[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,993
Động cơ
994,316 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Quan sát tấm ảnh về cổng đền Ngọc Sơn của cụ Đốc đưa lên, sau khi đảo ngược lại cho đúng vị trí hiện tại, cho thấy bức tường cổng nguyên bản thời xưa có khoảng cách xa hơn Tháp Bút, phía sau bức tường là cây gạo vẫn còn khá non, nhà cháu cho rằng tấm ảnh chụp sau khi Pháp chiếm HN lần 2 năm 1882, giai đoạn này Đền NS vừa được cụ Nguyễn văn Siêu xây dựng lại, trong đó có Tháp Bút:

IMG_2439.jpeg

Theo bia đá của đền còn lưu lại thì đền tiếp tục thêm vài lần tu bổ rất nhiều hạng mục trong quần thể kiến trúc, giai đoạn 1896-1899-1916. Không rõ cổng đền hoàn thiện năm nào, nhưng so sánh với tấm ảnh cũ thì cổng đền mới khác hẳn, vị trí đẩy lùi vào sâu bên trong sát với Tháp Bút( có lẽ để mở đường chạy vòng quanh Hồ HK và đường tàu điện sau này)
Tấm ảnh chụp cổng đền năm 1920 cho thấy cổng đền như hiện nay, và cây gạo đang từ bên trong cổng, giờ được đẩy ra ngoài:

IMG_2442.jpeg

Khi nhìn vào tấm ảnh này, có lẽ rất nhiều người không biết vị trí toà nhà này nằm ở đâu? Đây là toà nhà đối diện với cổng đền Ngọc Sơn, là trụ sở của Sở Văn Hoá Thể thao bây giờ, tất cả vẫn được giữ nguyên:

IMG_2441.jpeg
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,627 Mã lực
1696088772706.jpg

Ngày 6 tháng 8 năm 1908, Pháp xử tử những người Việt Nam yêu nước trong vụ Vụ Hà Thành đầu độc (1908). Nơi xử án là Vườn Bàng, Bưởi (sát Nghĩa Đô). Khoảnh khắc chém đầu.
Chỗ này ngay gần nhà vợ em, trước đây đi làm ở Nghĩa Đô, qua nhà vợ thường xuyên nên em biết chỗ này, nhưng lúc đó không biết là nơi xử tử, vì có Hợp tác xã thủ công dệt và nhuộm ở đây
Cái cây đa cao cao trong hình, chính là cây đa làng Nghĩa Đô đấy ạ Em nghe nói khi mở đường, họ vẫn giữ cây đa này
Không phải cây đa ở chợ Buỏi đâu
Vườn Bàng cách cây đa chợ Bưởi chừng 100 mét.
Em xa Nghĩa Đô 33 năm rồi, hình trên là những ký ức cũ của em, ngày nay chỗ này đường xá đã thay đổi, nên các cụ thông cảm
Việt Nam 1908_8_6 (19).jpg
Cây đa ở cổng làng Trung Nha, một trong những cổng làng xưa nhất HN, bác ạ. Đợt làm đường vành đai 2, cổng đã bị phá, cây đa còn giữ lại và người ta xây lại một cổng mới theo kiến trúc cũ nhưng hồn cốt mất rồi còn đâu. Hồi nhỏ em cũng hay qua lại dưới cổng này.

 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Cái món lũ lụt này, Hà Nội xưa, nay là ngập úng, mãi không giải quyết được.
Thấy nhiều cụ kêu chật chội, quy hoạch kém, nhưng cá nhân em cho rằng, người dân cứ ùn ùn kéo nhau về Hà Nội định cư, thì có trời mới giải quyết được.
Quay lại chủ đề, em cũng chưa biết đền Đồng Nhân mới là đền thờ Hai Bà Trưng đầu tiên hay là đền ở Mê Linh cụ ạ.
Quê nội em ở ngoài bãi Thạch Cầu, Long Biên, ngày xưa người bên Đồng Nhân sang lập trại cũng nhiều, sau này mới rút hết về bên kia sông nhưng mồ mà vẫn để lại bên này.
Hầu như các thành phố có sông chảy qua trên cả thế giới này đều"quay mặt vào sông", riêng thành phố HN thì lại quay lưng về bờ sông. Nó cũng có lý do riêng: Măt đê có cao trình khoảng 13m(cao bằng bức tượng con gà ở ga Hàng Cỏ), khi đỉnh lũ mấp mé mặt đê thì cả con sông Hồng biến thành cái "mương nổi" khổng lồ. Vỡ đê thì toang hết
Chính vì mức độ không thân thiện của sông Hồng nên muốn "quay mặt vào sông" chắc phải trị thủy tốt. Mấy chục năm nay nước lụt không còn nữa, đã đến lúc phải làm lại thôi
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Món này phải dành cho các nhà sử học rồi. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào 1 bức ảnh thời xưa mà nhận định khu vực này của có cộng đồng Hoa kiều ở vùng lọ vùng chai đến, thì nhà cháu tin các nhà sử học cũng k dám đưa ra giả thuyết, đưa ra có khi lại vạch áo cho người xem lưng ý. :))
Để xác định làm căn cứ chính xác, theo nhà cháu thì có rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về kiến trúc nhà cửa đền đình, những thứ mang tính lịch sử lâu đơuf được đưa ra biện chứng.
Như nhà cháu hay tìm hiểu những ngôi đền đình chùa ở khắp nơi, ngoài của ta ra thì mảng văn hoá tín ngưỡng trong cộng đồng Hoa kiều cũng được lưu ý tới. Đi thăm quan mấy nơi này, nhất là đền đình miếu mạo chùa chiền của Hoa kiều Quảng Đông, nhà cháu thấy họ có nét kiến trúc khá khác biệt với các vùng khác.
Nét khác biệt đó là ngoại thất công trình của ng Quảng Đông thường được xd rất cầu kỳ bởi hoạ tiết hoa văn, những bức tượng nhỏ được họ khéo léo đắp tạc với chủ đề các tích lịch sử xưa của vùng họ sinh sống được lưu truyền hết đời này sang đời kia.
Hình ảnh hội quán Quảng Đông ở Hàng Buồm:
IMG_2433.jpeg
IMG_2432.jpeg
IMG_2431.jpeg

Hình ảnh Chùa Ông ở bến Ninh Kiều Cần Thơ, ngôi chùa này cũng do cộng đồng Hoa kiều Quảng Đông thiết lập:






Hình ảnh hội quán Quảng Đông ở Hội An:
IMG_2436.jpeg
IMG_2437.jpeg

IMG_2435.jpeg
IMG_2430.jpeg

Tại sao Quảng Đông lại có sự khác biệt này? Chính là vì ở trung tâm Quảng Đông, nơi con sông Châu Giang có làng nghề gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc, đó là gốm sứ Shiwan - Phật Sơn. Gốm sứ Phật Sơn sở trường là các pho tượng người, chính vì vậy mà các công trình văn hoá họ thường đưa sản phẩm lưu truyền hàng ngàn năm của họ.
1 yếu tố nữa có thể đưa ra minh chứng cho vùng miền, đó là văn hoá ẩm thực. Ở phố Hàng Chiếu có mấy hàng mỳ vằn thắn tên tuổi, đây là món ăn có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông. :D
Gốm Cây Mai của mình có lẽ của dân Phật Sơn sang lập nghiệp cụ nhỉ? em thấy ngôn ngữ tạo hình y hịt nhau
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Đúng rồi cụ, cổng cũ đền Ngọc Sơn nằm ở mặt phố Hàng Dầu hiện nay, khi đó tên là phố Hồ Hoàn Kiếm. Phố HHK hiện nay chỉ là 1 ngõ cụt của Phố Cầu Gỗ, chứ ko phải phố HHK gốc.

Có thể coi đoạn đường trước mặt tượng đài Quyết tử là đường cũ vào đền NS vậy.
IMG_20231001_164223~2.jpg

Quan sát tấm ảnh về cổng đền Ngọc Sơn của cụ Đốc đưa lên, sau khi đảo ngược lại cho đúng vị trí hiện tại, cho thấy bức tường cổng nguyên bản thời xưa có khoảng cách xa hơn Tháp Bút, phía sau bức tường là cây gạo vẫn còn khá non, nhà cháu cho rằng tấm ảnh chụp sau khi Pháp chiếm HN lần 2 năm 1882, giai đoạn này Đền NS vừa được cụ Nguyễn văn Siêu xây dựng lại, trong đó có Tháp Bút:

IMG_2439.jpeg

Theo bia đá của đền còn lưu lại thì đền tiếp tục thêm vài lần tu bổ rất nhiều hạng mục trong quần thể kiến trúc, giai đoạn 1896-1899-1916. Không rõ cổng đền hoàn thiện năm nào, nhưng so sánh với tấm ảnh cũ thì cổng đền mới khác hẳn, vị trí đẩy lùi vào sâu bên trong sát với Tháp Bút( có lẽ để mở đường chạy vòng quanh Hồ HK và đường tàu điện sau này)
Tấm ảnh chụp cổng đền năm 1920 cho thấy cổng đền như hiện nay, và cây gạo đang từ bên trong cổng, giờ được đẩy ra ngoài:

IMG_2442.jpeg

Khi nhìn vào tấm ảnh này, có lẽ rất nhiều người không biết vị trí toà nhà này nằm ở đâu? Đây là toà nhà đối diện với cổng đền Ngọc Sơn, là trụ sở của Sở Văn Hoá Thể thao bây giờ, tất cả vẫn được giữ nguyên:

IMG_2441.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
E thấy ảnh cũ thuận mắt hơn, tháp Bút ở bên phải đền, vì bên trái có đền Bà Kiệu rồi.

Góc này khả năng vẫn là góc chính diện nhìn từ cổng đền Ngọc Sơn vào. Tấm ảnh có lẽ bị đảo ngược, nhà cháu đảo lại cho thấy vẫn là lối vào cổng đền như hiện nay:

IMG_2439.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảnh đao phủ số 2 đã chặt xong đầu và tay đang cầm đầu một cụ, ngày 6 tháng 8 năm 1908, trong vụ án Hà thành đầu độc.

1696154961154.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, năm 1916.

1696155555087.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một bài báo viết về Hà Nội thời Nguyễn [Tự Đức]
HÀ-NỘI XƯA VÀ.... NAY
Tiên Đàm

“Hà Nội ba mươi sản phố phưởng, Hàng gạo, hàng đường, hàng muối trắng tinh..."

Câu hát ấy chỉ cho ta biết Hà Nội là một tỉnh nhiều phố, nhiều phường và trong những phường, phố ấy đều có một thứ buôn riêng, đến nay vẫn còn tên, cũ mặc dầu trong phố không còn hoặc còn ít thứ hàng ấy. Thì như: Hàng Vải Thâm nay buôn quần áo cũ; Hàng Bút, nay buôn giấy bản, v.v...
Nếu ta sống lui lại năm, sáu mươi năm trước và hỏi lại chuyện các bậc cổ lão, thì cổ đô Thăng-Long [các nhà truyền giáo gọi là Kẻ chợ] của các triều trước khác hẳn với thành phố Hà Nội nay. .
Tỉnh chia làm hai phần: Thành các quan ở và phía đông thành là phường phố ..
Phường phố, vị-trí ở trong khoảng từ hồ Hoàn-Kiếm đến bờ sông Nhị-Hà.
Tiếng gọi là phố – giả gọi từng «khu» một thì đúng hơn, — nhưng ít nhà ngói, còn thì nhà lá làm lộn sộn, quang-cảnh giống như một cái làng to. Có nhà làm quay hướng ra các hồ, ao.
Thành các quan ở có tường cao hào sâu. Các phố có hàng rào và cửa chắn.
Một di-tích còn lại ngày nay: cổng ô ở phố Mới, thường gọi ô Quan-trưởng và tên chữ là Đông-Hà môn.
Ngoài cái cổng này, các phố trông ra sông Nhị Hà cũng có cổng như : ô Hàng Đậu, ô Hàng Mã, ô Hàng Mắm (còn gọi là ô Ưu-Nghĩa), ô Hàng Sũ; nhưng các cổng này đều phá đi cả.
Đêm đến, các phố đều không thông với nhau nữa, vì các cổng đóng. Cổng ấy xây chắn ngang phố, hai bên cổng có gián yết thị của quan tổng đốc và quan Phòng thành cấm dân sự về việc đi đêm. Những cổng trên có cánh gỗ rất to, có toang vuông hoặc tròn, nặng tới hai ba người khiêng; tối đóng rồi thì ít khi mở, chỉ trừ lúc có lệnh trên.
Hồi ấy khu các Hoa kiều ở là phố Hàng Ngang đẹp hơn cả, vì cổng xây gạch, có bao lơn, rất chắc chắn, lại có vòm canh để phu điểm đứng, cho nên muốn vào khu ấy rất khó khăn.
Cổng ở Hàng Gai thật sơ sài: chỉ là một bức tường xây, có khoét cửa vuông chữ nhật như các nhà thường. Còn các phố nhỏ không có cổng gạch, chỉ có hàng rào gỗ hay tre, chòi canh lợp gianh hay lá, để phu điểm đứng tránh gió mưa.
Phố xá hồi ấy thế nào?
Trừ phố Khách [ phố Tàu] có lát đá tảng ở giữa lối đi, còn các phố khác đều là đường đất, bùn ngập đến mắt cá chân; lại thêm rác bẩn của các nhà và khách bộ hành vứt ra đường, không ai quét dọn ! Mùa mưa, thật là lầy lội. Một vài phố có lối lát gạch ở giữa, nhưng chỉ có một hàng để đủ đi lúc giời mưa cho khỏi lấm chân thôi.
Hai bên vệ đường không có rãnh, cống chi cả. Nước mưa ứ, đọng lại, đến mùa viêm nhiệt, để khi xông lên rất bẩn thỉu. Cho nên trong phố thường hay có bệnh thời khí !
Còn nhà hàng phố thì ai làm nhà đều theo ý mình, không có phép-tắc kiểu mẫu: cái nhô ra, cái thụt-vào ! Mỗi nhà đằng trước lại có mái hiên bằng lá, hay phên lếp, dưới dọn hàng, thành ra phố đã chật lại hẹp thêm. Một đôi khi có hỏa hoạn cháy tử ngoài cửa vào, chủ nhà chỉ còn cách chạy ra lối sau hoặc nhảy xuống ao, xuống hồ vì trong phố có nhiều ao, hồ, như hồ Hàng Đào, hồ Hàng Bỏ vv.) đề tránh nạn. Ở một vài nhà cở ngoài bục hàng ngày nay, ta hãy còn thấy, xây cái bể chứa nước để chữa cháy, vì mỗi gia chủ phải tự vệ lấy, chứ làm gì có sở cứu hỏa của nhà nước như bây giờ !
Sự đi lại trong phố thật là phiền-phức, nhất là mỗi khi có quan quân chạy qua, thì hai bên phố phải tránh ra hết, có nhà phải đóng cửa lại. Nếu gặp buổi phiên chợ, thì thật là bí tắc: người chạy nhốn-nháo, giày xéo lên nhau, không còn trật tự gì cả, chỉ lợi cho kẻ cắp thừa lúc ấy mà hoành hành.
Ở Hà-Nội có phiên chợ, thường họp vào ngày rằm và mồng một. Gặp những hôm ấy các dân quê miền phụ-cậu đều kéo vào tỉnh mua bán. Họ họp ngay giữa giời, ngoài hiên các phố. Những hàng củi họp ở Hàng Đào, hàng nồi ở Hàng Đồng, hàng nón ở Hàng Nón. Toàn tỉnh là một cái chợ to,quang-cảnh ồn-ào, sự đi lại bị ngừng trệ ! Sáng từ 7 giờ đến mãi quá trưa, từ bè phố đến ngoài đường, các hàng ngồi san-sát dài đến hơn hai cây số.
Ban ngày càng ồn ào bao nhiêu, quang cảnh ban đêm lại càng bình tĩnh bấy nhiêu: Cứ lặn mặt giời, các nhà đã đóng cửa im im. Ngoài phố, không có đèn. Những đêm không giăng, cư dân phải sống trong cảnh tối-tăm rùng-rợn. Ai đi đêm, phải mang đèn. Hồi ấy phải đi đêm là một sự bất đắc dĩ.
Tuy các cổng ô đã đóng chặt, nhưng các dân phố đi ngủ vẫn còn nơm nớp sợ. Một bà cụ kể rằng:
« Chập tối, dọn hàng xong là đi ngủ, nhà nào có tiền phải giấu kín hoặc chôn, hoặc đem gửi. Khi ngủ, thì lên gác lò [tức như gác xép], rút thang lên, cửa đóng thật chặt, ai gọi cũng không dám mở. Trong một gia-đình, kẻ ngủ, phải có người thức, cốt để phòng thủ trong những đêm trường hồi hộp. Ngoài đường vắng tanh, không ai đi lại, trừ ra mấy bác phu điểm cầm canh rời rạc, đập gậy chan-chát. Đến độ ba, bốn giờ sáng, các bác phu đã đập của từng nhà, gọi. « Hai bên hàng phố dậy mà trông lấy nhà!» Vì giờ ấy, họ bắt đầu đi ngủ cho đến sáng. Mà cũng giờ ấy các chú chích (kẻ trộm) bắt đầu hoành hành.
Nhà nước tuy có đặt quan Phòng thành, nhưng việc trị-an không có phương-pháp, chỉ trông vào mấy anh phu điểm canh gác vì được dân phố đặt tiền... ».
Sự sống « khủng bố » ấy làm cho dân Hà nội – nhất là mấy năm về cuối đời Tự-Đức (1881, 1882, 1883), ai ai cũng phải lo sợ. Thêm vào, lại có những tin bên ngoài phao đồn: nào Cờ đen, nào Cờ vàng, nào Tàu Ô... Nhiều nhà giàu phải bỏ thành thị mà về quê ăn náu.
Nếu được nhìn lại bức tranh trên, chúng ta sẽ lấy làm lạ lùng mà thấy quang cảnh Hà nội ngày nay: Hồ Gươm trong vắt, bóng lễu thướt-tha, đèn điện sáng đường phố rộng rãi, sạch sẽ, đi lại được dễ dàng, buôn bán tiện lợi... Ta sẽ mừng rằng đã may-mắn qua được những đêm rùng-rợn mà nhiều cụ đến nay mỗi khi nhắc lại vẫn còn ghê sợ tưởng như mình từ thế giới bị nọ bước sang thế giới kia vậy.
TIÊN-ĐÀM
Nguồn: Tạp Chí Tri Tân số 8 năm 1941
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh quan Tân Tuần phủ Hải Dương, năm 1880.
Ảnh của Emile Gsell.
Chức Tuần phủ Hải Dương mới được đặt vào tháng 9/Tân Mùi-1871 và ông Đặng Xuân Bảng [ 1828-1910] là người đầu tiên giữ chức này.

Theo Đại Nam thực lục.
Năm Tân Mùi, Tự Đức năm thứ 24 [1871]:
Tháng 3, Bố chính Hải Dương là Phan Danh, Đề đốc là Đặng Duy Ngọ, Án sát là Nguyễn Tạo, Hộ tổng đốc Lê Hữu Thường, Lãnh binh Nguyễn Đắc Danh mỗi người được thưởng gia 1 cấp.
Tháng 4, cho Thượng thư bộ Hình là Lê Tuấn sung chức Khâm sai đi coi quân thứ Bắc Kỳ.
Tháng 6, thuyền của bọn giặc biển Thập Bát Mã lại đến quấy nhiễu ở Hải Dương, Quảng Yên. Sai quan tỉnh là Lê Hữu Thường, Hồ Trọng Đĩnh phái quân đánh bọn giặc phải chạy.
Tháng 8, cho Khâm sai Thị sư đại thần Lê Tuấn sung chức Bắc Kỳ kinh lược đại thần.
Tháng 11, Tổng đốc Hải Dương là Lê Hữu Thường, Tuần phủ Quảng Yên là Hồ Trọng Đĩnh.

Năm Nhâm Thân, Tự Đức năm thứ 25 [1872]:
Tháng 5, Bố chính Hải Dương là Tôn Thất Thuyết.
Tháng 9, đặt thêm chức Tuần phủ ở Hải Dương (vì cớ phòng bị ở sông biển rất cần). Chuẩn cho Thự tuần phủ Hưng Yên là Đặng Xuân Bảng đổi làm Thự tuần phủ Hải Dương. Nguyên Quyền lĩnh án sát Thanh Hóa cáo nghỉ về quê là Nguyễn Đức Đạt được thăng Thự bố chính lĩnh Tuần phủ Hưng Yên.
Tháng 11, ba chiếc tàu của người Pháp là Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) đến cửa Cấm, tỉnh Hải Dương, xin mượn đường để đi Vân Nam.
...
Trước đây, tướng nước Pháp đưa thư cho viện Thương bạc nói rằng : Có phái tàu Bô Len đi đến các phận biển ở dọc biển Bắc Kỳ để dò bắt giặc biển và thăm hỏi địa phận của đạo giáo, rồi tiện đường đi Hương Cảng.
...
Quan ở tàu Bô Len gửi thư cho Kinh lược Lê Tuấn nói rằng: Người đi buôn ở tàu Đô Phối nhờ quan ở tàu Bô Len bẩm giúp, cho được đi khắp các dòng sông ở Bắc Kỳ để tiện mở đường thông thương mới.
...
Lê Tuấn cùng với Tổng đốc Hải Dương là Lê Hữu Thường đem việc ấy tâu lên.


1696157254062.jpg
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Các cụ ngày xưa làm nghề đao phủ này cũng dạng thần kinh thép cụ nhỉ .
Nguời xưa chắc cũng man rợ hơn nguời bây giờ... Mấy tay đao phủ chắc cũng quen với mấy vụ này... Có khi còn nghiện cái cảm giác khi vung dao...

Em từng đọc đc tài liệu ở đâu đó (giờ chưa nhớ rõ nguồn) là mấy tay đao phủ của Nguyễn Ánh sau khi giết mấy tuớng trùm sò nhà Tây Sơn, còn tranh nhau ăn luôn tim gan mấy vị đó để bồi bổ và tăng thêm lòng dũng cảm hấp thụ từ nội tạng mấy vị tuớng đó....

Chém đầu, chém ngang lưng còn "đơn giản"... Mấy tay đao phủ thực hiện mấy vụ tùng xẻo, lăng trì mới " khiếp"....

Martyrdom_of_Joseph_Marchand.jpg
Lingchi_(cropped).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
1696157254062.jpg

Cụ Đốc ơi, nếu hình trên đúng là Đặng Xuân Bảng thì cụ này là ông nội cụ Trường Chinh (tên thật Đặng Xuân Khu)
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
23,993
Động cơ
994,316 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Gốm Cây Mai của mình có lẽ của dân Phật Sơn sang lập nghiệp cụ nhỉ? em thấy ngôn ngữ tạo hình y hịt nhau
Không rõ gốc gác có phải người Hoa di cư vào trỏng mở lò xưởng không? Công nhận về hình thức, nước gốm, màu men các sản phẩm xưa của gốm Cây Mai rất giống đồ gốm sứ ngoại thất ở các công trình văn hoá Hoa kiều. Theo nhiều tài liệu thì các dòng gốm xưa như gốm Lái Thiêu, Biên Hoà... đều do các thợ lành nghề ng Hoa thể hiện và truyền nghề, các sản phẩm đồ gốm sứ cổ xưa này bây giờ có giá trị rất cao, luôn là mặt hàng giao dịch trên thị trường rất sôi động, thời gian chốt mua bán cực nhanh.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
290,961 Mã lực
Nguời xưa chắc cũng man rợ hơn nguời bây giờ... Mấy tay đao phủ chắc cũng quen với mấy vụ này... Có khi còn nghiện cái cảm giác khi vung dao...

Em từng đọc đc tài liệu ở đâu đó (giờ chưa nhớ rõ nguồn) là mấy tay đao phủ của Nguyễn Ánh sau khi giết mấy tuớng trùm sò nhà Tây Sơn, còn tranh nhau ăn luôn tim gan mấy vị đó để bồi bổ và tăng thêm lòng dũng cảm hấp thụ từ nội tạng mấy vị tuớng đó....

Chém đầu, chém ngang lưng còn "đơn giản"... Mấy tay đao phủ thực hiện mấy vụ tùng xẻo, lăng trì mới " khiếp"....

Martyrdom_of_Joseph_Marchand.jpg
Lingchi_(cropped).jpg
Kinh dị hơn phim cụ nhỉ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,599
Động cơ
522,394 Mã lực
Em có đọc ở đâu đó về giọng nói khu vực Hoài Đức, Thạch Thất... bị ảnh hưởng của tù binh Chăm Pa định cư nên nói mất dấu. Giờ thì Hoài Đức không bị nhưng Thạch Thất vẫn mất dấu.
Ông đông môn của em quê Thạch Thất, Hà Tây, nói tiếng líu ríu như chim hót luôn.😀
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Ảnh quan Tân Tuần phủ Hải Dương, năm 1880.
Ảnh của Emile Gsell.
Chức Tuần phủ Hải Dương mới được đặt vào tháng 9/Tân Mùi-1871 và ông Đặng Xuân Bảng [ 1828-1910] là người đầu tiên giữ chức này.

Theo Đại Nam thực lục.
....Năm Nhâm Thân, Tự Đức năm thứ 25 [1872]:
Tháng 5, Bố chính Hải Dương là Tôn Thất Thuyết.
Tháng 9, đặt thêm chức Tuần phủ ở Hải Dương (vì cớ phòng bị ở sông biển rất cần). Chuẩn cho Thự tuần phủ Hưng Yên là Đặng Xuân Bảng đổi làm Thự tuần phủ Hải Dương. Nguyên Quyền lĩnh án sát Thanh Hóa cáo nghỉ về quê là Nguyễn Đức Đạt được thăng Thự bố chính lĩnh Tuần phủ Hưng Yên....
Thời Nguyễn tại hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên thường bổ nhiệm tổng đốc kiêm quản (như Nguyễn Công Trứ, Tôn Thất Bật), nhưng điều đó không có nghĩa là tại các tỉnh này không đặt ra chức tuần phủ hay đề đốc. Tại Hải Dương dù chức vụ tuần phủ có lúc đặt lúc không, nhưng cụ Đặng Xuân Bảng không phải là người đầu tiên giữ chức tuần phủ. Trước đó có Hà Thúc Lương (tạm kiêm), Trần Văn Trung, Đặng Đức Thiệm, Nguyễn Văn Nhị, Trần Quang Trung.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm này đã hiện đại lắm rồi. Em thấy có dây điện và cột điện ở góc trên bên phải bức ảnh.
1916 là đã có sự khác biệt ác liệt rồi cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top