[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Chùa Hương Canh, ảnh chụp 1890.
Là một ngôi chùa lớn và rất đẹp.
Ảnh đã được các cụ cao niên xác nhận.
Đa tạ cụ nhiều.

Em đính chính đây là Đình Hương Canh cụ ạ. Còn Chùa Hương Canh (tên chữ là Chùa Kính Phúc, tên dân gian các cụ gọi là Chùa Cả. Còn 1 chùa nữa gọi là Chùa Lẽ vì Hương Canh có 3 đình, 2 chùa) thì ở phía tay trái đình này. Cách nhau vài bước chân như cái ảnh dưới đây:
- Quần thể bên phải có cờ đỏ là Chùa Hương Canh. Cái nhà trình gần cột cờ chính là lớp học vỡ lòng của em những năm đầu 80s. Còn tòa thờ chính phía sau là nơi thờ và để tượng. Học ở đây nhưng cá nhân em không dám bén mảng qua cái sân ở giữa để lên trên chùa vì sợ mấy ông phật mặt mũi đỏ gay, râu tóc dữ tợn (Ông Ác) hay ông mặt trắng như vôi (Ông Thiện).
- Còn quần thể phía trái là Đình Hương Canh.
toan-canh-lang-gom-huong-canh.jpg


Cái tên Đình Hương Canh nhiều cụ còn hiểu chưa cụ thể lắm, ngay cả lớp trẻ ở làng cũng nhiều em không biết.

Nguyên do là thế này: Xưa kia xã em có 3 làng: Ngọc Canh, Hương Canh, Tiên Canh ở kề sát nhau nên gọi là xã Tam Canh (Giấy CMTND đầu tiên của em vẫn ghi tên này). Mỗi làng có 1 ngôi đình rất to gọi tên theo tên làng. Gần mỗi đình đều có 1 cái hồ có thể là nơi xưa lấy đất đóng gạch ngói xây đình và cũng là tạo cảnh quan. Em đã đi nhiều nơi có thể nói đây là 3 trong số những ngôi đình to đẹp nhất Việt Nam. Có cụ TRẦN NGỌC ĐÔNG (em ko nhớ là cụ nào) sưu tầm câu đối ở Chùa Hương Canh như thế này. Cụ doctor76 xem dịch có chuẩn không cụ?

1693923635626.png


Đình trên ảnh là Đình Hương Canh, còn Đình Ngọc Canh cách đình này khoảng 300m, Đình Tiên Canh cách đình này tầm hơn 1km. Kiến trúc như trong ảnh phục chế này khi em lớn lên vẫn còn y chang thế. Nếu các cụ đến 3 cái đình này thì nhìn hàng cột cũng đủ choáng. Mỗi đình có ngót 50 cái cột. Cột cái chu vi cỡ 2,4 mét. Cột con cũng gần 2 mét. Mà toàn gỗ lim.

Hồi bé đi học là em đi xuyên qua Đình Ngọc Canh để đến lớp ở Chùa Hương Canh ở cạnh cái Đình Hương Canh này. Và do nó ở gần lớp học của em nên có rất nhiều kỷ niệm thơ ấu ở đây.

Hehehe, nhiều CANH quá các cụ nghe nó hơi rối não nhỉ. Nhưng nó là quê em nên em có hứng.

Em search vài bức ảnh khoe về quê em với các cụ.

Đây là ảnh ký họa không rõ từ đời nào. Có cái triện chữ nho kia chắc cũng phải từ những năm thế kỷ 19.

phuc043.jpg


Đây là ảnh chắc khoảng những năm 1980-1990. Cái vườn nhỏ phía trái hồi tụi em hay nhảy vào chơi còn có 1 con rùa đá dài cả mét nữa nổi, nửa bị đất lấp. Trên lưng còn có lỗ để tra cái chân con hạc gỗ vào. Chả hiểu sao cụ rùa lại bò từ trong ban thờ ra ngoài vườn từ bao giờ. Bọn em hè nhau vần nhưng không nổi vì sức trẻ con suy dinh dưỡng. Sau này em không rõ khi tín ngưỡng phục hưng có bê cụ rùa này quay trở lại trong ban thờ không.
dinh-huong-canh.jpg


Đây là hình ảnh từ ngoài đường vào. Ảnh này chắc mới chụp 1-2 chục năm nay. Gốc bàng kia thế hệ từ 5-6-7X gọi là Gốc bàng Bà Lân vì ngày xưa có bạ cụ tên Lân ngồi bán kẹo bột cho trẻ con bọn em (giống như cái bà bán hàng trong ảnh kia)
Đối diện gốc bàng Bà Lân là Gốc bàng Bà Toàn (1 cụ tên Toàn ngồi đối diện, cũng bán đồ như cụ Lân). Nên cặp từ Bà Lân-Bà Toàn là nhiều người Hương Canh rất quen thuộc.
huong-canh1.jpg


Đây là ảnh Đình Hương Canh những năm gần đây sau khi được trùng tu. Nhìn thì mới hơn nhưng nhiều người không ưng, trong đó có cả em vì trùng tu theo công nghệ ĐẬP ĐI-XÂY MỚI.
picture-044-1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,848 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Cụ Phan Bội Châu [ ngồi] và cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để [ đứng] ảnh chụp khoảng 1904.
Cụ Cường Để là cháu đích tôn đời thứ 5 của Hoàng tử Cảnh, con trưởng Gia Long.
Cụ Phan Bội Châu muốn làm cách mạng, đưa nước ta theo mô hình quân chủ lập hiến, bớt quyền lực của vua theo mô hình nước Anh.
Để danh chính ngôn thuận, lại nữa lúc bấy giờ các vua nhà Nguyễn dòng Minh Mạng đều yếu kém, nhận thấy có thể đưa dòng đích con cháu Hoàng tử Cảnh lên ngôi thì dân chúng sẽ ủng hộ, nên cụ đã mời cụ Cường Để tham gia, cụ Cường Để nhận lời, cùng nhau sang Nhật mưu tính dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp.
Con trai Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là ông Tráng Liệt, hình như giai đoạn 1949-1954 (QGVN của Quốc trưởng Bảo Đại) cũng từ Nhật về nước làm quan trong Chính phủ đúng ko cụ Đốc nhỉ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh vua Đồng Khánh [1864-1889] ông vua Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh. Người chụp là bác sĩ quân y Pháp Hocquard.

Vua Đồng Khánh là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn, một ông vua gây tranh cãi vì có những việc làm được cho là thân Pháp.
Ông làm vua trong thời gian khá ngắn ngủi, chỉ có 4 năm [ 1885-1889].
Ông có công đòi được các báu vật mà Pháp thu được trong cuộc nổi dậy của ông Tôn Thất Thuyết tại Huế năm 1885. Pháp đồng ý trao trả các báu vật gồm ấn triện, sách vàng và những đồ thờ tự bằng vàng bạc mang tính quốc bảo, vì thế mà hiện nay, Việt Nam vẫn còn giữ lại được khá nguyên vẹn các bảo vật của triều Nguyễn.
Lịch sử chụp ảnh của Hoàng gia nhà Nguyễn :
Khi xem những bức ảnh do đoàn sứ bộ nước Đại Nam mang về từ Pháp, vua Tự Đức cho đây là một điều đáng để học hỏi bèn truyền lệnh chọn người xuất ngoại đi Tây học cách chụp ảnh, người đó là ông Trương Văn Sán. Đến tháng 8 năm Mậu Dần (1878) ông Sán từ Pháp về nước trình bày “tiểu phép chụp ảnh”, vua Tự Đức sai bộ Công dựng cho ông một ngôi nhà ở kinh đô để chụp ảnh.
Mặc dù chủ trương cho học tập nghề chụp ảnh và ưu ái nghề này nhưng vua Tự Đức vẫn hoảng hồn về những quan niệm rằng chụp ảnh bị mất hồn vía nên ông đã không chụp bức ảnh nào.
Chỉ đến đời vua Đồng Khánh, khi đã bớt nặng nề về quan niệm, lại được Pháp đề nghị chụp ảnh để gửi về Pháp “cho biết mặt, tỏ rõ tình giao hiếu”, nên vua Đồng Khánh đã cho phép thợ ảnh chụp mình vào tháng Chạp năm Ất Dậu [tháng 1-1886].
Bức ảnh vua Đồng Khánh sau đó được rửa làm 2 bản, một gửi về Pháp, một nhà vua giữ lại.
Sách Đại Nam thực lục chính biên chép rằng: “Niên hiệu Đồng Khánh, Ất Dậu, tháng 12. Bấy giờ Phó đô thống Pháp bàn với đô thống đại thần ủy phái quan họa đồ ấn ảnh Đại Pháp đến điện đình in chân dung của vua, gửi về nước Pháp để tỏ tình giao hiếu với nhau. Viện thần nói: Quốc tục phương Tây, lấy việc ấy làm trọng xin nên y theo. Mới chọn ngày quang tạnh, vua mặc mũ, áo đại triều, ngồi ở điện Văn Minh cho quan Pháp chụp ảnh. Rồi chuẩn cho in thành hai tấm ảnh, 1 tấm để lại dâng lên, 1 tấm gửi về Pháp”
Tấm ảnh đầu tiên chụp vào mùa đông xứ Huế, trong điện Văn Minh không đủ ánh sáng nên tấm ảnh lịch sử của vua Đồng Khánh gửi cho chính phủ Pháp không rõ lắm. Tấm ảnh thứ nhất này vua đội mũ miện.
Vì thế về sau vua Đồng Khánh cho chụp lại, nhà vua mặc đại triều nhưng đầu lại quấn khăn chứ không đội mũ. Tấm ảnh thứ hai này rõ hơn và được phổ biến rộng trên sách báo từ đó đến nay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đa tạ cụ nhiều.

Em đính chính đây là Đình Hương Canh cụ ạ. Còn Chùa Hương Canh (tên chữ là Chùa Kính Phúc, tên dân gian các cụ gọi là Chùa Cả. Còn 1 chùa nữa gọi là Chùa Lẽ vì Hương Canh có 3 đình, 2 chùa) thì ở phía tay trái đình này. Cách nhau vài bước chân như cái ảnh dưới đây:
- Quần thể bên phải có cờ đỏ là Chùa Hương Canh. Cái nhà trình gần cột cờ chính là lớp học vỡ lòng của em những năm đầu 80s. Còn tòa thờ chính phía sau là nơi thờ và để tượng. Học ở đây nhưng cá nhân em không dám bén mảng qua cái sân ở giữa để lên trên chùa vì sợ mấy ông phật mặt mũi đỏ gay, râu tóc dữ tợn (Ông Ác) hay ông mặt trắng như vôi (Ông Thiện).
- Còn quần thể phía trái là Đình Hương Canh.
toan-canh-lang-gom-huong-canh.jpg


Cái tên Đình Hương Canh nhiều cụ còn hiểu chưa cụ thể lắm, ngay cả lớp trẻ ở làng cũng nhiều em không biết.

Nguyên do là thế này: Xưa kia xã em có 3 làng: Ngọc Canh, Hương Canh, Tiên Canh ở kề sát nhau nên gọi là xã Tam Canh (Giấy CMTND đầu tiên của em vẫn ghi tên này). Mỗi làng có 1 ngôi đình rất to gọi tên theo tên làng. Gần mỗi đình đều có 1 cái hồ có thể là nơi xưa lấy đất đóng gạch ngói xây đình và cũng là tạo cảnh quan. Em đã đi nhiều nơi có thể nói đây là 3 trong số những ngôi đình to đẹp nhất Việt Nam. Có cụ TRẦN NGỌC ĐÔNG (em ko nhớ là cụ nào) sưu tầm câu đối ở Chùa Hương Canh như thế này. Cụ doctor76 xem dịch có chuẩn không cụ?

View attachment 8065052

Đình trên ảnh là Đình Hương Canh, còn Đình Ngọc Canh cách đình này khoảng 300m, Đình Tiên Canh cách đình này tầm hơn 1km. Kiến trúc như trong ảnh phục chế này khi em lớn lên vẫn còn y chang thế. Nếu các cụ đến 3 cái đình này thì nhìn hàng cột cũng đủ choáng. Mỗi đình có ngót 50 cái cột. Cột cái chu vi cỡ 2,4 mét. Cột con cũng gần 2 mét. Mà toàn gỗ lim.

Hồi bé đi học là em đi xuyên qua Đình Ngọc Canh để đến lớp ở Chùa Hương Canh ở cạnh cái Đình Hương Canh này. Và do nó ở gần lớp học của em nên có rất nhiều kỷ niệm thơ ấu ở đây.

Hehehe, nhiều CANH quá các cụ nghe nó hơi rối não nhỉ. Nhưng nó là quê em nên em có hứng.

Em search vài bức ảnh khoe về quê em với các cụ.

Đây là ảnh ký họa không rõ từ đời nào. Có cái triện chữ nho kia chắc cũng phải từ những năm thế kỷ 19.

phuc043.jpg


Đây là ảnh chắc khoảng những năm 1980-1990. Cái vườn nhỏ phía trái hồi tụi em hay nhảy vào chơi còn có 1 con rùa đá dài cả mét nữa nổi, nửa bị đất lấp. Trên lưng còn có lỗ để tra cái chân con hạc gỗ vào. Chả hiểu sao cụ rùa lại bò từ trong ban thờ ra ngoài vườn từ bao giờ. Bọn em hè nhau vần nhưng không nổi vì sức trẻ con suy dinh dưỡng. Sau này em không rõ khi tín ngưỡng phục hưng có bê cụ rùa này quay trở lại trong ban thờ không.
dinh-huong-canh.jpg


Đây là hình ảnh từ ngoài đường vào. Ảnh này chắc mới chụp 1-2 chục năm nay. Gốc bàng kia thế hệ từ 5-6-7X gọi là Gốc bàng Bà Lân vì ngày xưa có bạ cụ tên Lân ngồi bán kẹo bột cho trẻ con bọn em (giống như cái bà bán hàng trong ảnh kia)
Đối diện gốc bàng Bà Lân là Gốc bàng Bà Toàn (1 cụ tên Toàn ngồi đối diện, cũng bán đồ như cụ Lân). Nên cặp từ Bà Lân-Bà Toàn là nhiều người Hương Canh rất quen thuộc.
huong-canh1.jpg


Đây là ảnh Đình Hương Canh những năm gần đây sau khi được trùng tu. Nhìn thì mới hơn nhưng nhiều người không ưng, trong đó có cả em vì trùng tu theo công nghệ ĐẬP ĐI-XÂY MỚI.
picture-044-1.jpg
Ô, cụ cũng biết cụ Trần Ngọc Đông à, thế ra toàn người quen.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con trai Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là ông Tráng Liệt, hình như giai đoạn 1949-1954 (QGVN của Quốc trưởng Bảo Đại) cũng từ Nhật về nước làm quan trong Chính phủ đúng ko cụ Đốc nhỉ?
Cái này em chưa rành cụ ạ. Cụ có thông tin gì bổ sung giúp em với.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Con trai Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là ông Tráng Liệt, hình như giai đoạn 1949-1954 (QGVN của Quốc trưởng Bảo Đại) cũng từ Nhật về nước làm quan trong Chính phủ đúng ko cụ Đốc nhỉ?
Cụ Phan khác xa trong trí nhớ của em vì em xem ảnh cụ Phan trong sách giáo khoa để râu đội khăn, mặc áo dài đen kiểu cũ

Cụ Phan mà thành công thì nc ta giống nc Nhật à các cụ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một nhà sư nữ và 2 tiểu đồng, Nam Kỳ, khoảng 1875-1879.

 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,848 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Cái này em chưa rành cụ ạ. Cụ có thông tin gì bổ sung giúp em với.
Cụ Phan khác xa trong trí nhớ của em vì em xem ảnh cụ Phan trong sách giáo khoa để râu đội khăn, mặc áo dài đen kiểu cũ

Cụ Phan mà thành công thì nc ta giống nc Nhật à các cụ
Em cũng ko được rõ nên mới hỏi đấy chứ. :((:((
Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật năm 1906, trước đó đã có vợ và 3 con sống ở Huế. Con gái cả em ko rõ tên, 2 con trai là Nguyễn Phước Tráng Liệt, Nguyễn Phước Tráng Cử. Trước em có đọc bài về Chính phủ lâm thời QGVN của ông Nguyễn Văn Xuân giai đoạn mới thành lập 1948-1949 có nhắc đến ông Tráng Liệt thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Phan khác xa trong trí nhớ của em vì em xem ảnh cụ Phan trong sách giáo khoa để râu đội khăn, mặc áo dài đen kiểu cũ

Cụ Phan mà thành công thì nc ta giống nc Nhật à các cụ
Trước nay mọi người vẫn lấy ảnh mà cụ nói để hình dung cụ Phan. Một cụ già để râu dài và đội khăn, mặc áo the đen.
Cụ Phan rất yêu nước, điều đó khỏi cần bàn cãi, cụ cũng rất tài giỏi, chỉ tiếc số cụ không may mà thôi. Mô hình quốc gia giống như Nhật Bản và Anh của cụ cũng rất đáng để ngẫm nghĩ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em cũng ko được rõ nên mới hỏi đấy chứ. :((:((
Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật năm 1906, trước đó đã có vợ và 3 con sống ở Huế. Con gái cả em ko rõ tên, 2 con trai là Nguyễn Phước Tráng Liệt, Nguyễn Phước Tráng Cử. Trước em có đọc bài về Chính phủ lâm thời QGVN của ông Nguyễn Văn Xuân giai đoạn mới thành lập 1948-1949 có nhắc đến ông Tráng Liệt thôi.
Em không tìm được thông tin về ông Tráng Liệt cụ ạ, chắc cũng phải tìm kiếm xem sao.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Trước nay mọi người vẫn lấy ảnh mà cụ nói để hình dung cụ Phan. Một cụ già để râu dài và đội khăn, mặc áo the đen.
Cụ Phan rất yêu nước, điều đó khỏi cần bàn cãi, cụ cũng rất tài giỏi, chỉ tiếc số cụ không may mà thôi. Mô hình quốc gia giống như Nhật Bản và Anh của cụ cũng rất đáng để ngẫm nghĩ.
Vâng cụ, cụ Phan Bội Châu là trí sỹ yêu nước, tiếc là ý định của cụ ko thành công
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuyên Quang, khoảng 1877. Doanh trại của quân Cờ Đen.
Từ tháng 11 năm 1876 đến tháng 1 năm 1877, lãnh sự Pháp ở Hà Nội và trung úy hải quân Kergaradec đảm nhiệm việc ngược sông Hồng để trinh sát. Hiệp ước năm 1874 giữa triều đình Huế và Pháp bảo đảm quyền tự do thương mại trên sông Hồng và khi đó người ta cho rằng đây sẽ là tuyến đường đến Vân Nam và Trung Quốc cho thương mại của Pháp.
Trong chuyến thám hiểm này, Kergaradec nhanh chóng nhận thấy rằng việc di chuyển trên sông Hồng rất khó khăn do ghềnh, dòng chảy và độ sâu nông. Ông mang theo nhiếp ảnh gia Émile Gsell người đã chụp ảnh dòng sông.
Đoàn thám hiểm bị chặn lại bởi quân Cờ Đen [về lý thuyết là quân không chính quy của Trung Quốc phục vụ triều đình Huế], chiếm phần lớn dòng sông Hồng và đại bản doanh tại Lào Cai, phái bộ không bao giờ đến được Vân Nam. Vì vậy, họ không thể quay lại Lào Cai và phải cắm trại ở hạ lưu. Bức ảnh chụp công sự của quân Cờ Đen (?) này có lẽ được chụp trong chuyến thám hiểm này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảng Sài Gòn, ảnh chụp khoảng 1866. Bức ảnh rất xưa về thời gian hình thành cảng.
Bức ảnh này chụp một phần cảng Sài Gòn những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố [ năm 1859].
Ở bên trái hình ảnh, chúng ta có thể thấy miệng của của con kênh, ở giữa là bến đỗ, trên đó có cột tín hiệu lớn được nhắc đến trong nhiều ảnh sau này. Ngay phía sau là hướng thương cảng rồi đến ngôi nhà Vương Tài đồ sộ do một người Hoa giàu có xây dựng.
Hải quân Pháp muốn phát triển căn cứ hải quân của riêng mình ở châu Á vì lúc này Pháp vẫn phụ thuộc vào các căn cứ của Anh để cung cấp than và sửa chữa tàu bè.
Vì vậy, ngay khi Sài Gòn bị chiếm đóng, hải quân đã tiến hành biến nó thành căn cứ hải quân và hải cảng thương mại của mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nguyễn Tri Phương (1).jpg
Nguyễn Tri Phương (2).jpg

Quan phục của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương do người Pháp lấy sau khi họ chiếm thành Hà Nội. Hiện vật của Bảo tàng Quân sự Pháp tại Les Invalides.

Em nghe đồn rằng một trong hai bộ trang phục trên không phải của Nguyễn Tri Phương, Bảo tàng có nhầm lẫn
Nghe đồn thôi nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,765
Động cơ
829,414 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,765
Động cơ
829,414 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cụ Phan Bội Châu [ ngồi] và cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để [ đứng] ảnh chụp khoảng 1904.
Cụ Cường Để là cháu đích tôn đời thứ 5 của Hoàng tử Cảnh, con trưởng Gia Long.
Cụ Phan Bội Châu muốn làm cách mạng, đưa nước ta theo mô hình quân chủ lập hiến, bớt quyền lực của vua theo mô hình nước Anh.
Để danh chính ngôn thuận, lại nữa lúc bấy giờ các vua nhà Nguyễn dòng Minh Mạng đều yếu kém, nhận thấy có thể đưa dòng đích con cháu Hoàng tử Cảnh lên ngôi thì dân chúng sẽ ủng hộ, nên cụ đã mời cụ Cường Để tham gia, cụ Cường Để nhận lời, cùng nhau sang Nhật mưu tính dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp.
Cụ PBC thời đấy cũng có đk học hành, ăn mặc kiểu Tây sang trọng.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Cảng Sài Gòn, ảnh chụp khoảng 1866. Bức ảnh rất xưa về thời gian hình thành cảng.
Bức ảnh này chụp một phần cảng Sài Gòn những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố [ năm 1859].
Ở bên trái hình ảnh, chúng ta có thể thấy miệng của của con kênh, ở giữa là bến đỗ, trên đó có cột tín hiệu lớn được nhắc đến trong nhiều ảnh sau này. Ngay phía sau là hướng thương cảng rồi đến ngôi nhà Vương Tài đồ sộ do một người Hoa giàu có xây dựng.
Hải quân Pháp muốn phát triển căn cứ hải quân của riêng mình ở châu Á vì lúc này Pháp vẫn phụ thuộc vào các căn cứ của Anh để cung cấp than và sửa chữa tàu bè.
Vì vậy, ngay khi Sài Gòn bị chiếm đóng, hải quân đã tiến hành biến nó thành căn cứ hải quân và hải cảng thương mại của mình.
Ben Nha rong.jpg

Em xin góp vào thớt của cụ Đốc 1 ảnh Bến Nhà rồng xưa, ko rõ chụp năm nào!
 

Sponsored

Xe đạp
Biển số
OF-620997
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
20
Động cơ
115,998 Mã lực
Tuổi
24
Tư liệu đẹp và quý quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top