Phật giáo sau khi Đức Phật mất
Vào khoảng những năm đầu tiên của công nguyên đạo Phật đạt tới mức cực thịnh của Ấn độ. Nhưng lúc đó không còn là đạo của Đức Phật như lúc ban đầu nữa. Sau khi Phật tổ tịch khoảng 200 năm đạo của Ngài chia làm 18 giáo phái. Nhưng chỉ có hai giáo phái lớn là Mahayana (Đại thừa) và Hinayana (Tiểu thừa).
Giáo phái Tiểu thừa ở phía nam Ấn và Sri lanka sau đó được truyền qua các nước như Thailand, Cambodia…. Còn giữ đúng trong một thời gian giáo lý giản dị và thuần khiết của Ngài. Họ thờ Phật tổ không phải như một vị thần mà như một vị truyền giáo vĩ đại. Thánh kinh của họ là những bản bằng tiếng Pali (Nam Phạn) chép giáo lý nguyên thủy của Đức Phật.
Trái lại giáo phái Mayhayana tại bắc Ấn, Tây tạng, Trung quốc, Việt nam, Nhật bản họ thờ Ngài như một đấng thần linh và xung quanh Ngài có rất nhiều các vị Bồ tát, la hán. Kinh của họ là kinh mới bằng tiếng Sanscrit và kinh này chứa đầy tính siêu hình và thần học. Vô hình dung nó lại phù hợp với tầng lớp bình dân của Ấn vốn đã quen thờ các thần dưới thời các tu sĩ Bà La Môn. Nên được nhiều người theo hơn là đạo nghiêm khắc, bi quan của chính Đức Phật tổ.
Giáo lý Đại thừa được vua chúa họ tận dụng một cách triệt để. Họ đẻ ra nhiều thứ thần linh rồi tưởng tượng ra có nhiều vị phật khác nữa mà ông Amida (A di đà) được coi là Đấng cứu thế nên được người dân thờ phụng nhiều nhất. Thực ra vị Phật này hoàn toàn trong trí tưởng tượng. Họ tạo ra thiên đường và địa ngục để nhà vua khi cần có thể dùng quân lấy danh nghĩa chinh phạt.
Họ tạo ra các Bodhisattwa (Bồ tát) tức là những vị đã lên niết bàn rồi, thoát khỏi vòng luân hồi rồi nhưng lại tự nguyện đầu thai trong nhiều kiếp nữa để giúp những kẻ phàm trần tìm được chính đạo. Chính việc này vô hình dung nó trao cái quyền cực lớn cho những vị tự xưng là Bồ tát. Nực cười là các vị Bồ tát này được dân chúng thờ phụng cả lúc sống hay lúc chết rất nhiều át cả Phật tổ đi.
Giáo lý thì Kanishka cũng giống như Constantine bên TCG cũng cho hội nghị và sửa lại kinh Phật và tạo thành bản duy nhất. Hành lễ thì Đại thừa đặt ra rất nhiều thủ tục rườm rà. Cũng thờ Phật tích, Phật cốt, đốt hương, đèn, lần tràng hạt. Tăng ní cũng phải xuống tóc, ở độc than, tụng kinh, sám hối, cũng phong thánh cho những người tử vì đạo, cũng tụng kinh cho người chết…. Nói chung Phật giáo đại thừa giống y như Thiên Chúa giáo thời trung cổ.
Cái lạ là đa phần dân tình thích mầu mè thần bí. Nên những cái gì phải huyền bí, bí hiểm, phải được thờ cúng, cầu xin họ mới thích nên Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo. Phật giáo Đại thừa được nhiều người theo hơn Phật giáo tiểu thừa. Cũng giống như Catholic (Công giáo La mã) nhiều người theo hơn Ki tô giáo giản dị, nghiêm khắc hay Tin lành sau này
Thế nhưng chính vì cái việc thần bí mầu mè đó đã làm Phật giáo đại thừa thất bại ngay trên chính mảnh đất Ấn độ. Vì nếu nói về mầu mè huyền bí thì Phật giáo không có cửa so với Hindu giáo
Hơn nữa Phật giáo mang nhiều tính tiêu cực, sự phát triển các tu viện ở Ấn độ làm nhiều người đi theo , các nhà sư thì ham tiền cúng lễ nên khi người Arab xâm lăng Án độ không chống lại được. Vốn đã hung hang lại nhìn thấy các nhà sư sống trên lòng mê tín ngu muội của người dân nên người Hồi giáo cho phá một loạt các chùa chiền và giết một loạt các nhà sư làm Phật giáo không còn đất sống ở Ấn độ. Các con chiên đệ tử cũng không dám theo đạo Phật nữa.
Đúng lúc này đạo Hindu lại “mở rộng vòng tay” đón các con chiên phật tử quay trở lại. Các tu sĩ Bà La Môn vốn là giới trí thức nên họ rất khôn ngoan. Họ khoan dung đón nhận, họ còn công nhận Phật tổ là hóa than của thần Vichnou nữa nên càng khuyến khích các Phật tử quay trở về. Vậy là sau 500 năm suy tàn đạo Phật dần dần biến mất khỏi Ấn độ. Ngày nay chỉ còn một số ít ở bắc Ấn theo đạo Phật. Nhưng trái lại đạo Phật lan tràn tới các nước khác trong vùng phát triển rất nhanh (nhất là Trung quốc). Thời nhà Đường Lý Thế Dân sau khi lên ngôi tạo một triều đại mới, muốn thiết lập một tôn giáo có lợi cho sự cầm quyền của mình nên đã cử Huyền Trang sang Ấn độ du học nhằm đem những kiến thức tôn giáo về phục vụ cho sự cai trị đất nước. Và từ đó trở đi Phật giáo phát triển ở TQ mạnh như vũ bão. Rồi dần dần truyền giáo lý Đại thừa qua Triều tiên, Nhật bản, Vietnam. Còn ở phía nam, giáo lý tiểu thừa được truyền qua Sri Lanka, Miến điện, Thailand, Cambodia…. Nên ngày nay chúng ta đi đến những nước đó thấy chùa chiền của họ cũng khác
Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo, rốt cuộc chỉ phát triển mạnh khi đã được truyền ra nước ngoài. Còn ngay tại quên hương bản quán của nó thì không phát triển được