Giống từ quê lên phố có ông nào chịu về quê đâu toàn bám trụ lại
Em đã đạt được với đứa đầu,...
Trong khi còn 1 số khác như e ở nc ngoài rất lâu, nhưng vẫn tâm niệm là phải về để sống cho đúng giá trị con người mà mình sinh ra
Khiên cưỡng, nhiều người đi và ở lại vì cảm thấy cống hiến tốt hơn bên đó và cs với họ thoải mái hơn.Chúng ko về nhà là do cách ông bà này dạy con có vấn đề chứ ko phải do đi du học.
Rất nhiều nhà và bạn bè e cùng đi du học, nhưng ba mẹ nửa tây nửa ta, ko cho con biết đâu là giá trị thật nên số đông đều ở lại tây
Trong khi còn 1 số khác như e ở nc ngoài rất lâu, nhưng vẫn tâm niệm là phải về để sống cho đúng giá trị con người mà mình sinh ra
Cụ chuẩn lắm.... mấy đứa con như vậy thoát đc rừng nhưng chưa dứt đc đuôi,Bọn du học hay sống ở bển mất gốc là chuyện thường, nhưng thường chúng nó chỉ mất gốc cái có lợi cho chúng nó thôi.
Ví dụ: sống kiểu tây là phải tự lập nhưng đám du học vẫn sẵn sàng nhận sự nuôi nấng của bố mẹ lúc chúng cần, kể cả khi đã đi tây...nhưng chúng lại không nhận trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ về già, đau yếu, cô đơn.
Về Vn thì chúng ra vẻ kẻ cả, bề trên, tỏ vẻ văn minh hơn nhưng k hề biến cái "văn minh" ấy thành những việc đền đáp cho bố mẹ, gia đình, quê hương...thật ra thái độ đó gọi là "qua sông đấm bòi vào sóng" chứ chả văn minh gì.
Tất nhiên k phải tất cả nhưng đám bạc như vôi ấy cũng đông ra phết.
Nói "ân hận" thì có thể không phải nhưng nói "buồn" thì chắc rất phổ biến đấy.Cụ chuẩn lắm.... mấy đứa con như vậy thoát đc rừng nhưng chưa dứt đc đuôi,
Còn tâm lý cha mẹ cơ bản là nuôi lớn cho bay đi và nhìn vào cánh bay đó để happy chứ ko phải nuôi lớn cho ở với mình, nên nói ân hận như trường hợp này là ko phổ quát.
Cách đây gần chục năm vợ chồng thằng bạn ở trọ nhà 1 bác ở Cầu Giấy, nhà biệt thự rộng mênh mông mà có mỗi mình bác ở, buồn nên chỉ muốn có người thuê phòng ở trông nhà cho vui, giá rẻ và phải tử tế. Bác giao hết nhà cửa cho và đi du lịch, đi khiêu vũ quanh năm suốt tháng, về nhà vài ngày lại đi.Đúng là buồn thật, trước em quen và thỉnh thoảng đến chơi nhà 1 bà bs đã nghĩ hưu. cả căn nhà 3 tầng rộng thênh thang giữa trung tâm HN mà chỉ có mỗi bà và 1 người giúp việc, bất kỳ ai bước vào ngôi nhà đó đều lập tức cảm nhận được không khí rất tĩnh lặng hơi lạnh lẽo u buồn. Nói chuyện thì được biết bà có 2 đứa con, đứa nào bà cũng thành đạt đều đi du học hết, kết quả là bây giờ 1 đứa thành người mỹ, 1 đứa thành người đức, cả hai 1,2 năm mới về thăm nhà 1 lần. Rồi cách đây vài năm chồng bà mất, thế là giờ ở VN chỉ có 1 mình bà với ngôi nhà rộng rãi, có con cái thành đạt mà không nhờ vã được gì.Người ta bảo trẻ cậy cha, già cậy con nhưng bà thì phải cậy người giúp việc.cứ vài năm mới được gặp cháu chắt 1 lần. Đúng là đời người cứ phải xuống lỗ thì mới biết được mình sướng hay khổ
các cụ có vẻ trách cậu trẻ XM, nhưng xem kỹ thì trách cậu XM là ko đúng rồi
tại các anh GT rình bắt đúng khúc cua, cậu kia đang vào cua tốc độ cao, phía đối diện thì có cụ oto đi ngược chiều (cụ Cam), vào cua nhanh lại thấy ông GT nhảy ra giữa đường chặn, phanh gấp sẽ xoè khả năng cao là lao vào đầu ô tô ngược chiều đang lao đến, hoặc lách lái tránh thì dễ lạc lái cũng đâm thẳng vào đầu ông ô tô, hành động nhảy đi nhảy lại của anh GT cũng làm cho cậu XM hoảng, mất phương hướng xử lý ko biết lách đường nào
xem ra a ô tô ghi CAM cũng có phần nào trách nhiệm vì đã lao đến ko đúng lúc làm cậu XM ko có đường lách tránh a GT
Đúng cmnl, em cũng ở Tây 5 năm, Nhật 4 năm và giờ em về hẳn VN rồi, tất cả những thằng Tây nhất, Nhật nhất thì nó đều nói về VN chúng mày là vui nhất, thiên cmn đường1. Có thể đây chỉ là câu chuyện bịa đặt của đám lều cấp thấp nhất không viết được cái gì khác phải mưu sinh bằng mấy bài tâm sự câu view. Do là câu chuyện bịa, kẻ bịa lại là kẻ kém cỏi nên câu chuyện không thấy toát nên sự đau khổ hay chất tự sự chân thành ( như mong muốn của người viết), các chi tiết bị cường điệu hóa lên một cách quá lố.
2. Không biết do khả năng đọc hiểu hay do quá thèm muốn những đứa con du học mà nhiều cụ comment chả liên quan gì đến chủ đề câu chuyện. Cứ giả dụ đây là câu chuyện thật, thì câu chuyện đang muốn nói lên sự hối hận của ông bố khi những đứa con ngày càng trở nên lạnh lùng và xa lạ. Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới một bộ phim Tàu xem thủa bé: hai ông bà ăn xin nuôi được thằng con quý báu giỏi giang, tới khi thi đỗ làm quan nó không thèm về thăm nhà, hai ông bà nhớ con chặn đường để gặp, nó cho hai ông bà một xâu tiền xu coi như trả công nuôi và sai lính đuổi, vì hai ông bà quá bẩn thiủ làm nó xấu mặt với bà con.
Nghe nhiều cụ trên đây comment đầy vẻ thèm thuồng, tôi thực sự thấy có chút gì thương hại.
3. Do hoàn cảnh và công việc, tôi cũng có ít nhiều bạn Âu Mỹ. Ít ra theo những gì chúng nó đối xử với tôi, bon nó thể hiện sự văn minh bằng việc tôn trọng văn hóa địa phương và sự khác biệt văn hóa. Chúng nó ít khi chê bai phán xét, và không bao giờ có những nhận xét mang tính kì thị kiểu " người Việt chúng mày thế này thế kia". Kì thị trong văn hóa của chúng nó là một tính rất xấu.
Chúng nó rất sạch sẽ, đồng ý, nhưng cũng rất tò mò, linh hoạt, khả năng thích nghi cao. Chơi với chúng nó tôi học được nhều ở tính tự nhiên thoải mái, hòa nhập nhanh. CHúng nó ưa thích tiện nghi và hưởng thụ nhưng không tồi trong việc xoay xở khi thiếu thốn tiện nghi, tôi thấy các cậu ấm cô chiêu con nhà thành phố ở ta còn kém xa bọn Tây ở khoản này. Còn các bạn xuất thân nông thôn xoay xở tốt thì lại hay tự ti, kém khả năng hòa nhập.
Có thể có những thằng Tây cảnh vẻ hơn những thằng khác, nhưng tôi xin phép cười vào cụ nào nói bọn Tây không dám ăn lẩu vì có thằng thò đũa vào. Trước khi nói phét xin các bác lưu ý là món lẩu không phải là món ăn Việt nam để các bác khinh khi dè bỉu. Lẩu là cách ăn gốc gác từ Mông Cổ, sau đó lan ra toàn châu Á và vươn đi khắp nơi nhờ trào lưu văn hóa Nhật, ẩm thực Tàu, sau này còn có sự góp mặt của Hàn Quốc, Thái Lan. Bọn Tây nó biết đến Lẩu từ trước khi cụ râu dài đọc tuyên ngôn độc lập, từ trước khi xứ Annam được ghi tên lên bản đồ.
Ở VN mình trào lưu ăn lẩu cũng chỉ nở rộ khoảng 30 năm trở lại đây, cùng với sự ra đời của nồi lẩu điện. Không biết ở đây có cụ nào được trông thấy cái nồi lẩu truyền thống, dùng than hoa hay không. Nồi lẩu đó xưa kia chỉ có nhà hàng hoặc các nhà giàu mới có, mà cũng chả mấy ai ăn vì nó quá cách rách rườm rà. Nói cách khác, riêng về món lẩu VN mình là nước đi sau.
Tôi đã ăn Lẩu Thái ở Thái, lẩu Tàu ở Tàu, lẩu Nhật thì ăn ở VN nhưng mấy lần toàn bọn Nhật mời. Bọn Tây mà tôi biết chúng nó thích ăn lẩu Thái với lẩu Tàu, "cả một lũ ngồi bâu quanh cái nồi, cầm đũa khoắng" như bác nào đó trên kia đã tả.
Tôi nhiều khi rủ bọn nó đi ăn rắn, ăn óc lợn, ăn ve sầu, đậu phụ thối và những món khù khoằm khác. Không phải mỗi xứ ta mới có những món ăn kì quái, hay những phong tục đặc trưng, hỡi các bác suốt ngày "Việt Nam mình thế này thế kia..."
4. Sau khi quan sát cả tây, cả ta tôi mới thấy là có những thằng ta sống ở trên đời mang đầy mặc cảm tự ti. Đến khi có gì đấy dính đến Tây thì thể hiện một thái độ rất chảnh chọe kiểu " bố mày giờ đây Tây rồi", như thể được thoát thai hoán cốt lên một tầng trời khác, và nhìn cái kiếp trước của mình một cách khinh khỉnh không che giấu. Lại một số những thằng ta, chưa có cái gì để được khoe Tây hóa, cũng phét lác theo sự tưởng tượng, là Tây nó thế này thế khác, cốt thể hiện bố mày tuy ta nhưng cũng hơi Tây. Cốt là được có tí cảm giác hơn người.
Nếu nói dại có một ngày con tôi đòi ăn bát nước chấm riêng, thì tôi sẽ rót cho nó một bát, để ngoài cửa. Nó có thể ngồi chấm riêng ngoài đó. Xin hỏi các cụ cho con đi du học, các cụ mong muốn con các cụ học được điều gì? Khả năng hòa nhập, tinh thần cởi mở tôn trọng sự khác biệt, tính năng động và linh hoạt mới là sức mạnh của tụi Âu Mỹ, là cái đáng học, chứ không phải mấy cái trò khỉ nước chấm riêng.
Nhưng sẽ chẳng bao giờ điều đó xảy ra, bởi vì một thằng bị tây hóa trên thực tế nó có thể sẽ không thích ăn đồ VN và không dùng nước chấm, chứ tôi chưa thấy thằng Tây hóa nào đòi một bát nước chấm riêng
Cụ còm rất chuẩnBọn du học hay sống ở bển mất gốc là chuyện thường, nhưng thường chúng nó chỉ mất gốc cái có lợi cho chúng nó thôi.
Ví dụ: sống kiểu tây là phải tự lập nhưng đám du học vẫn sẵn sàng nhận sự nuôi nấng của bố mẹ lúc chúng cần, kể cả khi đã đi tây...nhưng chúng lại không nhận trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ về già, đau yếu, cô đơn.
Về Vn thì chúng ra vẻ kẻ cả, bề trên, tỏ vẻ văn minh hơn nhưng k hề biến cái "văn minh" ấy thành những việc đền đáp cho bố mẹ, gia đình, quê hương...thật ra thái độ đó gọi là "qua sông đấm bòi vào sóng" chứ chả văn minh gì.
Tất nhiên k phải tất cả nhưng đám bạc như vôi ấy cũng đông ra phết.
chắc con cụ du học ngoài hành tinhCon tôi đi du học Mỹ về hỏi tôi con này là con gì hả Bố. Tôi chưa kịp trả lời thì nó lao ra cắn. Thằng con tôi nó hét lên. Chó chó, chó cắn
Nhà cháu cũng tính làm như ông chú cụ ngay từ khi sức khỏe còn ổn đây. Bán sạch, bán hếtThằng éo có tiền thì khổ nhưng thằng có nhiều tiền cũng khổ vì đống tiền cụ ạ, ngủ ko yên, trí não căng như dây đàn. Ông chú em từ bệnh dạ dày đến cơ xương khớp rồi đủ thứ tim mạch tiểu đường. Giờ bán sạch cty rồi, cũng được mấy trăm tỷ (em nghĩ thế). Có hẳn cái nông trại để lên đó chơi, du lịch khắp nơi, tận hưởng tuổi già. Em thấy thế là hợp lý chứ suốt ngày ôm đống tiền/hàng/sản phẩm/công nợ ... thì đến khi nào mới nghỉ ngơi được
Ơ, em thấy ăn lẩu vẫn cho chung đũa vào gắp mà bác @@Cần gì phải đi nước ngoài mới mỗi người 1 chén nước chấm . Trong nam đa số nước chấm riêng , đũa riêng khi ăn lẩu , canh . Đi đám cưới nhiều người dung đôi đữa của mình vào nồi lẩu . Mấy người còn lại bỏ ăn luôn .