[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,831
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Chân dung cụ Vi Văn Định, tổng đốc Lạng Sơn [ thời điểm chụp ảnh, 1925].
Cụ Vi Văn Định là một người rất nổi tiếng, tiểu sử và đóng góp của cụ, cũng như gia thế, các cụ Google là rõ.
1000007785-colorized.jpg
Cụ Đốc ơi
Vi Văn Lý, thân sinh cụ Vi Văn Định, mới là Tổng Đốc Lạng Sơn
Cụ Vi Văn Định chưa bao giờ giữ chức Tổng đốc Lạng Sơn
Khởi đầu quan lộ, ông được cử làm Tri châu Lộc Bình (1901)
Năm 1909, ông được thăng tri phủ Tràng Khanh
Năm 1913, Thương tá tỉnh Lạng Sơn,
Rồi năm 1913-1918 làm Án sát tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 1921 – 1922, ông làm Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929).
Năm 1929, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937), đến năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941) tháng 8-1941, ông được phong tước An Phước Nam (Nam tước), hàm Thái tử Thiếu Bảo. Năm 1942 từ quan
Như vậy năm 1925, ông Vi Văn Định là Tuần phủ Phúc Yên (dưới chức vụ Tổng đốc),và từ năm 1929 ông mới leo đến ngạch Tổng Đốc
Lúc làm Tổng Đốc Thái Bình có hai giai thoại
1. Ông là người chống cộng-sản, có lần khoảng đầu thập niên 1930, bắt được một số chiến sĩ hoạt động cách mạng, ông cho mang ra trước công đường và nọc đánh, trong số này có ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH từ 1964
2. Ông Nguyễn Thế Truyền, cùng sống với Nguyễn Ái Quốc ở Paris, cả hai người lập ra tờ báo Việt Nam Hồn, chuẩn bị ra số đầu tiên, thì Nguyễn Ái Quốc sang Nga tháng 6/1923, còn lại một mình Nguyễn Thế Truyền trụ lại, ra được ít số bị chính quyền Pháp cấm và ra lệnh trục xuất Nguyễn Thế Truyền tội "làm cách mạng"
Gia đình Nguyễn Thế Truyền giàu có, nên trì hoãn được việc trục xuất một thời gian. Rồi cũng phải trở về Việt Nam. Thống sứ Bắc Kỳ mua chuộc ông cho ông một chức vụ béo bở, nhưng ông từ chối. Có lần Nguyễn Thế Truyền trên chuyến phà Tân Đệ từ Thái Bình sang Nam Định. Phà đã qua giữa sông, thì được lệnh quan Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, bên phía Thái Bình ra lệnh quay đầu lại để quan đi. Khi phà cập bến bên phía Thái Bình thì tranh cãi nổ ra giữa Nguyễn Thế Truyền và Vi Văn Định. Nếu là người thường thì chẳng dám động đến cụ Vi, Cụ Vi biết tiếng Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, và gia đình Nguyễn Thế Truyền có thế lực tiền bạc, nên mới để cho Nguyễn Thế Truyền tranh cãi. Viện lý luật thời Nguyễn, thuyền phà đã qua giữa sông thì không quay lại nữa, nay phà sắp cập bến Nam Định nên yêu cầu của cụ Vi là sai. Cụ Vi cậy thế mắng át, Nguyễn Thế Truyền nổi nóng tát luôn quan Tổng đốc. Cụ Tổng đốc đuối lý vì nếu mang ra xét xử thì chưa chắc đã thắng vì Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt
Gia tộc họ Vi, phủ nhận chuyện cụ Vi bị tát, nhưng họ không biết rằng vụ này đã đến tai Thống sứ Bắc Kỳ, nhiều người biết, không ưa cụ Vi, một người khá nóng nảy và hống hách, nếu không thì cụ Nguyễn Thế Truyền đã tù mọt gông
Nguyễn Thế Truyền lấy vợ và sống ở Nam Định, Đảng ta mời cụ tham gia phong trào, nhưng Nguyễn Thế Truyền là người dân tộc chủ nghĩa, quan điểm không giống nhau, nên từ chối. Sau 1954 vào Nam và từng là một trong ba liên danh tranh cử Tổng thống VNCH (Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ là một liên danh) khoá 1961-1966
Ông Nguyễn Thế Truyền là người khảng khái, có tinh thần dân tộc cao.
Ông người gốc Nam Định, hình như Xuân Trường, gần quê cụ Trường Chinh.
Năm 1970, dư luận quê ông đồn rằng ông cưới Công chúa Bỉ. Nhưng không phải, ông có bà vợ Tây, vốn là con một thợ may nghèo người Pháp, bà này qua đời trong hoàn cảnh cũng không mấy khá khẩm
Bầu cử 1961_4_9 (2).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (24).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (25).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (46).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,623
Động cơ
130,511 Mã lực
Cụ Đốc ơi
Vi Văn Lý, thân sinh cụ Vi Văn Định, mới là Tổng Đốc Lạng Sơn
Cụ Vi Văn Định chưa bao giờ giữ chức Tổng đốc Lạng Sơn
Khởi đầu quan lộ, ông được cử làm Tri châu Lộc Bình (1901)
Năm 1909, ông được thăng tri phủ Tràng Khanh
Năm 1913, Thương tá tỉnh Lạng Sơn,
Rồi năm 1913-1918 làm Án sát tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 1921 – 1922, ông làm Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929).
Năm 1929, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937), đến năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941) tháng 8-1941, ông được phong tước An Phước Nam (Nam tước), hàm Thái tử Thiếu Bảo. Năm 1942 từ quan
Như vậy năm 1925, ông Vi Văn Định là Tuần phủ Phúc Yên (dưới chức vụ Tổng đốc),và từ năm 1929 ông mới leo đến ngạch Tổng Đốc
Lúc làm Tổng Đốc Thái Bình có hai giai thoại
1. Ông là người chống cộng-sản, có lần khoảng đầu thập niên 1930, bắt được một số chiến sĩ hoạt động cách mạng, ông cho mang ra trước công đường và nọc đánh, trong số này có ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH từ 1964
2. Ông Nguyễn Thế Truyền, cùng sống với Nguyễn Ái Quốc ở Paris, cả hai người lập ra tờ báo Việt Nam Hồn, chuẩn bị ra lò, thì Nguyễn Ái Quốc sang Nga tháng 6/1923, còn lại một mình Nguyễn Thế Truyền trụ lại, ra được ít số bị chính quyền Pháp cấm và ra lệnh trục xuất Nguyễn Thế Truyền tội "làm cách mạng"
Gia đình Nguyễn Thế Truyền giàu có, nên trì hoãn được việc trục xuất một thời gian. Rồi cũng phải trở về Việt Nam. Thống sứ Bắc Kỳ mua chuộc ông cho ông một chức vụ béo bở, nhưng ông từ chối. Có lần Nguyễn Thế Truyền trên chuyến phà Tân Đệ từ Thái Bình sang Nam Định. Phà đã qua giữa sông, thì được lệnh quan Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, bên phía Thái Bình ra lệnh quay đầu lại để quan đi. Khi phà cập bến bên phía Thái Bình thì tranh cãi nổ ra giữa Nguyễn Thế Truyền và Vi Văn Định. Nếu là người thường thì chẳng dám động đến cụ Vi, Cụ Vi biết tiếng Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, và gia đình Nguyễn Thế Truyền có thế lực tiền bạc, nên mới để cho Nguyễn Thế Truyền tranh cãi. Viện lý luật thời Nguyễn, thuyền phà đã qua giữa sông thì không quay lại nữa, nay phà sắp cập bến Nam Định nên yêu cầu của cụ Vi là sai. Cụ Vi cậy thế mắng át, Nguyễn Thế Truyền nổi nóng tát luôn quan Tổng đốc. Cụ Tổng đốc đuối lý vì nếu mang ra xét xử thì chưa chắc đã thắng vì Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt
Gia tộc họ Vi, phủ nhận chuyện cụ Vi bị tát, nhưng họ không biết rằng vụ này đã đến tai Thống sứ Bắc Kỳ, nhiều người biết, không ưa cụ Vi, một người khá nóng nảy và hống hách, nếu không thì cụ Nguyễn Thế Truyền đã tù mọt gông
Nguyễn Thế Truyền lấy vợ và sống ở Nam Định, Đảng ta mời cụ tham gia phong trào, nhưng Nguyễn Thế Truyền là người dân tộc chủ nghĩa, quan điểm không giống nhau, nên từ chối. Sau 1954 vào Nam và từng là một trong ba liên danh tranh cử Tổng thống VNCH (Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ là một liên danh) khoá 1961-1966
Ông Nguyễn Thế Truyền là người khảng khái, có tinh thần dân tộc cao.
Ông người gốc Nam Định, hình như Xuân Trường, gần quê cụ Trường Chinh.
Năm 1970, dư luận quê ông đồn rằng ông cưới Công chúa Bỉ. Nhưng không phải, ông có bà vợ Tây, vốn là con một thợ may nghèo người Pháp, bà này qua đời trong hoàn cảnh cũng không mấy khá khẩm
Bầu cử 1961_4_9 (2).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (24).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (25).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (46).jpg
3 cái áp phích tuyên truyền bầu cử này là của ủy ban bầu cử hay của các phe tự làm để vận động cho phe mình thế cụ nhỉ?
Thấy áp phích của phe NĐD-NNT ghi luôn dòng "Toàn dân ủng hộ liên danh" như vậy em đoán chắc là của phe phái tự in rồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đốc ơi
Vi Văn Lý, thân sinh cụ Vi Văn Định, mới là Tổng Đốc Lạng Sơn
Cụ Vi Văn Định chưa bao giờ giữ chức Tổng đốc Lạng Sơn
Khởi đầu quan lộ, ông được cử làm Tri châu Lộc Bình (1901)
Năm 1909, ông được thăng tri phủ Tràng Khanh
Năm 1913, Thương tá tỉnh Lạng Sơn,
Rồi năm 1913-1918 làm Án sát tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 1921 – 1922, ông làm Tuần phủ tỉnh Cao Bằng cho đến khi chuyển về giữ chức Tuần phủ tỉnh Phúc Yên (1923-1927), Hưng Yên (1927-1929).
Năm 1929, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937), đến năm 1937, ông chuyển về làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông (1937-1941) tháng 8-1941, ông được phong tước An Phước Nam (Nam tước), hàm Thái tử Thiếu Bảo. Năm 1942 từ quan
Như vậy năm 1925, ông Vi Văn Định là Tuần phủ Phúc Yên (dưới chức vụ Tổng đốc),và từ năm 1929 ông mới leo đến ngạch Tổng Đốc
Lúc làm Tổng Đốc Thái Bình có hai giai thoại
1. Ông là người chống cộng-sản, có lần khoảng đầu thập niên 1930, bắt được một số chiến sĩ hoạt động cách mạng, ông cho mang ra trước công đường và nọc đánh, trong số này có ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH từ 1964
2. Ông Nguyễn Thế Truyền, cùng sống với Nguyễn Ái Quốc ở Paris, cả hai người lập ra tờ báo Việt Nam Hồn, chuẩn bị ra lò, thì Nguyễn Ái Quốc sang Nga tháng 6/1923, còn lại một mình Nguyễn Thế Truyền trụ lại, ra được ít số bị chính quyền Pháp cấm và ra lệnh trục xuất Nguyễn Thế Truyền tội "làm cách mạng"
Gia đình Nguyễn Thế Truyền giàu có, nên trì hoãn được việc trục xuất một thời gian. Rồi cũng phải trở về Việt Nam. Thống sứ Bắc Kỳ mua chuộc ông cho ông một chức vụ béo bở, nhưng ông từ chối. Có lần Nguyễn Thế Truyền trên chuyến phà Tân Đệ từ Thái Bình sang Nam Định. Phà đã qua giữa sông, thì được lệnh quan Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, bên phía Thái Bình ra lệnh quay đầu lại để quan đi. Khi phà cập bến bên phía Thái Bình thì tranh cãi nổ ra giữa Nguyễn Thế Truyền và Vi Văn Định. Nếu là người thường thì chẳng dám động đến cụ Vi, Cụ Vi biết tiếng Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, và gia đình Nguyễn Thế Truyền có thế lực tiền bạc, nên mới để cho Nguyễn Thế Truyền tranh cãi. Viện lý luật thời Nguyễn, thuyền phà đã qua giữa sông thì không quay lại nữa, nay phà sắp cập bến Nam Định nên yêu cầu của cụ Vi là sai. Cụ Vi cậy thế mắng át, Nguyễn Thế Truyền nổi nóng tát luôn quan Tổng đốc. Cụ Tổng đốc đuối lý vì nếu mang ra xét xử thì chưa chắc đã thắng vì Nguyễn Thế Truyền được Thống sứ Bắc Kỳ o bế, nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt
Gia tộc họ Vi, phủ nhận chuyện cụ Vi bị tát, nhưng họ không biết rằng vụ này đã đến tai Thống sứ Bắc Kỳ, nhiều người biết, không ưa cụ Vi, một người khá nóng nảy và hống hách, nếu không thì cụ Nguyễn Thế Truyền đã tù mọt gông
Nguyễn Thế Truyền lấy vợ và sống ở Nam Định, Đảng ta mời cụ tham gia phong trào, nhưng Nguyễn Thế Truyền là người dân tộc chủ nghĩa, quan điểm không giống nhau, nên từ chối. Sau 1954 vào Nam và từng là một trong ba liên danh tranh cử Tổng thống VNCH (Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ là một liên danh) khoá 1961-1966
Ông Nguyễn Thế Truyền là người khảng khái, có tinh thần dân tộc cao.
Ông người gốc Nam Định, hình như Xuân Trường, gần quê cụ Trường Chinh.
Năm 1970, dư luận quê ông đồn rằng ông cưới Công chúa Bỉ. Nhưng không phải, ông có bà vợ Tây, vốn là con một thợ may nghèo người Pháp, bà này qua đời trong hoàn cảnh cũng không mấy khá khẩm
Bầu cử 1961_4_9 (2).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (24).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (25).jpg
Bầu cử 1961_4_9 (46).jpg
Cảm ơn bác đã cho biết, em sẽ sửa bài.
Em cũng hay nói chuyện với hậu duệ cụ Vi Văn Định, con cháu cụ toàn là những người thành đạt bác ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em xem Chiều chiều của Tô Hoài, có một đoạn viết về cụ mà đọc buồn nẫu ruột. Đúng là thời thế.
Cũng may là con cháu cụ về sau đều rất thành đạt, đặc biệt là các cụ con rể.
EM có hay nói chuyện với con cháu cụ Định cụ ạ, cũng biết được nhiều chuyện,
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sao ông mặc áo dài, ông mặc áo ngắn thế kia, cụ Đốc có kiến giải gì về trang phục của 2 giáo sỹ không ạ? Giải ngố cho bọn em với.
Không có gì đâu cụ, các giáo sĩ sang Việt Nam giảng đạo chỉ có 2 loại trang phục là áo Tế Lễ [ theo quy định của Giáo hội] và trang phục như người bản xứ.
Ngoài Bắc thì thường hay mặc áo dài, còn ở miền Trung và Tây Nguyên, lại mặc áo ngắn có quần, giáo sĩ Parrel có thời gian giảng đạo ở Di Linh [Lâm Đồng] nên mặc vậy thôi cụ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ có tư liệu nào về nhân vật Cung Đình Vận không ạ. Em nghe bảo cụ này nổi tiếng lắm.
Em cũng không biết nhiều về nhân vật này lắm, chỉ thấy các các nguồn tin chính-thống nói ông ta là *********, tay sai, phải đền nợ máu.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,934
Động cơ
352,760 Mã lực
Không có gì đâu cụ, các giáo sĩ sang Việt Nam giảng đạo chỉ có 2 loại trang phục là áo Tế Lễ [ theo quy định của Giáo hội] và trang phục như người bản xứ.
Ngoài Bắc thì thường hay mặc áo dài, còn ở miền Trung và Tây Nguyên, lại mặc áo ngắn có quần, giáo sĩ Parrel có thời gian giảng đạo ở Di Linh [Lâm Đồng] nên mặc vậy thôi cụ.
Vâng, chắc lúc đó có bộ nào thì mặc bộ đó chứ các cụ cũng không để ý.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,934
Động cơ
352,760 Mã lực
Cũng may là con cháu cụ về sau đều rất thành đạt, đặc biệt là các cụ con rể.
EM có hay nói chuyện với con cháu cụ Định cụ ạ, cũng biết được nhiều chuyện,
Chuyện thời thế nó là điều khó tránh. Lão tử nói với Khổng tử là người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển, em không biết gì nhiều về cụ Định nhưng đọc trên mạng và trên các thông tin đại chúng thấy cụ được gọi là nhân sỹ, được ghi nhận, em thiết nghĩ đời người ta như vậy cũng đã đáng được gọi là có thanh danh rồi.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,623
Động cơ
130,511 Mã lực
Chuyện thời thế nó là điều khó tránh. Lão tử nói với Khổng tử là người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển, em không biết gì nhiều về cụ Định nhưng đọc trên mạng và trên các thông tin đại chúng thấy cụ được gọi là nhân sỹ, được ghi nhận, em thiết nghĩ đời người ta như vậy cũng đã đáng được gọi là có thanh danh rồi.
Năm 42 cụ từ quan về uống trà oánh cờ rồi nên em suy luận là cá nhân cụ không có chồ chạm gì với cách mạng. Con cháu thì thuận theo dòng chảy nên nói chung tiếng bây giờ được gọi là thơm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuyện thời thế nó là điều khó tránh. Lão tử nói với Khổng tử là người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển, em không biết gì nhiều về cụ Định nhưng đọc trên mạng và trên các thông tin đại chúng thấy cụ được gọi là nhân sỹ, được ghi nhận, em thiết nghĩ đời người ta như vậy cũng đã đáng được gọi là có thanh danh rồi.
Sau cụ Vi Văn Định lên chiến khu tham gia cách mệnh, ảnh chụp chung với ông Cụ, các nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng rất nhiều mà cụ.
Vợ cụ là bà Hà Thị Bạch 何氏铂, quê làng Khòn Khẻ, tổng Dã Nham, châu Điềm He, nay là thôn Khòn Khẻ, xã Xuân Mai huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cha bà là cụ Hà Văn Tề, hậu duệ của Đề đốc Ninh xuyên Quận công Hà Hạc.
Con trai ông là ông Vi Văn Kỳ [nhân viên Bộ Nội vụ chính phủ VNDCCH], trưởng nữ là bà Vi Kim Thành [vợ ông Dương Thiệu Chinh, cháu nội Hiệp tá Đại học sĩ Dương Lâm]. Các người con gái khác còn có bà Vi Kim Ngọc [vợ tiến sĩ Văn Khoa Nguyễn Văn Huyên: 1905 -1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục], bà Vi Kim Phú [vợ Giáo sư Thạc sĩ y khoa Hồ Đắc Di: 1900-1984, Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội], cháu nội [con gái ông Vi Văn Diệm, con trai cả của cụ Định] là bà Vi Thị Nguyệt Hồ [vợ Giáo sư y khoa Tôn Thất Tùng (1912- 1982) Giám đốc bệnh viện Việt Đức].
Cháu nội cụ là Nghệ sĩ ưu tú Vi Văn Bích [con trai ông Vi Văn Huyền], có nghệ danh là Ngọc Linh, là họa sĩ nổi tiếng trong "làng cầm cọ" Việt Nam. Ông từng thiết kế mỹ thuật cho 25 bộ phim truyện Việt nam, trong đó có các bộ phim nổi tiếng như Chung một dòng sông (1959), Vợ chồng A Phủ (1961), Sao tháng Tám (1976)... Ông cũng thiết kế mỹ thuật cho 9 tác phẩm sân khấu thuộc các thể loại kịch nói, chèo, nhạc kịch... Trong cuộc đời nghệ thuật, ông đã tổ chức 11 cuộc triển lãm tranh của mình. Trong suốt 20 năm, ông cùng với các đồng nghiệp như họa sĩ Lê Lam, họa sĩ Thục Phi sưu tầm, tập hợp và đánh giá các tài liệu để chứng minh rằng họa sĩ Bùi Trang Chước (thầy dạy họa của ông) chính là tác giả của bản thiết kế Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Một người chắt nội của cụ là ông Vi Quang Đạo, Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Chân dung cụ Vi Văn Định.
Cụ Vi Văn Định là một người rất nổi tiếng, tiểu sử và đóng góp của cụ, cũng như gia thế, các cụ Google là rõ.
1000007785-colorized.jpg
Ông Vi Văn Định này có phải dân tộc Tày Nùng gì không mà mặt đẹp nhỉ. Nhìn so với các cụ quan cùng thời thì ông này phải đẹp trai như tài tử điện ảnh :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Vi Văn Định này có phải dân tộc Tày Nùng gì không mà mặt đẹp nhỉ. Nhìn so với các cụ quan cùng thời thì ông này phải đẹp trai như tài tử điện ảnh :D
Cụ xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Việt-Tày ở Lạng Sơn, là con trai Hiệp biện đại học sĩ Tràng Phái nam Tổng đốc Vi Văn Lý (1830-1905).
Xưa, Cao tổ là cụ Vi Kim Thăng tự Đinh Mật [quê ở Nghệ An] theo Lê Lợi khởi nghĩa đánh giặc Minh, bình giặc xong, khi luận công, ông được liệt vào hàng khai quốc công thần, được triều đình phong chức Trụ quốc, tước Thảo lộ tướng quân Tả đô đốc, Mật quận công.
Năm 1431, Vua Lê Thái Tổ cử con trai ông là Đô đốc Đồng Tri Hoàn quận công Vi Phúc Hân lên trấn giữ biên giới phía Bắc. Triều đình cho lấy châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn làm quê quán, đời đời làm phiên thần trấn thủ biên thùy không cho về quê nữa, nên tổ tiên ông được “Tày hoá”, “tập tước thổ ty” và nhiều người được phong làm Quận công trong nhiều thế hệ từ đời nhà Hậu Lê đến triều Nguyễn (1802-1945).
Cụ có một em trai là ông Vi Văn Lâm, từng làm Bố chánh tỉnh Thái Nguyên.
 
  • Vodka
Reactions: Lah

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các con của cụ Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý, tước Hiệp biện đại học sĩ ,Tràng Phái nam.
Đây là các em của cụ Vi Văn Định, ảnh chụp khoảng1896.
Các con cụ Vi Văn Định.jpg
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,374
Động cơ
226,265 Mã lực
Một số làng quê tận đầu 9x mới có máy sát :( khác biệt lớn thật
quê e có điện năm 90 hay 91, sau thời này mới có máy xay xát, trước đó vẫn xát gạo rồi giã gạo bằng mấy loại cối như trong hình. Đèn thì dùng đèn dầu "hoa kỳ" - ko hiểu sao các cụ lại gọi đèn dầu là đèn Hoa Kỳ, quạt trần dùng dây kéo Dù lúc đấy còn nhỏ nhưng vẫn lờ mờ nhớ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
quê e có điện năm 90 hay 91, sau thời này mới có máy xay xát, trước đó vẫn xát gạo rồi giã gạo bằng mấy loại cối như trong hình. Đèn thì dùng đèn dầu "hoa kỳ" - ko hiểu sao các cụ lại gọi đèn dầu là đèn Hoa Kỳ, quạt trần dùng dây kéo Dù lúc đấy còn nhỏ nhưng vẫn lờ mờ nhớ.
Gọi là đèn Hoa Kỳ, vì thời
cuối thế kỷ XIX, người Pháp bắt đầu thắp đèn bằng dầu hỏa do các công SOCONY và Compagnie Franco-Asiatique nhập khẩu và cung cấp.
SOCONY là cách viết tắt của Standard Oil Company of New York [Công ty Dầu Tiêu chuẩn của New York]. Compagnie Franco-Asiatique viết đầy đủ là Compagnie Franco-Asiatique des Pétroles [Công ty Dầu khí Pháp-Á], viết tắt CFAP. SOCONY mang dầu hỏa từ Mỹ sang bán cho người Việt, muốn bán được dầu với số lượng lớn, họ đặt làm một loại đèn nhỏ và phát không cho người mua dầu, một cách quảng cáo hiệu quả nhằm cạnh tranh với hãng dầu Shell của Anh bấy giờ.
Từ đó, người Việt gọi loại đèn này là “đèn Hoa Kỳ” mặc dù không có dòng chữ “Made in USA” nào được ghi trên đèn như tất cả các sản phẩm chính hiệu do Mỹ sản xuất.
Ở miền Nam, do bị nhà Nguyễn cấm kỵ húy chữ Hoa, nên người ta gọi là đèn Huê Kỳ.
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,374
Động cơ
226,265 Mã lực
Gọi là đèn Hoa Kỳ, vì thời
cuối thế kỷ XIX, người Pháp bắt đầu thắp đèn bằng dầu hỏa do các công SOCONY và Compagnie Franco-Asiatique nhập khẩu và cung cấp.
SOCONY là cách viết tắt của Standard Oil Company of New York [Công ty Dầu Tiêu chuẩn của New York]. Compagnie Franco-Asiatique viết đầy đủ là Compagnie Franco-Asiatique des Pétroles [Công ty Dầu khí Pháp-Á], viết tắt CFAP. SOCONY mang dầu hỏa từ Mỹ sang bán cho người Việt, muốn bán được dầu với số lượng lớn, họ đặt làm một loại đèn nhỏ và phát không cho người mua dầu, một cách quảng cáo hiệu quả nhằm cạnh tranh với hãng dầu Shell của Anh bấy giờ.
Từ đó, người Việt gọi loại đèn này là “đèn Hoa Kỳ” mặc dù không có dòng chữ “Made in USA” nào được ghi trên đèn như tất cả các sản phẩm chính hiệu do Mỹ sản xuất.
Ở miền Nam, do bị nhà Nguyễn cấm kỵ húy chữ Hoa, nên người ta gọi là đèn Huê Kỳ.
cám ơn cụ. thông tin hay quá mà nhà cháu hết rượu mời cụ rồi ạ. cái mùi dầu bấc đèn đấy đến giờ vẫn không quên được, nó hôi, không như mùi xăng "thơm" :D
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,168
Động cơ
423,645 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
quê e có điện năm 90 hay 91, sau thời này mới có máy xay xát, trước đó vẫn xát gạo rồi giã gạo bằng mấy loại cối như trong hình. Đèn thì dùng đèn dầu "hoa kỳ" - ko hiểu sao các cụ lại gọi đèn dầu là đèn Hoa Kỳ, quạt trần dùng dây kéo Dù lúc đấy còn nhỏ nhưng vẫn lờ mờ nhớ.
nghe nói tụi mĩ đem dầu hỏa sang bán. rồi chế ra cái đèn thắp bằng dầu. nên dân gọi là đèn hoa kỳ.
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,108
Động cơ
40,910 Mã lực
quê e có điện năm 90 hay 91, sau thời này mới có máy xay xát, trước đó vẫn xát gạo rồi giã gạo bằng mấy loại cối như trong hình. Đèn thì dùng đèn dầu "hoa kỳ" - ko hiểu sao các cụ lại gọi đèn dầu là đèn Hoa Kỳ, quạt trần dùng dây kéo Dù lúc đấy còn nhỏ nhưng vẫn lờ mờ nhớ.
Vậy chắc cụ cùng cảnh cháu điện đom đóm 😂. Thế mới thấy Tây nó công nghiệp sớm tới mức nào cụ nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,831
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Giáo sĩ Cassaigne [bên phải] và những người dân cùng giáo sĩ Parrel ở giáo xứ Cai Mong, năm 1926.
Không rõ địa danh Cai Mong ở đâu? Có lẽ là Cái Mơn, Vĩnh Long.

1000007796-colorized.jpg
Ông Cha đạo Cassaigne ở Cao nguyên Di Linh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top