[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,856
Động cơ
247,945 Mã lực
Đề nghị các cụ bàn về 1 bộ phim vô bổ sang thớt khác nhé! Loãnh thớt hay

nhờ mod xoá hết mấy cái còm về phim, em thật
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,586
Động cơ
424,783 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đề nghị các cụ bàn về 1 bộ phim vô bổ sang thớt khác nhé! Loãnh thớt hay

nhờ mod xoá hết mấy cái còm về phim, em thật
Em đồng ý với bác là không nên bàn về bộ phim kia trong thớt này nữa. Tuy nhiên các còm đã viết ra rồi thì thôi không nên xóa.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Hehehehe. Chứng tỏ các cụ vẫn chưa thờ ơ với điện ảnh nước nhà. Thế là mừng roài.

Để lái về chủ đề của thớt, em biên vài cái ảnh màu hóa về vùng cũng có tí liên quan đến phương nam.
Đầu tiên là về vùng Châu Đốc.

Châu Đốc mùa nước nổi. Ngày xưa nước nổi rất lớn. Bây giờ nhiều khi còn hạn giữa mùa nước nổi do khí hậu biến đổi và mấy nước bên trên xây đập thủy điện ngăn sông Mekong
54bc607c-86c1-48c8-8de4-eb37548a6610.jpeg


Một con kênh ở Châu Đốc trong khoảng những năm 29-30
63a1d06c-f87b-46b1-b05f-3a63b118d08f.jpeg


Một trại lính tập tại Châu Đốc
57883d67-0b74-4233-9a8c-363509a37407.jpeg
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,903
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
44
Dạ,
Để cũng được ạ. Nhưng không tập chung
Vì thớt này cũng là bàn về lịch sử mà. Bàn luận chút ít về bộ phim cũng là một phần của lịch sửa
Hôm trước có thớt riêng về bộ phim, nhưng có dám để đâu, xóa mất hay sao ấy.

Đề nghị các cụ bàn về 1 bộ phim vô bổ sang thớt khác nhé! Loãnh thớt hay

nhờ mod xoá hết mấy cái còm về phim, em thật
Em đồng ý với bác là không nên bàn về bộ phim kia trong thớt này nữa. Tuy nhiên các còm đã viết ra rồi thì thôi không nên xóa.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Rạp chiếu bóng ở Châu Đốc thập niên 20. Không rõ tòa nhà này có còn không?
011f62da-e964-4def-817e-884a55e0da0e.jpeg


Hình như là một trại lính ở Châu Đốc
b7dc3733-3b41-4069-9fd7-2a735d94bbfe.jpeg


Một lớp học ở Châu Đốc. Trên bảng ông thầy có ghi dòng chữ: Làm dân phải...... quan. Không biết chữ không đọc được là chữ gì? Hay là làm dân phải biết "kính nhường" quan?
Trên tường lớp học treo khá nhiều bản đồ Nam Kỳ được in ấn khá cẩn thận.
4a079110-99eb-4163-885a-b9d70283a9f6.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Những ngôi mộ tháp theo tín ngưỡng Phật giáo Khmer.
63c2c2ec-7c7f-49be-8539-bdf7daee7243.jpeg


Một ngôi chùa Khmer ở Tri Tôn. Chùa cũ nhưng còn rất nguyên trạng, có vẻ được chăm sóc tốt.
7964d995-b5fc-4cb6-8fba-7b3cbb92ae26.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Chợ Tịnh Biên ở Châu Đốc những năm 1920
a8df8c38-ed9d-478f-98fb-f9ee24ba9b7d.jpeg


Khu vực bán nồi đất trong chợ Tịnh Biên. Chợ không thấy đông, có thể vùng này ngày đó mật độ dân cư còn thưa nhưng chợ được xây khá to.
7a4e45a9-3e7c-49d5-ad4c-ebf1b5781b58.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Một ngôi trường của người Khmer ở Châu Đốc. Chú thích là một ngôi trường của người Mã Lai. Món này em không rõ nhưng hình như người Pháp xếp người Khmer cùng nhóm với người Mã Lai
449c9fc8-f903-4dab-95dd-92693c6ba6dc.jpeg



Một ngôi trường của người kinh ở Châu Đốc. Gọi là Trường Pháp-Việt.
a4b60d3f-c50b-4328-a0f4-8986d00d5643.jpeg

Các cụ học trò trong Trường của người Kinh. Ngày đó người Khmer lại học trường riêng. Đây, trang phục các cụ trẻ con những năm 20 đây ạ.
d4f32fef-32ef-4538-bf34-c9cb1d1a6972.jpeg


Một ngôi trường tiểu học Nam sinh ở Châu Đốc. Trường không to nhưng xây rất chắc chắn. Kiểu mái này rất mát trong điều kiện khí hậu miền nam. Hiên chạy vòng quanh nhà nên ánh nắng ít chiếu trực tiếp vào tường phòng học cũng là một quan điểm thiết kế đáng học tập.
Giờ thi các thầy giám thị chắp tay sau đít đi vòng quanh phòng ngó qua các cửa số thì đố cụ trò nào dám "quay phim".

10809942-fb9f-4f89-b5fe-dc78dc2ce251.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,856
Động cơ
247,945 Mã lực
Một ngôi trường của người Khmer ở Châu Đốc. Chú thích là một ngôi trường của người Mã Lai. Món này em không rõ nhưng hình như người Pháp xếp người Khmer cùng nhóm với người Mã Lai
449c9fc8-f903-4dab-95dd-92693c6ba6dc.jpeg



Một ngôi trường của người kinh ở Châu Đốc. Gọi là Trường Pháp-Việt.
a4b60d3f-c50b-4328-a0f4-8986d00d5643.jpeg
Mặc quần áo kia là người hồi giáo ở Malay hoặc Indo
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Thời đó Nam Kỳ được chia thành các tỉnh. Châu Đốc là 1 tỉnh. Dưới tỉnh có các Tổng, dưới tổng là các Làng.

Đây là Nhà làm việc hành chính của một làng. Cụ thể là Làng Long Phú, Tổng Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc. Nếu phiên sang bây giờ thì tương đương với cụm từ: Ủy ban Nhân dân xã Long Phú (Em cũng chưa có thời gian tìm hiểu các địa danh này bây giờ là nơi nào. Chắc cũng không thay đổi nhiều.)

32069925-774f-4b6e-8573-9bc66c78dd35.jpeg


Nhà làng An Thạnh thuộc Tổng Qui Đức. 3 cụ chức sắc đứng trước sảnh.
c2fee010-6c4c-499f-9fa8-26fe426029e1.jpeg


Nhà Làng Châu Phú thuộc Tổng Châu Phú. Các trụ sở xây phong cách khá tương đồng với mái hơi giống mái Trung Quốc, mặt tiền phong cách pha trộn Âu-Á và rất khang trang
2be60c07-bd9c-4d4d-b015-a29a241d4504.jpeg


7955789d-3ad0-4ac1-9c27-d34bd6558409.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Mặc quần áo kia là người hồi giáo ở Malay hoặc Indo
Em nghĩ đó là vẫn là vùng Người Khmer nhưng theo Đạo Hồi ở Châu Đốc. Bây giờ ở đây vẫn còn nhiều làng người dân theo Hồi giáo. Em có xem 1 số clip về bà con ở đây. Có clip 1 đám cưới mà cô dâu quá xinh so với yêu cầu làm em nhớ mãi. :x:x:x
Ảnh em cắt từ clip
1697536156389.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Một nhà thờ Hồi giáo năm 1929 cũng vẫn Châu Đốc ạ
7fea309c-0ddc-4ef6-9aff-b8e51cf951e9.jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cảng Hải Phòng, năm.1975, các tàu hàng Liên Xô.
Tất nhiên là lúc đó, Vn chỉ làm bạn với các nước XHCN, cảng Hải Phòng là cảng chính ở miền Bắc, tại đây, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ác liệt.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thái Bình, năm 1975.
Các thanh niên dân quân đang tập ném lựu đạn.

 

phuongnam1972

Xe buýt
Biển số
OF-105456
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
977
Động cơ
322,975 Mã lực
Rạp chiếu bóng ở Châu Đốc thập niên 20. Không rõ tòa nhà này có còn không?
011f62da-e964-4def-817e-884a55e0da0e.jpeg


Hình như là một trại lính ở Châu Đốc
b7dc3733-3b41-4069-9fd7-2a735d94bbfe.jpeg


Một lớp học ở Châu Đốc. Trên bảng ông thầy có ghi dòng chữ: Làm dân phải...... quan. Không biết chữ không đọc được là chữ gì? Hay là làm dân phải biết "kính nhường" quan?
Trên tường lớp học treo khá nhiều bản đồ Nam Kỳ được in ấn khá cẩn thận.
4a079110-99eb-4163-885a-b9d70283a9f6.jpeg
Đây là bài tập viết (Ecriture)
Làm dân phải biết ơn viên quan?😅
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Một dinh thự của dòng họ Lê Công ở Châu Đốc gọi là Lê Công Phủ được xây từ năm 1908-1912.
4e923614-b517-4fb1-b001-71d272793b3d.jpeg


Dòng họ Lê Công là một dòng họ nổi tiếng và có công lớn ơ vùng này. Ông tổ của dòng họ Lê Công là ông Lê Công Thoàn có gốc tích ở Thanh Hóa, do loạn lạc và mùa màng thất bát, cuộc sống khó khăn nên ông Lê Công Thoàn dẫn dắt bầu đoàn thê tử di cư vào Nam tìm đất khẩn hoang lập nghiệp trong những năm đầu thế kỷ XVIII.

Theo các tư liệu còn ghi chép thì lúc đầu ông Lê Công Thoàn và gia quyến lưu lạc đến lập nghiệp ở đất Long Hồ (thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay), sau đó không hiểu vì lý do gì họ lại rời bỏ vùng đất quanh năm cây lành trái ngọt ở Long Hồ để đưa nhau đi ngược sông Tiền, trôi dạt qua sông Hậu và đến định cư, khai hoang lập ấp ở vùng Châu Đốc ngày nay.

Thời dòng tộc Lê Công đến vùng Châu Đốc, vùng đất này còn hoang sơ, rừng rú rậm rạp “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”.

Qua nhiều đời con cháu tiếp nối nhau khai khẩn Châu Đốc, dòng tộc Lê Công trở thành một họ lớn ở miền biên viễn, nổi tiếng vì đã có nhiều công lao trong việc xây dựng vùng đất này trở nên trù phú, hiến đất xây dựng trường học, chợ búa và nhà thương từ khi còn là trấn Châu Đốc của nhà Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc.

Cũng có chuyện kể rằng, dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai, người đã liều mình đổi Long bào của Vua Lê Lợi để hy sinh cứu Vua Lê thoát khỏi vòng vây của quân Minh. Đến khi nhà Nguyễn cầm quyền, dòng họ Lê Công có một người thân làm quan đến chức thượng thư trong triều đình Huế.

Khoảng năm 1734-1735, ông thượng thư họ Lê Công được triều đình cử đi kinh lược xứ Nam Kỳ, có dẫn theo một số người thân trong dòng học, trong đó có ông Lê Công Thoàn.

Khi đoàn quân binh của quan thượng thư đi đến vùng biên giới Châu Đốc, ông Lê Công Thoàn thấy vùng này tuy hoang vu nhưng tôm cá, sản vật dồi dào, đất đai màu mỡ nên đã ở lại và sau đó đưa thân nhân từ miền ngoài vào hợp lực khai phá đất đai, khẩn hoang lập ấp.

Những câu chuyện còn ghi lại của dòng họ Lê Công và những giai thoại dân gian vùng Châu Đốc kể rằng, trong dòng họ Lê, ngoài ông tổ Lê Công Thoàn có nhiều công lao khai khẩn vùng biên được triều đình nhà Nguyễn ghi nhận công đức và ban chiếu sắc phong chức “Tiền hiền” làng Châu Phú, ông Lê Công Bích là người được triều đình phong chức vụ “Tổng binh” nắm binh quyền, lo việc giữ yên bờ cõi. Dù nắm chức Tổng binh nhưng ông Lê Công Bích là một người nổi tiếng thương dân.

Do lập được nhiều công lao trong việc giữ yên biên cương phía Tây Nam của Tổ quốc nên sau khi mất, ông Lê Công Bích được triều đình nhà Nguyễn phong là "Hậu hiền" làng Châu Phú (sưu tầm)

Bên trong dinh thự Lê Công
2cd92045-f319-4dde-bc57-15c9ed5b4110.jpeg


Và đây là hình ảnh hiện nay về dinh thự này. Nhà thờ họ Lê Công.

nhathoho_LeCong2.jpg


Gian thờ và đồ thờ vẫn còn nguyên từ khi xây dựng. Đều bằng đồ gỗ quí khảm trai rất đẹp.

nhathoho_LeCong1.jpg
 

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,816 Mã lực
Cảng Hải Phòng, năm.1975, các tàu hàng Liên Xô.
Tất nhiên là lúc đó, Vn chỉ làm bạn với các nước XHCN, cảng Hải Phòng là cảng chính ở miền Bắc, tại đây, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ác liệt.

Đúng ạ. Sau ngày thống nhất, Hải Phòng nhà em phải nói là nơi dẫn đầu các trend đồ dùng, thời trang, quần chúng ăn chơi sành điệu và cũng nhiều tệ nạn hàng đầu. Bởi kênh thông thương và tiếp nhận hàng hoá, vật phẩm nước ngoài lớn nhất nhanh nhất nhiều nhất tiện nhất thời điểm đó là cảng và đội ngũ thuỷ thủ. Có hai thứ mà đến giờ em vẫn nhớ. Một là thuật ngữ đi Vút cô (chỉ các thuỷ thủ, thợ máy của công ty vận tải biển Vosco trụ sở trên đường Lạch Tray - như anh Ý trong Sóng ở đáy sông) đồng nghĩa với rất giàu. Hai là bánh Katka của CLB Thuỷ thủ ăn cứ gọi là thơm phức, bở tơi trong miệng. Tivi màu “đa hệ”, xe máy, xe đạp mini Nhật, cát xét, đầu băng, nồi cơm điện… đến Hải Phòng là bạt ngàn. Nhờ có cảng nên tính cách người Hải Phòng vừa hào sảng vừa ngang tàng cũng cứng đầu, dễ tiếp thu cái mới cả xấu lẫn tốt, giống như dân nhiều thành phố cảng khác như Marseille, Barcelona hay Thượng Hải. Thế nên các ổ tội phạm mới nhan nhản, giúp thuật ngữ Giang hồ đất Cảng thành câu cửa miệng.

Đến khi kinh tế mở cửa, hàng hoá chính ngạch tràn vào nhiều hoặc đi đường hàng không, Hải Phòng mới mất dần vị thế. Mấy năm rồi thu ngân sách tốt, bác Thành xây sửa cầu cống đường sá, miễn học phí cho các cháu phổ thông, quà cáp Tết nhất biếu các gia đình chính sách đầy đặn nên bà con vui. Thế mà bác lại lên Chính Phủ rồi mất sớm. Rồi ra không biết Thành phố em sẽ thế nào tiếp.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đúng ạ. Sau ngày thống nhất, Hải Phòng nhà em phải nói là nơi dẫn đầu các trend đồ dùng, thời trang, quần chúng ăn chơi sành điệu và cũng nhiều tệ nạn hàng đầu. Bởi kênh thông thương và tiếp nhận hàng hoá, vật phẩm nước ngoài lớn nhất nhanh nhất nhiều nhất tiện nhất thời điểm đó là cảng và đội ngũ thuỷ thủ. Có hai thứ mà đến giờ em vẫn nhớ. Một là thuật ngữ đi Vút cô (chỉ các thuỷ thủ, thợ máy của công ty vận tải biển Vosco trụ sở trên đường Lạch Tray - như anh Ý trong Sóng ở đáy sông) đồng nghĩa với rất giàu. Hai là bánh Katka của CLB Thuỷ thủ ăn cứ gọi là thơm phức, bở tơi trong miệng. Tivi màu “đa hệ”, xe máy, xe đạp mini Nhật, cát xét, đầu băng, nồi cơm điện… đến Hải Phòng là bạt ngàn. Nhờ có cảng nên tính cách người Hải Phòng vừa hào sảng vừa ngang tàng cũng cứng đầu, dễ tiếp thu cái mới cả xấu lẫn tốt, giống như dân nhiều thành phố cảng khác như Marseille, Barcelona hay Thượng Hải. Thế nên các ổ tội phạm mới nhan nhản, giúp thuật ngữ Giang hồ đất Cảng thành câu cửa miệng.

Đến khi kinh tế mở cửa, hàng hoá chính ngạch tràn vào nhiều hoặc đi đường hàng không, Hải Phòng mới mất dần vị thế. Mấy năm rồi thu ngân sách tốt, bác Thành xây sửa cầu cống đường sá, miễn học phí cho các cháu phổ thông, quà cáp Tết nhất biếu các gia đình chính sách đầy đặn nên bà con vui. Thế mà bác lại lên Chính Phủ rồi mất sớm. Rồi ra không biết Thành phố em sẽ thế nào tiếp.
Đã có thời thăng trầm cụ nhỉ? Thời mà nói đến hàng bãi Nhật Bản, là người ta phải nghĩ đến Hải Phòng, nhà ai có người đi tàu Vốt cô là giàu có...
Cũng có thời điểm, Hải Phòng bị Quảng Ninh bỏ xa, rồi bây giờ, Hải Phòng lại vươn lên.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top