Ảnh cụ Phan Thanh Giản, một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử nước ta thời cận đại.
Đã có thớt về cụ, em không bàn thêm. Xưa nay, cụ được cho là một trong những người Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh
Chức vụ đầy đủ nhất và cao nhất của cụ là:
Hiệp biện đại học sỹ- lĩnh Lễ bộ Thượng thư- xung Kinh diên giảng quan, xung Cơ mật viện đại thần, kiêm quản hộ bộ Ấn triện, kiêm quản văn thần Phò mã Đô úy [ chức vụ ghi trong cuốn Khâm Định Việt sử thông giám Cương Mục do cụ làm tổng tài biên soạn].
Cụ Phan Thanh Giản [1796 - 1867] tự là Tĩnh Bá và Đạm Như, hiệu là Lương Khê và Ước Phu, biệt hiệu là Mai Xuyên; sinh tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); thi đậu Tiến sĩ đệ tam giáp năm 1826. Năm 1863 là Hiệp biện đại học sĩ, Tổng đốc Vĩnh Long.
Về thời điểm chụp ảnh này một số bài viết hiện nay cho rằng "những người Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh chân dung" là Sứ đoàn Phan Thanh Giản trong dịp họ đến Paris vào năm 1863.
Thực ra điều này là không đúng, vì qua bản báo cáo của hai Khâm sứ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp về việc đi ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 tại Sài Gòn, chúng ta được biết là khi đó, vào tháng 6/1862, hai cụ đã được chụp ảnh hai lần, cụ thể là:
Lần 1: Vào ngày mồng 8 tháng 5 [ dương lịch 4/6/1862] sau khi đồng ý các điều khoản của Hòa ước và dự tiệc “vui hòa giải”.
Lần 2: Vào ngày mồng 9 tháng 5 [ Dượng lịch 5/6/1862] sau khi ký Hòa ước, hai ông mặc đại triều phục để chụp ảnh, theo đề nghị của phía Pháp.
Bức ảnh này thì có lẽ cụ chụp tại Pháp khi đi đàm phán chuộc lại đất.