[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,590 Mã lực
Ảnh chụp Hồ Gươm, Tháp Rùa với tượng Nữ thần Tự Do trên đỉnh, khoảng 1890.
Tượng được đem triển lãm ở hội chợ Đấu Xảo tại Hà Nội [nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô] vào năm 1887.
1695647604938.jpg

Ngày 15-3-1887, tại Trường Thi (nơi nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi Hương ở Bắc kỳ, nay là Thư viện Quốc gia, phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra Triển lãm kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ Bắc kỳ bảo trợ. Việc tổ chức triển lãm nhằm khuếch trương sức mạnh cũng như khoa học công nghệ của nước Pháp đồng thời nhằm “khai hóa văn minh cho dân chúng An Nam”.
Phiên bản Tượng Thần Tự do bằng 1/16 phiên bản thật, người Pháp mang sang trưng bày ở triển lãm này. Tượng cao 2 mét 10, cả tay giơ lên là 2 mét 85
Khu đất đó rộng 75.000 mét vuông, vốn là trường thi Hương Hà Nội. Người Pháp mượn Kinh lược Hà Nội khu đất này để làm triển lãm, sau đó phải trả lại làm chỗ thi. Khu đất đó nay là chỗ Thư viện Quốc gia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, có phố Trường Thi, Hà Nội chạy qua
Còn Đấu Xảo lúc đó còn là Sân quần ngựa, phải hơn thập kỷ sau mới rời sân quần ngựa để lấy chỗ xây dựng Đấu Xảo, và khánh thành tháng 11 năm 1902, cho nên năm 1887 chưa thể trình diễn tại Đấu Xảo được
Trong lúc tượng chuẩn bị đưa trả về Pháp, thì một số người “mượn” tượng đưa về trưng bày ở Hội Tương tế Bắc Kỳ phố Mã Mây một thời gian.
Sau đó chính quyền Pháp quyết định không mang tượng về Pháp nữa và tặng luôn cho Hà Nội, thế là tượng được dựng ở Vườn hoa Chí Linh, tượng đài Lê Thái Tổ ngày nay
Thống sứ Bắc Kỳ Paul Bert chết bệnh năm 1886. Con gái và con rể ông quyên tiền dựng tượng ông. Năm 1890 bức tượng Paul Bert khánh thành. do vậy phải hạ bệ tượng Thần Tự Do và chuyển lên nóc Tháp Rùa
Sau này người Pháp thấy chướng (dĩ nhiên), nên 1896, đã dỡ tượng đi, đưa về đặt ở Vuòn hoa Cửa Nam, dân ta gọi là Tượng Bà Đầm Xoè
PS. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải và một số người khác cũng bị lầm lẫn việc này
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1695647604938.jpg

Ngày 15-3-1887, tại Trường Thi (nơi nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi Hương ở Bắc kỳ, nay là Thư viện Quốc gia, phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra Triển lãm kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ Bắc kỳ bảo trợ. Việc tổ chức triển lãm nhằm khuếch trương sức mạnh cũng như khoa học công nghệ của nước Pháp đồng thời nhằm “khai hóa văn minh cho dân chúng An Nam”.
Phiên bản Tượng Thần Tự do bằng 1/16 phiên bản thật, người Pháp mang sang trưng bày ở triển lãm này. Tượng cao 2 mét 10, cả tay giơ lên là 2 mét 85
Khu đất đó rộng 75.000 mét vuông, vốn là trường thi Hương Hà Nội. Người Pháp mượn Kinh lược Hà Nội khu đất này để làm triển lãm, sau đó phải trả lại làm chỗ thi. Khu đất đó nay là chỗ Thư viện Quốc gia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, có phố Trường Thi, Hà Nội chạy qua
Còn Đấu Xảo lúc đó còn là Sân quần ngựa, phải hơn thập kỷ sau mới rời sân quần ngựa để lấy chỗ xây dựng Đấu Xảo, và khánh thành tháng 11 năm 1902, cho nên năm 1887 chưa thể trình diễn tại Đấu Xảo được
Trong lúc tượng chuẩn bị đưa trả về Pháp, thì một số người “mượn” tượng đưa về trưng bày ở Hội Tương tế Bắc Kỳ phố Mã Mây một thời gian.
Sau đó chính quyền Pháp quyết định không mang tượng về Pháp nữa và tặng luôn cho Hà Nội, thế là tượng được dựng ở Vườn hoa Chí Linh, tượng đài Lê Thái Tổ ngày nay
Thống sứ Bắc Kỳ Paul Bert chết bệnh năm 1886. Con gái và con rể ông quyên tiền dựng tượng ông. Năm 1890 bức tượng Paul Bert khánh thành. do vậy phải hạ bệ tượng Thần Tự Do và chuyển lên nóc Tháp Rùa
Sau này người Pháp thấy chướng (dĩ nhiên), nên 1896, đã dỡ tượng đi, đưa về đặt ở Vuòn hoa Cửa Nam, dân ta gọi là Tượng Bà Đầm Xoè
PS. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải và một số người khác cũng bị lầm lẫn việc này
Cảm ơn thông tin của cụ, rất chính xác ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư, Ninh Bình.

230926104007325.jpg
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Ngày xưa em xem chèo Cô Son có chú ý đến một chi tiết là thê thiếp cấp thấp của Minh Mạng nếu được gọi thị tẩm thì phải bịt mắt. Vì muốn thấy mặt chồng nên cô Son đã bỏ khăn bịt mắt ra và bị khép tội khi quân, suýt bị xử tử. Anh Quốc Chiêm kép chính vai Khóa Hồng năm đó giờ cũng to cả chức lẫn cả người rồi :)
Vâng, vở chèo Cô Son của nhà thơ Nguyễn Bính, hồi nhỏ em cũng nhớ đã từng xem...

Nhưng các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch nhiều khi cũng hư cấu, tuởng tuợng ra các tình tiết cho hay..., chưa chắc đã đúng với lịch sử... Nên khi nói về lịch sử thì cần căn cứ vào tài liệu lịch sử chứ thơ, văn, truyện, chèo, tuồng... thì ko đáng tin cậy...

Thí dụ:
- Nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác truyện "Chữ nguời tử tù" nói về ông huấn Cao phạm tội với triều đình, bị triều đình xử chém, truớc khi bị chém ở pháp truờng còn tặng chữ cho quan cai ngục... Nhiều nguời cho là truyện này lấy từ hình mẫu cụ Cao Bá Quát, và nghĩ là cụ Quát bị xử chém như vậy, tuy nhiên chính sử khẳng định là cụ Quát bị bắn chết tại trận chứ không phải bị bắt rồi xử chém như vậy....
- Có vở tuồng chèo hồi những năm 8x sáng tạo ra câu chuyện Quang Trung sau khi đánh tan quân Thanh ở Thăng Long đã sai lính cấp tốc mang một cành đào về Phú Xuân tặng cho nguời vợ yêu là Ngọc Hân... Nhiều nguời lại tuởng chuyện này là có thật, viết bài ca ngợi Quang Trung là tâm lý, lãng mạn... này nọ trên báo chí thời ấy... Tuy nhiên cái này chỉ là câu chuyện hư cấu... (Quang Trung chắc bận nhiều việc quan trọng, Ngọc Hân chỉ là vợ 3, lấy nhau vì lý do chính trị..., ông đâu có thời gian mà nghĩ ra mấy việc tào lao, vớ vẩn như thế....)
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Xời cụ, lúc đương chức, xếp hét ra lửa, thôi thì cứ mỗi dịp nhà xếp có việc, các nhân viên thay nhau túc trực, tranh nhau làm lấy lòng xếp.
Tết, nhà xếp chật quà, có lần em đến chúc Tết, cũng chỉ có chút quà và cái phong bì mỏng , xếp bà để một góc nhà, qua Tết tầm rằm, xếp nhờ đến sửa cái máy tính cho con, em chạnh lòng thấy gói quà của mình và mấy gói quà khác vẫn để nguyên chỗ cũ.
chẹp mấy cái kiểu quà cáp tết nhất thế này nghĩ buồn cười, trước e cũng câu nệ vấn đề này, sau thấy ko có cũng chả sao. Nghĩ cũng buồn cười, ông ít tiền đi biếu ô nhiều tiền, ở địa vị mình là ng nhiều tiền mình cũng sẽ ko nhận những đồng tiền đấy.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Ở nơi em. 1 giám đốc bv đa khoa tỉnh bị sốt xuất huyết. Đc đưa vào chính viện mình LĐ, bọn đàn em bu vào nịnh và không hỏi nhau kỹ chúng tranh nhau vào tiêm. Cụ LĐ toi ngay trên giường bệnh ..chuyện nghe như vậy kỳ lạ đó.
Em lại nghe em dâu của tướng quân hàng đầu về lương thảo kể. Mẹ tướng quân mất vào khoảng cuối những năm 90 , khi mất và khi sang cát tướng quân tuyệt đối yêu cầu làm như truyền thống. Do vậy có khâu mò xương cụ .. con cháu ko đến lượt . Vinh dự mò xương phải thuộc về các Đờ Tờ..he he.. có 1 vài đờ tờ còn nc mắt đỏ hoe, 1 nữ Tờ Tờ còn lả đi vì ngất thương cụ ngay tại cánh đồng . Thế mới thấy tình đồng chí nó lớn như nào .🤣
e đang nghĩ chẳng may mà ng nhà tướng quân mắc bệnh tiêu chẩy thì các đờ tơ và tt có dùng tay để ây ấy ko nhỉ
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Theo một số thông tin thì giờ rất rất nhiều các "nhà sử học" của mình tiếng/chữ Hán không rõ; chữ Nôm không hay, đến chữ Pháp cũng tịt. Thế thì không biết họ lấy thông tin từ đâu hay chỉ xào xáo lại các thông tin ở các bản chữ quốc ngữ.

Trong khi như chỉ số ít thông tin của bác thôi, thì cũng thấy dữ liệu tiếng Pháp ở các thư viện của Pháp cũng khá nhiều, mà có nhiều thứ khá mới mẻ đấy ạ.


Có mấy bản báo cáo của Pháp, hiện lưu tại thư viện Bộ Quốc phòng Pháp, trung tâm lưu trữ Hải ngoại.
1. Báo cáo của Richy, Đồn trưởng đồn Chợ Gồ gửi cho sĩ quan chỉ huy quân Pháp ở Phủ Lạng Thương, đề ngày 10/02/1913 về việc Đề Thám bị giết, cho biết:
“Vào sáng ngày 10 tháng 2 năm 1913, ba tên thủ hạ người Hoa [bọn này trước đã ra đầu hàng] trong đó có Lý Bắc trước đây là tá điền của Đề Thám đã giúp sức đắc lực trong việc giết Đề Thám trong lúc ông đang ngủ vào khoảng 5h sáng”. [Hồ sơ số 36.211, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp]

2.Báo cáo số 67 đề ngày 10/2/1913 của viên Phụ trách Khu Đại lý hành chính [Délégué de la Délégation administrative] Pháp ở Nhã Nam gửi cho viên Công sứ Pháp ở Bắc Giang cũng nói rằng vào lúc 5h sáng ngày 10 tháng 02 năm 1913, những tên người Hoa ra đầu thú quân Pháp đã mang đầu của Đề Thám đến trình báo cho Richy.

3. Báo cáo của viên đội người Pháp là Demariaux cho biết mình đã đến tận nơi ẩn náu của Đề Thám khi ông mới bị giết theo sự dẫn đường của Lý Bắc để xác minh sự việc. Demariaux đã mô tả chi tiết như sau:
“Đề Thám ở trong một cái hang khoảng trên 10 m2, đào sâu xuống đất thành một cái hầm khoảng 2 m2 để làm chỗ ngủ. Đề Thám mặc bộ quần áo màu chàm giống như trang phục của người Thổ, thân thể ông không thể hiện những nét như của một người trên 50 tuổi mà còn rất săn chắc, không có nhiều nốt ruồi như những người Thổ khác, chỉ có một vài vết mờ trên thân thể, cằm phải có một cái sẹo…”.
 
Biển số
OF-157531
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
630
Động cơ
359,201 Mã lực
Cụ doctor76 xem có cái ảnh nào về Chùa Sét (HN) quê cháu không thì cho cháu xin với ah! cảm ơn cụ nhiều!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,590 Mã lực
Một cây cầu có mái che ở Ninh Bình, 1920s.
Không rõ có phải cầu Lưu Quang bây giờ không???

1000004852-colorized.jpg


9-1927 – một trong ba cầu ngói ở thị trấn Phát Diệm (Ninh Bình) được xây dựng vào năm 1902
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
chẹp mấy cái kiểu quà cáp tết nhất thế này nghĩ buồn cười, trước e cũng câu nệ vấn đề này, sau thấy ko có cũng chả sao. Nghĩ cũng buồn cười, ông ít tiền đi biếu ô nhiều tiền, ở địa vị mình là ng nhiều tiền mình cũng sẽ ko nhận những đồng tiền đấy.
Không biếu không được ấy cụ, nó khổ thế đấy. Sau em cũng như cụ, mình phận thấp, có nịnh cũng chưa đến lượt, thế là thôi. Trước Tết đi cùng phòng đến nhà 1 phát , xong lấy lý do đi du Xuân, vắng nhà...
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,854
Động cơ
352,721 Mã lực
Vâng, vở chèo Cô Son của nhà thơ Nguyễn Bính, hồi nhỏ em cũng nhớ đã từng xem...

Nhưng các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch nhiều khi cũng hư cấu, tuởng tuợng ra các tình tiết cho hay..., chưa chắc đã đúng với lịch sử... Nên khi nói về lịch sử thì cần căn cứ vào tài liệu lịch sử chứ thơ, văn, truyện, chèo, tuồng... thì ko đáng tin cậy...

Thí dụ:
- Nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác truyện "Chữ nguời tử tù" nói về ông huấn Cao phạm tội với triều đình, bị triều đình xử chém, truớc khi bị chém ở pháp truờng còn tặng chữ cho quan cai ngục... Nhiều nguời cho là truyện này lấy từ hình mẫu cụ Cao Bá Quát, và nghĩ là cụ Quát bị xử chém như vậy, tuy nhiên chính sử khẳng định là cụ Quát bị bắn chết tại trận chứ không phải bị bắt rồi xử chém như vậy....
- Có vở tuồng chèo hồi những năm 8x sáng tạo ra câu chuyện Quang Trung sau khi đánh tan quân Thanh ở Thăng Long đã sai lính cấp tốc mang một cành đào về Phú Xuân tặng cho nguời vợ yêu là Ngọc Hân... Nhiều nguời lại tuởng chuyện này là có thật, viết bài ca ngợi Quang Trung là tâm lý, lãng mạn... này nọ trên báo chí thời ấy... Tuy nhiên cái này chỉ là câu chuyện hư cấu... (Quang Trung chắc bận nhiều việc quan trọng, Ngọc Hân chỉ là vợ 3, lấy nhau vì lý do chính trị..., ông đâu có thời gian mà nghĩ ra mấy việc tào lao, vớ vẩn như thế....)
Văn học nghệ thuật thì hư cấu là tất nhiên. Có điều, riêng với việc thị tẩm của vua chúa mà bịt mặt và không được mặc đồ thì em nghĩ hợp lý đặc biệt là với các vị nữ nhân có cấp bậc thấp, vua ít gặp hoặc chưa gặp bao giờ.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Dạ

Theo một số thông tin thì giờ rất rất nhiều các "nhà sử học" của mình tiếng/chữ Hán không rõ; chữ Nôm không hay, đến chữ Pháp cũng tịt. Thế thì không biết họ lấy thông tin từ đâu hay chỉ xào xáo lại các thông tin ở các bản chữ quốc ngữ.

Trong khi như chỉ số ít thông tin của bác thôi, thì cũng thấy dữ liệu tiếng Pháp ở các thư viện của Pháp cũng khá nhiều, mà có nhiều thứ khá mới mẻ đấy ạ.
Em cùng thắc mắc .
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Vâng, vở chèo Cô Son của nhà thơ Nguyễn Bính, hồi nhỏ em cũng nhớ đã từng xem...

Nhưng các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch nhiều khi cũng hư cấu, tuởng tuợng ra các tình tiết cho hay..., chưa chắc đã đúng với lịch sử... Nên khi nói về lịch sử thì cần căn cứ vào tài liệu lịch sử chứ thơ, văn, truyện, chèo, tuồng... thì ko đáng tin cậy...

Thí dụ:
- Nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác truyện "Chữ nguời tử tù" nói về ông huấn Cao phạm tội với triều đình, bị triều đình xử chém, truớc khi bị chém ở pháp truờng còn tặng chữ cho quan cai ngục... Nhiều nguời cho là truyện này lấy từ hình mẫu cụ Cao Bá Quát, và nghĩ là cụ Quát bị xử chém như vậy, tuy nhiên chính sử khẳng định là cụ Quát bị bắn chết tại trận chứ không phải bị bắt rồi xử chém như vậy....
- Có vở tuồng chèo hồi những năm 8x sáng tạo ra câu chuyện Quang Trung sau khi đánh tan quân Thanh ở Thăng Long đã sai lính cấp tốc mang một cành đào về Phú Xuân tặng cho nguời vợ yêu là Ngọc Hân... Nhiều nguời lại tuởng chuyện này là có thật, viết bài ca ngợi Quang Trung là tâm lý, lãng mạn... này nọ trên báo chí thời ấy... Tuy nhiên cái này chỉ là câu chuyện hư cấu... (Quang Trung chắc bận nhiều việc quan trọng, Ngọc Hân chỉ là vợ 3, lấy nhau vì lý do chính trị..., ông đâu có thời gian mà nghĩ ra mấy việc tào lao, vớ vẩn như thế....)
Lúc đọc thớt của cụ Đốc.. em nhớ chi tiết cụ Nguyễn Huệ sai đánh công chúa Ngọc Hân 20 roi. Tội là le ve bênh mẹ. Đợi đấy mà gửi đào với quất..không cẩn thận cụ ấy gửi gậy đẽo từ gỗ đào về thì có....he he. Mấy ông văn hoa chích chòe chắc ko ăn sáng say thuốc lào nghĩ ra 🤣🤣
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Lúc đọc thớt của cụ Đốc.. em nhớ chi tiết cụ Nguyễn Huệ sai đánh công chúa Ngọc Hân 20 roi. Tội là le ve bênh mẹ. Đợi đấy mà gửi đào với quất..không cẩn thận cụ ấy gửi gậy đẽo từ gỗ đào về thì có....he he. Mấy ông văn hoa chích chòe chắc ko ăn sáng say thuốc lào nghĩ ra 🤣🤣
Văn học nghệ thuật, phim ảnh, tuồng chèo...thì hư cấu cho hay cũng là bình thuờng, cụ ạ... Có điều cần phân biệt rõ cái nào là đúng lịch sử, cái nào là hư cấu thôi...
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Thật hoàn toàn đấy cụ Đốc. Em nghe trực tiếp , Chuyện gần rợn như vậy ngay thập kỷ cuối 60, đầu 70 . Nhưng em ko dám bi bô trên này..
Triều đình nhà Nguyễn thời đó nát quá, buộc phải thuê lính TQ, rồi bắt tay cả với bọn thổ phỉ, bọn cuớp nguời TQ để đánh Pháp...
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,365 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Đền Quan Lớn Tuần Tranh, năm 1920s.
Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên [nay thuộc thị trấn Ninh Giang]. Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh
Khi quân Pháp chiếm tỉnh Hải Dương và Ninh Giang, xây đồn bốt gần khu vực đền nên nhân dân chuyển đền về phía Bắc đền cũ [hiện nay là doanh trại Lữ đoàn 513 Quân khu 3]. Từ năm 1941 đến 1945, đền Tranh được tôn tạo rộng lớn, kiến trúc theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc", 5 nếp nhà nối liền nhau với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau.
Năm 1946, vì cuộc tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo dỡ, chỉ để lại một phần cung cấm để thờ tự.
Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại.
Năm 1966, do nhu cầu mở rộng doanh trại của quân đội, nên nhân dân địa phương cùng Lữ đoàn 513 chuyển 3 gian hậu cung về dựng tại địa điểm mới, cách đền cũ 300 m về phía Bắc chính là vị trí hiện nay.
Năm 1996 đền được xây dựng 7 gian tiền tế; Ngày 3 tháng 6 năm 1999, khởi công xây dựng nhà trung từ; năm 2004 hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung; năm 2006 xây dựng đông vu và nhà hóa sớ.
Công trình hiện nay khá hoành tráng với kinh phí xây dựng do nhân dân công đức.
Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian mà điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh.

1695691597295.jpg




Em tìm trên Goole thấy ngôi Đền này được dựng lại phần cổng khá tương tự công trình xưa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top