[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,329
Động cơ
294,629 Mã lực
Cảnh chém đầu trong vụ Hà Thành đầu độc, tháng 8 năm 1908.
Về vụ Hà Thành đầu độc, các cụ Google sẽ ra thông tin.
Người bị chém đầu tiên là cụ đầu bếp Hai Hiên.


1696088772706.jpg
Cái ảnh này trông ghê quá cụ doctor76 . Cụ bị chém bên phải ảnh, cái đầu hình như đã lìa nhưng chưa kịp rơi xuống đất ấy.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Đền Đồng Nhân (Cảm Hội) là đền di dời từ đền gốc ngoài bãi Cơ Xá gần Đồn Thủy Quân vào tầm năm 1819 do ngoài bãi bị lở. Phải 5 năm sau Thái Đình Lan tới, tức 1840, tiến sĩ Vũ Tông Phan mới lập bia chép lại thần tích cho đền mới.

Đồn Thủy Quân là nhượng địa đầu tiên cho Pháp sau lần đánh HN thứ nhất 1873, rộng 2.1ha; nhưng Pháp tự ý mở rộng ra lên trên 18ha, ra tới tận Nhà hát lớn (Ô Cựu Lâu), thì đồn đó dùng làm tòa Lãnh sự cho đến tầm 1888 khi nhà Nguyễn giao cả Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa.

Sớm ngày mồng 9 [ ngày 25 tháng 3 năm 1836], có các Nho sĩ Trần Như Sâm 陳如琛, Trần Huy Quang 陳輝光, Hoàng Bích Quang 黃壁光 (đều là người Quảng Châu 廣州, Quảng Đông) đến chơi cùng làm thơ phú; bảo rằng Đông Kinh đất rộng, giàu có, thành trì kiên cố, dân tập trung đông, thị tứ phồn hoa, nguồn lợi trân quí đứng vào hàng đầu Việt Nam, lại nhiều bậc trí thức và thắng cảnh; không thể không chiêm ngưỡng một lần trong đời. Rồi mời vào thành, xem cung điện cũ thời nhà Lê 黎氏故宮; kìa là những bức vẽ trên cột, những nét khắc trên lầu son, cung điện cao, lầu gác san sát, phô bày rành rành trên thảm cỏ đượm hơi sương. Qua khu thị tứ, chợ búa thấy tiền bạc, hàng hóa chất đầy thành đống, kiểu cách mắt tôi chưa từng thấy. Vượt sông Nhị Hà 珥河江 (xưa gọi là Phú Lương富良江), xem sứ quán 使館 thiên triều [ nay là xã Gia Quất, huyện Gia Lâm], tại phía bên trái sông Nhị Hà, bia lớn sừng sững, khí tượng hiên ngang. Lại đến xã Đồng Nhân 同仁社 [nay là đền Đồng Nhân, Hà Nội ] xem miếu thờ Hai Bà 二女廟 (thời Vua Quang Vũ 光武 nhà Đông Hán東漢, hai bà Trưng Trắc 徵側, Trưng Nhị 徵貳làm phản, Mã Viện 馬援 đến bình [định]; hai bà chết tại sông Nguyệt Đức月德江 [sông Cà Lồ], thây trôi về sông Phú Lương 富良江, người trong xã bèn lập miếu thờ). Lúc trở về, trú tại nhà ông Sâm 琛園 [viên ngoại] qua đêm; niềm cảm khái tràn dâng, tôi ngâm vịnh suốt đêm, hiểu rằng những hình ảnh được thưởng lãm đã ghi sâu vào ký ức.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,239
Động cơ
548,592 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Thế mà đã và đang có không ít ý kiến rằng Minh Mạng là "minh quân" của triều Nguyễn, trong khi thực ra đó là ông vua phá hoại nhất. Cái tệ nhất của Minh Mạng là ông ta đã khởi xướng sự bế quan với Phương Tây, triệt để quay lại với Nho học thủ cựu. Để Việt nam đang từ 1 nước khởi sắc về kinh tế cứ lụn bại dần và lạc hậu đến mức như thời nguyên thủy khi Pháp xâm chiếm.
Vì họ chỉ nhìn vào diện tích Việt Nam khi đó là rộng nhất trong lịch sử nên ca ngợi Vua Minh Mạng. Nhưng thực tế cũng ko giữ được và chinh phạt nhiều thì quốc khố suy hao, lại thêm bế quan tỏa cảng khiến kinh tế lụn bại, khoa học kỹ thuật lạc hậu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,519
Động cơ
1,117,429 Mã lực
Cảnh chém đầu trong vụ Hà Thành đầu độc, tháng 8 năm 1908.
Về vụ Hà Thành đầu độc, các cụ Google sẽ ra thông tin.
Người bị chém đầu tiên là cụ đầu bếp Hai Hiên.
1696088772706.jpg

Ngày 6 tháng 8 năm 1908, Pháp xử tử những người Việt Nam yêu nước trong vụ Vụ Hà Thành đầu độc (1908). Nơi xử án là Vườn Bàng, Bưởi (sát Nghĩa Đô). Khoảnh khắc chém đầu.
Chỗ này ngay gần nhà vợ em, trước đây đi làm ở Nghĩa Đô, qua nhà vợ thường xuyên nên em biết chỗ này, nhưng lúc đó không biết là nơi xử tử, vì có Hợp tác xã thủ công dệt và nhuộm ở đây
Cái cây đa cao cao trong hình, chính là cây đa làng Nghĩa Đô đấy ạ Em nghe nói khi mở đường, họ vẫn giữ cây đa này
Không phải cây đa ở chợ Buỏi đâu
Vườn Bàng cách cây đa chợ Bưởi chừng 100 mét.
Em xa Nghĩa Đô 33 năm rồi, hình trên là những ký ức cũ của em, ngày nay chỗ này đường xá đã thay đổi, nên các cụ thông cảm
Việt Nam 1908_8_6 (19).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1696088772706.jpg

Ngày 6 tháng 8 năm 1908, Pháp xử tử những người Việt Nam yêu nước trong vụ Vụ Hà Thành đầu độc (1908). Nơi xử án là Vườn Bàng, Bưởi (sát Nghĩa Đô). Khoảnh khắc chém đầu.
Chỗ này ngay gần nhà vợ em, trước đây đi làm ở Nghĩa Đô, qua nhà vợ thường xuyên nên em biết chỗ này, nhưng lúc đó không biết là nơi xử tử, vì có Hợp tác xã thủ công dệt và nhuộm ở đây
Cái cây đa cao cao trong hình, chính là cây đa làng Nghĩa Đô đấy ạ Em nghe nói khi mở đường, họ vẫn giữ cây đa này
Không phải cây đa ở chợ Buỏi đâu
Vườn Bàng cách cây đa chợ Bưởi chừng 100 mét.
Em xa Nghĩa Đô 33 năm rồi, hình trên là những ký ức cũ của em, ngày nay chỗ này đường xá đã thay đổi, nên các cụ thông cảm
Việt Nam 1908_8_6 (19).jpg
Cũng không biết bây giờ chỗ này như thế nào nữa bác ạ, chắc là dân cư đã ở hết rồi.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Cụ Pumzen có biết người Hoa ở phố này là Phúc Kiến hay Quảng Đông hok ;))

Phố Hàng Chiếu, năm 1880.
Người Pháp gọi là phố Jean Dupuis, lấy theo tên của thương nhân Pháp,người thám hiểm tuyến đường thủy từ Sông Hồng sang Vân Nam để buôn bán, nhưng bị nhà Nguyễn và quân Cờ Đen cấm, tịch thu hàng hóa rồi tự nhiên hàng hóa bốc cháy, Dupuis ngờ quân ta đốt.
F. Garnier bèn kéo quân ra Hà Nội giải quyết, nhưng lại lấy đánh thành Hà Nội, đưa quân đóng giữ những chỗ quan trọng.
Ảnh chụp sau khi F. Garnier chết 7 năm, lúc này Hà Nội vẫn chủ yếu do nhà Nguyễn quản. Pháp chỉ ở những khu gọi là " nhượng địa".
Phố Dupuis cũng nằm trong những phố nhượng địa vậy.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đền Đồng Nhân (Cảm Hội) là đền di dời từ đền gốc ngoài bãi Cơ Xá gần Đồn Thủy Quân vào tầm năm 1819 do ngoài bãi bị lở. Phải 5 năm sau Thái Đình Lan tới, tức 1840, tiến sĩ Vũ Tông Phan mới lập bia chép lại thần tích cho đền mới.

Đồn Thủy Quân là nhượng địa đầu tiên cho Pháp sau lần đánh HN thứ nhất 1873, rộng 2.1ha; nhưng Pháp tự ý mở rộng ra lên trên 18ha, ra tới tận Nhà hát lớn (Ô Cựu Lâu), thì đồn đó dùng làm tòa Lãnh sự cho đến tầm 1888 khi nhà Nguyễn giao cả Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa.
Vậy là đền gốc cũng không phải chỗ tác giả đến à cụ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái ảnh này trông ghê quá cụ doctor76 . Cụ bị chém bên phải ảnh, cái đầu hình như đã lìa nhưng chưa kịp rơi xuống đất ấy.
Chụp đúng lúc đao hạ xuống nhưng đầu chưa rơi hẳn cụ ạ.
Những ảnh này sau khi gửi về Pháp và Châu Âu, gây ra làn sóng phẫn nộ của nhiều người dân, chính quyền Pháp thuộc địa giải thích rằng đó là do...nhà Nguyễn áp dụng Hoàng Việt luật lệ.
Từ khoảng 1920 trở đi, những cảnh chụp ảnh xử chém bị hạn chế và dần biến mất.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Không cụ, đền gốc giờ tầm chỗ đê Lương Yên (Ngã Ba Lương Yên - Trần Khánh Dư), nhưng không còn dấu tích gì nữa. Sau này khi nước rút & HN không còn bị lũ thì dân Đồng Nhân lại làm thêm 1 cái miếu Hai Bà nữa, ở ngoài bến Bạch Đằng.

Lưu ý là từ thời Gia Long đến Tự Đức thì đê điều rất kém, HN bị lũ ngập liên tục, sạt lở bờ bãi kinh hoàng. Đến thời Pháp chữa cháy nhanh bằng cách đổ bãi đá Sông Hồng để nắn dòng đẩy sáng phía Gia Lâm, nhưng cũng không ăn thua. Sau này phải nhờ các hệ thống thủy điện đầu nguồn mới đảm bảo cho HN hết bị lũ lụt (nhưng bị ăn ngập tè le).

Ngập lụt, mùa màng thất bát, dân đã ngán Nhà Nguyễn lại càng thêm chán, nổi dậy như ong ...

Bãi đá Sông Hồng 100 năm trước chưa có tác dụng nhiều, thì hiện nay là 1 địa điểm checkin rất hút tụi xì teen >:)

Vậy là đền gốc cũng không phải chỗ tác giả đến à cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thế mà đã và đang có không ít ý kiến rằng Minh Mạng là "minh quân" của triều Nguyễn, trong khi thực ra đó là ông vua phá hoại nhất. Cái tệ nhất của Minh Mạng là ông ta đã khởi xướng sự bế quan với Phương Tây, triệt để quay lại với Nho học thủ cựu. Để Việt nam đang từ 1 nước khởi sắc về kinh tế cứ lụn bại dần và lạc hậu đến mức như thời nguyên thủy khi Pháp xâm chiếm.
Cái nguy hiểm là, rất nhiều nhà nghiên cứu, sử học, không tiếp cận nguồn tư liệu gốc, không trực tiếp đọc đầy đủ tư liệu, lại sử dụng bản dịch bị cắt xén, không đầy đủ, nên đôi khi có những cái nhìn rất phiến diện và thậm chí sai lệch hẳn về nhân dân ta như:
1. Mặc định người Việt thấp bé, còi cọc thời xưa.
Sai, người Việt to cao, trắng trẻo và khỏe mạnh, người từ miền Quảng Bình trở vào mới đen và bé.
2. Mặc định người Việt làm ăn chộp giật, manh mún, không biết buôn bán, chỉ biết làm nông, ăm xổi ở thì.
Sai, người Việt thích buôn bán, trao đổi hàng hóa, chuyên môn hóa giữa các vùng, làng nghề, Hà Nội và một số thành phố miền Bắc chủ yếu sống bằng giao thương, bỗng nhiên Minh Mạng cấm rất ngặt, ai lập hội buôn bán, phường buôn bán đều bị quy tội tụ tập làm rối, nhẹ thì bay đầu, nặng thì cả làng, 3 họ bị chu di. Các tỉnh bị cấm thông thương, miền Bắc bị áp thuế cao gấp nhiều lần, nên dân ta phải tự cung tự cấp, tự xoay sở, hàng hóa mình làm không bán đi chỗ khác được, Hà Nội chủ yếu sống bằng buôn bán dịch vụ, giờ phải quay sang làm ruộng kiếm ăn.
3. Người Việt không biết buôn bán, Ngoại Thương với nước ngoài.
Sai, thời kỳ chưa bế quan tỏa cảng, dân ta buôn bán với người nước ngoài nhiều, chủ yếu TQ, Nhật Bản, Xiêm, Java, Tân Gia Ba [ Singapore]... Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn Cao Bằng... đều buôn bán cảng biến, đường sông, đường biên. Sau Minh Mạng cấm rất ngặt nghèo, chỗ nào có cảng cho lấp hay đóng cọc., đặt vật cản để tàu thuyền không vào được, các trụ sở hãng buôn bán nước ngoài bị tịch thu, đốt, còn các cơ sở buôn bán lớn đều bị phá tan tành.
Các cửa biên bị đóng, chỉ cho phép buôn bán một vài chỗ cố định nhưng đánh thuế cao, hạn chế bán các mặt hàng của người dân Việt.
Tác giả khi in sách, nhiều hãng buôn bán TQ, Nhật Bản, và cả Tây Phương thấy Hà Nội đẹp quá, dễ buôn bán, kinh doanh, định kéo sang đầu tư làm ăn, tác giả hí hửng quay lại, dẫn theo các thương nhân, nhưng mà thất vọng não nề và quay về tay không.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không cụ, đền gốc giờ tầm chỗ đê Lương Yên (Ngã Ba Lương Yên - Trần Khánh Dư), nhưng không còn dấu tích gì nữa. Sau này khi nước rút & HN không còn bị lũ thì dân Đồng Nhân lại làm thêm 1 cái miếu Hai Bà nữa, ở ngoài bến Bạch Đằng.

Lưu ý là từ thời Gia Long đến Tự Đức thì đê điều rất kém, HN bị lũ ngập liên tục, sạt lở bờ bãi kinh hoàng. Đến thời Pháp chữa cháy nhanh bằng cách đổ bãi đá Sông Hồng để nắn dòng đẩy sáng phía Gia Lâm, nhưng cũng không ăn thua. Sau này phải nhờ các hệ thống thủy điện đầu nguồn mới đảm bảo cho HN hết bị lũ lụt (nhưng ăn bị ngập tè le).

Ngập lụt, mùa màng thất bát, dân đã ngán Nhà Nguyễn lại càng thêm chán, nổi dậy như ong ...

Bãi đá Sông Hồng 100 năm trước chưa có tác dụng nhiều, thì hiện nay là 1 địa điểm checkin rất hút tụi xì teen >:)
Cái món lũ lụt này, Hà Nội xưa, nay là ngập úng, mãi không giải quyết được.
Thấy nhiều cụ kêu chật chội, quy hoạch kém, nhưng cá nhân em cho rằng, người dân cứ ùn ùn kéo nhau về Hà Nội định cư, thì có trời mới giải quyết được.
Quay lại chủ đề, em cũng chưa biết đền Đồng Nhân mới là đền thờ Hai Bà Trưng đầu tiên hay là đền ở Mê Linh cụ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháp Bút trước đền Ngọc Sơn, 1883-1885.

1696128109071.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những người Hoa, Pháp và Việt trên phố Hàng Ngang [ Rue des Cantonnais], 1883-1885.

1696128302633.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cầu Thê Húc, 1883-1885, các cụ trẻ con đang chơi trên cầu, được ghép bằng những tấm ván, nhìn khá nguy hiểm?

1696128875006.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2 cụ thiếu nữ là bạn với nhau cùng chụp ảnh, năm 1908.
2 cụ khá khỏe mạnh và hơi mập, chắc là các cụ vẫn hay đi chân đất thôi?

1696129215097.jpg
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
E gửi tin báo chính thống nhé :">

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bạn sẽ tìm thấy 103 nơi thờ cúng Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh nằm rải rác trong 9 tỉnh, thành phố (chỉ riêng huyện Mê Linh đã có đến 25 di tích ở 13 xã). Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất, thờ tự hai vị anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đền được lựa chọn làm nơi tổ chức lễ hội Hai Bà Trưng thường niên vì ở đây không chỉ là nơi ghi lại dấu ấn thiêng về 2 vị nữ anh hùng – liệt nữ lúc thơ ấu, bình sinh, mà còn là nơi khắc ghi quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt của dân tộc thời đầu Công nguyên. Đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc Gia năm 1980.
...
Theo tài liệu của ban quản lý Khu di tích, ngay sau khi Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát (năm 43 sau Công nguyên), để tỏ lòng biết ơn công đức của Hai Bà Trưng, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nơi Hai Bà Trưng sinh ra, lớn lên, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô. Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng.

Ban đầu ngôi đền được dựng bằng tre, lá, đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch và lợp ngói. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.


Cái món lũ lụt này, Hà Nội xưa, nay là ngập úng, mãi không giải quyết được.
Thấy nhiều cụ kêu chật chội, quy hoạch kém, nhưng cá nhân em cho rằng, người dân cứ ùn ùn kéo nhau về Hà Nội định cư, thì có trời mới giải quyết được.
Quay lại chủ đề, em cũng chưa biết đền Đồng Nhân mới là đền thờ Hai Bà Trưng đầu tiên hay là đền ở Mê Linh cụ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ tham gia vụ Hà thành đầu độc bị trói vào cọc tre để hành quyết, ngày 6 tháng 8 năm 1908.
Ảnh có chú thích tên của từng cụ.

1696129610694.jpg
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,122
Động cơ
227,204 Mã lực
chẹp mấy cái kiểu quà cáp tết nhất thế này nghĩ buồn cười, trước e cũng câu nệ vấn đề này, sau thấy ko có cũng chả sao. Nghĩ cũng buồn cười, ông ít tiền đi biếu ô nhiều tiền, ở địa vị mình là ng nhiều tiền mình cũng sẽ ko nhận những đồng tiền đấy.
Thực ra biếu xén kiểu này cũng chẳng thực tâm không nên nhận. Loại này đúng như cụ MATiem nói
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Phố QĐ cụ Apache01 hỏi nè.

Có vẻ Band QĐ đông và bướng nên Pháp rất ghét, Hà Nội về tay Pháp là band này coi như mất hút luôn

Những người Hoa, Pháp và Việt trên phố Hàng Ngang [ Rue des Cantonnais], 1883-1885.

1696128302633.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phần tiếp theo của câu chuyện Hồi ký Thái Đình Lan

Sáng hôm sau tôi dậy muộn, Phố trưởng Quảng Đông Hà Nghi Hưng何宜興, Thông ngôn Trần Chấn Ký 陳振記 (đều người Quảng Châu), Trần Hoành Khoan 陳衡寬 (người Triều Châu) cùng những người đồng hương đến biếu 10 lượng bạc cùng đồ vật; Phố trưởng Phúc Kiến, Thẩm Lâm 沈林 (người huyện Chiếu An) cùng đồng hương biếu 50 quan tiền, tôi tạ từ; duy chỉ nhận những vật tặng thêm như thức ăn và thuốc uống từ Dương Vạn Ký楊萬記, Thành Ký成記 (người đất Trường Thái 長泰) [Phúc Kiến], Hồ Vinh胡榮 (cựu Phố trưởng, người đất Chương Châu漳州). Ngày hôm đó [ngày 26 tháng 3 năm 1836] người đồng hương thiết tiệc đưa tiễn, tôi đều làm thơ cảm tạ.
Ngày 11 [ngày 27 tháng 3 năm 1836] từ biệt quan lớn họ Nguyễn, họ Trần, bàn nên theo lệ hộ tống quan lớn, dùng 50 tên lính; tôi lo rằng hao phí nhiều, xin theo con số [20 tên] như trước.
Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [ngày 27 tháng 3 năm 1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn 慈山府 [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh北寧省城, cách Hà Nội 130 dặm. Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương) [thực ra thì Nguyễn Đăng Giai không phải người hoàng tộc], hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top