Mình nghĩ thất bại lớn nhất của Gia Long và Minh Mạng là không cải tổ được việc học hành. Bảo thủ.
Chính Minh Mạng hối tiếc không sửa được hệ thống giáo dục khoa cử. Đời nào cũng vậy học không thực tế, không STEM thì càng lụn bại thôi. Lụn bại thì mất độc lập.
Thứ 2 mới đến bế quan toả cảng, hồi đó mà tô nhượng Côn Đảo cho Tây như Hồng Kong thì có thể đã rất khác rồi?
Việc này em đã đọc nhiều những bài viết giai đoạn này, chủ yếu từ các thư từ của nhiều giáo sĩ. [ tất nhiên là thông tin cũng mang tính tham khảo thôi].
Thế kỷ 19, quan hệ sản xuất và khoa học kĩ thuật đã phát triển ác liệt, các nước Châu Âu dẫn đầu, Châu Á một là làm thuộc địa, hai là phải Duy Tân, như Nhật Bản.
Nhà Thanh cũng duy tân, nhưng nửa vời và cái kết không thể thảm hại hơn.
Lúc này ở Việt Nam, nhà Nguyễn dưới triều Minh Mạng có rất nhiều thuận lợi, vì lúc đó Pháp hay các nước Âu lúc này còn e dè, nên Mỹ, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan... Đều đến xin trình quốc thư đặt quan hệ buôn bán, nhưng Minh Mạng và các quan gốc Tàu kiên quyết xua đuổi, thậm chí đòi chém sứ đoàn, xé quốc thư không tiếp.
Để tập trung quyền lực, sau khi đã chu di tam tộc Lê Văn Duyệt, san bằng Sài Gòn -Gia Định, Minh Mạng cho giải tán Gia Định trấn, Bắc Thành thành các tỉnh và cử quan trực tiếp đến cai quản, quan lại chủ yếu là dân Trung, Nam. Nhằm tạo mâu thuẫn vùng miền, cho phân nước ta thành 3 kỳ, mỗi kỳ có chế độ thuế má, cai trị, ưu đãi khác nhau, khi có chiến tranh hay khởi nghĩa thì điều quân Nam, Trung ra đánh Bắc Kỳ, ngược lại, khi đánh khởi nghĩa Chăm Pa, Ai Lao, Nam Kỳ, lại đưa quân Bắc Kỳ vào,mỉa mai gọi là quân Hồi Lương [ về với lương thiện]. Từ đó, mâu thuẫn vùng miền nổ ra.
Nhà Nguyễn không hiểu rằng, nhân dân miền Bắc không thể cai trị như thời Hán, thời Đường, ít nhiều qua các giáo sĩ, qua việc mở cửa thời Lê Trịnh, nhân dân Bắc Kỳ cũng tiếp xúc, buôn bán với phương Tây, và, vẫn nhớ nhà Lê, qua việc Nguyễn Ánh phá tan miếu thờ nhà Lê ở Thăng Long và dời vào Thanh Hóa, rồi Minh Mạng cho bắt toàn bộ con cháu nhà Lê vào Quảng Nam, khiến mâu thuẫn càng tăng.
Bạo lực nổ ra, 250 đến hơn các cuộc khởi nghĩa miền Bắc, thay vì chọn giải pháp hòa bình hay chiêu hàng, Minh Mạng chọn giải pháp đồ sát chém giết kinh hoàng, làng nào có quân khởi nghĩa, là cả làng bị đồ sát, xóa sổ, đổi tên, nhưng chém giết mãi mà dân Bắc không chịu,Minh Mạng đổ lỗi cho dân Công giáo theo Tây làm rối cuộc trị an, vì dân Công giáo quỳ lạy cả Chúa, mà Minh Mạng thì coi mình là duy nhất.
Thấy giết mãi ,đồ sát mãi mà dân Bắc vẫn không thôi sợ, các giáo sĩ vẫn đào hầm truyền đạo, Minh Mạng có tra hỏi một giáo sĩ khi bị bắt, ông nói:
- Sở dĩ người miền Bắc, bổn đạo không sợ, là vì đằng nào cũng chết mà thôi...
Nghe quá tàn nhẫn.
Gần cuối đời, biết là có chém giết không ăn thua, Minh Mạng đã ít nhiều thay đổi, đã cử phái đoàn sứ giả sang Pháp để điều đình, định thay đổi lối thi cử, nhưng Thiệu Trị lên thay lại bảo thủ như cũ.