[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Đúng đấy cụ ạ.

Đây là tòa nhà bưu điện thời Pháp, nhìn rất... Pháp:
Tiếc quá không giữ được nhỉ. Hay giờ chánh quyền cho xây lại theo thiết kế này được không? Em vào cái bưu điện giờ nhếch nhác hoang vắng, đôi lúc bẩn thỉu, thấy rất lãng phí đất vàng. Giờ đầu tư xây lại, làm thành bảo tàng như Sài gòn biết đâu lại hay
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Chân dung một viên võ quan nhà Nguyễn, khoảng 1886-1904.
Tác giả Jules Charles Pineau (1859 - 1925)
Viên quan này mặc trang phục rất giống quan nhà Thanh, còn cụ ngồi thuộc một nhóm dân tộc thiểu số ở Nam Kỳ, có lẽ người Khmer.
Nhà Nguyễn copy nhà Thanh rất nhiều thứ.

Công nhận giống hệt tàu ngày xưa
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung các cụ thiếu niên người Việt, khoảng 1896-1904.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
13,022
Động cơ
420,561 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Nhìn y như võ quan nhà Thanh cụ ạ.
Phong cách ăn mặc thời nào cũng bị ảnh hưởng hết, có cái phim gì khá hay mà phải sang Tq thuê phim trường và trang phục để dựng đấy ạ :)
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Em nghĩ lỗi do triều đại nhà Nguyễn nhu nhược, yếu hèn, cụ Giản hay ai cũng vậy, không thể thay đổi thời cuộc, có mấy ngìn lính pháp đổ bộ vào bằng tàu hơi nước, em nói thật, tuy mình ko có súng nhưng cung tên bắn ra là bọn lính pháp đã phải chạy rồi. Triều đình ở thế yếu so với Pháp, Vua thì ko dám chịu trách nhiệm, lại đổ tội cho cụ

Em nhớ có bài nào nói về pháo binh của nhà Nguyễn hầu như ko đc cải tiến từ thời Gia Long, toàn bắn xịt
Không dễ thế đâu cụ. Chênh lệch về vũ khí nó dẫn đến không thế áp dụng được chiến thuật chiến lược như cụ nghĩ (in đậm). Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương là tướng giỏi nhất thời đó nhưng đánh các trận lớn quyết định với Pháp đều thua nên ý chí chiến đấu của triều đình coi như là suy sụp.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cách ăn mặc thời nào cũng bị ảnh hưởng hết, có cái phim gì khá hay mà phải sang Tq thuê phim trường và trang phục để dựng đấy ạ :)
Phim: Đường tới thành Thăng Long, định chiếu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội.
Nhưng sau bị chê tơi tả vì giống TQ quá, phim quay lại TQ, do TQ dàn dựng cụ ạ.
Cá nhân em thấy, phim này hay, võ thuật ác liệt, cảnh quay hoàng tráng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Sài Gòn, 1866, tàu chiến Pháp tăng cường cho quân viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Nam Kỳ.
Sau khi đánh chiếm được 3 tỉnh miền Đông, quân Pháp-Tây Ban Nha xây dựng Sài Gòn thành một hải cảng lớn, và, biến thành phố này thành trung tâm thương mại giống Singapore.
Nhưng do những khó khăn, lúc này Tây Ban Nha cũng được bồi thường tiền, lại không muốn ra Bắc đánh chiếm vì họ không thích tham chiến ở Vn nữa, nên xin dần rút quân, cụ Nguyễn Trường Tộ có biết chuyện này và xin phép triều đình Huế cho quân đánh úp Pháp. Vua quan bàn nhau mấy tháng không xong.
Pháp có 2 luồng ý kiến, một là trả lại nhà Nguyễn 2 tỉnh, giữ lại Sài Gòn, hai là đánh chiếm tiếp.
Ý kiến đánh chiếm tiếp được Hoàng hậu Pháp ủng hộ, nên xúi chồng là Napoleon III quyết tâm oánh, vì, nhà Nguyễn đã giết một giáo sĩ Tây Ban Nha, mà lúc trẻ bà ta thường gặp và đem lòng nếm mộ ác liệt.

 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Có phải là trước 1858 triều đình nhà Nguyễn với Pháp đang là hợp tác như hai quốc gia độc lập có phải không ạ ? Ví như từ 1802 Pháp giúp Nguyễn Ánh oánh Tây Sơn nhưng sau khi oánh xong thì triều đại Gia Long (Nguyễn Ánh) vẫn tồn tại độc lập và cũng phát triển ra phết đất chứ. Thậm chí đến giai đoạn đầu của Minh Mạng thì triều đình vẫn rất độc lập trong mối giao bang với Pháp. Sang thời Thiệu Trị tình hình mới ngày càng căng thẳng (khoảng những năm 1847)
Thậm chí đến 1856 Pháp vẫn còn mang quốc thư sang đặt vẫn đề quan hệ ngoại giao mà ta vẫn khướt từ
Và từ đó về sau càng ngày hai bên càng lún sâu vào mâu thuẫn, và đến 1858 Pháp bắt đầu oánh Đà Nẵng, chính thức xâm lược.

Chứ không phải Pháp sang phát là oánh luôn ạ ?



Em nghĩ lỗi do triều đại nhà Nguyễn nhu nhược, yếu hèn, cụ Giản hay ai cũng vậy, không thể thay đổi thời cuộc, có mấy ngìn lính pháp đổ bộ vào bằng tàu hơi nước, em nói thật, tuy mình ko có súng nhưng cung tên bắn ra là bọn lính pháp đã phải chạy rồi. Triều đình ở thế yếu so với Pháp, Vua thì ko dám chịu trách nhiệm, lại đổ tội cho cụ

Em nhớ có bài nào nói về pháo binh của nhà Nguyễn hầu như ko đc cải tiến từ thời Gia Long, toàn bắn xịt
Pháp binh lạc hậu một phần, phần vì do triều đình có phần nhu nhược, bàn bạc ngược xuôi, đỉnh điểm năm 1860, Pháp phải điều hết quân sang Trung Quốc oánh nhau, còn lại cỡ hơn 200 lính Pháp -Tây Ban Nha, triều đình chỉ cần ập vào oánh thì tan tành, mà vẫn cứ chỉ phòng thủ.
Do Minh Mạng và Tự Đức muốn gạt bỏ lợi ích của Pháp ở VN, đàn áp người công giáo. Thế nên mới dẫn đến việc Pháp tấn công Đà Nẵng, thời Gia Long quan hệ giữa nước ta với Pháp rất tốt, còn có người Pháp làm quan ở VN

Gia Long tiếng mượn Pháp đánh Tây Sơn nhưng kỳ thực Pháp chả giúp đc gì, và ngược lại Gia Long cũng ko mất gì cho Pháp cả, chắc chỉ mang quà sang ngoại giao

Tay Tự Đức nhu nhược, yếu hèn, đi đổ tội cho cụ để cụ phải quyên sinh. Theo ngu kiến của em thì cụ Giản trước khi đi đã biết ý vua rồi, và cụ chấp nhận làm bia đỡ cho Vua
Nên ngoại giao rất quan trọng cụ ạ, biết nhu-cương đúng lúc.
Minh Mạng cứng nhắc quá, còn Tự Đức thì ba phải, không quyết đoán, nhưng lại ham mê đồ sát, nên mới vậy.
Năm 1861, oánh mãi chả xong, Pháp cũng hãi quá, bèn xuống nước, cử trung úy Pallu và mấy sĩ quan Pháp bí mật ra Huế thương thuyết, đại khái thì chỉ yêu cầu tự do truyền đạo, tự do thông thương, cấp cho Pháp- Tây Ban Nha đất làm đại sứ quán.
Nhưng Tự Đức bác bỏ hoàn toàn.
Không dễ thế đâu cụ. Chênh lệch về vũ khí nó dẫn đến không thế áp dụng được chiến thuật chiến lược như cụ nghĩ (in đậm). Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương là tướng giỏi nhất thời đó nhưng đánh các trận lớn quyết định với Pháp đều thua nên ý chí chiến đấu của triều đình coi như là suy sụp.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không dễ thế đâu cụ. Chênh lệch về vũ khí nó dẫn đến không thế áp dụng được chiến thuật chiến lược như cụ nghĩ (in đậm). Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương là tướng giỏi nhất thời đó nhưng đánh các trận lớn quyết định với Pháp đều thua nên ý chí chiến đấu của triều đình coi như là suy sụp.
Vũ khí nhà Nguyễn khi quân Pháp tấn công đều được mua từ Pháp thời Nguyễn Ánh, súng trường Saint Etien model 1786. Thuốc nổ mua từ Anh, Pháp.
Minh Mạng cực kỳ ghét Tây, nên cấm ngặt việc buôn bán, súng ống Tây cũng ghét, nên mua súng Điểu Thương TQ, nhất nhất học kiểu quân sự TQ. Cấm dùng súng Tây, cấm đồ Tây, sách Tây bị đốt hết.
Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức cũng vậy, vũ khí đã lạc hậu quá rồi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái toà nhà góc 3h đẹp thật chứ! Dưới kiến trúc tây, trên mái kiểu Việt, còn đắp 2 con rồng thời Lý. E thật chứ Vin mà xây kiểu này chắc bán như tôm tươi.
Cảng Nhà Rồng đấy cụ, ngôi nhà này nay vẫn còn, chỉ là khác biệt do sửa chữa lại thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dạ

Có phải là trước 1858 triều đình nhà Nguyễn với Pháp đang là hợp tác như hai quốc gia độc lập có phải không ạ ? Ví như từ 1802 Pháp giúp Nguyễn Ánh oánh Tây Sơn nhưng sau khi oánh xong thì triều đại Gia Long (Nguyễn Ánh) vẫn tồn tại độc lập và cũng phát triển ra phết đất chứ. Thậm chí đến giai đoạn đầu của Minh Mạng thì triều đình vẫn rất độc lập trong mối giao bang với Pháp. Sang thời Thiệu Trị tình hình mới ngày càng căng thẳng (khoảng những năm 1847)
Thậm chí đến 1856 Pháp vẫn còn mang quốc thư sang đặt vẫn đề quan hệ ngoại giao mà ta vẫn khướt từ
Và từ đó về sau càng ngày hai bên càng lún sâu vào mâu thuẫn, và đến 1858 Pháp bắt đầu oánh Đà Nẵng, chính thức xâm lược.

Chứ không phải Pháp sang phát là oánh luôn ạ ?
Trước 1858 thì Vn vẫn độc lập, lại còn " bảo hộ" cả Lào và Campuchia ấy chứ.
Nhưng chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo giết đạo là tác nhân gây ra chiến tranh.
Một phần, do các nước Châu Âu cũng đang nhòm ngó thuộc địa.
Triều đình nhà Nguyễn thì sau khi Gia Long chết thi hành những chính sách toàn đi vào lòng đất. Như: Minh Mạng chia đất nước thành 3 Kỳ để dân chúng mâu thuẫn, khi quân Pháp đánh Hà Nội, tướng sĩ, quan quân giữ thành toàn dân miền trong, nên dân chúng có lúc thờ ơ luôn.
Bao nhiêu nước dâng quốc thư đặt quan hệ ngoại giao, buôn bán, Minh Mạng đều xua đuổi, thậm chí còn định chém sứ thần.
Hoàng gia Campuchia sang mừng thọ, Minh Mạng nằm ngủ không ngon bèn đem ra tùng xẻo hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ama-Kia

Xe buýt
Biển số
OF-69292
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
616
Động cơ
440,830 Mã lực
Nơi ở
Central of Việt Nam
Cái toà nhà góc 3h đẹp thật chứ! Dưới kiến trúc tây, trên mái kiểu Việt, còn đắp 2 con rồng thời Lý. E thật chứ Vin mà xây kiểu này chắc bán như tôm tươi.
Bến Nhà Rồng.
Bầu trời ửng hồng và từng đàn chim én chao lượn bay ra phía biển... những con tàu trăng trắng đậu san sát... dủ màu quốc kỳ của các nước. ..... và .... Việt nam ta ngày nay .... Hơn cả Cu Ba Triều Tiên luôn ... cơ đấy
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, 1866, những dãy nhà kiểu Châu Âu, ảnh do nhà thám hiểm Scotland John Thomson chụp.
Dãy nhà trên Bến Bạch Đằng, nhìn về phía cột cờ Thủ Ngữ. Ngôi nhà nơi tiền cảnh nằm ở gần khoảng giữa Công trường Mê Linh và đầu đường Đồng Khởi ngày nay.
Bảng hiệu tiếng Pháp của một văn phòng đại diện hãng thuốc lá Paris.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảnh Chợ Lớn nhìn từ kênh, 1866.
Tất nhiên, việc buôn bán thương mại ở Sài Gòn -Gia Định lúc ấy đều do dân Hoa Kiều nắm giữ.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top