[Thảo luận] "Anh Csgt đối đáp rất chuẩn mực" nhưng ... Sai luật!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Hôm qua, sau khi xem clip "Màn đối đáp rất chuẩn mực giữa Csgt và người vi phạm..." trên VnExpress, được đọc các còm khen chê đúng sai trên đó, nhà cháu thấy ... bối rối.

Bối rối, là vì thấy anh Csgt trong clip đã bắt lỗi sai đối với công dân, nhưng vẫn có nhiều người khen bắt đúng. Còn anh thanh niên trong clip phản biện hợp lý, nhưng lại nhận khá nhiều gạch đá.

Trong khi thế giới có quy định cụ thể 2 hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường - Straddle" và "Chuyển làn đường - Change lanes" là hai hành vi khác nhau, thì trong các văn bản pháp luật hiện hành của VN về Gtđb lại có khoảng trống, chưa quy định cụ thể lỗi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" cũng như mức phạt cho lỗi vi phạm đó.
Vì vậy, Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường", dẫn đến tình trạng để phạt được lái xe, Csgt phải tuỳ tiện suy diễn sang lỗi "chuyển làn đường".

Đó là lý do để nhà cháu mở thớt này để trao đổi cùng các kụ mợ.

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 1...)


Theo clip, nhà cháu nhận thấy sự việc như sau:

1- Tình huống:
- Trên đoạn đường có hai làn xe (hoặc hơn) cùng chiều, có kẻ vạch liền giữa hai làn cùng chiều (anh Csgt trong clip gọi là vạch số 37).
- Xe Mazda bị Csgt dừng xe khi xe đang đi thẳng, đè trên vạch liền đó, nửa xe nằm trên làn xe này, nửa xe nằm trên làn bên cạnh.
- Csgt lập biên bản với 2 lỗi: không tuân thủ vạch kẻ đường và chuyển làn tại nơi không được phép.
- Chủ xe (là người không lái xe) chỉ đồng ý lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, không đồng ý lỗi chuyển làn.
Diễn ra tranh luận giữa đôi bên.


2- Tranh luận cụ thể:
- Csgt: lái xe vi phạm (2 lỗi) là "không cháp hành vạch kẻ đường" và "chuyển làn đường (tại nơi) không cho phép".
- Chủ xe: tôi nói lại luôn, đấy không phải là chuyển làn.
- Csgt: tại sao không phải chuyển làn?
- Chủ xe: Chuyển làn là (khi) tôi phải xi nhan, rồi tôi chuyển làn, thì đấy mới là chuyển làn.
- Csgt: khu vực đấy là vạch sơn liền, vạch số 37, là cấm người điều khiển xe cơ giới không được phép đè vạch và chuyển làn. Và trong màn ảnh, anh xem rồi, người lái xe Mazda biển số (...) đã đi nửa xe sang làn bên cạnh.
- Chủ xe: nhưng xe tôi không chuyển làn
- Csgt: tôi khẳng định với anh là xe chuyển làn, và tôi căn cứ trên quy định của pháp luật. Còn anh, anh chỉ căn cứ trên quan điểm cá nhân của anh thôi. Còn tôi, tôi xử lý theo các văn bản hướng dẫn quy định pháp luật, theo Luật gtđb. Nhá...
- Chủ xe: Thế anh định nghĩa thế nào là chuyển làn?
- Csgt: xe chuyển làn - của anh làn này, trên khu vực vực đấy, là anh phải đi một làn trên khu vực đấy, người ta quy định bắt buộc anh không được chuyển làn. Còn xe của người ta chuyển một nửa xe sang làn bên cạnh rồi...

3- Điểm mấu chốt trong tranh luận giữa đôi bên:

1- Chủ xe đưa ra lý luận "đây không phải là chuyển làn xe, vì nếu chuyển làn xe thì phải có xi nhan báo hiệu".
(Lý luận này hợp pháp được tìa chấp nhận. Vì nó nhắc lại chính xác câu phán quyết kinh điển của toà án VN trong Vụ án Ngã tam: "đây không phải là ngã ba, vì nếu là ngã ba thì đã phải gắn biển báo hiệu).

2- Csgt đưa ra định nghĩa về chuyển làn như sau:
xe chuyển làn - (là) của anh làn này, trên khu vực vực đấy, là anh phải đi một làn trên khu vực đấy, người ta quy định bắt buộc anh không được chuyển làn. Còn xe của người ta chuyển một nửa xe sang làn bên cạnh rồi... (là đã chuyển làn).


Có gi đó không ổn trong lời giải thích và định nghĩa "thế nào là chuyển làn" của anh Csgt này?

(Xin xem thêm Tiếp 2...)



----------------
Minh hoạ:

Clip từ Youtube

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 2...)

Cá nhân nhà cháu thấy như sau:

1- Anh Csgt này có ưu điểm là niềm nở, vui vẻ, tự tin trong khi giao tiếp với công dân.
Nhưng việc áp lỗi "chuyển làn tại nơi không được phép" là không chính xác, không có cơ sở pháp lý cụ thể.
Giả sử trường hợp chủ xe nhận biên bản, nộp phạt, rồi có đơn khiếu nại hoặc khiếu kiện, để yêu cầu bên Csgt chứng minh lỗi vi phạm, chắc chắn họ không có cơ sở để chứng minh đã xử phạt đúng lỗi vi phạm, sẽ phải huỷ bỏ hiệu lực của biên bản hoặc của QĐ Xử phạt đã lập.

2- Xét về mặt luật pháp, hành vi "đi dạng háng phía trên vạch kẻ đường" không phải là hành vi chuyển làn đường, vì phương tiện không có hành vi rời bỏ một làn đường này và cũng không có ý định chạy trên một làn bên cạnh, không chiếm hẳn làn đường bên cạnh đó.

3- Vậy, trường hợp này lái xe đã vi phạm lỗi gì?
Theo Luật Gtđb hiện hành, lái xe đã không tuân thủ quy định "phải cho xe đi trong một làn đường", nêu tại Khoản 1, Điều 13 của Luật Gtđb 2008 "Sử dụng làn đường" (xem trích luật tại Hình #1 phía dưới).

4- Trường hợp này, lái xe bị xử phạt như thế nào?
Xin thưa, nhà cháu chưa thấy trong NĐ171 có chỗ nào quy định lỗi "không cho xe đi trong một làn đường", cũng không có mức phạt cho lỗi đó.
Do vậy, Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt lỗi khi xe "đi dạng háng giữa 2 làn đường". Họ chỉ có thể nhắc nhở mà thôi.

5- Bộ Gtvt cần xem xét, bổ sung thêm lỗi "xe lưu thông giữa hai làn đường, đè lên vạch kẻ đường", phù hợp với quy định tại Khoản 7, Điều 11, Công ước Viên 1968 về GTĐB (xem hình #2 phía dưới), làm cơ sở pháp lý cho lực lượng Csgt có thể thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm như trong clip này.


Theo Công ước Viên, "đi dạng chân" và "chuyển làn đường" là hai hành vi hoàn toàn khác nhau.

Công ước Viên 1968 về Gtđb có hẳn một thuật ngữ riêng dành cho hành vi "đi dạng chân" như này. Đó là hành vi "đi dạng chân - Straddle", chứ không phải là hành vi "chuyển làn đường - change lanes".

Cũng theo Công ước này, hành vi "đi dạng chân phía trên vạch kẻ đường" là hành vi bị luật cấm.





----------------

Minh hoạ & tài liệu tham khảo:

Hình #1: Luật Gtđb 2008 quy định, phương tiện phải lưu thông "trong một làn đường".
Nhưng trong NĐ171 hiện hành không quy định lỗi cho hành vi "không lưu thông trong một làn đường"





Hình #2: Công ước Viên 1968 về GTĐB có quy định một thuật ngữ riêng cho hành vi "xe đi dạng chân phía trên vạch kẻ đường" là Straddle. Đây không phải là hành vi Chuyển làn - Change lanes.
Cũng theo Công ước này, hành vi "đi dạng chân phía trên vạch kẻ đường" là hành vi bị luật cấm.





#3: Đường link Bản dịch ra tiếng Việt của 2 văn kiện "Công ước Viên"

- Công ước Viên 1968 về Giao thông Đường bộ (bản dịch tiếng Việt của OF)

https://drive.google.com/open?id=0BzFS2oW0MZYCWGNzS0NKR1FacFE


- Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu Đb (bản dịch tiếng Việt của OF, ver 1.1, 6MB)

https://drive.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCTzU0R1dCZ3gtZ1k/view?pli=1





.
 
Chỉnh sửa cuối:

huynhninh

Xe tải
Biển số
OF-173080
Ngày cấp bằng
21/12/12
Số km
349
Động cơ
345,680 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
E hóng lấy kinh nghiệm :).
 

tenluatomahoc

Xe tăng
Biển số
OF-132010
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
1,165
Động cơ
384,200 Mã lực
Nơi ở
Cổ Nhuế, Hà Nội
Ko chuyển làn thì ăn lỗi đè vạch liền. Nói chung lái xe sai gây nguy hiểm cho xe chạy làn trong, cần xử.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
(Tiếp 1...)


Theo clip, nhà cháu nhận thấy sự việc như sau:

1- Tình huống:
- Trên đoạn đường có hai làn xe (hoặc hơn) cùng chiều, có kẻ vạch liền giữa hai làn cùng chiều (anh Csgt trong clip gọi là vạch số 37).
- Xe Mazda bị Csgt dừng xe khi xe đang đi thẳng, đè trên vạch liền đó, nửa xe nằm trên làn xe này, nửa xe nằm trên làn bên cạnh.
- Csgt lập biên bản với 2 lỗi: không tuân thủ vạch kẻ đường và chuyển làn tại nơi không được phép.
- Chủ xe (là người không lái xe) chỉ đồng ý lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, không đồng ý lỗi chuyển làn.
Diễn ra tranh luận giữa đôi bên.


2- Tranh luận cụ thể:
- Csgt: lái xe vi phạm (2 lỗi) là "không cháp hành vạch kẻ đường" và "chuyển làn đường (tại nơi) không cho phép".
- Chủ xe: tôi nói lại luôn, đấy không phải là chuyển làn.
- Csgt: tại sao không phải chuyển làn?
- Chủ xe: Chuyển làn là (khi) tôi phải xi nhan, rồi tôi chuyển làn, thì đấy mới là chuyển làn.
- Csgt: khu vực đấy là vạch sơn liền, vạch số 37, là cấm người điều khiển xe cơ giới không được phép đè vạch và chuyển làn. Và trong màn ảnh, anh xem rồi, người lái xe Mazda biển số (...) đã đi nửa xe sang làn bên cạnh.
- Chủ xe: nhưng xe tôi không chuyển làn
- Csgt: tôi khẳng định với anh là xe chuyển làn, và tôi căn cứ trên quy định của pháp luật. Còn anh, anh chỉ căn cứ trên quan điểm cá nhân của anh thôi. Còn tôi, tôi xử lý theo các văn bản hướng dẫn quy định pháp luật, theo Luật gtđb. Nhá...
- Chủ xe: Thế anh định nghĩa thế nào là chuyển làn?
- Csgt: xe chuyển làn - của anh làn này, trên khu vực vực đấy, là anh phải đi một làn trên khu vực đấy, người ta quy định bắt buộc anh không được chuyển làn. Còn xe của người ta chuyển một nửa xe sang làn bên cạnh rồi...

3- Điểm mấu chốt trong tranh luận giữa đôi bên:

1- Chủ xe đưa ra lý luận "đây không phải là chuyển làn xe, vì nếu chuyển làn xe thì phải có xi nhan báo hiệu".
(Lý luận này hợp pháp được tìa chấp nhận. Vì nó nhắc lại chính xác câu phán quyết kinh điển của toà án VN trong Vụ án Ngã tam: "đây không phải là ngã ba, vì nếu là ngã ba thì đã phải gắn biển báo hiệu).

2- Csgt đưa ra định nghĩa về chuyển làn như sau:
xe chuyển làn - (là) của anh làn này, trên khu vực vực đấy, là anh phải đi một làn trên khu vực đấy, người ta quy định bắt buộc anh không được chuyển làn. Còn xe của người ta chuyển một nửa xe sang làn bên cạnh rồi... (là đã chuyển làn).


Có gi đó không ổn trong lời giải thích và định nghĩa "thế nào là chuyển làn" của anh Csgt này?

(Xin xem thêm Tiếp 2...)



----------------
Minh hoạ:

Clip từ Youtube

Chào cụ,
Sáng có một thớt, hoàn toàn có tính phản biện bình thường, vậy mà bay ko lý do, mắc cười quá. Nhà em cũng có tham gia một số ý kiến như này:
1. Chỉ ghi nhận thái độ anh này;
2. Phê một số lỗi:
- Hiểu sai luật, như cụ đã nói: chưa chuyển hết toàn thân xe thì chỉ một lỗi không tuân thủ xyz...
- Tranh luận sai đối tượng: người bị xử phạt là lái xe, anh này đúng ra phải yêu cầu người quay phim/chất vấn đi ra ngoài, chỉ làm việc với anh cu lái xe. Điều này cho thấy anh này ko hiểu về xử lý VPHC.
- Tư thế ngồi khi xử lý ko ổn, ngay cả việc chống cằm/chống má cũng là hành vi không chuẩn về công vụ. Việc để lái xe ngồi bên cạnh cũng như vậy, người xử lý phải ngối đối diện mình;
- Cái chỗ chém gió: anh sai 2 lỗi tôi chỉ phạt một lỗi, tạm chưa tính mấy lỗi thì chém gió thế là sai bét, mọi lỗi đều bị xử lý.
Chốt lại, một tình huống vốn dĩ quá đỗi bình thường lại trở thành...dậy sóng ca ngợi. Kỳ quặc ở nhiều góc độ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ko chuyển làn thì ăn lỗi đè vạch liền. Nói chung lái xe sai gây nguy hiểm cho xe chạy làn trong, cần xử.
Theo lời anh Csgt nói trong clip, trên đường có vạch số 37. Xe đè qua vạch 37 này.
Nhưng trong luật không có vạch 37, chỉ có vạch số 35, chắc do anh Csgt đó trích dẫn nhầm vạch 35 thành vạch 37.

Theo luật, vạch số 35 không có chức năng cấm phương tiện đè lên vạch đó. Vạch số 35 chỉ có chức năng câm chuyển làn xe.

Do đó, theo luật, lái xe cũng không phạm lỗi đè vạch liền, dù đó là vạch số 35 hay đó là vạch liền kẻ giữa các làn cùng chiều không có quy định trong luật, kụ ui.


---------------

Minh hoạ bằng luật:

Theo Quy chuẩn 41/2012, Vạch cấm thay đổi làn xe (vạch số 35) chỉ cấm xe vượt qua vạch để thay đổi làn xe (luật không cấm đè lên vạch 35 như trong nội dung cấm của một số loại vạch liền khác)
.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
308
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
36
Theo lời anh Csgt nói trong clip, trên đường có vạch số 37. Xe đè qua vạch 37 này.
Nhưng trong luật không có vạch 37, chỉ có vạch số 35, chắc do anh Csgt đó trích dẫn nhầm vạch 35 thành vạch 37.

Theo luật, vạch số 35 không có chức năng cấm phương tiện đè lên vạch đó. Vạch số 35 chỉ có chức năng câm chuyển làn xe.

Do đó, theo luật, lái xe cũng không phạm lỗi đè vạch liền, dù đó là vạch số 35 hay đó là vạch liền kẻ giữa các làn cùng chiều không có quy định trong luật, kụ ui.

.
Trường hợp "đi dạng chân" như trên có thể qui vào lỗi "Đi không đúng phần đường, làn đường qui định" trong NĐ 171 ko cụ ?

Theo em hiểu thì "chuyển làn" nó là một "quá trình". Vậy chỉ dựa vào ảnh chụp thì có đủ cơ sở qui lỗi ko cụ?
 

Gianadai

Xe tải
Biển số
OF-331924
Ngày cấp bằng
19/8/14
Số km
414
Động cơ
285,711 Mã lực
Cùng vụ này nhà cháu đã còm bên VHGT..., nay thấy cụ BIASAIGON mở thớt, cháu xin ké về nội dung đối đáp khác cũng của anh CSGT này cho rôm rả . MOD cho phép. Cháu bê sang nhá

--------------



Mấy hôm nay có một số thớt đưa cũng đưa về vụ này, nhiều cụ còm nức nở anh CSGT. Nhà cháu lại có ý kiến hơi khác:




Căn cứ Điều 8 Hiến pháp, Điều 8 Luật CBCC, Điều 5 Luật CAND thì:

Viên CSGT đang giờ làm việc, đang mặc cảnh phục nên anh là một CBCC, một CBCS CAND...., vì vậy phải chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ nhất,Người dân có quyền làm bất cứ điều gì mà pháp lụât không cấm. Trong Hiến pháp và hai lụât trên đều không quy định (cấm) người dân phải giám sát bằng cái gì và như thế nào. Vậy thì người dân có thể giám sát các "công bộc" của mình bằng nghe (tai), nhìn (mắt) và bằng phương tiện ghi âm-ghi hình...

Thứ hai,Các "công bộc" cũng là người dân khi anh cởi bỏ bộ quần áo đồng phục "công bộc" và ngoài giờ làm việc. Anh CSGT đang trong giờ làm việc và mặc cảnh phục, đương nhiên anh không còn là công dân bình thường nữa. Hành vi và phát ngôn của anh là của đại điện nhà nước và người quay clip là ghi hình (giám sát) nhân viên thi hành công vụ, chứ không phải là anh công dân tên Nam nào đó.

Thứ ba,Căn cứ vào cái gì mà anh CSGT đòi kiểm tra chứng minh nhân dân của người dân khi họ thực hiền quyền giám sát của mình? Người dân không sai (hay chưa sai) khi quay clip. Họ chỉ có thể sai (có thể thôi nhé), khi họ sử dụng cái clip không theo đúng các quy định của pháp luật (cái này thì anh CSGT nói khá rõ). Nhưng làm sao anh CSGT biết được người dân này sẽ đưa clip này cho các cơ quan báo chí, cho Thanh tra Bộ CA hay tung lên mạng, hay đơn giản nhất là họ chỉ giữ làm bằng chứng để tự bảo vệ mình, chứ không hề có ý đe dọa ai cả.... - trong khi mà clip cũng chưa hoàn thành?

Chốt lại, người dân có quyền giám sát người thừa hành công vụ (cũng như ở các cơ quan hành chính tiếp dân... nếu không có biển cấm thì cứ quay phim chụp ảnh thoải mái có ai kiểm tra CMND của các cụ như a CSGT này đâu). Người thừa hành công nói chung là tốt, nhưng đây đó vẫn có những người lạm quyền, người dân vào thế yếu mới bất đắc dĩ phải dùng đến cái quyền giám sát của mình để tự bảo vệ mình, và cũng không ít người lợi dụng quyền giám sát để gây sức ép với người thi hành công vụ....

Cuối cùng,Nhà cháu ủng hộ việc giám sát theo đúng pháp luật, nhưng phải có văn hóa, đúng mực, không cản trở kích động người thi hành công vụ (bị khép vào cái tội này thì xong). Muốn vậy thì phải hiểu quyền của mình đến đâu và của người thực thi công vụ đến đâu để cả hai cùng được việc...

Nhà cháu còm hơi dài vì muốn mang cái hiểu biết đúng sai của mình ra để các cụ cho ý kiến, làm sao để khi giơ cái xờ mác phôn của mình ra không phải kèm theo CMND, hay lại được mời về trụ sở CAP uống nước...

Cảm ơn các cụ, các cụ cứ gạch đá, nhà cháu nhận tất
----------
Cháu xin lỗi và cảm ơn cụ BIASAIGON ạ
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
7,348
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Nhà cháu vào hóng kinh nghiệm, trường hợp này xảy ra khá nhiều trên đường và nó gây khá nhiều tranh cãi cho 2 bên
 

mazad3

Xe buýt
Biển số
OF-317227
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
787
Động cơ
301,210 Mã lực
em nghĩ ra đường hoặc bất cứ trường hợp nào mà các ông chủ gặp xxx đều có thái độ không ra gì nay gặp được đồng chí này cứ như nhặt được vàng mười nên khen thôi
 

GloryJack

Xe container
Biển số
OF-54221
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
6,371
Động cơ
514,995 Mã lực
Nơi ở
Công trường Xã Hội Chủ Nghĩa
Trường hợp "đi dạng chân" như trên có thể qui vào lỗi "Đi không đúng phần đường, làn đường qui định" trong NĐ 171 ko cụ ?

Theo em hiểu thì "chuyển làn" nó là một "quá trình". Vậy chỉ dựa vào ảnh chụp thì có đủ cơ sở qui lỗi ko cụ?
Không thể quy vào lỗi không đi đúng làn đường quy định được nếu không có biển phân làn. Nếu cụ là xxx thì cụ chỉ có thể quy vào lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Tuy nhiên mấy cái vạch liền ở ngã tư nội đô, như cụ sgb345 đã nói trong thớt dính của box này, thực tế là không có trong QCVN 41 nên không có căn cứ để xử phạt.
 

RubynamitnA

Xe điện
Biển số
OF-84541
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
3,417
Động cơ
444,621 Mã lực
Nơi ở
Scuderia Ferrari F1
Em hoàn toàn nhất trí với quan điểm của cụ chủ.
Em bổ sung thêm về chế tài đối với vạch liền phân chia 2 làn đường, không cho phép người điều khiển phương tiện được "đè lên vạch". Theo xxx thì hành vi đi "dạng háng" của thanh niên kia là "chuyển làn nơi không được phép". Vậy nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ hỏi xxx:"A cho biết thế nào đè lên vạch?". Theo em đây chỉ là "hành vi vi phạm ko tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường" - Tức là xe đè qua vạch chỗ không được phép mà thôi.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Đồng ý với cụ là NĐ 171 đang thiếu mô tả hành vi vi phạm và mức xử phạt của lỗi đi 2 bên vạch. Căn cứ Điều 13 Luật GTĐB em đề xuất bổ sung cho NĐ 171 như sau: Vượt quá vạch cấm thay đổi làn xe hơn một nửa chiều dọc thân xe vi phạm lỗi Không đi trong một làn đường quy định. Mức xử phạt lỗi này khoảng 250k là hợp lý, vì nhẹ hơn lỗi Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép (350k) và nặng hơn lỗi Không chấp hành hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường (150k)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Trường hợp "đi dạng chân" như trên có thể qui vào lỗi "Đi không đúng phần đường, làn đường qui định" trong NĐ 171 ko cụ ?

- Theo em hiểu thì "chuyển làn" nó là một "quá trình". Vậy chỉ dựa vào ảnh chụp thì có đủ cơ sở qui lỗi ko cụ?

1- Chúng ta cần có quan điểm nhất quán, thống nhất với cách hiểu chung của thế giới, rằng hai hành vi "đi dạng chân phía trên vạch kẻ chia làn cùng chiều - Straddle" và "chuyển làn xe - Change lanes" là hai hành vi hoàn toàn khác nhau.

"Đi dạng chân - Straddle" cũng không phải là hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định".
"Đi dạng chân - Straddle" chỉ là hành vi "không đi trong một làn đường" như quy định tại Khoản 1 Điều 13 "Sử dụng làn đường" của Luật Gtđb 2008.

Kụ chỉ cần lên Google, đánh cụm từ "straddle vs change lanes" sẽ thấy nhiều bài nói về 2 hành vi này.

2- Việc phân biệt thế nào là "đi dạng chân - straddle", thế nào là "chuyển làn xe - change lines" là một việc không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Để xác định chính xác hành vi, lỗi vi phạm, tránh suy diễn lỗi này sang lỗi kia nhằm phạt công dân cho bằng được thì chúng ta cần Bộ Gtvt đưa ra các chỉ dẫn cụ thể, quy định lỗi cụ thể, thế nào là hành vi "đi dạng chân - straddle", thế nào là hành vi "chuyển làn xe - change lanes".

3- Trong khi luật chưa quy định lỗi "đi dạng chân - straddle" và mức phạt, bên Csgt không thể tuỳ tiện suy diễn hành vi "đi dạng chân" thành hành vi chuyển làn xe với mục đích phạt công dân cho bằng được.
Vì suy cho cùng, để phạt được công dân đúng luật, người xử phạt có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi vi phạm, chứng minh công dân đã "chuyển làn xe tại nơi không được phép".
Nếu không thể chứng minh lỗi mà vẫn quyết tâm phạt có nghĩa bên Csgt đã cố tình làm sai luật, dễ bị công dân phản ứng, khiếu nại hoặc kiện ngược lại.

4- Nhà cháu đồng ý với kụ ở điểm "chuyển làn xe là một quá trình". Trong quá trình đó có nhiều lúc, nhiều thao tác của xe có thể giống hành vi "đi dạng chân", nhưng không phải là hành vi "đi dạng chân".
Tương tự, "đi dạng chân cũng là một quá trình". Trong quá trình đó cũng có nhiều lúc, nhiều thao tác của xe có thể giống hành vi "chuyển làn xe", nhưng không phải là hành vi "chuyển làn xe".

Vậy, có cách nào để phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa 2 hành vi này?
Cách duy nhất, chính thống nhất là căn cứ vào các quy định luật pháp, do Bộ Gtvt kiến nghị ban hành.

Cách thứ hai, là mỗi người tự tìm hiểu, để tự mình phân biệt được.

Dưới đây là đường link trên trang Tư vấn Luật pháp, có còm trao đổi về 2 hành vi trên (nhà cháu sẽ dịch còm đó ra tiếng Việt để các kụ tham khảo thêm)

Link: http://forum.freeadvice.com/speeding-other-moving-violations-13/ca-21658-b-lane-straddling-555014.html#post2852903


.
 
Chỉnh sửa cuối:

MOTOYA

Xe tăng
Biển số
OF-34293
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,099
Động cơ
486,352 Mã lực
hay nhở ở đời thằng làm zở thì được tung hô còn thằng làm tốt thì úp bô vào mặt...:)0 ngẫm ra thì công nhận là các bác các cụ nhà mình mua bằng nhiều đếch hiểu kỹ gì về luật lại cứ thích nguy hiểm :) Buồn..
 

dienlanhnhat229

Xe máy
Biển số
OF-325401
Ngày cấp bằng
30/6/14
Số km
99
Động cơ
287,600 Mã lực
em thấy xxx này cũng nhụ nhị với người vi phạm không như đa số các xxx khác
 

MOTOYA

Xe tăng
Biển số
OF-34293
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,099
Động cơ
486,352 Mã lực
em thấy xxx này cũng nhụ nhị với người vi phạm không như đa số các xxx khác
thưa bác.. đã là Nô bộc cho nhân dân thì phải phụng sự nhân dân đúng mực... đã được dân trả lương bằng tiền bằng mồ hôi công sức của nhân dân thì chẳng có lý do gì mà hách dịch với nhân dân cả. đấy là trách nhiệm nghĩa vụ phụng sự tốt cho nhân dân thôi ạ. thiết nghĩ nếu anh xxx này nói điềm đạm thì thì tốt nhưng không khen vì cái mà xxx phải làm ạ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top