Vấn đề của nhiều cụ ở đây là quy chụp những người ko muốn cho con đi du học là vì bản thân mình. Rồi là vì báo hiếu và chăm sóc bla bla...
Cho em xin, Em ko muốn ko đi du học chẳng phải vì mình mà vì bản thân nó. Em ko muốn nó phải rời xa nơi sinh ra và nơi nó thuộc về để bắt đầu ở một nơi xa lạ, học một thứ khó áp dụng khi ở nơi sinh ra. Cảm nhận sự ngày một nhạt nhòa với nguồn cội. Đến một ngày ra trường-nếu có thể ở lại- nó lại phải đau đầu lựa chọn giữa một nguồn cội nhạt nhòa với một nơi đã quen nhưng ko thể thân thuộc. Thường chúng sẽ chọn nơi đã quen với nó và bắt đầu chuỗi ngày ly hương, ko nguồn cội, ít người thân, khó phát triển và chấp nhận là công dân hạng 2 nơi đất khách quê người. Chúng sẽ tự an ủi bằng rất nhiều lý do dưng sâu thẳm bên trong chúng sẽ luôn thấy thiếu thốn những thứ thuộc về quê hương, tình cảm của cha mẹ. Để rồi vài chục năm sau "ngộ ra" lại bỏ vợ con để "lá rụng về cội".
Vậy theo cụ, lo cho con chỉ là mong cho chúng ăn no, ngon, lành. Thở được sạch(Nhu cấp bậc thấp). Hay phải lo cho chúng cả những nhu cầu mà một người trưởng thành (bậc cao) cần có ? Một điều chắc chắn, ở trong nước trẻ có khả năng đạt được nhu cầu bậc cao dễ hơn nhiều khi ở lại nước ngoài. Nếu cụ còn chưa hiểu em kính gửi cụ cái tháp này.
Em nói khí không phải chứ em thấy như cụ đang tự bào chữa, hoặc tự an ủi, hoặc tự thuyết phục bản thân mình. Những cái lo lắng, băn khoăn mà cụ kể ra ở đây là minh chứng rõ rệt nhất cho suy nghĩ của những ông bố bà mẹ của vài thập kỷ trước: áp đặt, chủ quan, rất "suy nghĩ hộ" con cái những thứ chúng không cần.
Những cái tâm tư của cụ khi con du học như nhạt nhòa nguồn cội, tha hương ly tán, công dân hạng 2, đều là những lo lắng xa vời, mang nặng cảm tính của một người nhiều khả năng là chưa từng sống & làm việc ở nước ngoài, chứ còn cái thực tế nhất - cấp bách nhất - cụ thể nhất trước mắt của việc du học là HỌC thì chả thấy cụ nói tới. Cái nền giáo dục của Việt Nam nó lởm khởm, dặt dẹo, lạc hậu, đi sau thế giới mấy chục năm mà con của cụ vẫn phải học thì sao cụ không lo mà đi lo cái gì học một thứ khó áp dụng ở nơi sinh ra xa vời quá vậy? Môi trường làm việc, mặt bằng dân trí, đời sống văn minh của nước nhà cũng cần thêm vài chục năm nữa thì mới đuổi kịp khu vực, con cụ sẽ phải trưởng thành ở đó, vậy sao cụ cũng không lo mà lại lo nó đau đầu chọn nguồn cội cái gì gì vậy?
Nếu cụ bảo em là kiếm tiền, làm quan ở VN dễ hơn nước ngoài thì em có thể đồng ý với cụ, chứ cụ lại bảo em là ở trong nước dễ đạt được nhu cầu bậc cao của Maslow thì cụ ngồi lên cho em vái. Ở xã hội mình đến cái đèn đỏ còn chả ai thèm dừng nếu không có công an mà cụ trèo thế nào để lên được cái đỉnh Maslow vậy cụ? Giả sử con cụ có thiên hướng nghệ thuật, thể thao, công nghệ thông tin, hoặc cái gì đó mang tính sáng tạo thì cụ nghĩ nó sẽ đi về đâu nếu ở lại với nền giáo dục nước ta?
Chốt lại thì ý em ở đây là, nếu các cụ có khả năng cho con học nước ngoài, thì hãy đưa cho con mình LỰA CHỌN đó. Nó không thích đi thì tốt, vừa ý cụ, còn nếu nó quyết tâm đi thì cũng xin các cụ đừng lo hộ và áp đặt suy nghĩ của mình lên chúng nó. Hãy để chúng nó được đi ra thế giới để thấy mình nhỏ bé thế nào, cho chúng nó ra biển lớn để không bao giờ nhầm tưởng cái ao làng ở nhà đã rộng lắm rồi.