[Funland] Ân hận lớn nhất của đời tôi là cho con đi du học

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,838
Động cơ
379,358 Mã lực
Dù em chẳng có con du học em cũng có vài nhận xét thế này
- Cho con đi du học để nó tìm đến nơi nó có cuộc sống tốt hơn....Khi nó tìm đc thì kệ nó. Vì cha mẹ nào cũng muốn điều tốt cho con. Về già sẽ buồn vì thiếu vắng con cái nhưng vẫn cố chịu được. Thử hỏi chúng ta hiện nay chăm sóc các cụ thân sinh đc bao lăm so với công nuôi dưỡng sinh thành?....Đó là qui luật
- Cho con đi du học mà phải hối hận thường chỉ là những hoàn cảnh mang tính trào lưu đua đòi mà thiếu đi sự chuẩn bị kỹ càng về tâm thế.
- Người tốt-kẻ xấu ở đâu chả có. Bố mẹ nào cũng mong con có nhân cách tốt. Nhưng thực tế có rất nhiều hoàn cảnh tạo nên nhân cách méo mó bởi nhiều lý do. Chính vì vậy, XH vẫn còn đầy những đứa trẻ "ăn cháo đá bát" trong nhóm du học. Chuyên này không mới cũng chẳng cũ
 

Xlnt

Xe hơi
Biển số
OF-582719
Ngày cấp bằng
2/8/18
Số km
137
Động cơ
138,190 Mã lực
Tuổi
39
Lều báo. Cả bài chỉ xoáy vào mỗi chi tiết bát nước mắm :))
 

VIEEJTNAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-446417
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
1,776
Động cơ
223,369 Mã lực
Sao không lấy người Mỹ gốc mỹ, mà lại lấy người mỹ gốc Việt các c nhỉ? Phí quá.
 

Leo.Phạm

Xe hơi
Biển số
OF-574840
Ngày cấp bằng
19/6/18
Số km
101
Động cơ
142,607 Mã lực
Tuổi
41
Bọn du học hay sống ở bển mất gốc là chuyện thường, nhưng thường chúng nó chỉ mất gốc cái có lợi cho chúng nó thôi.
Ví dụ: sống kiểu tây là phải tự lập nhưng đám du học vẫn sẵn sàng nhận sự nuôi nấng của bố mẹ lúc chúng cần, kể cả khi đã đi tây...nhưng chúng lại không nhận trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ về già, đau yếu, cô đơn.
Về Vn thì chúng ra vẻ kẻ cả, bề trên, tỏ vẻ văn minh hơn nhưng k hề biến cái "văn minh" ấy thành những việc đền đáp cho bố mẹ, gia đình, quê hương...thật ra thái độ đó gọi là "qua sông đấm bòi vào sóng" chứ chả văn minh gì.
Tất nhiên k phải tất cả nhưng đám bạc như vôi ấy cũng đông ra phết.
cụ nói chuẩn. loại đó bắn bỏ cụ nhỉ :D
 

Cam 2.5.2012

Xe điện
Biển số
OF-184886
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
2,259
Động cơ
343,720 Mã lực
-E thấy toàn các bác chỉ đc cái...nói mồm, bây giờ các bác còn khoẻ thì chả sao, đến lúc có tuổi vò võ 2 ôb già buồn bỏ mợ, rồi 1 trong 2 ng ra đi sớm, con cái nó sống kiểu Tây cho luôn vào trại thì lại hối?
Cụ chuẩn. Nhiều cụ trên này còn trẻ, suy nghĩ của người trẻ. Khi về già suy nghĩ sẽ khác, lúc đó cần có tình cảm của con cái, muốn có con cháu xung quanh...Tóm lại là mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh, mỗi thời điểm... mỗi khác chứ không có công thức chung cho số đông.
 

saunhen

Xe tải
Biển số
OF-30321
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
240
Động cơ
483,470 Mã lực
Nơi ở
đống đa - hà nội
Tùy quan điểm mỗi người thôi, nếu xác định con cái phải ở quanh mình thì mất thật. Còn nếu suy nghĩ cuộc đời nó sẽ hơn rất nhiều bố mẹ nó thì chẳng bao giờ mất.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
7,621
Động cơ
542,689 Mã lực
Đúng cmnl, em cũng ở Tây 5 năm, Nhật 4 năm và giờ em về hẳn VN rồi, tất cả những thằng Tây nhất, Nhật nhất thì nó đều nói về VN chúng mày là vui nhất, thiên cmn đường :))
Tây lông đám thích chơi với người vn trong máu chúng nó đã thích ăn uống theo kiểu châu á nên thử các món vn hay châu á ko có gì là lạ.
Đám mà ít khi hoặc không bao giờ chơi với người Vn từ trong trứng chúng nó đã ko ưa, từ con người đến thức ăn, đám này có vè đông hơn nhiều so với đám đầu. :D
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,418
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
53
Khiên cưỡng, nhiều người đi và ở lại vì cảm thấy cống hiến tốt hơn bên đó và cs với họ thoải mái hơn.
Giá trị con người ko nằm ở về hay ko về
Cũng giống như tình yêu hôm nọ có cụ so sánh giữa cụ Trịnh và Văn Cao đó cụ, tình yêu đôi lứa chỉ là tình yêu bình thường, tình yêu đất nc mới, yêu nguồn gốc là điều vĩ đại, mới thể hiện đâu là giá trị thật của 1 con người.
Tuổi trẻ có thể đi đây đó, có thể yêu bất cứ gì và làm gì mình thích. Nhưng để đạt đc giá trị mà xã hội công nhận thì họ phải tồn tại ở nơi họ đc công nhận.
Rất nhiều bạn trẻ rất ảo tưởng về 1 cuộc sống ở trời tây, ảo tưởng những vật chất phù phiếm mà họ có đc bên đó là sự công nhận xã hội để rồi sau này họ nhận ra tiền ko chê ai có tài, nhưng người Mĩ ko thể thành người Việt và Việt ko thể đổi màu da thành Mĩ
Thời ông già e có rất nhiều người qua Mĩ, giờ ở lại làm nail, bây giờ qua thăm họ, họ về thăm lại họ mới thấy thật tiếc nuối bởi cộng đồng VN bên đó thật nhỏ bé, cuộc sống bên đó chật vật ko đc như bên VN đang hiện đại hoá và mở cửa từng ngày

Chốt với cụ, giá trị con người ko nằm ở chuyện đi hay về, nhưng nằm ở chỗ họ tạo ra đc giá trị gì cho cộng đồng mà họ thuộc về.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,082
Động cơ
548,776 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có cụ nào cho con đi du học sớm và thấy chúng dần xa cách, ko còn muốn về VN, cảm giác như mất con như ông bố này không?

Hai vợ chồng ông H. bàn nhau cho các con đi du học sớm. Từ cấp 2, hai con trai của ông đã được bố mẹ cho sang Mỹ học

Ông H. tâm sự về những tháng năm các con dần xa bố mẹ. Thời gian đầu các cháu nói chuyện với bố mẹ rất nhiều rồi thưa dần, thưa dần. Sống ở nước ngoài quá lâu, các cháu quay lại chê quê hương. Mỗi lần về Hà Nội, cháu rất ngại về quê thăm người thân họ hàng bởi các cháu chê những phong tục tập quán ở quê rườm rà.

Ông H. kể, về Việt Nam chỉ bữa cơm gia đình ông đã cảm thấy mình thật sự mất con. Chúng đòi ăn mỗi đứa một bát nước chấm. Bất cứ thứ gì chúng cũng chê bẩn và lo sợ bệnh tật. Chỉ đơn giản là bát nước chấm, ông H. cho rằng mọi người chấm chung là văn hóa của người Việt Nam nhưng với con ông thì không đó là sự bẩn thỉu, truyền bệnh tật.

Mỗi lần ra đường, con ông về nhà lại than thở sao người Việt thế này, người Việt thế kia.

Bằng mọi cách, hai con trai ông cố ở lại nước ngoài. Ông động viên nhưng con ông không về vì chúng không thích cách sống của người Việt. Những kỳ nghỉ hè thưa dần. Nếu trước đây mỗi năm con về nước 1 lần thì thời gian ngắt quãng 2 năm, 3 năm. Gần đây, con ông tuyên bố sẽ tìm mọi cách để có thẻ xanh ở lại Mỹ. Con trai lớn của ông lập gia đình với cô gái người Mỹ gốc Việt và 4 năm nay chưa về quê.
Nếu bác nhặt ở báo nào thì cho chúng em cái nguồn, chúng em sẽ điều tra thử con cải nó là đứa thế nào. Thường thì ở ta báo chí nó hay nói ngược với nó nghĩ nên đừng vội cảm xúc.
Còn những ông như ông H trong bài nếu có thực thì quả là quý hóa quá, nhẽ nên dựng tượng, khi nặn tượng nhớ cũng phải cách điệu cho hai cái ngón chân cái nó vuông góc với các ngón còn lại để thể hiện rằng ông H quả là người Giao chỉ cuối cùng. Tiếc lắm thay! Dù sao nếu có thực thì ta cũng thử tìm FB của ông H xem ông ổng dư lào rồi hẵng chém cũng chửa muộn.
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
8,532
Động cơ
2,179,831 Mã lực
Vk e có đứa bạn nhà mỗi 2 cô con gái ở bển hết, cả chị và em chưa chồng con gì cả. Quê còn mỗi 2 ông bà già lọ mọ, em thì ko muốn về già vậy đâu :T
 

Lelong1411

Xe tăng
Biển số
OF-90356
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
1,539
Động cơ
441,185 Mã lực
Thì cũng như ở quê ra HN mấy ai muốn về. Âu cũng là nc chảy chỗ trũng mà thôi
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
12,594
Động cơ
514,346 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Cũng giống như ở tỉnh về hn học rồi ở lại lập nghiệp, có mấy người chịu quay về quê đâu
Chuẩn cụ. Em đang định còm. Cho con sang Mỹ học xét về quy mô nhỏ giữa các tỉnh thì khác gì ở quê lên Hà Nội học đâu. Đa số học xong chẳng ai muốn về quê cả. Kiểu gì cũng bon chen sống bằng được ở Hà Nội. Người thì tự lập nghiệp rồi mua đất, mua nhà; người thì kết hôn với người Hà Nội hoặc người tỉnh đã có nhà Hà Nội; người thì được bố mẹ mua cho nhà ở Hà Nội...Nói chung là bon chen bằng được để sống ở Hà Nội. Nhiều lúc cũng cực lắm, về quê dễ thở hơn nhưng về quê lại chán
 
Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
398
Động cơ
153,117 Mã lực
Cũng còn tùy cách giáo dục gia đình nữa ạ. Ông sếp cũ của em 2 thằng con giai. Thằng anh làm giáo sư bên Mỹ, thằng em làm việc bên Úc. Vợ ổng bị tai biến ngồi xe lăn cần có người chăm sóc. Thằng em tình nguyện về vì nó bảo anh nó giỏi hơn, về VN sẽ phí. Như nhà đấy thì em nghĩ chả bao giờ mất con cả.
Nghe cụ nói đúng là gia đình họ có phúc. Ngoài ra, không phải có từ đời bố mà có thể gia đình họ đã có truyền thống từ xưa.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,597
Động cơ
904,492 Mã lực
Đi du học mà lại về VN làm mấy việc bt thì cháu thấy đúng là thất bại mà,...
Em chắc là 1 trong những người bại như bác viết.
Ở bên ấy đúng 10 năm, có bằng là đóng cửa về, trước đó 6 tháng cho đứa đầu đang ở cùng về trước cho kịp năm học!
 

theanh212

Xe điện
Biển số
OF-119349
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
2,710
Động cơ
2,655 Mã lực
1. Có thể đây chỉ là câu chuyện bịa đặt của đám lều cấp thấp nhất không viết được cái gì khác phải mưu sinh bằng mấy bài tâm sự câu view. Do là câu chuyện bịa, kẻ bịa lại là kẻ kém cỏi nên câu chuyện không thấy toát nên sự đau khổ hay chất tự sự chân thành ( như mong muốn của người viết), các chi tiết bị cường điệu hóa lên một cách quá lố.
2. Không biết do khả năng đọc hiểu hay do quá thèm muốn những đứa con du học mà nhiều cụ comment chả liên quan gì đến chủ đề câu chuyện. Cứ giả dụ đây là câu chuyện thật, thì câu chuyện đang muốn nói lên sự hối hận của ông bố khi những đứa con ngày càng trở nên lạnh lùng và xa lạ. Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới một bộ phim Tàu xem thủa bé: hai ông bà ăn xin nuôi được thằng con quý báu giỏi giang, tới khi thi đỗ làm quan nó không thèm về thăm nhà, hai ông bà nhớ con chặn đường để gặp, nó cho hai ông bà một xâu tiền xu coi như trả công nuôi và sai lính đuổi, vì hai ông bà quá bẩn thiủ làm nó xấu mặt với bà con.
Nghe nhiều cụ trên đây comment đầy vẻ thèm thuồng, tôi thực sự thấy có chút gì thương hại.
3. Do hoàn cảnh và công việc, tôi cũng có ít nhiều bạn Âu Mỹ. Ít ra theo những gì chúng nó đối xử với tôi, bon nó thể hiện sự văn minh bằng việc tôn trọng văn hóa địa phương và sự khác biệt văn hóa. Chúng nó ít khi chê bai phán xét, và không bao giờ có những nhận xét mang tính kì thị kiểu " người Việt chúng mày thế này thế kia". Kì thị trong văn hóa của chúng nó là một tính rất xấu.
Chúng nó rất sạch sẽ, đồng ý, nhưng cũng rất tò mò, linh hoạt, khả năng thích nghi cao. Chơi với chúng nó tôi học được nhều ở tính tự nhiên thoải mái, hòa nhập nhanh. CHúng nó ưa thích tiện nghi và hưởng thụ nhưng không tồi trong việc xoay xở khi thiếu thốn tiện nghi, tôi thấy các cậu ấm cô chiêu con nhà thành phố ở ta còn kém xa bọn Tây ở khoản này. Còn các bạn xuất thân nông thôn xoay xở tốt thì lại hay tự ti, kém khả năng hòa nhập.
Có thể có những thằng Tây cảnh vẻ hơn những thằng khác, nhưng tôi xin phép cười vào cụ nào nói bọn Tây không dám ăn lẩu vì có thằng thò đũa vào. Trước khi nói phét xin các bác lưu ý là món lẩu không phải là món ăn Việt nam để các bác khinh khi dè bỉu. Lẩu là cách ăn gốc gác từ Mông Cổ, sau đó lan ra toàn châu Á và vươn đi khắp nơi nhờ trào lưu văn hóa Nhật, ẩm thực Tàu, sau này còn có sự góp mặt của Hàn Quốc, Thái Lan. Bọn Tây nó biết đến Lẩu từ trước khi cụ râu dài đọc tuyên ngôn độc lập, từ trước khi xứ Annam được ghi tên lên bản đồ.
Ở VN mình trào lưu ăn lẩu cũng chỉ nở rộ khoảng 30 năm trở lại đây, cùng với sự ra đời của nồi lẩu điện. Không biết ở đây có cụ nào được trông thấy cái nồi lẩu truyền thống, dùng than hoa hay không. Nồi lẩu đó xưa kia chỉ có nhà hàng hoặc các nhà giàu mới có, mà cũng chả mấy ai ăn vì nó quá cách rách rườm rà. Nói cách khác, riêng về món lẩu VN mình là nước đi sau.
Tôi đã ăn Lẩu Thái ở Thái, lẩu Tàu ở Tàu, lẩu Nhật thì ăn ở VN nhưng mấy lần toàn bọn Nhật mời. Bọn Tây mà tôi biết chúng nó thích ăn lẩu Thái với lẩu Tàu, "cả một lũ ngồi bâu quanh cái nồi, cầm đũa khoắng" như bác nào đó trên kia đã tả.
Tôi nhiều khi rủ bọn nó đi ăn rắn, ăn óc lợn, ăn ve sầu, đậu phụ thối và những món khù khoằm khác. Không phải mỗi xứ ta mới có những món ăn kì quái, hay những phong tục đặc trưng, hỡi các bác suốt ngày "Việt Nam mình thế này thế kia..."
4. Sau khi quan sát cả tây, cả ta tôi mới thấy là có những thằng ta sống ở trên đời mang đầy mặc cảm tự ti. Đến khi có gì đấy dính đến Tây thì thể hiện một thái độ rất chảnh chọe kiểu " bố mày giờ đây Tây rồi", như thể được thoát thai hoán cốt lên một tầng trời khác, và nhìn cái kiếp trước của mình một cách khinh khỉnh không che giấu. Lại một số những thằng ta, chưa có cái gì để được khoe Tây hóa, cũng phét lác theo sự tưởng tượng, là Tây nó thế này thế khác, cốt thể hiện bố mày tuy ta nhưng cũng hơi Tây. Cốt là được có tí cảm giác hơn người.
Nếu nói dại có một ngày con tôi đòi ăn bát nước chấm riêng, thì tôi sẽ rót cho nó một bát, để ngoài cửa. Nó có thể ngồi chấm riêng ngoài đó. Xin hỏi các cụ cho con đi du học, các cụ mong muốn con các cụ học được điều gì? Khả năng hòa nhập, tinh thần cởi mở tôn trọng sự khác biệt, tính năng động và linh hoạt mới là sức mạnh của tụi Âu Mỹ, là cái đáng học, chứ không phải mấy cái trò khỉ nước chấm riêng.
Nhưng sẽ chẳng bao giờ điều đó xảy ra, bởi vì một thằng bị tây hóa trên thực tế nó có thể sẽ không thích ăn đồ VN và không dùng nước chấm, chứ tôi chưa thấy thằng Tây hóa nào đòi một bát nước chấm riêng =))
Còm hay, còm hay, khà khà...
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
850
Động cơ
488,353 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
em suy nghĩ cụ chủ thớt cho con đi hoc sớm quá, khi trẻ con bắt đầu biết suy nghĩ nhiều vấn đề xã hội (chuyện nước chấm chỉ là 1 thói quen ở xã hội phương Tây thôi), thế nên khi nó lớn lên thành người Tây rồi, không quen lối sống và suy nghĩ người Việt nữa. Cha mẹ luôn mong con học hành và có cuộc sống văn minh nhưng cũng muốn con là người Việt trong suy nghĩ và hành xử với bố mẹ, gia đình. Theo em kể cả có tiền cũng nên cho con đi học từ Đai học thôi.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,884
Động cơ
756,821 Mã lực
cũng chuyện chó sủa:
có ông đi du học về nhà, về đến nhà bị chó sủa, ông ấy phá lên cười "à, hóa ra mình đi du học về mới biết là con chó biết sủa bằng tiếng Anh"

:)):)):))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top