hơi tò mò chútCác cụ hương chức, chức sắc, người có học thức đang tập trung trước sân một ngôi nhà để ngắm hoa, đọc sách, hút thuốc... Tết 1915 [ Tết Ất Mão]
các xếp mặc lụng thụng như này. giặt bằng gì nhỉ.
hơi tò mò chútCác cụ hương chức, chức sắc, người có học thức đang tập trung trước sân một ngôi nhà để ngắm hoa, đọc sách, hút thuốc... Tết 1915 [ Tết Ất Mão]
Các cụ ngày xưa có dùng quả bồ hòn thay xà phòng tây ạ.hơi tò mò chút
các xếp mặc lụng thụng như này. giặt bằng gì nhỉ.
Giặt bằng nước lã và cái vồ, hồi bé em thấy các cụ mang quần áo ra ao xoắn xoắn đập đập cũng sạch.hơi tò mò chút
các xếp mặc lụng thụng như này. giặt bằng gì nhỉ.
Đấy là áo vải thô dày thôi cụ. Các cụ Đồ mặc toàn lụa với sa mỏng, thì không xoắn với đập được.Giặt bằng nước lã và cái vồ, hồi bé em thấy các cụ mang quần áo ra ao xoắn xoắn đập đập cũng sạch.
Cảnh này bây giờ thuộc xã nào cụ nhỉ? Hay là ở Me cụ doctor76 ?Tổng Miêu Duệ, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên xưa, một nhóm nông dân gánh thóc về nhà địa chủ,một quản lý đang đứng đếm số lúa gánh về, thập niên 1920s.
Tiếng Pháp:
Le transport du riz à la ferme par "ganh".
---------------------------
Khu vực nhà địa chủ rất rộng, trồng rất nhiều cây ăn trái, qua cánh cổng xây là đến khu sân phơi rất rộng.
Đến năm 1954, gia đình địa chủ đã nhanh chân chạy trốn,từ đó đến nay dân làng không có tin tức gì về họ.
Hàng cây nhãn này đến lúc em còn nhỏ vẫn còn, khu vực này sau làm nhà trẻ, trạm xá, sân kho, sân phơi, lớp mẫu giáo.... của xã.
------------------------
Em nhìn cái ảnh này thấy nếu cổng đền ngày đó vẫn như bây giờ thì ngày trước hồ Thủ Lệ và hồ Ngọc Khánh có lẽ là 1 hồ và đường Kim Mã đoạn từ chỗ này đến ngã 4 Daewoo vẫn chưa có mà thuộc lòng hồ Thủ Lệ (Chạy qua mặt cổng đền ở chỗ cụ đi cày kia).Đường vào cổng đền Linh Lang [đền Voi Phục], ảnh chụp tháng 12 năm 1914.
Tiếng Pháp:
Environs de Hà-nôi , Tonkin , Indochine - Le paysage environnant l' entrée du temple de Linh-lang.
------------------------
Đền Voi Phục [Tây trấn từ] là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, cạnh công viên Thủ Lệ.
Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 [năm 1065] đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long, [gọi là Thập tam trại, tức là các làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long] nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội. Đến thời Nguyễn, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên.
Đền thờ Linh Lang hay Linh Lang Đại Vương là vị thần được biết đến qua các thần phả, có gắn liền với lịch sử Việt Nam thời nhà Lý. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài [Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây].
--------------------
Người Pháp có lúc gọi là Đền Balny là vì tại cổng đền chỗ mấy đám ruộng là nơi viên trung úy Hải quân Pháp Adrien-Paul Balny d'Avricourt bị quân Cờ Đen phục kích và giết chết ngày 21 tháng 12 năm 1873 cùng với F. Garnier .
Sĩ quan Liautey, người chứng kiến cái chết của Balny tường thuật:
"....ngài Garnier đã tưởng đạt tới đích rồi và coi nhẹ các toán quân An Nam cùng bọn Cờ Đen, bởi Garnier bận tiếp các sứ thần của vua Tự Đức từ Huế ra, nên bọn giặc mới áp sát tới, bắn vào thành và các cổng thành, từ cách hào 200m. Sau đó, dẫu quân Cờ Đen đã rút đi, nhưng Garnier và Balny truy đuổi đến tận Thủ Lệ… kẻ thù nấp trong những bụi tre lao ra bao vây và hạ sát Garnier bằng những nhát giáo. Balny cũng hăng máu, truy kích tới tận đền Voi Phục, ngôi chùa nằm giữa một vùng nước bao phủ bởi muôn vàn chiếc vòi tỏa ra từ những cây đa ven hồ, nơi những con voi đến quỳ phục trước chùa để vinh danh ghi nhớ hoàng tử Linh Lang ….
Balny đã ngã xuống ở góc bức tường bao quanh chùa … Từ ngày ấy, để tưởng niệm, ngôi chùa này được đặt tên là chùa Balny.
------------------------
Ngôi đền hiện tại là đền được trùng tu, ngôi đền trong ảnh đã bị phá hủy do chiến tranh năm 1947.
------------------------
Ảnh của Léon Busy, ông chụp khá nhiều kiểu ảnh ở khu vực xung quanh đền Voi Phục.
Nhìn cái chum kia em nhớ ngày trước các cụ nhà em gọi là Chum Thủ Hòa. Không rõ chữ Thủ Hòa nghĩa là gì (không biết có phải địa danh hay là tên 1 loại đồ gồm).Miền Bắc, hai cô gái trẻ thuộc tầng lớp giàu có đang ngồi trong khu vườn có hòn non bộ, với những chum vại trang trí, trước một " Thiên đường Phật Giáo", Tết năm 1915 [Tết Ất Mão]
[Em không rõ lắm cụm từ "Paradis Bouddhique" nghĩa chính xác là Đình hay Chùa, hay khu đình chùa? nên dịch là Thiên đường Phật giáo vậy]
Tonkin , Indochine Deux jeunes filles de famille aisée assises dans un jardin , devant un " Paradis Bouddhique".
--------------------------
Ảnh của Léon Busy.
Trừ cái khăn xếp em thấy trang phục giống của người Chăm. Không rõ có liên quan đến người Chăm ở Yên Sở, Dương Liễu không nhỉ?Lễ hội làng Dương Liễu, thập niên 1920s, một cụ thanh niên đóng làm " chiến binh " ????
Địa điểm chụp ảnh tổng Miêu Duệ nay là các xã Hồ Sơn và Hợp Châu đấy cụ.Cảnh này bây giờ thuộc xã nào cụ nhỉ? Hay là ở Me cụ doctor76 ?
Em nhìn cái ảnh này thấy nếu cổng đền ngày đó vẫn như bây giờ thì ngày trước hồ Thủ Lệ và hồ Ngọc Khánh có lẽ là 1 hồ và đường Kim Mã đoạn từ chỗ này đến ngã 4 Daewoo vẫn chưa có mà thuộc lòng hồ Thủ Lệ (Chạy qua mặt cổng đền ở chỗ cụ đi cày kia).
Nhìn cái chum kia em nhớ ngày trước các cụ nhà em gọi là Chum Thủ Hòa. Không rõ chữ Thủ Hòa nghĩa là gì (không biết có phải địa danh hay là tên 1 loại đồ gồm).
Nhà em hiện vẫn có 1 cái chum to bằng chiếc trong ảnh này. Bỏ không ở góc vườn. Hôm trước em vừa nói với thằng lớn hôm nào 2 bố con mình chôn nó xuống đất để làm thành cái lò nướng lu kiểu mấy nước Trung Đông.
Trừ cái khăn xếp em thấy trang phục giống của người Chăm. Không rõ có liên quan đến người Chăm ở Yên Sở, Dương Liễu không nhỉ?
2 em bé đấy cụ ạ,mấy ảnh khác về chủ đề này cũng thế.Sao em.nhìn lại ra 2 ông râu ria mặc giáp cầm đao nhỉ? Cụ Đốc thử lại ảnh đen trắng xem.nhòm.có rõ hơn không ạ.
Tại vì các cửa hiệu kinh doanh ngày xưa hay dán tranh môn thần.canh cửa ( đền chùa miếu mạo thì đắp tượng 2 ông hộ pháp ). Còn 2 em bé thì hình như là tranh chúc Tết thôi.
Khả năng cao đây là mộ một vị chức sắc Công giáo trong giáo phận.Em mượn thread cụ Doc hỏi chút về thông tin ở trên bia mộ cổ này với ạ. Em không biết chữ Hán/ Nôm nên không hiểu nghĩa
Toàn bộ vùng Thuận-Quảng là do vua Lê Thánh Tông khai mở cõi, trước khi cụ Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng này [ Đàng Trong], từ thời Lê sơ cho đến Mạc, vẫn có quan người Việt vào cai trị, chứ không phải là đất hoang.Núi Đá Bia, với hòn đá nhô lên độc nhất trên đỉnh núi, các cụ sẽ thấy ngay trước khi vào hầm đèo Cả từ phía Bắc, là do vua Lê Thánh Tông đặt tên, cho thấy giới hạn địa lý nước ta đã đến Đèo Cả từ thời Lê, và do vua Lê Thánh Tông đích thân chinh phục.
Nghĩ kỹ đến cụ HCM mới thật sự thu giang sơn về một mối, bởi thu là thu chính từ bọn ngoại xâm. Chính danh. Không như Mr Ánh công lao lập lờ lấp lửng, triệt hạ cựu thù thì tàn khốc như thể sợ đời sau biết tẩy.Toàn bộ vùng Thuận-Quảng là do vua Lê Thánh Tông khai mở cõi, trước khi cụ Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng này [ Đàng Trong], từ thời Lê sơ cho đến Mạc, vẫn có quan người Việt vào cai trị, chứ không phải là đất hoang.
Cụ Nguyễn Hoàng là nhân danh vua Lê vào tiếp tục cai quản đất nhà Lê, nên vẫn cống nạp bình thường, nhưng ủ mưu độc lập.
Ngay khi cụ mất, con cụ là Nguyễn Phúc Nguyên [chúa Sãi] đã xưng Vương, tiếm xưng ngụy hiệu là An Nam Quốc Vương, ly khai khỏi nhà Lê-Trịnh, quỵt thuế nhà vua, ...cũng không tử-tế gì lắm đâu cụ.
Nhiều người vẫn quan niệm là Đàng Trong do các chúa Nguyễn khai phá là nhầm.
Mr Ánh cắt tặng Ai Lao cái vùng Trấn Ninh rộng gần 50.000km2 đấy cụ, do ta và bạn Lào quan hệ tốt đẹp nên cũng ít nhiều không muốn nhắc đến thôi.Nghĩ kỹ đến cụ HCM mới thật sự thu giang sơn về một mối, bởi thu là thu chính từ bọn ngoại xâm. Chính danh. Không như Mr Ánh công lao lập lờ lấp lửng, triệt hạ cựu thù thì tàn khốc như thể sợ đời sau biết tẩy.
Nhẽ ra giờ này cụ bốc Ai-phone gọi trực tiếp về cho cụ bà mà không cần qua zalo hay sợ cước roaming đấy nhờ.Mr Ánh cắt tặng Ai Lao cái vùng Trấn Ninh rộng gần 50.000km2 đấy cụ, do ta và bạn Lào quan hệ tốt đẹp nên cũng ít nhiều không muốn nhắc đến thôi.
50.000km2, vị trí chiến lược, tội mr Ánh không nhỏ đâu cụ.
Đây, em đang ở Trấn Ninh nước ta ngày xưa đây.
Có cái Trấn Ninh thì ấm lưng miền trung cụ nhỉ?Mr Ánh cắt tặng Ai Lao cái vùng Trấn Ninh rộng gần 50.000km2 đấy cụ, do ta và bạn Lào quan hệ tốt đẹp nên cũng ít nhiều không muốn nhắc đến thôi.
50.000km2, vị trí chiến lược, tội mr Ánh không nhỏ đâu cụ.
Đây, em đang ở Trấn Ninh nước ta ngày xưa đây.
Ấm áp và rất chiến lược đấy cụ, xưa cụ Lê Lợi và chính cụ Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm đều dựa vào đây mà lập nghiệp đấy.Có cái Trấn Ninh thì ấm lưng miền trung cụ nhỉ?