[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
494
Động cơ
11,449 Mã lực
Cám ơn cụ.
Mà hình như nhân vật chính trong phim võ thuật Hoàng Phi Hồng là có thật, ông ta dạy võ cho quân cờ đen phải ko cụ ?
Hoàng Phi Hồng có thật mà cụ, tuy nhiên lên phim Tàu thì chắc cũng chế cháo nhiều nên theo em để giải trí thôi.
Theo tài liệu của Tàu thì HPH hợp tác với LVP năm 1888, lúc đó đã kết thúc chiến tranh Pháp-Thanh, LVP không nắm quân Cờ đen nữa mà về TQ theo phe cờ...Hoàng Long, tức là làm quan cho nhà Thanh rồi. :)
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,768
Động cơ
289,023 Mã lực
Hoàng Phi Hồng có thật mà cụ, tuy nhiên lên phim Tàu thì chắc cũng chế cháo nhiều nên theo em để giải trí thôi.
Theo tài liệu của Tàu thì HPH hợp tác với LVP năm 1888, lúc đó đã kết thúc chiến tranh Pháp-Thanh, LVP không nắm quân Cờ đen nữa mà về TQ theo phe cờ...Hoàng Long, tức là làm quan cho nhà Thanh rồi. :)
Vâng cụ. Em bị các ông Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đan ... lừa cũng nhiều 🤣.
Đến khi có 1 lần có lẽ phải tầm trước năm 2000 . Em mở TV và thấy thi đấu giải Võ Tán Thủ Mở Rộng gì gì đó..có các võ sĩ TQ sang thi đấu. Nói võ sĩ TQ làm em tưởng tượng họ nhảy như nhái bén , quyền cước phải như chong chóng, mưa không chui lọt..🤣.
Đến khi cụ bình luận viên nói : các vs VN chủ yếu xuất thân từ Vật Hà Tây đc huấn luyện sang Tán Thủ nên áp đảo các vs TQ dễ dàng vv.. ngó lại màn hình thấy thất vọng với các vs Tàu .
Đến khi anh chàng Từ Hiểu Đông bên Tàu cứ đấm các sư phụ kiểu " quỷ cốc tiên sinh " như đấm trẻ con thì em mới biết họ toàn lòe thôi. Mấy ông Tàu còn bị các ông Thái thịt như thường ngay tại TQ làm em tỉnh ngủ hẳn cụ ạ .. he he . Nghĩ mình ngây thơ thật.🤣
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Để vào phục vụ vua, các thái giám phải hy sinh cả "bộ ấm chén" thì mấy vụ này nhằm nhò gì... Em e là các thái giám còn phải trực tiếp dùng tay rửa "mít" và lau chùi "mít" cho vua cho sạch ấy chứ...

Mấy cái vụ này chắc cũng ko có sách vở nào ghi lại, có khi nguời đời sau suy đoán mà thôi...

Em nhớ bộ phim "Đêm hội Long trì", có đoạn một thái phi vào phục vụ Trịnh Sâm, sau khi tắm bằng nuớc thơm thì cứ đc Thái giám dẫn vào trong tình trạng nồng nỗng, ko mảnh vải che thân... Chắc các nhà làm phim cũng suy đoán ra thôi chứ chả rõ quy định và thực tế thời đó nó là thế nào...
Khi tiếp cận vua, cung phi không được mặc quần áo để phòng ám sát. Cung phi phải đi cúi người, không được nhìn thấy mặt vua. Thái giám canh giờ, nhắc nhở vua phải kết thúc hành sự để giữ sức khoẻ. Khi xong việc, cung nữa ra, thái giám quấn khăn cho cung nữ và hỏi nhà vua có giữ tinh trùnh để thụ thai hay không? Vua Ok thì giữ, thường là vua nố "không", thì thái giám dốc ngược cung nữ và làm thủ thuật để loại bỏ tinh trùnh nhà vua, Tất cả quá trình vua hành sự được ghi chép cẩn thận để sau này biết những "lý lịch" những người con của vua. Không ít cung nữa không làm đúng nghi thứ bị bỏ ngục đấy ạ
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Cám ơn cụ.
Mà hình như nhân vật chính trong phim võ thuật Hoàng Phi Hồng là có thật, ông ta dạy võ cho quân cờ đen phải ko cụ ?
Nhân vật này là có thật, tuy nhiên thực tế chắc là không đc hoành tráng như trong phim... Đọc trên mạng, wiki... thì ông này là một võ sư, thầy thuốc..., về già có đc Lưu Vĩnh Phúc mời làm giáo viên võ thuật cho quân lính của mình... (Lưu Vĩnh Phúc cũng chỉ xuất thân từ một gia đình bần nông, cả đời ko biết chữ..., theo dư đảng của Thái Bình Thiên quốc đi ăn cuớp, rồi leo dần lên... Tuớng như vậy thì quân Cờ đen chắc chủ yếu toàn những nguời xuất thân đói nghèo, thất học, đi ăn cuớp...)

Ảnh ông này lúc trẻ và về già đây... (Cụ nào thạo về phần mềm chỉnh sửa ảnh AI, làm lại cho đẹp thì tốt quá... ) HPH khi trẻ nhìn cũng khá đẹp, ông này có đôi tai rất to và dài...

8b8a4e4fccb645029660fbe98f4ef3-2211-2502-1526378945.jpg
Wong_Fei-hung_-_Kwong_Kei-tim.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
Em có nhớ mang máng. Câu chuyện 1 cậu bé bị Lao hay Hen gì đó. Cha mẹ cậu đã làm vậy với hy vọng cứu đc cậu.
Dược - tác phẩm viết về quan niệm ăn bánh bao tẩm máu sẽ chữa được bệnh lao. Phân tích tác phẩm này có người cho rằng Lỗ Tấn ngầm ám chỉ Trung Quốc thời đó như người bệnh nặng nhưng vẫn lạc hậu mê tín.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
Để vào phục vụ vua, các thái giám phải hy sinh cả "bộ ấm chén" thì mấy vụ này nhằm nhò gì... Em e là các thái giám còn phải trực tiếp dùng tay rửa "mít" và lau chùi "mít" cho vua cho sạch ấy chứ...

Mấy cái vụ này chắc cũng ko có sách vở nào ghi lại, có khi nguời đời sau suy đoán mà thôi...

Em nhớ bộ phim "Đêm hội Long trì", có đoạn một thái phi vào phục vụ Trịnh Sâm, sau khi tắm bằng nuớc thơm thì cứ đc Thái giám dẫn vào trong tình trạng nồng nỗng, ko mảnh vải che thân... Chắc các nhà làm phim cũng suy đoán ra thôi chứ chả rõ quy định và thực tế thời đó nó là thế nào...
Khi tiếp cận vua, cung phi không được mặc quần áo để phòng ám sát. Cung phi phải đi cúi người, không được nhìn thấy mặt vua. Thái giám canh giờ, nhắc nhở vua phải kết thúc hành sự để giữ sức khoẻ. Khi xong việc, cung nữa ra, thái giám quấn khăn cho cung nữ và hỏi nhà vua có giữ tinh trùnh để thụ thai hay không? Vua Ok thì giữ, thường là vua nố "không", thì thái giám dốc ngược cung nữ và làm thủ thuật để loại bỏ tinh trùnh nhà vua, Tất cả quá trình vua hành sự được ghi chép cẩn thận để sau này biết những "lý lịch" những người con của vua. Không ít cung nữa không làm đúng nghi thứ bị bỏ ngục đấy ạ
Ngày xưa em xem chèo Cô Son có chú ý đến một chi tiết là thê thiếp cấp thấp của Minh Mạng nếu được gọi thị tẩm thì phải bịt mắt. Vì muốn thấy mặt chồng nên cô Son đã bỏ khăn bịt mắt ra và bị khép tội khi quân, suýt bị xử tử. Anh Quốc Chiêm kép chính vai Khóa Hồng năm đó giờ cũng to cả chức lẫn cả người rồi :)
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
446
Động cơ
778,427 Mã lực
Nịnh nọt xếp thì ác liệt rồi, nhiều năm làm nhà nước em không lạ tí nào.
Nhưng mà, xếp sắp về hưu thì bách nhục, ít nhất là về mặt đàn em đối xử, đứa nào lúc xếp đương chức nịnh nhiều nhất, thì cũng trở mặt nhanh nhất.
Em chứng kiến ông xếp cũ, còn vài ngày nữa là xếp nghỉ hẳn, ông ta muốn lái xe đưa về quê có chút việc, lái xe lạnh lùng bảo xe em chiều nay phải đi rửa sạch sẽ để đón lãnh đạo mới.
Xếp nhìn quanh không một ai để ý, ông lên phòng cũng chả có ma nào đem nước lên mời, chán quay xuống bảo em:
- mày đánh xe đưa chú về quê 1 ngày ...
Em ngần ngại vì chưa xin phép, ông thấy thế tưởng em sợ tiền nong, ông móc ví lấy ra 5 triệu bảo chú gửi tiền xăng xe, ăn uống.
Lúc đương chức, ông có đì tên phó phòng tổng hợp, ông đì hắn đến mức hắn phải nghỉ sang cơ quan khác, rồi sau đó nghỉ ra ngoài làm.
Rồi có hôm ông đi ăn cỗ, gặp hắn ở nhà hàng, hắn sang mời rượu nhưng chủ yếu là cà khịa, hắn mời rượu ông từ chối, thế là hắn đổ rượu vào mặt xếp cũ rồi cầm chén đập vào đầu, may không sao.
Sau vụ ấy xếp chuyển hẳn về quê ở.
Nhưng để đến mức độ sắp nghỉ hưu thôi mà nhân viên tỏ thái độ ra mặt như thế thì ông xếp cũ của cụ chắc cũng chả ra gì trong thời gian làm lãnh đạo. Có phải vậy không hả cụ Đốc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng để đến mức độ sắp nghỉ hưu thôi mà nhân viên tỏ thái độ ra mặt như thế thì ông xếp cũ của cụ chắc cũng chả ra gì trong thời gian làm lãnh đạo. Có phải vậy không hả cụ Đốc.
Quá đúng, ông rất ưa nịnh hót, tính độc đoán, gia trưởng, mà, ăn uống cũng dày ác liệt, lại hay nghi ngờ, cái gì cũng sợ người ta ăn mất.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Nịnh nọt xếp thì ác liệt rồi, nhiều năm làm nhà nước em không lạ tí nào.
Nhưng mà, xếp sắp về hưu thì bách nhục, ít nhất là về mặt đàn em đối xử, đứa nào lúc xếp đương chức nịnh nhiều nhất, thì cũng trở mặt nhanh nhất.
Em chứng kiến ông xếp cũ, còn vài ngày nữa là xếp nghỉ hẳn, ông ta muốn lái xe đưa về quê có chút việc, lái xe lạnh lùng bảo xe em chiều nay phải đi rửa sạch sẽ để đón lãnh đạo mới.
Xếp nhìn quanh không một ai để ý, ông lên phòng cũng chả có ma nào đem nước lên mời, chán quay xuống bảo em:
- mày đánh xe đưa chú về quê 1 ngày ...
Em ngần ngại vì chưa xin phép, ông thấy thế tưởng em sợ tiền nong, ông móc ví lấy ra 5 triệu bảo chú gửi tiền xăng xe, ăn uống.
Lúc đương chức, ông có đì tên phó phòng tổng hợp, ông đì hắn đến mức hắn phải nghỉ sang cơ quan khác, rồi sau đó nghỉ ra ngoài làm.
Rồi có hôm ông đi ăn cỗ, gặp hắn ở nhà hàng, hắn sang mời rượu nhưng chủ yếu là cà khịa, hắn mời rượu ông từ chối, thế là hắn đổ rượu vào mặt xếp cũ rồi cầm chén đập vào đầu, may không sao.
Sau vụ ấy xếp chuyển hẳn về quê ở.
Thế cụ có cầm 5 trẹo ý không?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đền Quan Lớn Tuần Tranh, năm 1920s.
Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên [nay thuộc thị trấn Ninh Giang]. Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh
Khi quân Pháp chiếm tỉnh Hải Dương và Ninh Giang, xây đồn bốt gần khu vực đền nên nhân dân chuyển đền về phía Bắc đền cũ [hiện nay là doanh trại Lữ đoàn 513 Quân khu 3]. Từ năm 1941 đến 1945, đền Tranh được tôn tạo rộng lớn, kiến trúc theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc", 5 nếp nhà nối liền nhau với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau.
Năm 1946, vì cuộc tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo dỡ, chỉ để lại một phần cung cấm để thờ tự.
Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại.
Năm 1966, do nhu cầu mở rộng doanh trại của quân đội, nên nhân dân địa phương cùng Lữ đoàn 513 chuyển 3 gian hậu cung về dựng tại địa điểm mới, cách đền cũ 300 m về phía Bắc chính là vị trí hiện nay.
Năm 1996 đền được xây dựng 7 gian tiền tế; Ngày 3 tháng 6 năm 1999, khởi công xây dựng nhà trung từ; năm 2004 hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung; năm 2006 xây dựng đông vu và nhà hóa sớ.
Công trình hiện nay khá hoành tráng với kinh phí xây dựng do nhân dân công đức.
Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian mà điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh.

1695691597295.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thế cụ có cầm 5 trẹo ý không?
Em cầm làm gì, bảo chú cất đi, tí nữa cháu xin phép nghỉ đưa chú về.
Em lúc ấy chạy co Isuzu Hi-lander, bản Street custom, máy nổ kêu váng, xếp bảo cháu nên thay xe đi.
Mà lúc đương chức, xếp cũng đì em ác liệt, chuyên môn thì không nói, nhưng hễ có gì cất nhắc, bổ nhiệm, là xếp viện lý do em dân Công giáo nên toàn nói câu:
- Tôi và ban lãnh đạo cơ quan sẽ xem xét, vì anh chưa phải Đ.v.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi tiếp cận vua, cung phi không được mặc quần áo để phòng ám sát. Cung phi phải đi cúi người, không được nhìn thấy mặt vua. Thái giám canh giờ, nhắc nhở vua phải kết thúc hành sự để giữ sức khoẻ. Khi xong việc, cung nữa ra, thái giám quấn khăn cho cung nữ và hỏi nhà vua có giữ tinh trùnh để thụ thai hay không? Vua Ok thì giữ, thường là vua nố "không", thì thái giám dốc ngược cung nữ và làm thủ thuật để loại bỏ tinh trùnh nhà vua, Tất cả quá trình vua hành sự được ghi chép cẩn thận để sau này biết những "lý lịch" những người con của vua. Không ít cung nữa không làm đúng nghi thứ bị bỏ ngục đấy ạ
Cụ Ngao nói quá đúng, hehehe.
Tuy nhiên, phận cung nữ và Thái giám thời Nguyễn còn thảm-hại hơn các thời trước, do nhà Nguyễn nghiêm cấm việc thái giám tham chính, nghiêm cấm hậu cung xen vào việc quốc sự [ cái này vua Tự Đức ngoại lệ, lý do là báo hiếu mẹ].
Thời Minh Mạng, ban ra gần 2.000 từ cấm kỵ húy, các cung nữ mở miệng ra trót kỵ húy là bay đầu, nên có cô vào cung gần một năm không dám mở miệng.
Có cung nữ đứng hầu vua Minh Mạng, do mệt mỏi quá, nên khẽ chạm tay vào má vua, Minh Mạng lập tức lôi ra ngoài chém.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Em cầm làm gì, bảo chú cất đi, tí nữa cháu xin phép nghỉ đưa chú về.
Em lúc ấy chạy co Isuzu Hi-lander, bản Street custom, máy nổ kêu váng, xếp bảo cháu nên thay xe đi.
Mà lúc đương chức, xếp cũng đì em ác liệt, chuyên môn thì không nói, nhưng hễ có gì cất nhắc, bổ nhiệm, là xếp viện lý do em dân Công giáo nên toàn nói câu:
- Tôi và ban lãnh đạo cơ quan sẽ xem xét, vì anh chưa phải Đ.v.
Hehehehe.
Nhiều món sếp quả thực là có những "Đức tính" và việc làm không thể lý giải được. Bọn em nhiều khi vẫn đùa với nhau. Đầu mình chạy hệ Android nên không thể hiểu được sếp vì đầu sếp chạy IOS
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
446
Động cơ
778,427 Mã lực
Em cầm làm gì, bảo chú cất đi, tí nữa cháu xin phép nghỉ đưa chú về.
Em lúc ấy chạy co Isuzu Hi-lander, bản Street custom, máy nổ kêu váng, xếp bảo cháu nên thay xe đi.
Mà lúc đương chức, xếp cũng đì em ác liệt, chuyên môn thì không nói, nhưng hễ có gì cất nhắc, bổ nhiệm, là xếp viện lý do em dân Công giáo nên toàn nói câu:
- Tôi và ban lãnh đạo cơ quan sẽ xem xét, vì anh chưa phải Đ.v.
Những ông như thế, kết cục chả có hậu tí nào.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hehehehe.
Nhiều món sếp quả thực là có những "Đức tính" và việc làm không thể lý giải được. Bọn em nhiều khi vẫn đùa với nhau. Đầu mình chạy hệ Android nên không thể hiểu được sếp vì đầu sếp chạy IOS
Xời cụ, lúc đương chức, xếp hét ra lửa, thôi thì cứ mỗi dịp nhà xếp có việc, các nhân viên thay nhau túc trực, tranh nhau làm lấy lòng xếp.
Tết, nhà xếp chật quà, có lần em đến chúc Tết, cũng chỉ có chút quà và cái phong bì mỏng , xếp bà để một góc nhà, qua Tết tầm rằm, xếp nhờ đến sửa cái máy tính cho con, em chạnh lòng thấy gói quà của mình và mấy gói quà khác vẫn để nguyên chỗ cũ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đền quan lớn Tuần Tranh, năm 1920s.
1695696301473.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Vào khoảng năm.1956-1959, các cụ nho học uyên thâm thuộc ban Văn Sử Địa miền Bắc, như cụ Hoa Bằng, Nguyễn Trọng Giáp...có ra ấn phẩm Văn Sử Địa...nội dung cũng rất hay, các cụ có sự nghiên cứu rất cẩn thận tư liệu.
Trong đó, loạt bài về quân Cờ Đen, dù đã ít nhiều cũng có việc phải ca ngợi, thì những tội ác của chúng cũng được các cụ viết lại thông qua lời kể của những nhân chứng trực tiếp, và, lúc đó họ còn sống.
Câu thành ngữ: " quân uống máu người không tanh" là dân ta gọi quân Cờ Đen, vì chúng ăn thịt người.
Đích thân cụ đầu bếp cho chúng kể:
- khi còn đóng quân ở Phủ Hoài, một buổi kia 5,6 tên lính Cờ Đen uống rượu, rượu vào mà hết đồ nhắm, chúng bèn đứng dậy xách đao ra đi, bất ngờ chúng gặp một người đánh dậm, mắt toét, nhưng trông da dẻ lại hồng hào, béo trắng, thế là chúng xông đến dùng đao chém chết, rồi mổ bụng moi tim gan và nội tạng đem về bắt cụ đầu bếp nấu cho chúng nó uống rượu.
Và còn nhiều chuyện rùng rợn hơn, để em.post dần.
LuongTamKy.jpg

Một trong những nhân vật có liên quan đến quân Cờ Đen là Lương Tam Kỳ, ông này là tướng của Lưu Vĩnh Phúc, ko chịu về TQ sau chiến tranh Pháp - Thanh. Em khá quan tâm đến nhân vật này vì ông này chiếm cứ ở vùng Chợ Chu (Định Hoá, Thái Nguyên) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và được coi là cộng tác với Pháp giết hại Hoàng Hoa Thám. Hiện nay con cháu của ông Lương Tam Kỳ vẫn đang sống ở Thái Nguyên và cho rằng việc này là chưa chính xác (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Lương_Tam_Kỳ).
Cụ doctor76 có thêm thông tin đáng tin gì về nhân vật này không?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cây cầu có mái che ở Ninh Bình, 1920s.
Không rõ có phải cầu Lưu Quang bây giờ không???

1000004852-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LuongTamKy.jpg

Một trong những nhân vật có liên quan đến quân Cờ Đen là Lương Tam Kỳ, ông này là tướng của Lưu Vĩnh Phúc, ko chịu về TQ sau chiến tranh Pháp - Thanh. Em khá quan tâm đến nhân vật này vì ông này chiếm cứ ở vùng Chợ Chu (Định Hoá, Thái Nguyên) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và được coi là cộng tác với Pháp giết hại Hoàng Hoa Thám. Hiện nay con cháu của ông Lương Tam Kỳ vẫn đang sống ở Thái Nguyên và cho rằng việc này là chưa chính xác (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Lương_Tam_Kỳ).
Cụ doctor76 có thêm thông tin đáng tin gì về nhân vật này không?
Có mấy bản báo cáo của Pháp, hiện lưu tại thư viện Bộ Quốc phòng Pháp, trung tâm lưu trữ Hải ngoại.
1. Báo cáo của Richy, Đồn trưởng đồn Chợ Gồ gửi cho sĩ quan chỉ huy quân Pháp ở Phủ Lạng Thương, đề ngày 10/02/1913 về việc Đề Thám bị giết, cho biết:
“Vào sáng ngày 10 tháng 2 năm 1913, ba tên thủ hạ người Hoa [bọn này trước đã ra đầu hàng] trong đó có Lý Bắc trước đây là tá điền của Đề Thám đã giúp sức đắc lực trong việc giết Đề Thám trong lúc ông đang ngủ vào khoảng 5h sáng”. [Hồ sơ số 36.211, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp]

2.Báo cáo số 67 đề ngày 10/2/1913 của viên Phụ trách Khu Đại lý hành chính [Délégué de la Délégation administrative] Pháp ở Nhã Nam gửi cho viên Công sứ Pháp ở Bắc Giang cũng nói rằng vào lúc 5h sáng ngày 10 tháng 02 năm 1913, những tên người Hoa ra đầu thú quân Pháp đã mang đầu của Đề Thám đến trình báo cho Richy.

3. Báo cáo của viên đội người Pháp là Demariaux cho biết mình đã đến tận nơi ẩn náu của Đề Thám khi ông mới bị giết theo sự dẫn đường của Lý Bắc để xác minh sự việc. Demariaux đã mô tả chi tiết như sau:
“Đề Thám ở trong một cái hang khoảng trên 10 m2, đào sâu xuống đất thành một cái hầm khoảng 2 m2 để làm chỗ ngủ. Đề Thám mặc bộ quần áo màu chàm giống như trang phục của người Thổ, thân thể ông không thể hiện những nét như của một người trên 50 tuổi mà còn rất săn chắc, không có nhiều nốt ruồi như những người Thổ khác, chỉ có một vài vết mờ trên thân thể, cằm phải có một cái sẹo…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ảnh chụp Hồ Gươm, Tháp Rùa với tượng Nữ thần Tự Do trên đỉnh, khoảng 1890.
Tượng được đem triển lãm ở hội chợ Đấu Xảo tại Hà Nội [nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô] vào năm 1887.
1695647604938.jpg

Ngày 15-3-1887, tại Trường Thi (nơi nhà Nguyễn tổ chức kỳ thi Hương ở Bắc kỳ, nay là Thư viện Quốc gia, phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra Triển lãm kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ Bắc kỳ bảo trợ. Việc tổ chức triển lãm nhằm khuếch trương sức mạnh cũng như khoa học công nghệ của nước Pháp đồng thời nhằm “khai hóa văn minh cho dân chúng An Nam”.
Phiên bản Tượng Thần Tự do bằng 1/16 phiên bản thật, người Pháp mang sang trưng bày ở triển lãm này. Tượng cao 2 mét 10, cả tay giơ lên là 2 mét 85
Khu đất đó rộng 75.000 mét vuông, vốn là trường thi Hương Hà Nội. Người Pháp mượn Kinh lược Hà Nội khu đất này để làm triển lãm, sau đó phải trả lại làm chỗ thi. Khu đất đó nay là chỗ Thư viện Quốc gia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, có phố Trường Thi, Hà Nội chạy qua
Còn Đấu Xảo lúc đó còn là Sân quần ngựa, phải hơn thập kỷ sau mới rời sân quần ngựa để lấy chỗ xây dựng Đấu Xảo, và khánh thành tháng 11 năm 1902, cho nên năm 1887 chưa thể trình diễn tại Đấu Xảo được
Trong lúc tượng chuẩn bị đưa trả về Pháp, thì một số người “mượn” tượng đưa về trưng bày ở Hội Tương tế Bắc Kỳ phố Mã Mây một thời gian.
Sau đó chính quyền Pháp quyết định không mang tượng về Pháp nữa và tặng luôn cho Hà Nội, thế là tượng được dựng ở Vườn hoa Chí Linh, tượng đài Lê Thái Tổ ngày nay
Thống sứ Bắc Kỳ Paul Bert chết bệnh năm 1886. Con gái và con rể ông quyên tiền dựng tượng ông. Năm 1890 bức tượng Paul Bert khánh thành. do vậy phải hạ bệ tượng Thần Tự Do và chuyển lên nóc Tháp Rùa
Sau này người Pháp thấy chướng (dĩ nhiên), nên 1896, đã dỡ tượng đi, đưa về đặt ở Vuòn hoa Cửa Nam, dân ta gọi là Tượng Bà Đầm Xoè
PS. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải và một số người khác cũng bị lầm lẫn việc này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top