Bọn báo mạng thì linh tinh, tin gì
Các nước châu Phi nó oánh nhau suốt ngày,
1) Pháp phiếc nó sợ đếch, Pháp có quân ở đó ko mà kìm kẹp
2 ) nó nghèo rớt mùng tơi - ăn chả đủ, chính phủ thay đổi liên miên - Ai lấy tiền cho Pháp ?
Sự thực là sau độc lập, 1 tg là tanh bành từ kinh tế, pt con người ... tham nhũng tràn lan. Dân trí thấp, trình độ ko có. Nên 1 số cp quay ra tiêu tiền Pháp cho đỡ mất giá, cũng chả quản được tài chính - Gần đây quay ra tiêu USD. Ko có đồng tiền riêng.
Bọn mạng nó dựa vào đó nói Pháp kìm - mạng khác thì có câu đùa là để Pháp đô hộ khéo còn ngon hơn
Vậy tìn ai ?
CFA franc (F.CFA), được tạo ra ngày 26/12/1945, hiện tại neo theo euro, tỷ giá 1 euro = 655,957 F.CFA.
Các quốc gia sử dụng F.CFA phải duy trì 50% dự trữ ngoại hối tại Kho bạc Pháp. Gồm XOF (CFA franc Tây Phi) và XAF (CFA franc Trung Phi), được quy định ngang giá (1 XOF = 1 XAF).
1. XOF:
Do Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi (
Banque Centrale des États de l'Afrique de l'Ouest, BCEAO) có trụ sở chính tại Dakar (Senegal) phát hành. Sử dụng tại các quốc gia khu vực Tây Phi. Hiện nay gồm 7 thuộc địa cũ của Pháp là Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Mali, Niger, Senegal, Togo và thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha là Guinea-Bissau (gia nhập năm 1997).
2. XAF:
Do Ngân hàng các quốc gia Trung Phi (
Banque des États de l'Afrique Centrale, BEAC) có trụ sở chính tại Yaoundé (Cameroon) phát hành. Sử dụng tại các quốc gia khu vực Trung Phi. Hiện nay gồm 5 thuộc địa cũ của Pháp là Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Congo, Gabon và thuộc địa cũ của Tây Ban Nha là Guinea Xích đạo (gia nhập năm 1985).
3. Thay đổi tỷ giá:
+ 26/12/1945-16/10/1948: 1 F.CFA = 1,70 franc Pháp.
+ 17/10/1948-31/12/1959: 1 F.CFA = 2,00 franc Pháp.
+ 01/01/1960-11/01/1994: 1 F.CFA = 0,02 franc Pháp (do Pháp quy đổi 100 franc cũ = 1 franc mới).
+ 12/01/1994-31/12/1998: 1 F.CFA = 0,01 franc Pháp. Phá giá 50%.
+ 01/01/1999-nay: 1 F.CFA = 0,00152449 euro (1 euro = 655,957 F.CFA), do Pháp sử dụng đồng euro thay cho franc với tỷ giá quy đổi 1 euro = 6,55957 franc.
4. Các quốc gia rời bỏ F.CFA:
Guinea (năm 1960), Mali (năm 1962, tái nhập năm 1984), Madagascar (năm 1973), Mauritania (năm 1973), Saint-Pierre và Miquelon (năm 1974), Réunion (năm 1975), Mayotte (năm 1976).
5. Phê phán:
Một tiền tệ mạnh như CFA franc làm cho hàng hóa xuất khẩu từ khu vực sử dụng CFA franc trở nên đắt đỏ hơn nhiều so với thông thường và kết quả là tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng tương ứng. Do hầu hết các quốc gia sử dụng loại tiền tệ này đều nghèo, chủ yếu là các nền kinh tế nông nghiệp, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động thương mại của họ và khiến họ phụ thuộc quá mức vào việc được hưởng quyền tiếp cận liên tục và đặc quyền vào thị trường Pháp và thông qua đó là vào thị trường châu Âu. Điều này tái tạo một cách hiệu quả mối quan hệ thương mại tựa như thuộc địa giữa Pháp và các thuộc địa cũ ở châu Phi, mang lại lợi ích lớn cho Pháp. (
FOREX Africa: The CFA Franc aka The African Euro)