- Biển số
- OF-726544
- Ngày cấp bằng
- 22/4/20
- Số km
- 3,645
- Động cơ
- 131,021 Mã lực
Cũng có thể lắm cụ.Thời đi học cháu có học tin học của bác Ông Văn Thông. Chắc cũng là người Chiêm Thành cụ nhỉ?
Cũng có thể lắm cụ.Thời đi học cháu có học tin học của bác Ông Văn Thông. Chắc cũng là người Chiêm Thành cụ nhỉ?
Không biết cái tục lệ ăn gan người truyền từ đâu ra cụ nhỉ, vì quân Tàu Cờ đen cũng ăn gan người nhắm rượu.Những mảnh vỡ kiến trúc Chăm Pa được thu thập trước của chùa Thập Tháp [ có lẽ để làm nguyên liệu sửa sang chùa], thập niên 1920s.
Trong ảnh ta thấy có chóp đỉnh tháp Chăm, tình tượng của linh vật thần thoại Makara, Bò thần Nandi, Linga...
Tiếng Pháp:
Sculptures (fragments) dont Makara, tympan à personnage, Nandin, linga (grès), déposées devant la pagode de Thap Thap.
Chùa Thập Tháp hay còn gọi là Thập Tháp Di Đà Tự, là một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lê – Nguyễn vào năm 1668 ở phía Bắc Thành cổ Đồ Bàn – Kinh đô của nhà nước Chiêm Thành xưa, Chùa tọa lạc tại thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn.
Chùa Thập Tháp do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập, Chùa được coi là ngôi cổ tự thuộc phái Thiền Lâm Tế. Chùa được xây dựng từ những gạch đá của 10 ngôi tháp Chăm cổ trên một gò tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1 km, do đó cái tên Thập Tháp được ra đời.
----------------------
Vào năm 1610, Phí Tín, một viên quan làm công tác phiên dịch cho phái đoàn của nhà thám hiểm Trịnh Hòa đã đến Chăm Pa để tuyên đọc sắc phong cho vua Chăm Pa, đã ghi lại những mô tả khá thú vị về thành Đồ Bàn và xứ Chăm Pa [nay là Bình Định] và xứ Tân Đồng Long Quốc [tức Panduranga, nay thuộc Ninh Thuận-Bình Thuận]
----------------------
星槎勝覽
費信
占城國
永樂七年己丑,上命正使太監鄭和等統領官兵,駕使海船四十八號,往諸番國開讀賞賜。是歲秋九月,自太倉劉家港開船,十月到福建長樂太平港泊。十二月,福建五虎門開洋,張十二帆,順風十晝夜,至占城國。臨海有港曰新洲,西抵交趾,北連中國。他番寶船到彼,其酋長頭戴三山金花冠,身披錦花手巾,臂腿四腕,俱以金鐲,足穿玳瑁履,腰束八寶方帶,如妝塑金剛狀。乘象,前後擁隨番兵五百餘,或執鋒刃短鎗,或舞皮牌,捶善鼓,吹椰笛殼筒。其部領乘馬出郊迎接詔賞,下象膝行,匍匐感沐天恩,奉貢方物。
其國所產巨象、犀牛甚多,所以象牙、犀角廣貿別國。棋楠香一山所產,酋長差人看守採取,民下不可得,如有私偷賣者,露犯則斷其手。烏木、降香,民下樵而為薪。氣候常熱如夏,不見霜雪,草木長春,隨開隨謝。供民以煮海為鹽,田禾甚薄。其國之人,惟食檳榔裹荖葉包蠣殼灰,行住坐臥不絕其口。月曰之定,但看月生為初,月晦為滿,如此十次盈虧為一歲,晝夜以善鼓十更為法。酋長及民下非至午不起,非至子不睡。見月則飲酒歌舞為美。酋長所居高廣,屋宇門墻以磚灰甃砌,及堅硬之木雕琢獸畜之形為華飾,外周磚垣。亦有城郭之備,練兵之具,藥鏃刀標之屬。其部領所居,亦分等第,門高有限。民下編茅覆屋,門不過三尺,過者即罪之。一國之食,魚不腐爛不食,釀不生蛆不為美。造酒以米和藥丸幹持入甕中,封固如法收藏,曰久其糟生蛆為佳醞。他曰開封,用長節竹竿三四尺者,插入糟甕中,或圍坐五人十人,量人入水多寡,輪次吸竹引酒入口,吸盡再入水,若無味則止,有味封留再用。
歲時縱人採生人膽鬻官,其酋長或部領得膽入酒中,與家人同飲,謂之曰通身是膽。相傳尸頭蠻者,本是婦人也,但無瞳人為異。其婦與家人同寢,夜深飛頭而去,食人糞尖,飛回復合其體,仍活如舊。若知而封固其項,或移體別處,則死矣。如有病者遇食其糞,妖氣入腹,病者必死。此婦人亦罕有者,民家有而不報官者,罪及一家。番人愛其頭,或有觸弄其頭者,必有生死之恨。
男女椎髻腦後,花布纏頭,上穿短衫,腰圍色布手巾。其國無紙筆之具,但將羊皮槌薄熏黑,削細竹為筆,蘸白灰為字,若蚯蚓委曲之狀。語言燕鴻,全憑通事傳譯。
詩曰:
聖運承天統,
雍熙億萬春。
元戎持使節,
頒詔撫夷民。
莫謂江山異,
同霑雨露新。
西連交趾塞,
北接廣南津。
酋長尤崇禮,
聞風感聖人。
棋楠宜進貢,
烏木伐為薪。
筆寫羊皮紙,
言談鴂舌人。
角犀應自縱,
牙象尚能馴。
蛆酒奇堪酌,
尸蠻怪莫陳。
遙觀光嶠外,
頓覺壯懷伸。
採摭裁詩句,
攄誠獻紫宸。
Tạm dịch
Năm Vĩnh Lạc thứ 7, Kỷ Sửu [1409], phụng mệnh vua, chánh sứ thái giám Trịnh Hòa thống lĩnh quan binh, dẫn đầu sứ đoàn gồm 48 chiếc thuyền đi đến các nước phiên quốc ban thưởng. Tháng 9, mùa Thu, thuyền khởi hành từ cảng Thái Thương ở Lưu Gia [Tô Châu, trên sông Lưu Hà], vào tháng 10, đến đậu thuyền tại bến cảng Thái Bình, huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến. Tháng 12, tháng 12, từ cửa biển Ngũ Hổ [Phúc Kiến], thuyền khởi hành ra đại dương, thuyền căng buồm 12 cánh, thuận theo gió trong 10 ngày đêm thì đến nước Chiêm Thành. Ở gần biển có một bến cảng gọi là Tân Châu [cảng Thị Nại], phía tây giáp với Giao Chỉ, phía bắc liên [đường biển] với Trung Quốc.
Khi thuyền nước ngoài [Trung Hoa] đến, Tù trưởng [vua Chăm Pa] đội mũ vàng hình ba ngọn núi óng ánh, trên mình khoác áo gấm thêu hoa, cả chân và tay đều đeo vòng vàng, chân đi giày làm bằng đồi mồi, lưng đeo thắt lưng Bát Bảo? trông [nhà vua] cứ như bức tượng [Phật] Kim Cương vậy. [Vua] cưỡi voi, phía trước phía sau có hơn 500 quân đi hộ tống, hoặc cầm giáo ngắn có lưỡi nhọn, hoặc múa khiên, đánh trống, hoặc thổi [tù và] làm bằng vỏ ốc to như quả dừa. Các thủ lĩnh của vua cưỡi ngựa ra ngoại ô để đón nhận sắc phong, [vua] xuống voi, quỳ gối, phủ phục cảm tạ thiên ân [ơn đức của vua Trung Quốc], dâng cống vật quý.
Chiêm Thành có rất nhiều voi và tê giác, vì vậy ngà voi và sừng tê giác được buôn bán rộng rãi sang các nước khác. Kỳ Nam chỉ có ở một ngọn núi, tù trưởng sai người canh giữ khai thác, dân chúng không thể lấy được, nếu có ai tự ý trộm bán, bị phát hiện thì sẽ bị chặt tay. Gỗ mun và trầm hương, dân chúng chặt lấy làm củi.
Khí hậu ở đây thường nóng như mùa Hạ, không thấy sương tuyết, cỏ cây xanh tươi quanh năm, nở hoa và tàn ngay sau đó. Người dân sống bằng cách lấy nước biển làm muối, ruộng lúa rất ít. Người dân nước ấy, chỉ ăn trầu cuốn lá trầu bọc trong vôi làm từ vỏ sò, đi đứng nằm ngồi [ăn trầu] không rời miệng. Cách tính ngày tháng chỉ dựa vào việc nhìn mặt trăng, trăng mọc là đầu tháng, trăng tròn là rằm, cứ thế mười lần trăng tròn khuyết là một năm, ngày đêm theo nhịp trống thành mười canh. Vua và dân chúng không dậy trước giờ Ngọ? [11-13 giờ], không ngủ trước nửa đêm. Khi thấy trăng tròn thì uống rượu ca hát vui vẻ.
Nơi ở của vua cao ráo, nhà cửa và các bức tường đều được xây bằng gạch và vữa, [các cánh cửa và cổng làm bằng] gỗ cứng được chạm khắc hình thú vật để trang trí, bên ngoài có tường gạch bao quanh. Cũng có các công trình phòng thủ, luyện tập quân đội, vũ khí có các loại tên tẩm thuốc độc, đao, lao phóng, giáo mác. Nơi ở của các quan lại cũng chia theo thứ bậc, chiều cao của cửa có giới hạn. Dưới dân chúng thì dùng cỏ gianh khô đan thành mái lợp nhà, cửa cao không quá ba thước, ai làm trái thì bị phạt. Người dân chỉ ăn cá không bị thối rữa [tức là cá ướp muối], nước mắm? không sinh giòi thì không coi là ngon. Làm rượu thì dùng gạo và thuốc viên khô bỏ vào chum, đậy kín, cất giữ theo đúng cách, lâu ngày thì bã rượu sinh giòi là rượu ngon. Người ta nói rằng, dân Chiêm Thành uống rượu bằng cách dùng những thanh tre dài ba bốn thước, cắm vào chum rượu, hoặc ngồi quây quần năm, mười người, đo lượng nước cho mỗi người, lần lượt hút tre dẫn rượu vào miệng, hút hết lại đổ nước vào, nếu không có vị thì thôi, có vị thì đậy kín lại dùng tiếp.
Mỗi năm vào dịp đặc biệt, người dân Chiêm Thành được phép đi lấy gan người sống để bán cho quan lại. Vua hoặc thủ lĩnh bộ tộc nào có được gan thì sẽ cho vào rượu và cùng gia đình uống, gọi là “thông thân thị đảm” [uống rượu pha gan người sẽ là cho thân thể thông suốt] [Đây là một tục lệ rất rùng rợn có ở Chân Lạp, Chăm Pa và vài quốc gia khác ở Đông Nam Á, đó là người dân cầm một loại dao đặc biệt đi rình người qua đường, hoặc ai đi một mình, là đâm một nhát vào bụng vùng hạ sườn phải, lấy ra túi mật còn tươi, chuyện này được mô tả rất kỹ trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan thời Nguyên].
Tương truyền có một cái đầu xác chết, nguyên là một người phụ nữ, không có mắt nhìn rất quái dị. Người phụ nữ này chuyên tìm những gia nhân nằm ngủ cùng nhau, đến đêm tối đen cái đầu mới rời thây bay đi, ăn phân của con người, rồi đầu lại bay về nhập với thân, người lại hoạt động như cũ? Nếu biết và bịt kín cổ của nó, hoặc di chuyển thân xác của nó đi nơi khác, thì nó sẽ chết. Nếu người bệnh gặp phải và ăn phân của nó, thì khí tà sẽ xâm nhập vào bụng, người bệnh nhất định sẽ chết. Người phụ nữ này cũng là một loại yêu quái hiếm gặp. Nếu dân chúng biết mà không trình báo quan lại, thì cả nhà sẽ bị tội.
Người Chăm Pa [nguyên văn là 番 phiên, cách gọi các dân tộc khác ngoài Trung Quốc] rất coi trọng cái đầu mình, nếu có ai xúc phạm quá mức vào đầu, tất sẽ sinh ra lòng hận thù đến chết.
Nam nữ búi tóc củ hành ở sau gáy, quấn khăn hoa trên đầu, mặc áo ngắn, thắt lưng bằng vải màu.
Nước này không có giấy bút? nhưng họ dùng những tấm da dê mỏng tẩm khói đen, rồi dùng tre nhỏ làm bút, chấm tro trắng viết chữ, chữ viết như con giun ngoằn ngoèo. Ngôn ngữ của họ như tiếng chim bay, chỉ có thông sự mới có thể phiên dịch được.
Thơ rằng:
Thánh vận thừa thiên thống,
Ung hi ức vạn xuân.
Nguyên nhung trì sử tiết,
Ban chiếu phủ Di dân.
Mạc vị giang sơn dị,
Đồng triêm vũ lộ tân.
Tây liên Giao Chỉ tắc,
Bắc tiếp Quảng Nam tân.
Tù trưởng vưu sùng lễ,
Văn phong cảm thánh nhân.
Kỳ Nam nghi tiến cống,
Ô Mộc phạt vi tân.
Bút tả dương bì chỉ,
Ngôn đàm quyết thiệt nhân.
Giác Tê ưng tự túng,
Nha tượng thượng năng tuần.
Thư tửu kì kham chước,
Thi Man quái mạc trần.
Diêu quan quang kiệu ngoại,
Đốn giác tráng hoài thân.
Thải trích tài thi cú,
Sư thành hiến tử thần.
-----------------------------------
Vương quốc Chăm Pa đúng là thảm, đã yếu lại còn thích ra gió, nhiều lần bắc tiến, kết quả là các đời vua Lê, Lý , Trần rồi lại Lê , đời nào cũng đánh tan hoang xứ này.Những mảnh vỡ kiến trúc Chăm Pa được thu thập trước của chùa Thập Tháp [ có lẽ để làm nguyên liệu sửa sang chùa], thập niên 1920s.
Trong ảnh ta thấy có chóp đỉnh tháp Chăm, tình tượng của linh vật thần thoại Makara, Bò thần Nandi, Linga...
Tiếng Pháp:
Sculptures (fragments) dont Makara, tympan à personnage, Nandin, linga (grès), déposées devant la pagode de Thap Thap.
Chùa Thập Tháp hay còn gọi là Thập Tháp Di Đà Tự, là một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lê – Nguyễn vào năm 1668 ở phía Bắc Thành cổ Đồ Bàn – Kinh đô của nhà nước Chiêm Thành xưa, Chùa tọa lạc tại thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn.
Chùa Thập Tháp do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập, Chùa được coi là ngôi cổ tự thuộc phái Thiền Lâm Tế. Chùa được xây dựng từ những gạch đá của 10 ngôi tháp Chăm cổ trên một gò tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1 km, do đó cái tên Thập Tháp được ra đời.
----------------------
Vào năm 1610, Phí Tín, một viên quan làm công tác phiên dịch cho phái đoàn của nhà thám hiểm Trịnh Hòa đã đến Chăm Pa để tuyên đọc sắc phong cho vua Chăm Pa, đã ghi lại những mô tả khá thú vị về thành Đồ Bàn và xứ Chăm Pa [nay là Bình Định] và xứ Tân Đồng Long Quốc [tức Panduranga, nay thuộc Ninh Thuận-Bình Thuận]
----------------------
星槎勝覽
費信
占城國
永樂七年己丑,上命正使太監鄭和等統領官兵,駕使海船四十八號,往諸番國開讀賞賜。是歲秋九月,自太倉劉家港開船,十月到福建長樂太平港泊。十二月,福建五虎門開洋,張十二帆,順風十晝夜,至占城國。臨海有港曰新洲,西抵交趾,北連中國。他番寶船到彼,其酋長頭戴三山金花冠,身披錦花手巾,臂腿四腕,俱以金鐲,足穿玳瑁履,腰束八寶方帶,如妝塑金剛狀。乘象,前後擁隨番兵五百餘,或執鋒刃短鎗,或舞皮牌,捶善鼓,吹椰笛殼筒。其部領乘馬出郊迎接詔賞,下象膝行,匍匐感沐天恩,奉貢方物。
其國所產巨象、犀牛甚多,所以象牙、犀角廣貿別國。棋楠香一山所產,酋長差人看守採取,民下不可得,如有私偷賣者,露犯則斷其手。烏木、降香,民下樵而為薪。氣候常熱如夏,不見霜雪,草木長春,隨開隨謝。供民以煮海為鹽,田禾甚薄。其國之人,惟食檳榔裹荖葉包蠣殼灰,行住坐臥不絕其口。月曰之定,但看月生為初,月晦為滿,如此十次盈虧為一歲,晝夜以善鼓十更為法。酋長及民下非至午不起,非至子不睡。見月則飲酒歌舞為美。酋長所居高廣,屋宇門墻以磚灰甃砌,及堅硬之木雕琢獸畜之形為華飾,外周磚垣。亦有城郭之備,練兵之具,藥鏃刀標之屬。其部領所居,亦分等第,門高有限。民下編茅覆屋,門不過三尺,過者即罪之。一國之食,魚不腐爛不食,釀不生蛆不為美。造酒以米和藥丸幹持入甕中,封固如法收藏,曰久其糟生蛆為佳醞。他曰開封,用長節竹竿三四尺者,插入糟甕中,或圍坐五人十人,量人入水多寡,輪次吸竹引酒入口,吸盡再入水,若無味則止,有味封留再用。
歲時縱人採生人膽鬻官,其酋長或部領得膽入酒中,與家人同飲,謂之曰通身是膽。相傳尸頭蠻者,本是婦人也,但無瞳人為異。其婦與家人同寢,夜深飛頭而去,食人糞尖,飛回復合其體,仍活如舊。若知而封固其項,或移體別處,則死矣。如有病者遇食其糞,妖氣入腹,病者必死。此婦人亦罕有者,民家有而不報官者,罪及一家。番人愛其頭,或有觸弄其頭者,必有生死之恨。
男女椎髻腦後,花布纏頭,上穿短衫,腰圍色布手巾。其國無紙筆之具,但將羊皮槌薄熏黑,削細竹為筆,蘸白灰為字,若蚯蚓委曲之狀。語言燕鴻,全憑通事傳譯。
詩曰:
聖運承天統,
雍熙億萬春。
元戎持使節,
頒詔撫夷民。
莫謂江山異,
同霑雨露新。
西連交趾塞,
北接廣南津。
酋長尤崇禮,
聞風感聖人。
棋楠宜進貢,
烏木伐為薪。
筆寫羊皮紙,
言談鴂舌人。
角犀應自縱,
牙象尚能馴。
蛆酒奇堪酌,
尸蠻怪莫陳。
遙觀光嶠外,
頓覺壯懷伸。
採摭裁詩句,
攄誠獻紫宸。
Tạm dịch
Năm Vĩnh Lạc thứ 7, Kỷ Sửu [1409], phụng mệnh vua, chánh sứ thái giám Trịnh Hòa thống lĩnh quan binh, dẫn đầu sứ đoàn gồm 48 chiếc thuyền đi đến các nước phiên quốc ban thưởng. Tháng 9, mùa Thu, thuyền khởi hành từ cảng Thái Thương ở Lưu Gia [Tô Châu, trên sông Lưu Hà], vào tháng 10, đến đậu thuyền tại bến cảng Thái Bình, huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến. Tháng 12, tháng 12, từ cửa biển Ngũ Hổ [Phúc Kiến], thuyền khởi hành ra đại dương, thuyền căng buồm 12 cánh, thuận theo gió trong 10 ngày đêm thì đến nước Chiêm Thành. Ở gần biển có một bến cảng gọi là Tân Châu [cảng Thị Nại], phía tây giáp với Giao Chỉ, phía bắc liên [đường biển] với Trung Quốc.
Khi thuyền nước ngoài [Trung Hoa] đến, Tù trưởng [vua Chăm Pa] đội mũ vàng hình ba ngọn núi óng ánh, trên mình khoác áo gấm thêu hoa, cả chân và tay đều đeo vòng vàng, chân đi giày làm bằng đồi mồi, lưng đeo thắt lưng Bát Bảo? trông [nhà vua] cứ như bức tượng [Phật] Kim Cương vậy. [Vua] cưỡi voi, phía trước phía sau có hơn 500 quân đi hộ tống, hoặc cầm giáo ngắn có lưỡi nhọn, hoặc múa khiên, đánh trống, hoặc thổi [tù và] làm bằng vỏ ốc to như quả dừa. Các thủ lĩnh của vua cưỡi ngựa ra ngoại ô để đón nhận sắc phong, [vua] xuống voi, quỳ gối, phủ phục cảm tạ thiên ân [ơn đức của vua Trung Quốc], dâng cống vật quý.
Chiêm Thành có rất nhiều voi và tê giác, vì vậy ngà voi và sừng tê giác được buôn bán rộng rãi sang các nước khác. Kỳ Nam chỉ có ở một ngọn núi, tù trưởng sai người canh giữ khai thác, dân chúng không thể lấy được, nếu có ai tự ý trộm bán, bị phát hiện thì sẽ bị chặt tay. Gỗ mun và trầm hương, dân chúng chặt lấy làm củi.
Khí hậu ở đây thường nóng như mùa Hạ, không thấy sương tuyết, cỏ cây xanh tươi quanh năm, nở hoa và tàn ngay sau đó. Người dân sống bằng cách lấy nước biển làm muối, ruộng lúa rất ít. Người dân nước ấy, chỉ ăn trầu cuốn lá trầu bọc trong vôi làm từ vỏ sò, đi đứng nằm ngồi [ăn trầu] không rời miệng. Cách tính ngày tháng chỉ dựa vào việc nhìn mặt trăng, trăng mọc là đầu tháng, trăng tròn là rằm, cứ thế mười lần trăng tròn khuyết là một năm, ngày đêm theo nhịp trống thành mười canh. Vua và dân chúng không dậy trước giờ Ngọ? [11-13 giờ], không ngủ trước nửa đêm. Khi thấy trăng tròn thì uống rượu ca hát vui vẻ.
Nơi ở của vua cao ráo, nhà cửa và các bức tường đều được xây bằng gạch và vữa, [các cánh cửa và cổng làm bằng] gỗ cứng được chạm khắc hình thú vật để trang trí, bên ngoài có tường gạch bao quanh. Cũng có các công trình phòng thủ, luyện tập quân đội, vũ khí có các loại tên tẩm thuốc độc, đao, lao phóng, giáo mác. Nơi ở của các quan lại cũng chia theo thứ bậc, chiều cao của cửa có giới hạn. Dưới dân chúng thì dùng cỏ gianh khô đan thành mái lợp nhà, cửa cao không quá ba thước, ai làm trái thì bị phạt. Người dân chỉ ăn cá không bị thối rữa [tức là cá ướp muối], nước mắm? không sinh giòi thì không coi là ngon. Làm rượu thì dùng gạo và thuốc viên khô bỏ vào chum, đậy kín, cất giữ theo đúng cách, lâu ngày thì bã rượu sinh giòi là rượu ngon. Người ta nói rằng, dân Chiêm Thành uống rượu bằng cách dùng những thanh tre dài ba bốn thước, cắm vào chum rượu, hoặc ngồi quây quần năm, mười người, đo lượng nước cho mỗi người, lần lượt hút tre dẫn rượu vào miệng, hút hết lại đổ nước vào, nếu không có vị thì thôi, có vị thì đậy kín lại dùng tiếp.
Mỗi năm vào dịp đặc biệt, người dân Chiêm Thành được phép đi lấy gan người sống để bán cho quan lại. Vua hoặc thủ lĩnh bộ tộc nào có được gan thì sẽ cho vào rượu và cùng gia đình uống, gọi là “thông thân thị đảm” [uống rượu pha gan người sẽ là cho thân thể thông suốt] [Đây là một tục lệ rất rùng rợn có ở Chân Lạp, Chăm Pa và vài quốc gia khác ở Đông Nam Á, đó là người dân cầm một loại dao đặc biệt đi rình người qua đường, hoặc ai đi một mình, là đâm một nhát vào bụng vùng hạ sườn phải, lấy ra túi mật còn tươi, chuyện này được mô tả rất kỹ trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan thời Nguyên].
Tương truyền có một cái đầu xác chết, nguyên là một người phụ nữ, không có mắt nhìn rất quái dị. Người phụ nữ này chuyên tìm những gia nhân nằm ngủ cùng nhau, đến đêm tối đen cái đầu mới rời thây bay đi, ăn phân của con người, rồi đầu lại bay về nhập với thân, người lại hoạt động như cũ? Nếu biết và bịt kín cổ của nó, hoặc di chuyển thân xác của nó đi nơi khác, thì nó sẽ chết. Nếu người bệnh gặp phải và ăn phân của nó, thì khí tà sẽ xâm nhập vào bụng, người bệnh nhất định sẽ chết. Người phụ nữ này cũng là một loại yêu quái hiếm gặp. Nếu dân chúng biết mà không trình báo quan lại, thì cả nhà sẽ bị tội.
Người Chăm Pa [nguyên văn là 番 phiên, cách gọi các dân tộc khác ngoài Trung Quốc] rất coi trọng cái đầu mình, nếu có ai xúc phạm quá mức vào đầu, tất sẽ sinh ra lòng hận thù đến chết.
Nam nữ búi tóc củ hành ở sau gáy, quấn khăn hoa trên đầu, mặc áo ngắn, thắt lưng bằng vải màu.
Nước này không có giấy bút? nhưng họ dùng những tấm da dê mỏng tẩm khói đen, rồi dùng tre nhỏ làm bút, chấm tro trắng viết chữ, chữ viết như con giun ngoằn ngoèo. Ngôn ngữ của họ như tiếng chim bay, chỉ có thông sự mới có thể phiên dịch được.
Thơ rằng:
Thánh vận thừa thiên thống,
Ung hi ức vạn xuân.
Nguyên nhung trì sử tiết,
Ban chiếu phủ Di dân.
Mạc vị giang sơn dị,
Đồng triêm vũ lộ tân.
Tây liên Giao Chỉ tắc,
Bắc tiếp Quảng Nam tân.
Tù trưởng vưu sùng lễ,
Văn phong cảm thánh nhân.
Kỳ Nam nghi tiến cống,
Ô Mộc phạt vi tân.
Bút tả dương bì chỉ,
Ngôn đàm quyết thiệt nhân.
Giác Tê ưng tự túng,
Nha tượng thượng năng tuần.
Thư tửu kì kham chước,
Thi Man quái mạc trần.
Diêu quan quang kiệu ngoại,
Đốn giác tráng hoài thân.
Thải trích tài thi cú,
Sư thành hiến tử thần.
-----------------------------------
Tục này nghe ghê quá cụ nhỉ?Không biết cái tục lệ ăn gan người truyền từ đâu ra cụ nhỉ, vì quân Tàu Cờ đen cũng ăn gan người nhắm rượu.
Tục này có ở các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ cụ ạ, đọc cuốn Chân Lạp phong thổ ký em dịch thì rõ nhất, thật rùng rợn.Không biết cái tục lệ ăn gan người truyền từ đâu ra cụ nhỉ, vì quân Tàu Cờ đen cũng ăn gan người nhắm rượu.
Băc tiến mỗi thời Chế Bồng Nga là nhiều thôi cụ, sau này cũng yếu dần, đến thời Lê thì vua Lê Thánh Tông đã chiếm được đất sát Bình Định rồi, nên nhiều người vẫn nói các chúa Nguyễn có công khai phá đất đai toàn bộ là hoang đường.Vương quốc Chăm Pa đúng là thảm, đã yếu lại còn thích ra gió, nhiều lần bắc tiến, kết quả là các đời vua Lê, Lý , Trần rồi lại Lê , đời nào cũng đánh tan hoang xứ này.
Vương quốc Chăm Pa đúng là thảm, đã yếu lại còn thích ra gió, nhiều lần bắc tiến, kết quả là các đời vua Lê, Lý , Trần rồi lại Lê , đời nào cũng đánh tan hoang xứ này.
Điểm yếu chết người của Champa là không có ý thức lãnh thổ. Người Chăm dễ dàng từ bỏ lãnh thổ, điển hình là vụ cắt hẳn 2 châu làm quà cưới cho công chúa Huyền Trân.Băc tiến mỗi thời Chế Bồng Nga là nhiều thôi cụ, sau này cũng yếu dần, đến thời Lê thì vua Lê Thánh Tông đã chiếm được đất sát Bình Định rồi, nên nhiều người vẫn nói các chúa Nguyễn có công khai phá đất đai toàn bộ là hoang đường.
Chính xác cụ ạ, vì Vương quốc là một liên minh giữa các tiểu quốc, khá lỏng lẻo, tiểu quốc Chăm Pa cuối cùng còn tồn-tại đến năm 1832 chính là Panduranga mà trong sách em sắp dịch đây, sứ giả Trung Quốc gọi vùng này là Tân Đồng Long Quốc.Điểm yếu chết người của Champa là không có ý thức lãnh thổ. Người Chăm dễ dàng từ bỏ lãnh thổ, điển hình là vụ cắt hẳn 2 châu làm quà cưới cho công chúa Huyền Trân.
Cho nên Chăm cứ bị ng Việt gặm dần từng tí đất, cuối cùng mất luôn cả triều đại.
Đúng vậy cụ, em đang đọc cuốn " An Nam truyện " thấy Minh sử có trách nhà Lê chiếm hết đất Chăm pa rồi nhưng vẫn gửi tấu đề nghị " thượng quốc " cử đại diện sang chia lại ranh giới giữa Việt và Chăm Pa. để hai bên hết tranh chấp.Băc tiến mỗi thời Chế Bồng Nga là nhiều thôi cụ, sau này cũng yếu dần, đến thời Lê thì vua Lê Thánh Tông đã chiếm được đất sát Bình Định rồi, nên nhiều người vẫn nói các chúa Nguyễn có công khai phá đất đai toàn bộ là hoang đường.
Chăm Pa cứ mất đất dần, từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, .....Đúng vậy cụ, em đang đọc cuốn " An Nam truyện " thấy Minh sử có trách nhà Lê chiếm hết đất Chăm pa rồi nhưng vẫn gửi tấu đề nghị " thượng quốc " cử đại diện sang chia lại ranh giới giữa Việt và Chăm Pa. để hai bên hết tranh chấp.
Em vừa mua cuốn này.Chăm Pa cứ mất đất dần, từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, .....
Thủa ấy mạnh được yếu thua, nên cuối cùng là vong quốc cụ ạ.
Cuốn này em đọc bằng nguyên văn, cũng là cuốn sách viết khá chỉn chu cụ ạ.Em vừa mua cuốn này.
Vầng. E cũng biết chắc chắn có chỉnh lý ít nhiều. Nhưng mình không nghiên cứu sâu nên chỉ đọc để hình dung cả quá trình lịch sử chứ không đi sâu vào tiểu tiết, sự kiện.Cuốn này em đọc bằng nguyên văn, cũng là cuốn sách viết khá chỉn chu cụ ạ.
Hiện thì viện Viễn Đông Bác Cổ bên Pháp vẫn còn lưu khá nhiều tư liệu gốc Chăm Pa, đặc biệt là bản trường ca mất nước, viết năm 1832, gồm những câu thơ đôi tiếng Chăm Pa cận đại, mô tả khá kỹ quá trình Minh Mạng đồ sát và phá hủy tan nát vương quốc Chăm Pa.
Bản dịch tiếng Pháp khá hoàn chỉnh, nhưng em không dịch do khá nhạy cảm.