Có lẽ tác giả nhầm cụ ạ.Tổng đốc [Nghệ] An - [Hà] Tĩnh cho tới tháng 10 năm 1836 là Vũ Lao bá Tạ Quang Cự.
Có lẽ tác giả nhầm cụ ạ.Tổng đốc [Nghệ] An - [Hà] Tĩnh cho tới tháng 10 năm 1836 là Vũ Lao bá Tạ Quang Cự.
Cụ luyện tiếng Trung phổ thông thì cũng chưa chắc đã đọc được văn bản sử bằng chữ Han hay Hán nôm đâu cụ.Cụ Đốc là siêu ngoại ngữ rồi. Em thì chỉ được mỗi khoản tiếng Anh là tốt vì là công việc hàng ngày. Em muốn học thêm tiếng Trung mà cứ lười lười. Công ty em nhóm người Hoa cũng nhiều, kể mà học là được luyện nói miễn phí
Trong Đại Nam thực lục chính biên tập 4 thì "tháng 8 năm 1835… Tổng đốc Thanh Hoa Nguyễn Khả Bằng và Bố chính Lê Phước An phạm tội phải miễn quan. Dùng Thự Tả quân kiêm lĩnh ấn triện Tiền dinh Thần sách là Phạm Văn Điển quyền lĩnh Tổng đốc Thanh Hoa"; "tháng 5 năm 1836...Phạm Văn Điển giải chức quyền lĩnh Tổng đốc Thanh Hoa, vẫn làm thự Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự" và "tháng 11 năm 1836... Dùng thự Tả quân Chưởng phủ là Phạm Văn Điển quyền lĩnh Tổng đốc An - Tĩnh" (thay Tạ Quang Cự được cử làm Kinh lược đại thần tại Ninh Bình từ tháng 10/1836).Vào ngày 26 tháng giêng [ ngày 13 tháng 3 năm 1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa 清華 ... Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế).... . [Tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 17, từ 16/4 đến 14/5/1836 Phạm Văn Điển làm quyền Tổng đốc Thanh Hóa, tác giả lại ghi viên tổng đốc họ Nguyễn vào ngày 13 tháng 3 năm 1836, người dịch chưa biết là ai, hoặc có sự nhầm lẫn nào không, tuy nhiên Án sát Nguyễn Nhược Sơn được thăng làm Bố chánh Thanh Hoa là có thật].
Em biết mà, em thích nghe nói giao tiếp thôi. Chứ học chữ lại còn phồn thể thì em không ham, chắc may ra nghỉ hưu mới học đượcCụ luyện tiếng Trung phổ thông thì cũng chưa chắc đã đọc được văn bản sử bằng chữ Han hay Hán nôm đâu cụ.
Hóa ra hồi xưa đã có bài hát Người lính trẻ trên sân ga "Lần đầu anh ra biên giới. Mang theo trong tim bóng một cô gái... và đứa bé"Tại một sân ga, 1905, trên tàu là 5bngười lính, một khách, dưới sân ga là 2 phụ nữ và 1 đứa trẻ.
Em có đọc ở đâu đó về giọng nói khu vực Hoài Đức, Thạch Thất... bị ảnh hưởng của tù binh Chăm Pa định cư nên nói mất dấu. Giờ thì Hoài Đức không bị nhưng Thạch Thất vẫn mất dấu.Có khi thật , em có đứa bạn quê ở đấy tóc xoăn
Cuối thời Minh Mạng, khi ông này bắt đầu bế quan tỏa cảng mạnh hơn, tác giả có viết ở phần Việt Nam kỷ lược, em không dịch vì nó ít giá trị.Vào ngày 13 [ngày 1 tháng 1 năm 1836] tôi đến phố Quảng Ngãi, phố Quảng Ngãi cách thành 30 dặm [khoảng 17 km, có thể là bên sông Vệ], tại khu phố Trung Quốc, thuyền tập trung tấp nập.
Đây là Thu Xà, nơi đổ ra biển của Sông Vệ. Nơi đây trước kia như là Hội An, nhưng sau sau 1 vụ cháy rất lớn (Ko biết thời nào thì người Hoa dời lên TT TP Quảng Ngãi) . CŨng nơiđây như làng nghề: Kẹo gương, dệt chiếu...đều xuất phát từ nơi nầy!