[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,670
Động cơ
140,746 Mã lực
Riêng vụ ngâm rượu thì bây giờ đỡ hơn rồi, quãng 10-20 về trước 1 vài kẻ có tiền, giàu nhanh, thi nhau tìm con nọ, con kia ngâm rượu. Chả hiểu dân gian đồn đoán hiệu nghiệm với khỏe mạnh ra sao?, chứ ACE nhà e là Dược sỹ thì bảo là uống vào gan nó phải chuyển hóa nhiều, mà hấp thu cũng k đc bnhieu. Chả bổ béo lắm đâu???
Kẻ ngâm gấu, tay gấu, tay hổ, dạ dày nhím, cao hổ cao khỉ, cả tổ ong, bìm bịp thì nguyên cả con lông lá.....thôi thì cứ con gì có chân (trừ bàn ghế ra) là ngâm tất. Con gì bay được (trừ máy bay ra) cũng nhét vào bình đổ rượu cho ngập rồi bày ra khoe
Hồi đó mà có ý kiến với hội đấy là không được tàn sát ĐV quý hiếm với sát sinh là thành đạo đức giả ngay, chửi cho sấp mặt. Phải thế mới đại gia và sành điệu
Mấy anh Tây sang mình là sợ lắm, họ có ý kiến lên LHQ, sau CP mình cũng ra các chính sách mạnh tay bảo vệ ĐV hoang dã kịp, chứ không thì VN còn nhiều con trong sách đỏ nữa
------

Đọc mấy còm của cụ thấy hay phết, cụ chịu khó mày mò đưa nhiều thông tin ghê. Đa tạ cụ
Mười mấy năm trước em đi cùng 2 chiên da tây lông nữ đi công tác Nghệ An. Dừng nghỉ ở 1 cái nhà hàng ven đường em không nhớ đoạn nào của Nghệ An thấy 2 cột nhà 2 bên có 2 bình rượu to, một bên nguyên 1 con gấu đen cỡ hơn chục ký lô, 1 bên nguyên 1 con khỉ to không kém. Hai chiên da nhà em xém ngất. Mặt tái dại đi sau khi nó được biết là rượu ngâm để uống. Không biết trong đầu nó nghĩ gì.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,756
Động cơ
248,888 Mã lực
Mười mấy năm trước em đi cùng 2 chiên da tây lông nữ đi công tác Nghệ An. Dừng nghỉ ở 1 cái nhà hàng ven đường em không nhớ đoạn nào của Nghệ An thấy 2 cột nhà 2 bên có 2 bình rượu to, một bên nguyên 1 con gấu đen cỡ hơn chục ký lô, 1 bên nguyên 1 con khỉ to không kém. Hai chiên da nhà em xém ngất. Mặt tái dại đi sau khi nó được biết là rượu ngâm để uống. Không biết trong đầu nó nghĩ gì.
Cái con khỉ ngâm thì e không rõ?
còn bên bình ngâm nguyên con gấu, cụ mở vòi rót thử ra cái chén ngửi xem, tanh lộn mửa, e suýt nôn
Cụ nào uống đc, chắc e vái mấy vái
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,670
Động cơ
140,746 Mã lực
Ảnh chụp những năm 30. Ông tây, bà đầm. Ảnh nàu có thể chụp ở tư gia một quan tây. Cụ mặc bộ vest trắng chắc là Sốp-phơ (tài xế), nhìn rất oách. Cụ bà bế em bé chắc là vú em. Còn lại là những người giúp việc khác.
Một gia đình mà có 8-9 người ở thế kia cũng thuộc loại quan to hoặc tư sản nhớn.
e1063368-056d-40cf-8e22-2e8728486309.jpg
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,705
Động cơ
1,189,141 Mã lực
Ảnh chụp những năm 30. Ông tây, bà đầm. Ảnh nàu có thể chụp ở tư gia một quan tây. Cụ mặc bộ vest trắng chắc là Sốp-phơ (tài xế), nhìn rất oách. Cụ bà bế em bé chắc là vú em. Còn lại là những người giúp việc khác.
Một gia đình mà có 8-9 người ở thế kia cũng thuộc loại quan to hoặc tư sản nhớn.
e1063368-056d-40cf-8e22-2e8728486309.jpg
Cụ bà bế em bé kia, ăn mặc tân thời vậy chắc không phải vú em, em nghĩ có thể là vợ của cụ tư sản đứng cạnh xe. Cụ đấy chắc không phải lái xe, vì cụ ấy đứng oai phong còn hơn cả ông Tây.
 

red_dragon88

Xe tăng
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
1,114
Động cơ
147,817 Mã lực
Ảnh chụp những năm 30. Ông tây, bà đầm. Ảnh nàu có thể chụp ở tư gia một quan tây. Cụ mặc bộ vest trắng chắc là Sốp-phơ (tài xế), nhìn rất oách. Cụ bà bế em bé chắc là vú em. Còn lại là những người giúp việc khác.
Một gia đình mà có 8-9 người ở thế kia cũng thuộc loại quan to hoặc tư sản nhớn.
e1063368-056d-40cf-8e22-2e8728486309.jpg
Nhìn ông tây bà đầm cũng ko cao hơn cụ chủ xe kia là mấy.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,670
Động cơ
140,746 Mã lực
Cụ bà bế em bé kia, ăn mặc tân thời vậy chắc không phải vú em, em nghĩ có thể là vợ của cụ tư sản đứng cạnh xe. Cụ đấy chắc không phải lái xe, vì cụ ấy đứng oai phong còn hơn cả ông Tây.
Vầng, em cũng phỏng đoán vậy thôi chứ chưa tìm được lai lịch của bức ảnh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tổng Miêu Duệ, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên xưa, một nhóm nông dân gánh thóc về nhà địa chủ,một quản lý đang đứng đếm số lúa gánh về, thập niên 1920s.
Tiếng Pháp:
Le transport du riz à la ferme par "ganh".
---------------------------
Khu vực nhà địa chủ rất rộng, trồng rất nhiều cây ăn trái, qua cánh cổng xây là đến khu sân phơi rất rộng.
Đến năm 1954, gia đình địa chủ đã nhanh chân chạy trốn,từ đó đến nay dân làng không có tin tức gì về họ.
Hàng cây nhãn này đến lúc em còn nhỏ vẫn còn, khu vực này sau làm nhà trẻ, trạm xá, sân kho, sân phơi, lớp mẫu giáo.... của xã.
------------------------
2024-02-16-20-42-24-817.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khu du lịch Tam Đảo,khu vực dốc cao, gần đến trung tâm thị trấn, ảnh chụp ngày 4 tháng 6 năm 1916.
Lúc chưa xây dựng xong, vẫn còn đường đất, đây là khu vực tập trung những người làm nghề khiêng cáng [gọi là Cáng] chở khách lên núi, đồ nghề là cái ghế mây gắn vào 2 cây tre nhỏ làm đòn, trên ghế có mái che nắng mưa bằng vải.
Khá nhiều người sống bằng nghề này, họ vận chuyển khách, gạch, ngói, đồ đạc từ dưới chân núi lên.
-----------------------
Khoảng năm 1918, khi đường nhựa đã trải xong, thì nghề này cũng dần biến mất.
-----------------------
Tiếng Pháp:
Province de Vinh-yên , Tonkin , Indochine - Des villageois devant leurs habitations , au bord de la route à flanc du massif du Tam-dao [Trois Sommets].

GetPerfectPhoto_FixedImage.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một nhóm các cô gái Thái đang múa, ảnh chụp thập niên 1930s.
Điều đặc biệt là bức ảnh này do người Việt chụp, đó là hiệu ảnh Hương Ký.
Tiếng Pháp:
Thaïs blanches.Groupe de femmes accroupies face à face esquissant des mouvements de danse.
-----------------------
Người dân tộc Thái ở Việt Nam về cơ bản có 2 nhóm chính là Thái Đen [Thaï noir, tiếng Thái là Tay Đăm] và Thái Trắng [Thaï blanc, tiếng Thái là Tay Khảo], họ có một chút khác biệt về ngôn ngữ và phong tục chứ không phải màu da như nhiều người lầm tưởng[ ví dụ người Thái Đen phụ nữ khi lấy chồng thì búi tóc cao lên đầu gọi là Tằng Cẩu, còn người Thái Trắng thì không...
Người Thái có cùng chung nhóm ngôn ngữ với người Lào, Thái Lan, Tày...., họ có nét văn hóa, chữ viết, phong tục rất đặc sắc vậy.
-----------------------
Năm 1905, có hiệu ảnh của người Việt rất nổi tiếng là hiệu ảnh Hương Ký ở 86 phố Hàng Trống, do cụ Nguyễn Lan Hương [1887-1949] sáng lập, cụ là nhà nhiếp ảnh, làm phim nổi tiếng của Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20, đã từ sang Pháp học nghề làm ảnh và quay phim.
Cụ là người sản xuất bộ phim đầu tiên ở nước ta có tựa đề Đồng tiền kẽm tậu được ngựa [1921], tiếp đến là các phim Ninh Lăng [1926], Tấn tôn Đức Bảo Đại [1926], Đám tang tướng Đường Kế Nghiêu [1929].
Năm 1949, cụ Nguyễn Lan Hương mất, tiệm ảnh Hương Ký được giao cho con trai là Nguyễn Đức Thuận quản lý.
Năm 1955, ông Nguyễn Đức Thuận chuyển gia đình vào Sài Gòn và sau đó chọn Buôn Ma Thuột làm nơi sinh cơ lập nghiệp.
Tiệm ảnh Hương Ký ở Buôn Ma Thuột cũng không kém phần nổi tiếng. Sau này, hiệu ảnh Hương Ký ở Buôn Ma Thuột cũng được tách ra làm các hiệu ảnh nhỏ với tên như Hương Phong, Hương Vượng và vẫn chủ yếu làm ảnh dịch vụ...
-------------------------
51584277078_55e9754d80_o-colorized_restored.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đường vào cổng đền Linh Lang [đền Voi Phục], ảnh chụp tháng 12 năm 1914.
Tiếng Pháp:
Environs de Hà-nôi , Tonkin , Indochine - Le paysage environnant l' entrée du temple de Linh-lang.
------------------------
Đền Voi Phục [Tây trấn từ] là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, cạnh công viên Thủ Lệ.
Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 [năm 1065] đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long, [gọi là Thập tam trại, tức là các làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long] nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội. Đến thời Nguyễn, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên.
Đền thờ Linh Lang hay Linh Lang Đại Vương là vị thần được biết đến qua các thần phả, có gắn liền với lịch sử Việt Nam thời nhà Lý. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài [Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây].
--------------------
Người Pháp có lúc gọi là Đền Balny là vì tại cổng đền chỗ mấy đám ruộng là nơi viên trung úy Hải quân Pháp Adrien-Paul Balny d'Avricourt bị quân Cờ Đen phục kích và giết chết ngày 21 tháng 12 năm 1873 cùng với F. Garnier .
Sĩ quan Liautey, người chứng kiến cái chết của Balny tường thuật:

"....ngài Garnier đã tưởng đạt tới đích rồi và coi nhẹ các toán quân An Nam cùng bọn Cờ Đen, bởi Garnier bận tiếp các sứ thần của vua Tự Đức từ Huế ra, nên bọn giặc mới áp sát tới, bắn vào thành và các cổng thành, từ cách hào 200m. Sau đó, dẫu quân Cờ Đen đã rút đi, nhưng Garnier và Balny truy đuổi đến tận Thủ Lệ… kẻ thù nấp trong những bụi tre lao ra bao vây và hạ sát Garnier bằng những nhát giáo. Balny cũng hăng máu, truy kích tới tận đền Voi Phục, ngôi chùa nằm giữa một vùng nước bao phủ bởi muôn vàn chiếc vòi tỏa ra từ những cây đa ven hồ, nơi những con voi đến quỳ phục trước chùa để vinh danh ghi nhớ hoàng tử Linh Lang ….
Balny đã ngã xuống ở góc bức tường bao quanh chùa … Từ ngày ấy, để tưởng niệm, ngôi chùa này được đặt tên là chùa Balny.
------------------------
Ngôi đền hiện tại là đền được trùng tu, ngôi đền trong ảnh đã bị phá hủy do chiến tranh năm 1947.

received_1090847498820756.png

------------------------
Ảnh của Léon Busy, ông chụp khá nhiều kiểu ảnh ở khu vực xung quanh đền Voi Phục.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phú Thọ, thập niên 1920s, ngôi nhà khá lớn và khang trang của một gia đình.
Phu Tho - Une maison de métager.
------------------------
Ngôi nhà trát vách kiểu Toóc-xi quét vôi trắng, lợp rạ?
Một cụ đang vác bừa, một cụ bà gánh nước bằng thùng gỗ, hai cụ ông đang làm gì đó?
Trên hiên nhà dựng cày, bừa, chậu rửa có kệ kê, cuốc, mai...
-----------------------
received_354714880769709-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hà Nội, Tết thập niên 1920s, một cô bé bế em trai ngồi trước cổng nhà số 17, trên 2 cánh cổng có dán 2 bức tranh.
Có lẽ gia đình làm nghề dệt lụa, vì câu đối chữ Nôm trước cổng là:

Tơ liễu buông mành oanh học nói;
Cành lê trắng điểm én đưa thoi.

Tiếng Pháp:
Fêtes du Têt : des sentences de bienvenue sont collées sur les portes.
------------------------
FB_IMG_1708093029276.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc, hai cô gái trẻ thuộc tầng lớp giàu có đang ngồi trong khu vườn có hòn non bộ, với những chum vại trang trí, trước một " Thiên đường Phật Giáo", Tết năm 1915 [Tết Ất Mão]
[Em không rõ lắm cụm từ "Paradis Bouddhique" nghĩa chính xác là Đình hay Chùa, hay khu đình chùa? nên dịch là Thiên đường Phật giáo vậy]
Tonkin , Indochine Deux jeunes filles de famille aisée assises dans un jardin , devant un " Paradis Bouddhique".
--------------------------
Ảnh của Léon Busy.
received_385734134092398.jpeg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trên đường cái quan, từ Đà Nẵng ra Huế, cổng Hải Vân Quan [ trên đèo Hải Vân] nhìn về phía Đà Nẵng, ảnh chụp năm 1898.
Tiếng Pháp:
Annam . Tourane à Hué . De la porte du col des Nuages, vers Tourane.
---------------------------
Ảnh của André Salles, thanh tra Đông Dương kiêm nhiếp ảnh gia.
---------------------------
Lúc này nhìn đèo Hải Vân trơ trọi, khác quá nhiều với những gì Thái Đình Lan, một văn sĩ Đài Loan đến nước ta năm 1836 mô tả:
二十六日,行廣南道中。見禾苗挺秀,新秧綠縟如茵,白鷺立田中不動,遠樹低迷。海中三台山分明鼎峙海中三石山號三台,空洞宏開,天然屋宇;俗傳昔有七蜘蛛巢其中,幻作好女為祟,後為佛所除,今稱七姊妹洞,高出地二丈許,望之屹然。晚宿嶺下屯。輞夫輞夫即輿夫也戒明日夙興飽飯,登隘嶺一路惟此嶺高峻,為越南最險重關。

曉色初分,出舍行二里許,皆在霧露中。仰視嶺際,雲封如積雪,縹緲接天,不見峰頂。朝暾已上,度一小嶺。曲徑斜穿出海岸,海水洶洶,飛濤吼浪,震響岩谷間。至小村口,有汛官屯守,盤詰甚嚴。循山麓而上,磴道迂回十餘里。兩旁荊棘叢雜,篁籜森森如蝟毛。樹間小鳥啁啾,鳴聲百變。野花開放,落英繽紛,其景不可名狀。過山半,高勢巉岩,石級鱗迭,若千丈雲梯。輞夫以輞子橫肩而行,眾護卒扶掖相助;舉膝礙胸,汗浹背如雨下。凡七、八里,始達嶺巔。憩古樹下,仰見堅垣壁立,以紫荊板厚尺許為門額,書「海山關」;設屯守員一員、勁卒數十,械炮環列,真飛鳥不得度也。登關以望,北臨大海,浩瀚迷茫,帆檣出沒,如數點鳧鷗浮沉蒼碧。嶺前東西各一港,內透重溪,可容千艘。清波微漾,素練平鋪,雲影天光,徘徊水面,足以蕩豁胸臆。西南一帶,箐密林深,為群象所宅;與麋鹿、猩猩蕃息其中,荒莽非人境。山木年久,大者數百圍;枝條樛結,蓊鬱凌霄,老藤纏繞,猿猱攀接成群,見人跳躑山多交臂猿,土人稱猿將軍。須臾,風度林杪,萬籟蕭騷,景象淒絕。餘乃悄然而下,別屯員。去關行六、七里,日垂暮,宿嶺上野人家。夜嚴寒,床頭燒榾柮與弟烘之。

次日晏發。行密樹中二、三里,出嶺右,俯瞰其下,則絕壁懸崖,深不見底。餘乃舍輞子,令二人掖以行。背負石,投足坎窩;連下三百餘坎,憩一石岡。複透迤前行,過三小嶺,悉嵓崿嶔□〈山上欹下〉。約十里許,始就平地海岸。緣岸數里,抵一大溪。渡溪,北有小市,設屯員盤查。輞夫為餘言:上嶺至此,所過神廟二十餘處俗稱本頭公,甚靈,行人投香楮不絕;雖日往來,無蛇虎之患者,神之庇也。嶺自嘉隆間始闢嘉隆,今國王父年號,當越南之中;一夫守隘,萬人莫開,故稱隘嶺,去富春百有四十里下去廣南百里。
Tạm dịch:
Ngày 26 [ Dương lịch ngày 12 tháng 2 năm 1836] đi trên đường Quảng Nam, thấy ruộng lúa tươi tốt, lúa non xanh một màu như tấm thảm; cò trắng đứng cao lêu nghêu trong ruộng, xa nhìn cây cối xanh mướt làm lòng đê mê. Phía biển có 3 quả núi, ,chia ra làm 3 chòm, động trống mở ra như 3 tòa nhà thiên nhiên [ tức là núi Ngũ Hành Sơn]; tục truyền xưa là hang 7 con nhện, biến thành gái đẹp ma quái, sau được Phật trừ diệt, nay gọi là động Thất Tỷ Muội [động 7 Chị Em], dáng cao vút hơn 2 trượng. Buổi tối trú tại đồn dưới đồi, người phu võng [khiêng cáng] dặn ngày mai dậy sớm, ăn no; để đi lên ải hẹp vì có một con đường qua núi cao dốc, là đèo hiểm trở nhất tại Việt Nam [đèo Hải Vân].
Sáng khi thấy mặt người, ra khỏi đồn đi khoảng 2 dặm trong sương mù. Ngưỡng nhìn trên đỉnh, mây che như tuyết phủ cuồn cuộn tiếp trời cao, nhìn không thấy núi. Bấy giờ mặt trời lên, đã qua được một đỉnh nhỏ. Một con đường nhỏ uốn khúc qua triền núi giáp biển, nước biển hung hãn, sóng xô ầm ầm, chấn động cả ghềnh đá. Rồi đến một thôn nhỏ, gặp một đồn lính có quan trấn thủ, tra hỏi rất nghiêm. Theo sườn núi đi lên, đường quanh co hơn 10 dặm, hai bên gai góc mọc đầy, rừng tre giăng mắc, trong lùm cây chim chóc líu lo, hàng trăm tiếng hót khác nhau; trên đường hoa dại nở rộ, cánh hoa rơi rụng khắp nơi , cảnh vật đẹp không thể tả xiết! Khi lên được nữa núi, thế núi dốc, đường đi từng bậc, như leo lên chiếc thang ngàn trượng lên mây; phu võng phải để võng trên vai mà đi, các lính hộ vệ ra tay giúp đỡ; [phải đi] thẳng gối, thót bụng, mồ hôi nhỏ trên lưng như mưa; qua 7,8 dặm mới lên đến đỉnh núi.
Ngồi nghỉ dưới gốc cổ thụ, nhìn lên vách tường đá, thấy tấm bảng dày 1 thước [0.32 mét] giăng ngang làm cổng, trên đề:
Hải Sơn Quan
Nơi đây đặt đồn, do viên Đồn thủ trông coi, lính tinh nhuệ vài chục người, phòng thủ xung quanh bằng đại bác, cẩn mật tới mức một con chim cũng không qua lọt. Lên quan ải nhìn xuống, phía Bắc là biển lớn ngút ngàn, thuyền buồm nhấp nhô, như những chim hải âu bơi lặn nơi biển xanh. Trước lãnh 2 phía đông tây có cảng, phía trong khe sâu, có thể chứa hàng ngàn thuyền. Nước trong sóng gợn, phô ra vẻ bình an, trời quang, mây lơ lững trên mặt nước, đủ gây thư thái trong lòng.
Về phía tây nam, nơi núi rừng rậm rạp, từng bầy voi, hươu nai, khỉ vượn sinh sống, hoang vu không bóng người. Rừng cây lâu năm, cây lớn hàng trăm vòng tay, cành lá xum xuê, che khuất trời cao, dây leo quấn quít, khỉ vượn leo vin hàng bầy, thấy người nhảy đi (vùng này có loại khỉ 2 tay trước giao nhau, dân tại đây gọi là Viên tướng quân [khỉ chúa]). Chẳng mấy chốc, gió thổi mạnh vào rừng cây, vạn vật xao xác, cảnh vật tiêu tao, lòng tôi nhuốm buồn bèn đi xuống. Từ giã viên quan coi đồn, rời quan ải đi khoảng 6,7 dặm; trời đã về chiều, trú tại nhà thôn dân trên lãnh. Đêm trời rất lạnh, phải đốt củi bên giường, cùng em trai sưởi ấm.
Ngày hôm sau khởi hành muộn, qua rừng rậm khoảng 2, 3 dặm, đi về phía bên phải lãnh, từ trên cao nhìn xuống, vách núi thăm thẳm, nhìn không thấy đáy. Tôi bước xuống võng, bảo 2 người phu giúp bước đi; đằng sau lưng là vách đá, chân bước xuống theo bậc đá trủng, vượt qua khoảng 300 bậc; rồi ngồi nghỉ trên phiến đá. Lại tiếp tục đi, qua 3 lãnh nhỏ đều dốc đá gồ ghề. Đi khoảng 10 dặm, đến bờ biển đất bằng, theo bờ vài dặm đến một sông lớn [Lăng Cô], phía bắc có chợ, đặt đồn binh tra xét. Người khiêng võng bảo tôi rằng:
- Từ khi lên quan ải đến chỗ này, đã qua hơn 20 miếu thần (dân gọi là Bản Đầu công, rất linh thiêng); người đi qua đốt hương không ngừng, tuy hàng ngày qua lại nhưng không có mối lo về cọp, rắn; là do thần phù hộ.
Quan ải mở ra từ thời Gia Long ( Gia Long là niên hiệu của thân phụ nhà vua hiện nay) [ tức là Minh Mạng] là nơi chính giữa Việt Nam; một người giữ ải, vạn người cũng không xông vào được, nên gọi là Ải Lãnh, cách Phú Xuân 140 dặm (cách Quảng Nam 100 dặm).
------------------------------

received_2444878669033255-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hà Tĩnh, trên đỉnh Hoành Sơn Quan, một người đàn ông đang ngắm cảnh trên Đèo Ngang, nhìn về phía Quảng Bình, phía dưới là đường quốc lộ số 1, thập niên 1920s.

Tiếng Pháp:
De la Porte d'Annam, le point de vue est merveilleux. L'on aperçoit au loin la mer et la route Hanoi-Saigon.
----------------------------------
Hoành Sơn vốn là biên giới tự nhiên giữa nước Đại Việt và Chămpa. Hiện trên dãy Hoành Sơn còn phế tích Lũy Lâm Ấp của Chămpa có từ thế kỷ IV.
Thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491-1585] đã nói với sứ của Nguyễn Hoàng rằng:
- Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân. [có thông tin là "khả dĩ dung" thân chứ không phải "vạn đại dung thân"]
Nguyễn Hoàng đã qua Hoành Sơn đến Thuận Hóa và làm nên nghiệp lớn của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Nhà Nguyễn sau này.
Thời Nhà Nguyễn, Hoành Sơn Quan được xây dựng trên đỉnh đèo Ngang và hình tượng trưng cho dãy Hoành Sơn được khắc vào Huyền Đỉnh [một trong Cửu Đỉnh].
Nhiều danh nhân, thi sĩ, nhạc sĩ đã có tác phẩm về dãy Hoành Sơn như Bùi Huy Bích, Phạm Quý Thích, Cao Bá Quát, Nguyễn Thiếp, Hà Tông Quyền, Bùi Dương Lịch, Nguyễn Nể, Nguyễn Trường Tộ, vua Thiệu Trị, Bà huyện Thanh Quan.
Đến thời Pháp, do tuyến đường bộ đã mở rộng, Hoành Sơn Quan dần dần bị hoang phế.
-------------------------
Bài thơ:Qua đèo Ngang 過岧卬 nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

[Một số bản chép là " chợ mấy nhà" nhưng trên Đèo Ngang xưa làm gì có chợ, có lẽ " rợ mấy nhà" thì đúng hơn?]
--------------------------------
received_1840112413168212-colorized.jpg
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,100
Động cơ
362,821 Mã lực
Hà Nội, Tết thập niên 1920s, một cô bé bế em trai ngồi trước cổng nhà số 17, trên 2 cánh cổng có dán 2 bức tranh.
Có lẽ gia đình làm nghề dệt lụa, vì câu đối chữ Nôm trước cổng là:

Tơ liễu buông mành oanh học nói;
Cành lê trắng điểm én đưa thoi.

Tiếng Pháp:
Fêtes du Têt : des sentences de bienvenue sont collées sur les portes.
------------------------
FB_IMG_1708093029276.jpg
Hôm nay mới lộ ra cụ Đốc không chỉ giỏi tiếng Pháp, giỏi chữ Hán mà lại còn giỏi cả chữ Nôm nữa!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hôm nay mới lộ ra cụ Đốc không chỉ giỏi tiếng Pháp, giỏi chữ Hán mà lại còn giỏi cả chữ Nôm nữa!
Lúc đầu em đọc ra âm Hán, là:
Ti Liễu hoa manh doanh học ngữ
Hiệu Lê hoàng mặc yến tống thoa.
Chữ Hán vốn khó, chữ Nôm lại khó hơn, nên dân ta may mà có chữ Quốc Ngữ dễ học dễ viết.
Câu đối này cho thấy gia đình làm nghề dệt vải, xuân về xin chữ của bậc tài Nho học, vừa Hán, vừa Nôm, tuyệt.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Miền Bắc, hai cô gái trẻ thuộc tầng lớp giàu có đang ngồi trong khu vườn có hòn non bộ, với những chum vại trang trí, trước một " Thiên đường Phật Giáo", Tết năm 1915 [Tết Ất Mão]
[Em không rõ lắm cụm từ "Paradis Bouddhique" nghĩa chính xác là Đình hay Chùa, hay khu đình chùa? nên dịch là Thiên đường Phật giáo vậy]
Tonkin , Indochine Deux jeunes filles de famille aisée assises dans un jardin , devant un " Paradis Bouddhique".
--------------------------
Ảnh của Léon Busy.
received_385734134092398.jpeg
Mấy cái đôn gốm đẹp quá! Có lẽ gốm Phật sơn Quảng Đông.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,570
Động cơ
314,431 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Mấy cái đôn gốm đẹp quá! Có lẽ gốm Phật sơn Quảng Đông.
Ảnh chụp năm 1915 thì khả năng những chiếc đôn gốm này là đồ gốm Cây Mai, 1 lò gốm trong Sài Gòn Gia Định làm rồi. Tuy nhiên thì gốm Cây Mai có nguồn gốc thợ người Tàu sang làm và phát triển.
Đây là sản phẩm của lò gốm Cây Mai:
IMG_0039.jpeg
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
664
Động cơ
32,392 Mã lực
Tuổi
36
Điểm yếu chết người của Champa là không có ý thức lãnh thổ. Người Chăm dễ dàng từ bỏ lãnh thổ, điển hình là vụ cắt hẳn 2 châu làm quà cưới cho công chúa Huyền Trân.

Cho nên Chăm cứ bị ng Việt gặm dần từng tí đất, cuối cùng mất luôn cả triều đại.
Em thấy cũng ko chính xác lắm, vì cái kiểu cắt đất để làm quà, cắt đất để xin đầu hàng... nó như kiểu nghi thức ngoại giao thời bấy giờ. Các nước nhỏ ở TQ trước kia cũng toàn làm thế, có thể lúc đó họ chỉ nghĩ đơn giản là chưa có công ước, luật pháp quốc tế... như bây giờ, nên việc cắt đất rồi đến 1 lúc nào đó đủ mạnh thì sẽ đòi lại.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top