- Biển số
- OF-446839
- Ngày cấp bằng
- 20/8/16
- Số km
- 1,074
- Động cơ
- 215,853 Mã lực
- Tuổi
- 36
Nhận định chưa ổn. Tôi góp vài ý như sau.Còn chúng ta không phải Việt xịn.
Chúng ta là giống lai giữa Việt, Champa, Khmer,..
Nước Văn Lang của các vua Hùng ngày xưa, là 1 phần của Bách Việt.
Việt (Tàu) ngày nay xét về gen thì 50% Việt 50% Hán theo giải thích bậy kiểu chính trị của Mao Chổi Xể là đàn ông Việt chết trận, đàn bà Việt phải lấy chiến binh Hán thắng trận.
Tỉ lệ này ko rõ cụ thể bao nhiêu nhưng Nam Hoa vẫn xếp cùng nhóm với Việt Nam thay vì cùng nhóm với Bắc Hán, Triều Tiên, Mông Cổ. Vậy, họ (Nam Hoa/ Bách Việt (Tàu)) cũng đâu có thuần chủng?
Về giả thuyết của một số người về di dân, xin nói rõ thế này. Tôi đưa ra ý hiểu của mình, các cụ góp ý giúp vì lần đầu tôi tổng kết.
1. Tàu nói trong máu dân Việt (Tàu + Ta) có dòng máu của Việt Câu Tiễn. Quan điểm này có vẻ dân Tàu họ tin còn dân mình ko để ý vì nước đó ở rất xa. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây cũng là một giả thuyết có cơ sở.
1a. Việt (Ta) ngày nay đâu chỉ gồm Lạc Việt, Âu Việt mà có rất nhiều nhóm di dân góp mặt. Việc Lý, Trần, Hồ Mân Việt có đất sống và ko bị bài xích chứng tỏ về văn hoá, chính trị các tộc Việt gần nhau. Trong số các tộc Việt di dân chạy về Bắc Việt (lúc chưa Nam tiến) và Nam Việt (Chúa Nguyễn nhận người Nam Hoa) chắc hẳn phải có dòng máu Việt (Câu Tiễn).
1b. Cách gọi Ngô = Giặc chứng tỏ chúng ta có quan hệ với Câu Tiễn thật. Tôi ko tin Ngô này là Đông Ngô. Tôi chưa đọc tài liệu nào của Tàu lý giải vấn đề này. Liệu cách gọi này xuất phát từ những người chạy loạn khỏi nước Việt (Câu Tiễn) thua trận?
2. Bách Việt có vài đại diện vào được Trung Nguyên xưng bá (thời kỳ đầu còn bị coi là di tộc, ngoại bang) là Ngô, Việt, Sở. Sau này Sở đánh Hán ko hiểu sao có ông Lưu Hiếu đặt tên nước là Đại Việt? Và mấy ông họ Lưu này cũng gọi xưng hiệu là Nhà Hiếu (phân biệt với Hãn, Hán của Bắc Hán sau này) (ở đây nói thêm về tên Hán thì thời Ngũ Đại Thập Quốc có mấy nước có tên Hán đi kèm nhưng lại là dân du mục phía Bắc nên đừng nhầm với chữ Hán của Lưu Bang).
Tôi dừng chỗ này để trình bày một thắc mắc.
2a. Âu Lạc là tộc Âu + tộc Lạc có gồm chữ Việt ko? Chữ Việt này là thêm vào hay có ngay từ đầu? Tại sao Tàu lại nói Việt là do họ đặt cho chúng ta (Bách Việt nói chung) và rằng thì là mà mấy ông Bắc Việt hoặc 50% ko liên quan gì, nhận vơ (quan điểm phủ nhận thuyết Bách Việt) hoặc 50% là di dân lớn đã nhấn chìm dân bản địa (dân Việt ngày nay lai giữa dân cổ và di dân)? Vậy chữ Việt hiểu thế nào?
2b. Tôi ko nhớ chính xác tài liệu nào hình như Ngọc Phả Đền Hùng có nói về việc Lạc Long Quân dẫn quân thua chạy về Bắc Việt để lánh nạn (giống Thái, Mèo Nam tiến) và có giả thuyết là dân bản địa và di dân này đã lai với nhau. Tôi nghĩ đây là chuyện của thời cổ đại (có tài liệu chỉ ra sự pha trộn này về di truyền học) chứ ko nghĩ lại ngay thời Lạc Long Quân thì có gần quá ko? Quá trình này đã diễn ra thế nào? Nếu thật vậy thì chúng ta có quyền nhận những gì thuộc về dân Bắc Bộ Cổ là của mình ko? Nếu khảo cổ học có những khám phá toàn diện hơn có thể vấn đề các dòng di dân đã hình thành như thế nào sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Vấn đề 3 là việc các nhóm Nam Hoa được xếp vào Việt tộc cụ thể thế nào? Tôi chỉ quan tâm đến 2 nhóm.
3a. Mấy ông dân buôn, thầy lang, thầy địa lý cho chúng ta biết có di dân vào Bắc Việt và rất mạnh khi Pháp cho phép người Tàu tự do lên bờ (xem thêm về vấn đề này trong các sách ghi chép của Pháp thời kỳ đầu). Tôi thấy dân Tàu họ nhận đậu phụ và phở là của họ cũng ở giai đoạn Pháp vào nước ta.
3b. Nhóm Minh Hương từ thời Nguyễn Ánh được chia vào nhóm nào, có cùng Bách Việt ko? Những từ gần gũi với tiếng Việt (Kinh) là do nhóm này mang vào (xem phim tiếng Quảng có rất nhiều từ giống nhau nhưng tôi ngoài Bắc thật tình ko có nghe về mấy ông nói tiếng Quảng này) chăng?
3c. Đài Loan và Hải Nam có cùng Bách Việt ko, họ có điểm gì giống và khác ta? Nếu thuyết Bách Việt được ủng hộ mạnh mẽ các phân chia này phải rõ ràng. Ban đầu mấy tộc Việt, con cháu thế nào? Ví dụ Lạc Việt gồm Kinh, Mường còn Âu Việt gồm Tày, Nùng, Choang vậy còn Mân Việt (có rất nhiều nhóm nói Mân Ngữ)? Nếu đcác biến thể ngôn ngữ tiếc là tôi chuyên bên ngôn ngữ Anh chưa đọc bên tiếng Trung.
Nếu vấn đề 3 rõ ràng, vấn đề âm Hán Việt sẽ được lý giải. Bên Tàu cũng thắc mắc chỗ này nhưng chưa có nhiều nghiên cứu lấp vào. Tôi thì ko thích giải thích của mấy cô giáo trung tâm học tiếng Phổ Thông rằng ông bà ta khi học chữ Hán sáng tạo ra cách gọi tên chữ riêng. Tôi thấy thơ Đường có mỗi đọc theo Hán Việt và tiếng Quảng là chuẩn thôi. Điểm này chưa thấy nhiều tài liệu nhắc đến.
Gõ trên di động nên chắc sẽ phải bổ sung sau. Tôi tạm ko tính đến nhóm Việt ở hải ngoại đang lai với dân bản địa Tây, Mỹ và hướng của Bình Nguyên Lộc về nguồn gốc Mã Lai (hiện tiếng Việt vẫn được xếp vào nhóm ngữ hệ Nam Đảo).
Chỉnh sửa cuối: