[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vầng. E cũng biết chắc chắn có chỉnh lý ít nhiều. Nhưng mình không nghiên cứu sâu nên chỉ đọc để hình dung cả quá trình lịch sử chứ không đi sâu vào tiểu tiết, sự kiện.
Xã hội Chăm Pa khá cởi mở về tôn giáo, những vẫn thơ của họ rất hay ,không chỉ về tình yêu tâm trạng, tâm tình, mà còn nói nên những nội tâm ...
Chăm Pa tồn tại các tôn giáo như: Bà La môn, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo... cùng tồn tại, nhưng lại ít xung đột.
Trường ca về công chúa Mã Lai sang Chăm Pa truyền mở đạo Hồi, hoàng tử Chăm yêu công chúa, nhưng chàng lại theo Hindu, chàng nói lên những suy tư của mình :
....tôi bây giờ như con chim nửa muốn bay nửa muốn dừng ...
Hết vào đền thờ Hồi lại vào đền Bà La Môn giáo...
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,137
Động cơ
1,150,577 Mã lực
Vào trong Đình Phú Gia, gian thờ chính, ngay cái nhìn đầu tiên em đã thấy có sự đặc biệt. Đó là con chim đứng chầu 2 bên ban thờ này.
Bình thường các cụ thấy ở Đình Việt là 1 con chim hạc. Nhưng ở đây hình tượng 2 con hạc đã biến đổi có đường nét của chim thần Garuda trong tín ngưỡng Chăm xưa.
E đoán tượng 2 chim thần này có từ lâu rồi. Em quên không sờ xem là bang đồng hay gỗ. Phải nói là đường nét tạo tác quá đẹp và tinh xảo.

3f3ff527a4710e2f5760.jpg


022cdd0c8c5a26047f4b.jpg
Đây là tượng vẹt thờ, cụ ạ. Tục thờ chim vẹt (anh vũ) có lẽ xuất phát từ giai thoại về nghĩa quân Lam Sơn hoặc giai thoại về chúa Trịnh. Trong đền Ngọc Sơn cũng có tượng vẹt thờ, hoặc Bảo tàng LS cũng đang trưng bày đôi tượng vẹt thờ trống mái khoảng hơn 500 năm tuổi.

Hình tượng chim thần Garuda trong điêu khắc Việt cổ vẫn giữ được các nét nguyên bản như trong văn hóa Chăm. Ví dụ, tượng gạch nung khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, hay bảo vật quốc gia tượng Phật bà chùa Hội Hạ, hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng MTVN, với motif chim thần garuda nâng đỡ các góc bệ tượng.

vietchaman-1.jpg
tuong-phat-ba-chua-hoi-ha1.jpg
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,675
Động cơ
1,181,307 Mã lực
Cuốn này em đọc bằng nguyên văn, cũng là cuốn sách viết khá chỉn chu cụ ạ.
Hiện thì viện Viễn Đông Bác Cổ bên Pháp vẫn còn lưu khá nhiều tư liệu gốc Chăm Pa, đặc biệt là bản trường ca mất nước, viết năm 1832, gồm những câu thơ đôi tiếng Chăm Pa cận đại, mô tả khá kỹ quá trình Minh Mạng đồ sát và phá hủy tan nát vương quốc Chăm Pa.
Bản dịch tiếng Pháp khá hoàn chỉnh, nhưng em không dịch do khá nhạy cảm.
Cụ dịch đi cho bọn em đọc với, nhạy cảm thì cho vào hộp thư riêng. hay lược bỏ đi.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,756
Động cơ
829,446 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Một cụ bé gái đứng tạo dáng bên cánh cổng vào nhà, ảnh chụp khoảng 1916-1921.
Ảnh do Léon Busy chụp.

dl.beatsnoop.com-1705376837_restored.jpeg
Cụ gái này phổng phao sớm nhỉ, chắc tầm 17t rùi.
Sang hè ấm áp em cũng mua tặng vợ cái áo yếm xem có cải thiện được gì không 🤭
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,756
Động cơ
829,446 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ảnh chụp gia đình thượng thư bộ Hình Tôn Thất Đàn, tháng 3 năm 1927.
Gia đình khá giàu có sung túc, cụ Tôn Thất Đàn ngồi ghế, còn 3 cô con gái và 1 cháu nhỏ đọc sách, trước nhà bày 4 chậu hoa cảnh đơn giản mà đẹp.
Cô con gái đối diện là bà Bs Toản / vợ của Thiếu tướng QĐND Cao Văn Khánh .
Ngừoi còn lại là mẹ của NSND Đặng Nhật Minh
Tiếng Pháp:
Hue 1927 - Chez un haut mandarin de la Cour d'Annam.

2024-01-18-20-12-01-091.jpg
Nhìn mấy cô con gái vẻ đẹp thanh thoát toát nên giàu sang và trí thức. Lối ăn mặc, đầu tóc có vẻ hiện đại như nay.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Đây là tượng vẹt thờ, cụ ạ. Tục thờ chim vẹt (anh vũ) có lẽ xuất phát từ giai thoại về nghĩa quân Lam Sơn hoặc giai thoại về chúa Trịnh. Trong đền Ngọc Sơn cũng có tượng vẹt thờ, hoặc Bảo tàng LS cũng đang trưng bày đôi tượng vẹt thờ trống mái khoảng hơn 500 năm tuổi.

Hình tượng chim thần Garuda trong điêu khắc Việt cổ vẫn giữ được các nét nguyên bản như trong văn hóa Chăm. Ví dụ, tượng gạch nung khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, hay bảo vật quốc gia tượng Phật bà chùa Hội Hạ, hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng MTVN, với motif chim thần garuda nâng đỡ các góc bệ tượng.

vietchaman-1.jpg
tuong-phat-ba-chua-hoi-ha1.jpg
Cám ơn cụ. E không biết về món vẹt thần. E thấy cụ ở BQL đình nói là chim Phượng Két.??? hay gì đó em nhớ không rõ.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,756
Động cơ
829,446 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tục này có ở các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ cụ ạ, đọc cuốn Chân Lạp phong thổ ký em dịch thì rõ nhất, thật rùng rợn.
Còn quân Cờ Đen thích ăn gan người khỏe mạnh, cũng như người TQ xưa có cái tục lệ chấm bánh bao vào máu người bị chém đầu, nghe nói chữa được bệnh lao...
Trong tác phẩn AQ chính truyện - Lỗ Tấn có miêu tả cảnh bánh bao tẩm máu chữa bệnh lao.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,756
Động cơ
829,446 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chính xác cụ ạ, vì Vương quốc là một liên minh giữa các tiểu quốc, khá lỏng lẻo, tiểu quốc Chăm Pa cuối cùng còn tồn-tại đến năm 1832 chính là Panduranga mà trong sách em sắp dịch đây, sứ giả Trung Quốc gọi vùng này là Tân Đồng Long Quốc.
Đen là Chăm Pa lại đứng về phía Lê Văn Duyệt trong cuộc xung đột Minh Mạng-Lê Văn Duyệt, cuối cùng bị họa diệt quốc, Minh Mạng đã đồ sát toàn bộ các tầng lớp Chăm Pa thuộc 4 đẳng cấp đầu tiên, chỉ giữ lại đẳng cấp Đa Lít. Khiến dân Chăm Pa gần như xóa sổ.
Trước đây em có gặp một gia đình nói là gốc gác người Chăm hiện sống ở khu Bưởi. Em có nói chuyện về tháp xây không vữa, thì cụ ấy dự đoán là các cụ xưa dùng nhựa cây để kết dính, sau nó phong hoá đi nên giờ không biết là loại nhựa cây gì.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
Cám ơn cụ. E không biết về món vẹt thần. E thấy cụ ở BQL đình nói là chim Phượng Két.??? hay gì đó em nhớ không rõ.
Nhiều chỗ gọi vẹt là két đấy cụ. Còn phượng thì nó cứ như kiểu từ thêm vào cho nó cao sang.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Nhiều chỗ gọi vẹt là két đấy cụ. Còn phượng thì nó cứ như kiểu từ thêm vào cho nó cao sang.
Vẹt, anh vũ, kéc, tuệ cầm, ác mỏ là các tên gọi khác nhau của các loài chim thuộc họ Psittaculidae (1 trong 5 họ chim thuộc bộ vẹt Psittaciformes) có ở Việt Nam, nhưng ngày nay nói chung nó được mở rộng để chỉ tất cả các loài chim trong toàn bộ bộ Psittaciformes. Theo một số từ điển thì Kéc (鴼) là để chỉ loại chim vẹt có kích thước to lớn.
Từ két (鴶) dùng trong "mòng két" là để chỉ một nhóm chim thuộc các chi Anas và Spatula trong họ vịt (Anatidae) thuộc bộ ngỗng Anseriformes. Các loài tìm thấy ở Việt Nam là Anas crecca và Spatula querquedula.
Điều thú vị là khi viết bằng chữ Hán/chữ Nôm thì có 3 chữ với mã Unicode U+2CDF2 (𬷲), U+29FE0 (𩿠), U+2A1A7 (𩿠) là dùng chung để viết cho các âm vịt và vẹt.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ dịch đi cho bọn em đọc với, nhạy cảm thì cho vào hộp thư riêng. hay lược bỏ đi.
Để rảnh em dịch rồi kín-đáo gửi các cụ, đăng lên nhiều cụ sốc vì những hình phạt giết người, xúc phạm tôn giáo của Minh Mạng không thể tưởng tượng nổi.
Ví dụ bắt người Chăm theo đạo Hồi ăn thịt lợn, bắt người chăm theo Hindu giáo ăn thịt bò, bắt người Chăm theo Phật giáo cắt tai xâu làm mộc nhĩ, còn bắt người Bắc đánh người Chăm cho gây thêm hận thù vùng miền...
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trước đây em có gặp một gia đình nói là gốc gác người Chăm hiện sống ở khu Bưởi. Em có nói chuyện về tháp xây không vữa, thì cụ ấy dự đoán là các cụ xưa dùng nhựa cây để kết dính, sau nó phong hoá đi nên giờ không biết là loại nhựa cây gì.
Bí quyết xây tháp Chăm Pa bây giờ không ai biết cụ ạ, gạch nung sao cho cỏ rêu không mọc xâm lấn, không bị ố, kết cấu vữa là gì, quy chuẩn hình dạng đối xứng...
Người Chăm hiện nay không biết tí gì luôn, thậm chí bia ký cũng không đọc được, Lịch sử đều không biết, tất cả phụ thuộc vào tư liệu của viện Viễn Đông Bác Cổ.
Thậm chí, chữ Chăm Pa cổ-trung đại chỉ còn mỗi 1 người trên thế giới này đọc được thôi.
Muốn tu sửa tháp thì buộc phải nhờ chuyên gia Ấn Độ.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,195
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Trước đây em có gặp một gia đình nói là gốc gác người Chăm hiện sống ở khu Bưởi. Em có nói chuyện về tháp xây không vữa, thì cụ ấy dự đoán là các cụ xưa dùng nhựa cây để kết dính, sau nó phong hoá đi nên giờ không biết là loại nhựa cây gì.
gần nhà em có gia đình này chả nhẽ gốc chàm. ? thấy tóc xoăn và mắt kiểu màu đồng thau !
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,756
Động cơ
829,446 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bí quyết xây tháp Chăm Pa bây giờ không ai biết cụ ạ, gạch nung sao cho cỏ rêu không mọc xâm lấn, không bị ố, kết cấu vữa là gì, quy chuẩn hình dạng đối xứng...
Người Chăm hiện nay không biết tí gì luôn, thậm chí bia ký cũng không đọc được, Lịch sử đều không biết, tất cả phụ thuộc vào tư liệu của viện Viễn Đông Bác Cổ.
Thậm chí, chữ Chăm Pa cổ-trung đại chỉ còn mỗi 1 người trên thế giới này đọc được thôi.
Muốn tu sửa tháp thì buộc phải nhờ chuyên gia Ấn Độ.
Cụ dịch cuốn CP của Viễn Đông Bác Cổ Pháp em xem với, xem có tìm tòi được gì trong LS không ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ dịch cuốn CP của Viễn Đông Bác Cổ Pháp em xem với, xem có tìm tòi được gì trong LS không ạ.
Nhiều chứ cụ, thôi để em dịch dần, nhưng em không thể dịch thơ, chỉ dịch nghĩa văn xuôi thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TRƯỜNG CA MẤT NƯỚC
Nguyên văn là: Ariya [tiếng Phạn : arya], có nghĩa : câu gieo vần, văn vần, thơ. Ariya Chăm có qui luật riêng. Vần cuối cùng của câu đầu gieo với vần lưng của câu thứ hai ; vần cuối của câu thứ hai gieo với vần lưng của câu thứ ba, v.v., nhưng số âm trong mỗi câu không qui định là bao nhiêu và cũng không luật bằng trắc.Thí dụ :
1. Tanuer tuer di dalam ariya,
kanâ Po Débita, peng klaong kieng panâh,,
2. Mang anaih tel praong thau duh,
abih manâk mboh jeh, duh pak rai Ceng,,

Cũng tương tự như thơ lục bát Vn vậy.
--------------------------------------------------------------------------------

Phần II.
TRường ca: Po Phaok

1. Viết tại kinh đô Bal Canar [nay là Tịnh Mỹ, Phan Rí] vào lúc Po Phaok The (1828-2832) là quốc vương và Ka Nduey Nguenn [tức là Nguyễn Văn Nguyên, đại diện triều đình Huế, là phó vương]

[Po Phaok, ám chỉ cho Po Phaok The (1822-1828), tức là phó vương dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) ]

[linh mục F. Fallu và linh mục Bennetat trong bức thư gởi cho Dufau ngày 20 tháng 6 năm 1746 xác nhận rằng thủ đô của vương quốc Champa nằm ở Phan Rí nhưng không xác định chỗ nào. Theo bức thư của Bentenat, tức là linh mục ở Bắc Hà vào năm 1748-1749, thủ đô của Champa vào thời điểm đó nằm giữa thôn Hà Bắc và Ma Ó thuộc khu vực Phan Rí, tức là Palei Canar (thôn Tịnh Mỹ) ở phía nam của trụ sở huyện Hòa Đa].

2. Trong vương quốc, dân chúng Champa bỗng nhiên nghĩ đến Po Phaok The và Ka Nduey Nguen, là hai nhà lãnh đạo quốc gia.

[ trong câu thơ là "mbon nyén", tiếng Việt “bỗng nhiên”. "nagar Cam nghĩa là “vương quốc Chăm”.
bao gồm cả người Chăm mà cả dân tộc Churu, Raglai và Kaho]

3.
Nếu triều đình Huế bắt Po Phaok The và Cai Đội Nguen, chắc chắn hai Ngài phải bị tử hình, bởi vì triều đình Huế đã ra chỉ dụ xóa bỏ vương quốc Champa trên bản đồ.
Minh Mệnh trừng phạt nhân dân Champa
4.Vào tháng 3 năm Thìn lịch Chăm (1832), triều đình Huế ra lệnh bắt quốc vương Po Phaok The và phó vương Ka Nduey Nguen [Nguyễn Văn Nguyên].
5. Triều đình Huế bắt hai ngài đưa đi nộp cho vua Minh Mạng. Sau cuộc điều tra và thẩm vấn, triều đình Huế kết tội tù đày hai nhà lãnh đạo này, nhưng người ta không biết ở đâu.
6. Sau đó triều đình Huế ra lệnh cho Khâm Mạng gốc người Kinh đến Champa để tổ chức làng xã và hình thành các chức vụ Cai Tổng và Lý Trưởng.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,735
Động cơ
230,005 Mã lực
...
Người dân chỉ ăn cá không bị thối rữa [tức là cá ướp muối], nước mắm? không sinh giòi thì không coi là ngon. Làm rượu thì dùng gạo và thuốc viên khô bỏ vào chum, đậy kín, cất giữ theo đúng cách, lâu ngày thì bã rượu sinh giòi là rượu ngon. Người ta nói rằng, dân Chiêm Thành uống rượu bằng cách dùng những thanh tre dài ba bốn thước, cắm vào chum rượu, hoặc ngồi quây quần năm, mười người, đo lượng nước cho mỗi người, lần lượt hút tre dẫn rượu vào miệng, hút hết lại đổ nước vào, nếu không có vị thì thôi, có vị thì đậy kín lại dùng tiếp.
Mỗi năm vào dịp đặc biệt, người dân Chiêm Thành được phép đi lấy gan người sống để bán cho quan lại. Vua hoặc thủ lĩnh bộ tộc nào có được gan thì sẽ cho vào rượu và cùng gia đình uống, gọi là “thông thân thị đảm” [uống rượu pha gan người sẽ là cho thân thể thông suốt] [Đây là một tục lệ rất rùng rợn có ở Chân Lạp, Chăm Pa và vài quốc gia khác ở Đông Nam Á, đó là người dân cầm một loại dao đặc biệt đi rình người qua đường, hoặc ai đi một mình, là đâm một nhát vào bụng vùng hạ sườn phải, lấy ra túi mật còn tươi, chuyện này được mô tả rất kỹ trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan thời Nguyên].
Dăm 3 cái chuyện này trước e cứ nghĩ là, mình đi xâm chiếm nước ngta rồi dựng lên các thứ để cho rằng họ là hạ lưu mọi rợ....đáng để xâm chiếm chinh phục và thuần hóa
Nhưng sau mới thấy là nhiều nơi có những tục rùng rợn thực sự
Riêng về ăn uống thì trên Youtube đầy rẫy, nay là TK21 rồi, vẫn còn những người vùng cao tranh nhau ăn sống món "pịa" từ gia súc vừa mới mổ. Mọe! e xem mà tý nôn luôn
(mà mấy người đó không phải là ở hẳn trên núi tách biệt gì với đời sống đâu nhé. vẫn dùng xe máy ,đthoại bthường luôn - e không nói tới mấy ông trải nghiệm)
Mà chưa rõ món đó bổ béo gì???
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dăm 3 cái chuyện này trước e cứ nghĩ là, mình đi xâm chiếm nước ngta rồi dựng lên các thứ để cho rằng họ là hạ lưu mọi rợ....đáng để xâm chiếm chinh phục và thuần hóa
Nhưng sau mới thấy là nhiều nơi có những tục rùng rợn thực sự
Riêng về ăn uống thì trên Youtube đầy rẫy, nay là TK21 rồi, vẫn còn những người vùng cao tranh nhau ăn sống món "pịa" từ gia súc vừa mới mổ. Mọe! e xem mà tý nôn luôn
(mà mấy người đó không phải là ở hẳn trên núi tách biệt gì với đời sống đâu nhé. vẫn dùng xe máy ,đthoại bthường luôn - e không nói tới mấy ông trải nghiệm)
Mà chưa rõ món đó bổ béo gì???
Em thấy ghê-rợn những kiểu ăn uống phản khoa học và rất mất vệ sinh, kéo theo nhiều mầm bệnh, không rõ sao lại có những người lấy thú ăn uống đó đăng lên. Kể cả món rượu ngâm động vật sống, thực tế nó rất mất vệ sinh.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,735
Động cơ
230,005 Mã lực
Em thấy ghê-rợn những kiểu ăn uống phản khoa học và rất mất vệ sinh, kéo theo nhiều mầm bệnh, không rõ sao lại có những người lấy thú ăn uống đó đăng lên. Kể cả món rượu ngâm động vật sống, thực tế nó rất mất vệ sinh.
Riêng vụ ngâm rượu thì bây giờ đỡ hơn rồi, quãng 10-20 về trước 1 vài kẻ có tiền, giàu nhanh, thi nhau tìm con nọ, con kia ngâm rượu. Chả hiểu dân gian đồn đoán hiệu nghiệm với khỏe mạnh ra sao?, chứ ACE nhà e là Dược sỹ thì bảo là uống vào gan nó phải chuyển hóa nhiều, mà hấp thu cũng k đc bnhieu. Chả bổ béo lắm đâu???
Kẻ ngâm gấu, tay gấu, tay hổ, dạ dày nhím, cao hổ cao khỉ, cả tổ ong, bìm bịp thì nguyên cả con lông lá.....thôi thì cứ con gì có chân (trừ bàn ghế ra) là ngâm tất. Con gì bay được (trừ máy bay ra) cũng nhét vào bình đổ rượu cho ngập rồi bày ra khoe
Hồi đó mà có ý kiến với hội đấy là không được tàn sát ĐV quý hiếm với sát sinh là thành đạo đức giả ngay, chửi cho sấp mặt. Phải thế mới đại gia và sành điệu
Mấy anh Tây sang mình là sợ lắm, họ có ý kiến lên LHQ, sau CP mình cũng ra các chính sách mạnh tay bảo vệ ĐV hoang dã kịp, chứ không thì VN còn nhiều con trong sách đỏ nữa
------

Đọc mấy còm của cụ thấy hay phết, cụ chịu khó mày mò đưa nhiều thông tin ghê. Đa tạ cụ
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,735
Động cơ
230,005 Mã lực
Đây là tượng vẹt thờ, cụ ạ. Tục thờ chim vẹt (anh vũ) có lẽ xuất phát từ giai thoại về nghĩa quân Lam Sơn hoặc giai thoại về chúa Trịnh. Trong đền Ngọc Sơn cũng có tượng vẹt thờ, hoặc Bảo tàng LS cũng đang trưng bày đôi tượng vẹt thờ trống mái khoảng hơn 500 năm tuổi.
Ngày bé những năm 80, e có đọc chuyện "lòng hiếu thảo của chim Oanh vũ" nói về tiền thân của Phật Thích Ca
Nhưng k biết Oanh Vũ hay Anh Vũ là con chim vẹt
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top