về sau thì mấy ông như Khải Định hay Bảo Đại thì đúng là vứt đi
Theo em biết thì ta đâu thiếu vũ khí! Cụ vào bảo tàng lịch sử và quân đội mà xem
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đồng Mồ Mả, 1867.
Đồng Mồ Mả hay còn gọi là Mả Ngụy, tên khác là Mả Biền Tru, là cái tên, dấu vết khó xóa nhòa đã tồn tại rất nhiều năm qua ở Sài Gòn. Cho đến nay, vị trí cụ thể ở đâu vẫn còn là tranh cãi.
Gọi là "Mô súng" vì nơi đây có các mô đất cao đặt các khẩu súng đại bác để phục vụ cho công tác huấn luyện của quân đội nhà Nguyễn, [ có thông tin cho rằng] vị trí các "mô súng ở gần Mả ngụy", tức ở khu vực Ngã Sáu [Công trường Dân Chủ] ngày nay.
Gọi là "Mả Ngụy" [hay:Mả Biền Tru] vì nơi đây có một ngôi mộ chung chứa 1.831 xác người gồm già trẻ trai gái ngay sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị quân đội nhà Nguyễn đánh dẹp vào tháng 7 năm Ất Mùi [1835]
Trong các bản đồ Pháp vẽ thời cuối thế kỷ 19, có thể thấy cái tên “plaine des tombeaux”, nghĩa là “cánh đồng mồ mả” nằm ở hướng Tây Nam của Sài Gòn, nơi từng là Đồng Tập Trận của nhà Nguyễn.
Mả Ngụy năm xưa nằm tập trung trong các tổng Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thời Minh Mạng, vốn là một vùng đất hoang. Vùng đất này từng được Tổng Trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt cho duyệt binh trong những ngày lễ Tết, nên người dân gọi là Đồng Tập Trận.
Học giả Trương Vĩnh Ký trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận", kể:

"Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông [chỉ Lê Văn Duyệt] tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh nơi đồng Tập trận [trong cánh đồng Mồ mả nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa. Lễ ra quân đó tiến hành như sau:
"Trước ngày 16 tháng giêng năm mới, sau khi giữ chay tịnh, quan Tổng trấn vận phẩm phục đại trào vào hoàng cung bái vọng đức vua, rồi ba phát pháo lệnh thần công, ông lên cáng giữa đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ông đi rước như vậy, hoặc qua cửa Gia Định môn hoặc qua cửa Phiên An môn, rẽ hướng Chợ Vải và đi thẳng lên đường Mac Mahon để tới Mô Súng. Tại đây, người ta bắn súng đại pháo, duyệt binh, con voi tập trận. Sau đó ông Tổng trấn đi vòng ra phía sau thành tới Xưởng thủy để xem một trận chiến giả, rồi trở về thành. Trong suốt cuộc rước binh đó, dân chúng gây tiếng động trong nhà, như đốt pháo xua đuổi tà thần có thể ếm hại gia đình...
Sau khi Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng vốn căm ghét ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt...
Nguyên là, khi Nguyễn Ánh hỏi Lê Văn Duyệt về chuyện nối nghiệp, tỏ ý muốn đưa thái tử Đảm [ tức Minh Mạng] lên ngôi, Duyệt nói:
- Thế tử nhìn không lương [ thiện], bài bác người Tây Dương, bàn chuyện quốc sự thì phi Nghiêu Thuấn lại Hạ Thương Chu, chuyện mấy nghìn năm nay cứ áp cho đời nay...
Nguyễn Ánh bèn đem những lời Duyệt nói nói lại cho Minh Mạng, Minh Mạng tím mặt căm thù.
Duyệt được Gia Long ban cho lệ Nhập Triều Bất Bái, nghĩa là không phải quỳ lạy, Minh Mạng căm lắm, ngày đêm cùng các quan bàn mưu sâu kế hiểm để khử Duyệt, nhưng uy quyền Duyệt còn lớn, nên các quan chưa dám ra tay, lại nghe nói Duyệt có nhiều của cải, một số quan thèm ....
Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án sát. Và, vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước [trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù]
Minh Mạng cho truy xét và lệnh chu di Cửu Tộc nhà Duyệt, nhưng Duyệt là hoạn quan, không có con cái, chỉ có một người con nuôi là Bế Văn Khôi, quê gốc Lạng Sơn hoặc Cao Bằng, Duyệt nhận nuôi vì quý mến khi quân Nguyễn bắt được Khôi, định chém thì Duyệt xin tha.
Minh Mạng cũng lại ghét dân Bắc Kỳ, lính Bắc Kỳ bị phân biệt, thường dưới lính Nam Kỳ một bậc, ăn uống cũng khẩu phần khác,hết hạn lính, còn bị bắt ở lại Nam Kỳ xung làm không công ở các vùng đất mới khai khẩn, lại bị gọi là lính Hồi Lương [ về với lương thiện]. Lê Văn Khôi bèn liên kết với lính Bắc Kỳ.
Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ [tức 5 tháng 7 năm 1833], Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương [ lính người Bắc] vào dinh quan bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, cũng bị giết nốt. Còn quan án Đạt thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua phải bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên soái, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.
Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy.
Hay tin, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi.
Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều [quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ] cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ, rồi nhờ các giáo sĩ phương Tây sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tiền quân Nguyễn Văn Trắm được lĩnh nhiệm vụ chỉ huy quân lính trong thành.
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi [tức 8 tháng 9 năm 1835], thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.
Ngay sau khi đánh hạ được thành Phiên An [tháng 7 năm Ất Mùi, 1835], Minh Mạng đã ra lệnh hạ sát "già trẻ trai gái, cộng chung là 1.831 người" có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, rồi vùi thây trên cánh đồng này.
[ theo Đại Nam chính biên liệt truyện]:

Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh [Nam Kỳ] và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp..

..Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là "nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp"

Vị trí nấm mộ đó, tuy ý kiến của các nghiên cứu vẫn còn có chút khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lai Châu, bên sông Đà, 1887-1895, những người Dao xuống chợ buôn bán.
Ảnh của nhà thám hiểm Auguste Jean-Marie Pavie, người đã bỏ rất nhiều thời gian để thám hiểm, chụp ảnh, ghi chép về vùng Tây Bắc nước ta.

 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,023 Mã lực
Đồng Mồ Mả, 1867.
Đồng Mồ Mả hay còn gọi là Mả Ngụy, tên khác là Mả Biền Tru, là cái tên, dấu vết khó xóa nhòa đã tồn tại rất nhiều năm qua ở Sài Gòn. Cho đến nay, vị trí cụ thể ở đâu vẫn còn là tranh cãi.
Gọi là "Mô súng" vì nơi đây có các mô đất cao đặt các khẩu súng đại bác để phục vụ cho công tác huấn luyện của quân đội nhà Nguyễn, [ có thông tin cho rằng] vị trí các "mô súng ở gần Mả ngụy", tức ở khu vực Ngã Sáu [Công trường Dân Chủ] ngày nay.
Gọi là "Mả Ngụy" [hay:Mả Biền Tru] vì nơi đây có một ngôi mộ chung chứa 1.831 xác người gồm già trẻ trai gái ngay sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị quân đội nhà Nguyễn đánh dẹp vào tháng 7 năm Ất Mùi [1835]
Trong các bản đồ Pháp vẽ thời cuối thế kỷ 19, có thể thấy cái tên “plaine des tombeaux”, nghĩa là “cánh đồng mồ mả” nằm ở hướng Tây Nam của Sài Gòn, nơi từng là Đồng Tập Trận của nhà Nguyễn.
Mả Ngụy năm xưa nằm tập trung trong các tổng Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thời Minh Mạng, vốn là một vùng đất hoang. Vùng đất này từng được Tổng Trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt cho duyệt binh trong những ngày lễ Tết, nên người dân gọi là Đồng Tập Trận.
Học giả Trương Vĩnh Ký trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận", kể:

"Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông [chỉ Lê Văn Duyệt] tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh nơi đồng Tập trận [trong cánh đồng Mồ mả nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa. Lễ ra quân đó tiến hành như sau:
"Trước ngày 16 tháng giêng năm mới, sau khi giữ chay tịnh, quan Tổng trấn vận phẩm phục đại trào vào hoàng cung bái vọng đức vua, rồi ba phát pháo lệnh thần công, ông lên cáng giữa đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ông đi rước như vậy, hoặc qua cửa Gia Định môn hoặc qua cửa Phiên An môn, rẽ hướng Chợ Vải và đi thẳng lên đường Mac Mahon để tới Mô Súng. Tại đây, người ta bắn súng đại pháo, duyệt binh, con voi tập trận. Sau đó ông Tổng trấn đi vòng ra phía sau thành tới Xưởng thủy để xem một trận chiến giả, rồi trở về thành. Trong suốt cuộc rước binh đó, dân chúng gây tiếng động trong nhà, như đốt pháo xua đuổi tà thần có thể ếm hại gia đình...
Sau khi Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng vốn căm ghét ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt...
Nguyên là, khi Nguyễn Ánh hỏi Lê Văn Duyệt về chuyện nối nghiệp, tỏ ý muốn đưa thái tử Đảm [ tức Minh Mạng] lên ngôi, Duyệt nói:
- Thế tử nhìn không lương [ thiện], bài bác người Tây Dương, bàn chuyện quốc sự thì phi Nghiêu Thuấn lại Hạ Thương Chu, chuyện mấy nghìn năm nay cứ áp cho đời nay...
Nguyễn Ánh bèn đem những lời Duyệt nói nói lại cho Minh Mạng, Minh Mạng tím mặt căm thù.
Duyệt được Gia Long ban cho lệ Nhập Triều Bất Bái, nghĩa là không phải quỳ lạy, Minh Mạng căm lắm, ngày đêm cùng các quan bàn mưu sâu kế hiểm để khử Duyệt, nhưng uy quyền Duyệt còn lớn, nên các quan chưa dám ra tay, lại nghe nói Duyệt có nhiều của cải, một số quan thèm ....
Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án sát. Và, vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước [trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù]
Minh Mạng cho truy xét và lệnh chu di Cửu Tộc nhà Duyệt, nhưng Duyệt là hoạn quan, không có con cái, chỉ có một người con nuôi là Bế Văn Khôi, quê gốc Lạng Sơn hoặc Cao Bằng, Duyệt nhận nuôi vì quý mến khi quân Nguyễn bắt được Khôi, định chém thì Duyệt xin tha.
Minh Mạng cũng lại ghét dân Bắc Kỳ, lính Bắc Kỳ bị phân biệt, thường dưới lính Nam Kỳ một bậc, ăn uống cũng khẩu phần khác,hết hạn lính, còn bị bắt ở lại Nam Kỳ xung làm không công ở các vùng đất mới khai khẩn, lại bị gọi là lính Hồi Lương [ về với lương thiện]. Lê Văn Khôi bèn liên kết với lính Bắc Kỳ.
Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ [tức 5 tháng 7 năm 1833], Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương [ lính người Bắc] vào dinh quan bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, cũng bị giết nốt. Còn quan án Đạt thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua phải bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên soái, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.
Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy.
Hay tin, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi.
Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều [quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ] cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ, rồi nhờ các giáo sĩ phương Tây sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tiền quân Nguyễn Văn Trắm được lĩnh nhiệm vụ chỉ huy quân lính trong thành.
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi [tức 8 tháng 9 năm 1835], thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.
Ngay sau khi đánh hạ được thành Phiên An [tháng 7 năm Ất Mùi, 1835], Minh Mạng đã ra lệnh hạ sát "già trẻ trai gái, cộng chung là 1.831 người" có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, rồi vùi thây trên cánh đồng này.
[ theo Đại Nam chính biên liệt truyện]:

Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh [Nam Kỳ] và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp..

..Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là "nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp"

Vị trí nấm mộ đó, tuy ý kiến của các nghiên cứu vẫn còn có chút khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ.

Tàn bạo kinh dị.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Đồng Mồ Mả, 1867.
Đồng Mồ Mả hay còn gọi là Mả Ngụy, tên khác là Mả Biền Tru, là cái tên, dấu vết khó xóa nhòa đã tồn tại rất nhiều năm qua ở Sài Gòn. Cho đến nay, vị trí cụ thể ở đâu vẫn còn là tranh cãi.
Gọi là "Mô súng" vì nơi đây có các mô đất cao đặt các khẩu súng đại bác để phục vụ cho công tác huấn luyện của quân đội nhà Nguyễn, [ có thông tin cho rằng] vị trí các "mô súng ở gần Mả ngụy", tức ở khu vực Ngã Sáu [Công trường Dân Chủ] ngày nay.
Gọi là "Mả Ngụy" [hay:Mả Biền Tru] vì nơi đây có một ngôi mộ chung chứa 1.831 xác người gồm già trẻ trai gái ngay sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị quân đội nhà Nguyễn đánh dẹp vào tháng 7 năm Ất Mùi [1835]
Trong các bản đồ Pháp vẽ thời cuối thế kỷ 19, có thể thấy cái tên “plaine des tombeaux”, nghĩa là “cánh đồng mồ mả” nằm ở hướng Tây Nam của Sài Gòn, nơi từng là Đồng Tập Trận của nhà Nguyễn.
Mả Ngụy năm xưa nằm tập trung trong các tổng Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thời Minh Mạng, vốn là một vùng đất hoang. Vùng đất này từng được Tổng Trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt cho duyệt binh trong những ngày lễ Tết, nên người dân gọi là Đồng Tập Trận.
Học giả Trương Vĩnh Ký trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận", kể:

"Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông [chỉ Lê Văn Duyệt] tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh nơi đồng Tập trận [trong cánh đồng Mồ mả nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa. Lễ ra quân đó tiến hành như sau:
"Trước ngày 16 tháng giêng năm mới, sau khi giữ chay tịnh, quan Tổng trấn vận phẩm phục đại trào vào hoàng cung bái vọng đức vua, rồi ba phát pháo lệnh thần công, ông lên cáng giữa đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ông đi rước như vậy, hoặc qua cửa Gia Định môn hoặc qua cửa Phiên An môn, rẽ hướng Chợ Vải và đi thẳng lên đường Mac Mahon để tới Mô Súng. Tại đây, người ta bắn súng đại pháo, duyệt binh, con voi tập trận. Sau đó ông Tổng trấn đi vòng ra phía sau thành tới Xưởng thủy để xem một trận chiến giả, rồi trở về thành. Trong suốt cuộc rước binh đó, dân chúng gây tiếng động trong nhà, như đốt pháo xua đuổi tà thần có thể ếm hại gia đình...
Sau khi Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng vốn căm ghét ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt...
Nguyên là, khi Nguyễn Ánh hỏi Lê Văn Duyệt về chuyện nối nghiệp, tỏ ý muốn đưa thái tử Đảm [ tức Minh Mạng] lên ngôi, Duyệt nói:
- Thế tử nhìn không lương [ thiện], bài bác người Tây Dương, bàn chuyện quốc sự thì phi Nghiêu Thuấn lại Hạ Thương Chu, chuyện mấy nghìn năm nay cứ áp cho đời nay...
Nguyễn Ánh bèn đem những lời Duyệt nói nói lại cho Minh Mạng, Minh Mạng tím mặt căm thù.
Duyệt được Gia Long ban cho lệ Nhập Triều Bất Bái, nghĩa là không phải quỳ lạy, Minh Mạng căm lắm, ngày đêm cùng các quan bàn mưu sâu kế hiểm để khử Duyệt, nhưng uy quyền Duyệt còn lớn, nên các quan chưa dám ra tay, lại nghe nói Duyệt có nhiều của cải, một số quan thèm ....
Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án sát. Và, vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước [trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù]
Minh Mạng cho truy xét và lệnh chu di Cửu Tộc nhà Duyệt, nhưng Duyệt là hoạn quan, không có con cái, chỉ có một người con nuôi là Bế Văn Khôi, quê gốc Lạng Sơn hoặc Cao Bằng, Duyệt nhận nuôi vì quý mến khi quân Nguyễn bắt được Khôi, định chém thì Duyệt xin tha.
Minh Mạng cũng lại ghét dân Bắc Kỳ, lính Bắc Kỳ bị phân biệt, thường dưới lính Nam Kỳ một bậc, ăn uống cũng khẩu phần khác,hết hạn lính, còn bị bắt ở lại Nam Kỳ xung làm không công ở các vùng đất mới khai khẩn, lại bị gọi là lính Hồi Lương [ về với lương thiện]. Lê Văn Khôi bèn liên kết với lính Bắc Kỳ.
Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ [tức 5 tháng 7 năm 1833], Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương [ lính người Bắc] vào dinh quan bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, cũng bị giết nốt. Còn quan án Đạt thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua phải bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên soái, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.
Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy.
Hay tin, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi.
Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều [quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ] cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ, rồi nhờ các giáo sĩ phương Tây sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tiền quân Nguyễn Văn Trắm được lĩnh nhiệm vụ chỉ huy quân lính trong thành.
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi [tức 8 tháng 9 năm 1835], thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.
Ngay sau khi đánh hạ được thành Phiên An [tháng 7 năm Ất Mùi, 1835], Minh Mạng đã ra lệnh hạ sát "già trẻ trai gái, cộng chung là 1.831 người" có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, rồi vùi thây trên cánh đồng này.
[ theo Đại Nam chính biên liệt truyện]:

Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh [Nam Kỳ] và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp..

..Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là "nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp"

Vị trí nấm mộ đó, tuy ý kiến của các nghiên cứu vẫn còn có chút khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ.

200 năm sau cụ Duyệt có tên đường ở SG, chỉ 1 đoạn 947m thôi :) nhưng gần lăng cụ. Cụ Lê Văn Duyệt giỏi đấy

 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Em tình cờ đọc được mẩu tin này trên phây búc.
BA NGƯỜI CON GÁI CỦA TỔNG ĐỐC HÀ ĐÔNG - HOÀNG TRỌNG PHU (1872 - 1946) ẢNH CHỤP NĂM 1920

Hoàng Trọng Phu (1872 – 1946) là quan nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX, từng giữ chức vụ Tổng đốc Hà Đông, Võ Hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn bản xứ Bắc kỳ. Ông là con trai thứ của Khâm sai Kinh lược Bắc kỳ Hoàng Cao Khải, đại thần nhà Nguyễn thân Pháp.

Ba cô con gái này là con ông với bà vợ hai, cũng là tiểu thư của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ. Một trong ba bà là Hoàng Thị Lý, về sau sẽ lấy ông Hồ Đắc Điềm, là Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hồ Đắc Điềm có em trai là Hồ Đắc Di – hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, còn chị gái là bà Hồ Thị Chỉ – vợ vua Khải Định.

Phải nói 3 cụ bà xinh quá.
FB_IMG_1696512024358.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top