[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một góc chụp khác của Hồ Gươm, 1905, ảnh của sĩ quan Pháp Edgar Imbert. Đây là ảnh chụp bên trong đền Ngọc Sơn.


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cửa đền Ngọc Sơn, thời điểm chụp chưa rõ, nhưng lại có rất nhiều cây xanh.

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đúng như cụ nói đấy, là cụ Nguyễn Huệ đã quyết định tung toàn bộ lực lượng, vòng qua Lào, hợp quân với cụ Nhạc để dứt điểm Nguyễn Ánh, chính giáo sĩ Bá Đa Lộc run cầm cập định chuồn.
Nhưng số phận đen đủi, hành quân qua Lào cụ Huệ đã ốm rồi, còn quân Tây Sơn nhiều cánh quân lại quay sang cướp bóc dân Lào, Nguyễn Ánh đã biết tin nên hợp quân với Ai Lao đánh Tây Sơn, cái phần thưởng cho Lào chính là đất Trấn Ninh to đùng mà Nguyễn Ánh cắt để thưởng công Lào cụ ạ.
Nói chung về mọi mặt vẫn thấy cụ Quang Trung là đại cao thủ.

- Chiến tranh thì gần như bách chiến bách thắng

- Có nhiều cải cách đáng lưu ý thời bình (1790-1792) như quan chế, học hành thực tế hơn hạn chế lối học nặng thi cử, dùng chữ Nôm bỏ chữ Hán, thu phục nhân tài, tự do tôn giáo, phát triển sản xuất, ngoại thương, giảm nhẹ thuế khóa

- Về ngoại giao có thể nói đã hòa được nhà Thanh, "xin đểu" được Lưỡng Quảng. Bình định phía Bắc để chuẩn bị thống nhất miền Nam, Lào, Căm, biển Đông

Nếu Quang Trung thọ thêm tầm 20-30 năm e là Đại Việt đã phình cả Lưỡng Quảng, Lào, Căm độc chiếm Biển Đông
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các quan viên đang tập trung ở Văn Miếu trong ngày tế lễ gì đó, 1920s.
Pagode des Corbeaux. Un jour de sacrifice : les officiants.
Người Pháp gọi Văn Miếu là chùa Quạ, do lúc họ mới đến, là khu vực hoang vu, cây cỏ rậm rịt, và từ những cây cổ thụ, hàng đàn quạ bay ra.

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thủy Tạ Hà Nội, 1940.
Vào thời điểm năm 1935, Đốc lí Hà Nội Virgitti đã từng nhận thấy tổng thể khu vực này rất xấu xí, không ăn nhập gì khi đặt trong phối cảnh với Tháp Bút vốn làm say lòng người. Mỗi tối, nhìn từ phố Paul Bert [nay là đoạn phố Hàng Khay], thì góc phố này rất thiếu ánh sáng còn ban ngày thì cảnh sắc không được đẹp mắt. Để làm đẹp các góc của Hồ Gươm, Đốc lí đã đưa ra ý tưởng về một cuộc thi tuyển để xây dựng một quán trà hoặc cà phê với kiến trúc phù hợp khung cảnh nơi đây và có thêm du thuyền qua lại tô điểm cho công trình.
Ý tưởng của Đốc lí được triển khai. Toàn thể thành viên Hội đồng thành phố đánh giá việc xây dựng một nhà thuỷ tạ ở đại lộ Beauchamp sẽ làm đẹp Hồ Hoàn Kiếm và họ đã nhất trí thông qua dự án tổ chức thi tuyển nhà thầu xây dựng và khai thác công trình này.
Một Ủy ban được thành lập để nghiên cứu mời thầu xây dựng và khai thác Nhà Thuỷ tạ gồm Đốc lí làm chủ tịch và các thành viên Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông, cựu Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc, các uỷ viên Hội đồng Thành phố Lesterlin, Trần Văn Lai, Lacollonge và kiến trúc sư Lagisquet làm thư kí.
Theo báo cáo của của Đốc lí Virgitti tại cuộc họp ngày 12/12/1935, trong số 3 dự án tham gia thi, dự án của nhà thầu Nguyễn Huy Ái ở số 51 phố Hàng Đào được lựa chọn. Hợp đồng được kí kết giữa nhà thầu Nguyễn Huy Ái với Đốc lí Hà Nội Virgitti ngày 20/1/1936, được Thống sứ Bắc Kì thông qua ngày 31/1/1936. Thời hạn khai thác là 14 năm.
Công trình được thiết kế theo kiểu Á - Đông, khánh thành vào ngày 30/12/1936.
Theo bản thiết kế của kiến trúc sư Lagisquet, Nhà Thủy tạ được thiết kế theo kiểu Á - Đông, với mái cong cong và hệ thống cột trụ tròn thả chân xuống mặt hồ rất lãng mạn, nhưng lại phục vụ các dịch vụ kiểu Âu như bar, dancing, concert. Bên cạnh việc kinh doanh đồ uống và cho thuê thuyền, Nhà Thuỷ tạ nổi tiếng hơn về các hoạt động như khiêu vũ, hoà nhạc vào các buổi tối. Việc đóng thuế đóng cửa muộn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 600 ngày 28/11/1934 của Đốc lí Hà Nội. Thuế được trả bằng vé chợ mua tại Phòng Coi thuế chợ ở Toà Đốc lí ở phố Đinh Tiên Hoàng ngày nay và dán vào cuốn sổ thuế được cấp.
Nhà thầu Nguyễn Huy Ái khai thác Nhà thuỷ Tạ đến cuối năm 1949 và được chính quyền thành phố Hà Nội yêu cầu bàn giao vì hết hạn hợp đồng. Theo bản hợp đồng kí kết năm 1936 thì thời gian kết thúc khai thác là ngày 20 tháng 01 năm 1950. Tuy nhiên, thời điểm đó, nhà thầu Nguyễn Huy Ái cũng có khiếu nại về việc kéo dài thời hạn đến 14 tháng 12 năm 1950 vì thực tế hợp đồng năm 1936 chỉ thực sự kí kết và bản giao ngày 14 tháng 12 năm 1950 để đảm bảo quyền lợi của mình. Thêm vào đó, nhà thầu cũng trình bày về việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 1939 - 1941 và năm 1945 - 1946 do tình hình chính trị và chiến tranh. Mặc dù nhà thầu nhiều lần khiếu nại cũng như thỉnh cầu gia hạn gửi chính quyền thành phố Hà Nội, nhưng mọi yêu cầu đều không được chấp thuận. Ngày 22 tháng 12 năm 1950, nhà thầu Nguyễn Huy Ái đã bàn giao lại Nhà Thuỷ tạ cho chính quyền thành phố.
Ngày 04 tháng 9 năm 1951, Thị trưởng thành phố Hà Nội kí Quyết định cho phép Hội Tân Văn hoá được tạm dùng Nhà Thuỷ tạ và sẽ lấy lại khi cần. Theo Quyết định, “bất động sản này có diện tích 600 thước vuông gồm một nhà có gác, một hiên sau trông ra hồ Hoàn Kiếm, một sân thượng, các phòng phụ thuộc” .
Sau đó, vào thời điểm năm 1954, Bình dân Thư viện thuộc Ty Thanh niên và Bình dân Giáo dục Hà Nội từng được đặt tại Nhà Thuỷ tạ. Chính quyền Hà Nội cũng từng được đề nghị để cho thuê lại bất động sản này để thu lợi cho thành phố. Tuy nhiên, do tình hình chính trị nên các quyết định sau đó hầu như không được triển khai.
Sau năm 1954, công trình này được khai thác làm nhà hàng. Tầng hai được lợp mái ngói và thêm cửa kính. Tầng một vẫn để ngỏ cửa ra vào và các khung cửa sổ. Đặc biệt, phần hàng hiên là nơi hấp dẫn nhất đối với du khách ngồi thưởng ngoạn ngay sát mặt hồ.
Kiến trúc sư Lagisquet [ phiên âm là La Ghít Kê] cũng là người thiết kế nhà tù Sơn La.. và một số công trình tại Sơn La và các tỉnh khác...

 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
898
Động cơ
58,139 Mã lực
Tuổi
44
Quang Trung Nguyễn Huệ tư tưởng lớn hơn nhiều suy nghĩ của "dân Bắc Hà" như cụ nói. Suýt nữa nuốt thêm được Quảng Tây, rồi lấn sang úp nốt cả Quảng Đông

Sắc chỉ viết ngày 15 tháng 4 năm 1792 vua Càn Long gửi Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn có chép: “Chuẩn y lời cầu hôn của Quang Trung, sai Bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, vua Càn Long đồng ý, nhưng chỉ Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như của hồi môn cho con gái”. Trong khi mọi việc đang được chuẩn bị kỹ lưỡng thì vào giờ Tý ngày 24 tháng 7 nhuận năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà.

Quang Trung là người duy nhất từ khi Đại Việt độc lập suýt úp được Lưỡng Quảng. Tiếc là chết quá trẻ. Còn Chuyện giết nhau thời xưa cũng khó đánh giá từ quan niệm bây giờ. Nhưng cả Quang Trung và Nguyễn Ánh đều là những nhân vật vĩ đại
Nói chung về mọi mặt vẫn thấy cụ Quang Trung là đại cao thủ.

- Chiến tranh thì gần như bách chiến bách thắng

- Có nhiều cải cách đáng lưu ý thời bình (1790-1792) như quan chế, học hành thực tế hơn hạn chế lối học nặng thi cử, dùng chữ Nôm bỏ chữ Hán, thu phục nhân tài, tự do tôn giáo, phát triển sản xuất, ngoại thương, giảm nhẹ thuế khóa

- Về ngoại giao có thể nói đã hòa được nhà Thanh, "xin đểu" được Lưỡng Quảng. Bình định phía Bắc để chuẩn bị thống nhất miền Nam, Lào, Căm, biển Đông

Nếu Quang Trung thọ thêm tầm 20-30 năm e là Đại Việt đã phình cả Lưỡng Quảng, Lào, Căm độc chiếm Biển Đông
Em lại cho thế có khi giờ mình thuộc Tàu. Lịch sử cho thấy dân tộc nào nuốt đất hoặc 1 phần của Tàu cực dễ bị đồng hóa. Tây Hạ, Thổ Phồn, Khiết Đan, Nữ Chân đều bị. Mông Cổ thì mất nguyên vùng Nội Mông. Thế nên từ góc nhìn của em, việc Quang Trung băng sớm có khi lại tránh đc cái họa sáp nhập vào Tàu.

Thời đấy đa số vẫn nghĩ các cụ ngày xưa của mình cởi trần đóng khố + ảnh hưởng từ cải lương nên toàn nghĩ tướng mình mặc áo vải ra trận. Thực tế thì giáp trụ của mình và TQ gần như y hệt nhau, ngoài ra mình cũng thu giữ rất nhiều giáp trụ của Tàu sau mỗi trận chiến (Giáp đắt hơn vũ khí nên ông nào bị chém chết thì cứ lột mũ giáp ra dùng lại), nên thấy giống Tàu là chuyện đương nhiên
Ngay trên diễn đàn này cũng có người nghĩ thế, tin thế. Em nhớ em thách đố cụ đó cởi trần đóng khố chịu qua mùa đông, em gửi 10 củ vào tài khoản mà ko thấy rep ;))
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Minh Mạng làm bài thơ đó sau khi lên ngôi, để đảm bảo rằng chỉ có con cháu trực tiếp của ông ta mới được làm vua, đó là Đế Hệ Thi và Phiên Hệ Thi.
Cụ Google là có ngay mà.
Ngoài ra, Minh Mạng cũng đổi họ cho các kiểu họ hàng khác từ Nguyễn sang Tôn Thất
...cho an toàn.
Tránh người Bắc thì không lấy Trạng nguyên ( sợ dân Bắc thi đỗ) không dùng quan to ( tứ phẩm) là dân Bắc. Không lấy cung nữ người Bắc, bắt đổi trang phục từ nhà Lê sang áo the khăn xếp, phụ nữ quần...
" Tháng chạp có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng... "
Vầng, sợ dân Bắc đỗ đạt làm to phản loạn, chán cụ nhỉ ~ em có đọc lều chõng ngày xưa, các sỹ tử đi thi phải vào tận trong Huế thi Hội và Thi Đình, vào đến nơi chả biết có còn giữ đc mạng ko, giặc giã, hùm beo suốt chặng đường
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
836
Động cơ
282,963 Mã lực
Một ông quan Bắc Kỳ trên võng, 1885-1906.

Bức ảnh này hay quá, tôi vẫn thắc mắc ngày xưa các cụ ông ngồi võng kiểu nào, hai chân 1 bên như các cụ bà hay hai chân hai bên. Hóa ra các cụ ngồi kiểu này.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
836
Động cơ
282,963 Mã lực
Quang Trung Nguyễn Huệ tư tưởng lớn hơn nhiều suy nghĩ của "dân Bắc Hà" như cụ nói. Suýt nữa nuốt thêm được Quảng Tây, rồi lấn sang úp nốt cả Quảng Đông

Sắc chỉ viết ngày 15 tháng 4 năm 1792 vua Càn Long gửi Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn có chép: “Chuẩn y lời cầu hôn của Quang Trung, sai Bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, vua Càn Long đồng ý, nhưng chỉ Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như của hồi môn cho con gái”. Trong khi mọi việc đang được chuẩn bị kỹ lưỡng thì vào giờ Tý ngày 24 tháng 7 nhuận năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà.

Quang Trung là người duy nhất từ khi Đại Việt độc lập suýt úp được Lưỡng Quảng. Tiếc là chết quá trẻ. Còn Chuyện giết nhau thời xưa cũng khó đánh giá từ quan niệm bây giờ. Nhưng cả Quang Trung và Nguyễn Ánh đều là những nhân vật vĩ đại
Vụ Càn Long lấy lưỡng Quảng làm của hồi môn này nghe ảo lắm, không biết sử Tàu có sách nào ghi chép không nhỉ?
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,923
Động cơ
352,721 Mã lực
Bức ảnh này hay quá, tôi vẫn thắc mắc ngày xưa các cụ ông ngồi võng kiểu nào, hai chân 1 bên như các cụ bà hay hai chân hai bên. Hóa ra các cụ ngồi kiểu này.
Đây là lúc dừng lại. Khi di chuyển thì các cụ vẫn nằm ra để cho thăng bằng.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Ô chẳng lẽ làm giả chiếu Càn Long? :)

Còn Nam Bộ chủ yếu là quân Nguyễn Nhạc Nguyễn Lữ đánh, Nguyễn Nhạc Nguyễn Lữ kém tài quá nhu nhược. Năm 1791-1792 sau khi chiến thắng Tôn Sĩ Nghị lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị binh lực sẵn sàng đánh Nguyễn Ánh ở Nam rồi.

Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14 tháng 9 năm 1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: “… Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão. Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại đầu được... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xảy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy".

Cụ doctor76 có nhiều nguồn Pháp có thể kiểm chứng thêm bối cảnh lúc này?
Chưa hiểu ý cụ nói gì.
Tôi thì nói, cụ Càn có thể nói tôi cho ông làm rể, mời ông xơi 2 Quảng :D (nhưng xem ông xơi kiểu gì), tất nhiên em chưa xem thời điểm, nhưng cho tới lúc chết cụ Huệ chưa bem được ông Ánh. Năm nào cũng bị ông này rỉa rói, nên về logic mà nói, ông phải rêu rao tôi sẽ lấy Lưỡng Quảng, nhằm yên mặt bắc, dập mặt Nam cho xong đã, mặt bắc có nói thế cũng vừa an toàn vừa có 1 tiền đề, giả sử sau này yên được mặt Nam, thì hành sự cũng hợp lý.
Lúc đó Lưỡng Quảng quân biển nhà Thanh rất yếu, hải đội cũ của Trịnh Thành Công quấy phá suốt, nên nhà Thanh cũng có ý đó, biết đâu sẽ kèm theo điều kiện, ông con rể xử hết đội Trịnh cướp biển đi, tôi sẽ bố trí cho ông 2 khu này, chưa thể rõ được bài chính trị của các bác Tàu thâm. Nhưng nhìn vào tương quan và thực tế thời điểm, chưa có cách gì ngay mà quản lý Lưỡng Quảng được.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Chưa hiểu ý cụ nói gì.
Tôi thì nói, cụ Càn có thể nói tôi cho ông làm rể, mời ông xơi 2 Quảng :D (nhưng xem ông xơi kiểu gì), tất nhiên em chưa xem thời điểm, nhưng cho tới lúc chết cụ Huệ chưa bem được ông Ánh. Năm nào cũng bị ông này rỉa rói, nên về logic mà nói, ông phải rêu rao tôi sẽ lấy Lưỡng Quảng, nhằm yên mặt bắc, dập mặt Nam cho xong đã, mặt bắc có nói thế cũng vừa an toàn vừa có 1 tiền đề, giả sử sau này yên được mặt Nam, thì hành sự cũng hợp lý.
Lúc đó Lưỡng Quảng quân biển nhà Thanh rất yếu, hải đội cũ của Trịnh Thành Công quấy phá suốt, nên nhà Thanh cũng có ý đó, biết đâu sẽ kèm theo điều kiện, ông con rể xử hết đội Trịnh cướp biển đi, tôi sẽ bố trí cho ông 2 khu này, chưa thể rõ được bài chính trị của các bác Tàu thâm. Nhưng nhìn vào tương quan và thực tế thời điểm, chưa có cách gì ngay mà quản lý Lưỡng Quảng được.
Bình định được Lưỡng Quảng thì không cần Càn Long nói, Quang Trung cũng đâu cần sai Trịnh Nhất quấy Lưỡng Quảng nữa?

Bê cả băng hải đội của Trịnh Nhất vào oánh Miền Nam thì Nguyễn Ánh chỉ có te tua. Độc chiếm biển Đông

Lời Bá Đa Lộc đã quá rõ, rất sợ đại quân Quang Trung vô đánh

Quang Trung chuẩn bị 3 gọng kìm kẹp chết Nguyễn Ánh rồi. Mà hành sự tại nhân thành sự tại thiên thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Theo e thì Cụ Huệ thủy bộ 2 đường đánh Gia Định đều đi vòng tránh Quy Nhơn & đất cụ Nhạc. Đường bộ do TQD sửa soạn, sẽ xuyên qua Lào đi vào Căm, chặn hậu đường rút của NA sang Thái. Đường thủy là chủ lực, hướng chính sẽ đánh vào Gia Định.

Tuy nhiên, thủy quân Tây Sơn vốn vô địch Biển Đông hơn 20 năm đã ... lần đầu tiên thất bại, khi tiến đến vùng Quy Nhơn. Không có mô tả rõ ràng, sách thì nói bị bão, sách thì bảo NA đã kịp trang bị pháo xịn của TBN.

Đây là điều Ng Huệ bất ngờ, làm đảo lộn kế hoạch xóa sổ NA, và ... có thể đã dẫn tới đột quỵ rồi out sau đó 1 tháng, chứ không hẳn bị trúng tên độc tại Lào (vì khi cụ Huệ ốm đã triệu gọi TQD ở Lào về bàn bạc).




Đúng như cụ nói đấy, là cụ Nguyễn Huệ đã quyết định tung toàn bộ lực lượng, vòng qua Lào, hợp quân với cụ Nhạc để dứt điểm Nguyễn Ánh, chính giáo sĩ Bá Đa Lộc run cầm cập định chuồn.
Nhưng số phận đen đủi, hành quân qua Lào cụ Huệ đã ốm rồi, còn quân Tây Sơn nhiều cánh quân lại quay sang cướp bóc dân Lào, Nguyễn Ánh đã biết tin nên hợp quân với Ai Lao đánh Tây Sơn, cái phần thưởng cho Lào chính là đất Trấn Ninh to đùng mà Nguyễn Ánh cắt để thưởng công Lào cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nevermind_1102

Xe máy
Biển số
OF-780066
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
92
Động cơ
37,116 Mã lực
Tuổi
31
Em lại cho thế có khi giờ mình thuộc Tàu. Lịch sử cho thấy dân tộc nào nuốt đất hoặc 1 phần của Tàu cực dễ bị đồng hóa. Tây Hạ, Thổ Phồn, Khiết Đan, Nữ Chân đều bị. Mông Cổ thì mất nguyên vùng Nội Mông. Thế nên từ góc nhìn của em, việc Quang Trung băng sớm có khi lại tránh đc cái họa sáp nhập vào Tàu.



Ngay trên diễn đàn này cũng có người nghĩ thế, tin thế. Em nhớ em thách đố cụ đó cởi trần đóng khố chịu qua mùa đông, em gửi 10 củ vào tài khoản mà ko thấy rep ;))
Sứ giả tàu qua VN còn shock với độ ăn chơi của dân ta mà, mùa đông ĐV thì lạnh sun vòi, thời Lý Thăng Long có tuyết rơi thì đóng khố cởi trần chắc là tuyệt chủng rồi
 
  • Vodka
Reactions: cod

Nevermind_1102

Xe máy
Biển số
OF-780066
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
92
Động cơ
37,116 Mã lực
Tuổi
31
Cụ nói đúng, gần nhau nên mỗi triều đại đều " na ná" phỏng theo TQ mà.
Thời Lý, Trần, Lê....các cụ ta vẫn có đội mũ sắt, áo giáp trụ đàng hoàng ra trận, căn cứ theo các cuộc nghiên cứu khảo cổ học.
Nhưng ác liệt là do quan niệm, lại bị một số vở cải lương xưa, rồi tranh ảnh minh họa, làm nhiều người có cái nhìn phiến diện về trang phục cụ ạ.
Quan võ cứ bắt đội cái dải vải sau đầu,đấy là trang phục cải lương Miền Nam có gốc Tàu, lính bắt đội nón [nón là nhà Nguyễn bắt chước quân Mãn Thanh].
E nghĩ cũng do nhà Nguyễn nát quá, với trang phục quan võ nhà Nguyễn cũng đa phần là giả giáp (do thời đó giáp trụ không còn tác dụng với súng nữa) làm cho dân mình 1 tgian luôn có tâm lý là VN mình nhược tiểu suốt 1k năm từ khi tách khỏi Tàu
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo e thì Cụ Huệ thủy bộ 2 đường đánh Gia Định đều đi vòng tránh Quy Nhơn & đất cụ Nhạc. Đường bộ do TQD sửa soạn, sẽ xuyên qua Lào đi vào Căm, chặn hậu đường rút của NA sang Thái. Đường thủy là chủ lực, hướng chính sẽ đánh vào Gia Định.

Tuy nhiên, thủy quân Tây Sơn vốn vô địch Biển Đông hơn 20 năm đã ... lần đầu tiên thất bại, khi tiến đến vùng Quy Nhơn. Không có mô tả rõ ràng, sách thì nói bị bão, sách thì bảo NA đã kịp trang bị pháo xịn của TBN.

Đây là điều Ng Huệ bất ngờ, làm đảo lộn kế hoạch xóa sổ NA, và ... có thể đã dẫn tới đột quỵ rồi out sau đó 1 tháng, chứ không hẳn bị trúng tên độc tại Lào (vì khi cụ Huệ ốm đã triệu gọi TQD ở Lào về bàn bạc).


Cái này có nhiều nguồn ý kiến, nhưng em thiên về ý kiến của cụ, do lúc này, quân Nguyễn đã được thêm.một số sỹ quan Anh giỏi tác chiến hải quân huấn luyện .
Mối quan tâm nhất của cụ Nguyễn Huệ là phải dứt điểm Nguyễn Ánh, chính cụ dặn dò lại các tướng lĩnh :
- Hắn mà thắng thì các ngươi không còn chỗ chôn thây.
Tiếc là vua Cảnh Thịnh kém, để thái sư Bùi Đắc Tuyên [cac giáo sĩ mô tả là chả kém Trương Phúc Loan] lộng hành, nghiệp nhà Tây Sơn thế là hỏng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em lại cho thế có khi giờ mình thuộc Tàu. Lịch sử cho thấy dân tộc nào nuốt đất hoặc 1 phần của Tàu cực dễ bị đồng hóa. Tây Hạ, Thổ Phồn, Khiết Đan, Nữ Chân đều bị. Mông Cổ thì mất nguyên vùng Nội Mông. Thế nên từ góc nhìn của em, việc Quang Trung băng sớm có khi lại tránh đc cái họa sáp nhập vào Tàu.



Ngay trên diễn đàn này cũng có người nghĩ thế, tin thế. Em nhớ em thách đố cụ đó cởi trần đóng khố chịu qua mùa đông, em gửi 10 củ vào tài khoản mà ko thấy rep ;))
Các cụ xưa ăn mặc đẹp mà cụ, ngay cả thời vua Hùng chắc gì dân ta đã cởi trần đóng khố, sao cứ có cái quan niệm ấu trĩ ấy.
Thời Lý, Trần...đã có những đoạn mô tả rõ ràng về cách ăn mặc của người dân, em.cũng dịch trên OF rồi, có thấy nói cởi trần đóng khố đâu.
Thời Lê là đỉnh cao của trang phục, với Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm...nhìn đẹp và giống gần như nhà Đường [ phụ nữ], nam.giới cũng giống như bên TQ, chỉ khác là xõa tóc.
Nên trách những người vẽ tranh minh họa làm phim ảnh, làm cho người ta hiểu lầm.
Em nhiều lần đã bảo, vẽ tranh về các cụ xưa, cũng nên tham khảo, chứ ai lại bắt cụ Lê Quý Đôn đội khăn xếp mặc áo the...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top