- Biển số
- OF-726544
- Ngày cấp bằng
- 22/4/20
- Số km
- 3,645
- Động cơ
- 131,021 Mã lực
Đa tạ cụ nhiều.Chùa Hương Canh, ảnh chụp 1890.
Là một ngôi chùa lớn và rất đẹp.
Ảnh đã được các cụ cao niên xác nhận.
Em đính chính đây là Đình Hương Canh cụ ạ. Còn Chùa Hương Canh (tên chữ là Chùa Kính Phúc, tên dân gian các cụ gọi là Chùa Cả. Còn 1 chùa nữa gọi là Chùa Lẽ vì Hương Canh có 3 đình, 2 chùa) thì ở phía tay trái đình này. Cách nhau vài bước chân như cái ảnh dưới đây:
- Quần thể bên phải có cờ đỏ là Chùa Hương Canh. Cái nhà trình gần cột cờ chính là lớp học vỡ lòng của em những năm đầu 80s. Còn tòa thờ chính phía sau là nơi thờ và để tượng. Học ở đây nhưng cá nhân em không dám bén mảng qua cái sân ở giữa để lên trên chùa vì sợ mấy ông phật mặt mũi đỏ gay, râu tóc dữ tợn (Ông Ác) hay ông mặt trắng như vôi (Ông Thiện).
- Còn quần thể phía trái là Đình Hương Canh.
Cái tên Đình Hương Canh nhiều cụ còn hiểu chưa cụ thể lắm, ngay cả lớp trẻ ở làng cũng nhiều em không biết.
Nguyên do là thế này: Xưa kia xã em có 3 làng: Ngọc Canh, Hương Canh, Tiên Canh ở kề sát nhau nên gọi là xã Tam Canh (Giấy CMTND đầu tiên của em vẫn ghi tên này). Mỗi làng có 1 ngôi đình rất to gọi tên theo tên làng. Gần mỗi đình đều có 1 cái hồ có thể là nơi xưa lấy đất đóng gạch ngói xây đình và cũng là tạo cảnh quan. Em đã đi nhiều nơi có thể nói đây là 3 trong số những ngôi đình to đẹp nhất Việt Nam. Có cụ TRẦN NGỌC ĐÔNG (em ko nhớ là cụ nào) sưu tầm câu đối ở Chùa Hương Canh như thế này. Cụ doctor76 xem dịch có chuẩn không cụ?
Đình trên ảnh là Đình Hương Canh, còn Đình Ngọc Canh cách đình này khoảng 300m, Đình Tiên Canh cách đình này tầm hơn 1km. Kiến trúc như trong ảnh phục chế này khi em lớn lên vẫn còn y chang thế. Nếu các cụ đến 3 cái đình này thì nhìn hàng cột cũng đủ choáng. Mỗi đình có ngót 50 cái cột. Cột cái chu vi cỡ 2,4 mét. Cột con cũng gần 2 mét. Mà toàn gỗ lim.
Hồi bé đi học là em đi xuyên qua Đình Ngọc Canh để đến lớp ở Chùa Hương Canh ở cạnh cái Đình Hương Canh này. Và do nó ở gần lớp học của em nên có rất nhiều kỷ niệm thơ ấu ở đây.
Hehehe, nhiều CANH quá các cụ nghe nó hơi rối não nhỉ. Nhưng nó là quê em nên em có hứng.
Em search vài bức ảnh khoe về quê em với các cụ.
Đây là ảnh ký họa không rõ từ đời nào. Có cái triện chữ nho kia chắc cũng phải từ những năm thế kỷ 19.
Đây là ảnh chắc khoảng những năm 1980-1990. Cái vườn nhỏ phía trái hồi tụi em hay nhảy vào chơi còn có 1 con rùa đá dài cả mét nữa nổi, nửa bị đất lấp. Trên lưng còn có lỗ để tra cái chân con hạc gỗ vào. Chả hiểu sao cụ rùa lại bò từ trong ban thờ ra ngoài vườn từ bao giờ. Bọn em hè nhau vần nhưng không nổi vì sức trẻ con suy dinh dưỡng. Sau này em không rõ khi tín ngưỡng phục hưng có bê cụ rùa này quay trở lại trong ban thờ không.
Đây là hình ảnh từ ngoài đường vào. Ảnh này chắc mới chụp 1-2 chục năm nay. Gốc bàng kia thế hệ từ 5-6-7X gọi là Gốc bàng Bà Lân vì ngày xưa có bạ cụ tên Lân ngồi bán kẹo bột cho trẻ con bọn em (giống như cái bà bán hàng trong ảnh kia)
Đối diện gốc bàng Bà Lân là Gốc bàng Bà Toàn (1 cụ tên Toàn ngồi đối diện, cũng bán đồ như cụ Lân). Nên cặp từ Bà Lân-Bà Toàn là nhiều người Hương Canh rất quen thuộc.
Đây là ảnh Đình Hương Canh những năm gần đây sau khi được trùng tu. Nhìn thì mới hơn nhưng nhiều người không ưng, trong đó có cả em vì trùng tu theo công nghệ ĐẬP ĐI-XÂY MỚI.
Chỉnh sửa cuối: