[CCCĐ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Con đường như một dải lụa vắt qua vắt lại. Nhưng không quá nguy hiểm vì mặt đường bằng phẳng, ít xe cô đi lại và em đoán chắc người ta làm cua cho nó vui chứ mặt bằng hai bên còn rộng lắm :D


5
Ảnh đẹp quá, chắc là cậu dẫn tour chụp hả cụ? Lúc đầu cụ không nói em cứ thắc mắc cả 4 cụ cùng trên xe thì ai chụp?
 

Realred

Xe buýt
Biển số
OF-371261
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
776
Động cơ
250,423 Mã lực
Chạy qua doanh trại quân đội, bên đường họ dùng những chiếc thùng phi hay những chiếc lốp chồng lên nhau làm lòng đường hẹp lại để các xe đi qua phải giảm tốc các bác à.
Bài này ở VN có vẻ ko có tác dụng mấy với nhân dân VN anh hùng cụ nhỉ?
 

messivn

Xe hơi
Biển số
OF-355219
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
101
Động cơ
263,528 Mã lực
Em mê đi lắm mà chịu ko ăn được đồ Ấn Độ :(
 

uoat

Xe buýt
Biển số
OF-5566
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
896
Động cơ
552,630 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói.
Website
www.minhquan.vn
Máy bay hạ cánh, em tiếp viên (nhìn như người gốc đông Á) rất xinh nhoẻn miệng cười nghiêng đầu và nói thật duyên dáng "Welcome to Leh! Thank you!". Lúc này tôi mới nhớ ra, lúc ăn trên máy bay. Em ấy có đưa cho tôi một chiếc bánh. Cảnh giác với đồ ăn Ấn trước khi bập răng vào, tôi đưa lên mũi ngửi ngửi hít hít. Chắc lúc đó nhìn điệu bộ tôi buồn cười lắm nên em tiếp viên này bảo: "Oh! it don't have curry". Ấy đi Ấn có 2 tuần mà về nhà tôi bị nhiễm thói hít trước khi ăn các bác à. Làm có lần tý bị vợ nó đổ cho cả bát canh vào mặt vì tội hít hít mà vợ nó bảo nhìn như dog.

Đêm mò mẫm vào giường định chén cái cụ cũng hít hít nó, khéo nó vả cho gẫy mệ răng ấy nhể ??? ;)
 

thangbeo1959

Xe đạp
Biển số
OF-373034
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
20
Động cơ
249,500 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài này tôi viết trên góc nhìn của kẻ vô thần. Cái gì hay thì tôi khen ngợi, cái gì dở thì tôi chê. Biết là viết về tôn giáo là vấn đề cực kỳ khó vì động chạm đến rất nhiều tín ngưỡng của các bác. Nhưng cũng xin phép viết đôi dòng chia sẻ

Đức Phật và những triết lý tôn giáo trước Ngài


Như tôi đã từng viết. Thường thì vài chục năm có một nhà khoa học lỗi lạc. Vài trăm năm sẽ có một đấng minh quân, nhưng trong suốt cả chục nghìn năm lịch sử loài người. Từ khi khai sơn lập địa đến nay chỉ có 2 con người vĩ đại nhất. Đó là Đức Phật và Đức Chúa. Một người bỏ vinh hoa phú quý đi tìm con đường cứu rỗi cho nhân loại còn một người ôm dân chúng vào lòng, vỗ về dạy cho họ bết yêu thương nhau. Trong tay các Ngài không có một tấc sắt nhưng nói một câu Vua chúa phải sợ, các Người không có một đạo quân nhưng hô một tiếng có cả vạn người đi theo. Và quan trọng nhất các Ngài sống với dân chúng bằng tình yêu, tình người chứ không phải bằng binh đao, bằng sức mạnh.

Trước thời Đức Phật, cũng có rất nhiều giáo phái. Phản biện lẫn nhau và tạo động lực cho nền triết học Ấn Độ phát triển. Phái Brhaman (Bà La Môn) thì dựa chính vào kinh Veda (Vệ đà) và họ thờ rất nhiều thần. Quyền lục của các tu sĩ Bà La môn là tối thượng. Thậm chí còn cao hơn cả Vua nữa. Họ không phải đóng thuế cho nhà vua. Họ cho mình là người được giao tiếp với thánh thần nên từ Vua đến dân ai muốn cầu khẩn gì thánh thần phải thông qua họ. Mà họ ra giá bao nhiêu vàng bạc, trâu bò thì phải trả bằng đấy. Mấy ai đi mặc cả với thánh thần phải không các bác?

Ấn độ là nơi cho các tôn giáo, tín ngưỡng tự do phát triển nên thói quá nghi thức và câu nệ đó, chắc chắn sẽ bị phải biện bởi những lý thuyết khác và rất hay là trong cùng một thời kỳ có cả hai tôn giáo phản ứng với chủ trương thần học quá đáng của kinh Veda và cả hai tôn giáo đó còfnt ồn tại đến ngày nay sau 2.500 năm phát triển. Đó chính là Jainisme (Ki Na giáo) Và Phật Giáo

Người Jain có quan niệm khắc khổ và tuyệt đối chống sát sinh bất kỳ sinh vật nào, họ cho rằng không có thần thánh nào sống mãi. Các thần cũng phải chết, phải luân hồi. Nên thần thánh của họ nay có hình dạng này, mai có hình dạng khác. Họ tu khổ hạnh, không cần vật chat thậm chí còn không mặc cả quần áo. Chính Thánh Gandhi cũng bị ảnh hưởng mạnh của Jain nên nhiều khi chúng ta thấy ông cởi trần hoặc có tiếp quốc khách quan trọng lắm cũng chỉ một mảnh vải quấn hờ qua vai
Phật giáo sau khi Đức Phật mất


Vào khoảng những năm đầu tiên của công nguyên đạo Phật đạt tới mức cực thịnh của Ấn độ. Nhưng lúc đó không còn là đạo của Đức Phật như lúc ban đầu nữa. Sau khi Phật tổ tịch khoảng 200 năm đạo của Ngài chia làm 18 giáo phái. Nhưng chỉ có hai giáo phái lớn là Mahayana (Đại thừa) và Hinayana (Tiểu thừa).

Giáo phái Tiểu thừa ở phía nam Ấn và Sri lanka sau đó được truyền qua các nước như Thailand, Cambodia…. Còn giữ đúng trong một thời gian giáo lý giản dị và thuần khiết của Ngài. Họ thờ Phật tổ không phải như một vị thần mà như một vị truyền giáo vĩ đại. Thánh kinh của họ là những bản bằng tiếng Pali (Nam Phạn) chép giáo lý nguyên thủy của Đức Phật.

Trái lại giáo phái Mayhayana tại bắc Ấn, Tây tạng, Trung quốc, Việt nam, Nhật bản họ thờ Ngài như một đấng thần linh và xung quanh Ngài có rất nhiều các vị Bồ tát, la hán. Kinh của họ là kinh mới bằng tiếng Sanscrit và kinh này chứa đầy tính siêu hình và thần học. Vô hình dung nó lại phù hợp với tầng lớp bình dân của Ấn vốn đã quen thờ các thần dưới thời các tu sĩ Bà La Môn. Nên được nhiều người theo hơn là đạo nghiêm khắc, bi quan của chính Đức Phật tổ.

Giáo lý Đại thừa được vua chúa họ tận dụng một cách triệt để. Họ đẻ ra nhiều thứ thần linh rồi tưởng tượng ra có nhiều vị phật khác nữa mà ông Amida (A di đà) được coi là Đấng cứu thế nên được người dân thờ phụng nhiều nhất. Thực ra vị Phật này hoàn toàn trong trí tưởng tượng. Họ tạo ra thiên đường và địa ngục để nhà vua khi cần có thể dùng quân lấy danh nghĩa chinh phạt.

Họ tạo ra các Bodhisattwa (Bồ tát) tức là những vị đã lên niết bàn rồi, thoát khỏi vòng luân hồi rồi nhưng lại tự nguyện đầu thai trong nhiều kiếp nữa để giúp những kẻ phàm trần tìm được chính đạo. Chính việc này vô hình dung nó trao cái quyền cực lớn cho những vị tự xưng là Bồ tát. Nực cười là các vị Bồ tát này được dân chúng thờ phụng cả lúc sống hay lúc chết rất nhiều át cả Phật tổ đi.

Giáo lý thì Kanishka cũng giống như Constantine bên TCG cũng cho hội nghị và sửa lại kinh Phật và tạo thành bản duy nhất. Hành lễ thì Đại thừa đặt ra rất nhiều thủ tục rườm rà. Cũng thờ Phật tích, Phật cốt, đốt hương, đèn, lần tràng hạt. Tăng ní cũng phải xuống tóc, ở độc than, tụng kinh, sám hối, cũng phong thánh cho những người tử vì đạo, cũng tụng kinh cho người chết…. Nói chung Phật giáo đại thừa giống y như Thiên Chúa giáo thời trung cổ.

Cái lạ là đa phần dân tình thích mầu mè thần bí. Nên những cái gì phải huyền bí, bí hiểm, phải được thờ cúng, cầu xin họ mới thích nên Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo. Phật giáo Đại thừa được nhiều người theo hơn Phật giáo tiểu thừa. Cũng giống như Catholic (Công giáo La mã) nhiều người theo hơn Ki tô giáo giản dị, nghiêm khắc hay Tin lành sau này

Thế nhưng chính vì cái việc thần bí mầu mè đó đã làm Phật giáo đại thừa thất bại ngay trên chính mảnh đất Ấn độ. Vì nếu nói về mầu mè huyền bí thì Phật giáo không có cửa so với Hindu giáo

Hơn nữa Phật giáo mang nhiều tính tiêu cực, sự phát triển các tu viện ở Ấn độ làm nhiều người đi theo , các nhà sư thì ham tiền cúng lễ nên khi người Arab xâm lăng Án độ không chống lại được. Vốn đã hung hang lại nhìn thấy các nhà sư sống trên lòng mê tín ngu muội của người dân nên người Hồi giáo cho phá một loạt các chùa chiền và giết một loạt các nhà sư làm Phật giáo không còn đất sống ở Ấn độ. Các con chiên đệ tử cũng không dám theo đạo Phật nữa.

Đúng lúc này đạo Hindu lại “mở rộng vòng tay” đón các con chiên phật tử quay trở lại. Các tu sĩ Bà La Môn vốn là giới trí thức nên họ rất khôn ngoan. Họ khoan dung đón nhận, họ còn công nhận Phật tổ là hóa than của thần Vichnou nữa nên càng khuyến khích các Phật tử quay trở về. Vậy là sau 500 năm suy tàn đạo Phật dần dần biến mất khỏi Ấn độ. Ngày nay chỉ còn một số ít ở bắc Ấn theo đạo Phật. Nhưng trái lại đạo Phật lan tràn tới các nước khác trong vùng phát triển rất nhanh (nhất là Trung quốc). Thời nhà Đường Lý Thế Dân sau khi lên ngôi tạo một triều đại mới, muốn thiết lập một tôn giáo có lợi cho sự cầm quyền của mình nên đã cử Huyền Trang sang Ấn độ du học nhằm đem những kiến thức tôn giáo về phục vụ cho sự cai trị đất nước. Và từ đó trở đi Phật giáo phát triển ở TQ mạnh như vũ bão. Rồi dần dần truyền giáo lý Đại thừa qua Triều tiên, Nhật bản, Vietnam. Còn ở phía nam, giáo lý tiểu thừa được truyền qua Sri Lanka, Miến điện, Thailand, Cambodia…. Nên ngày nay chúng ta đi đến những nước đó thấy chùa chiền của họ cũng khác

Phật giáo cũng như Thiên chúa giáo, rốt cuộc chỉ phát triển mạnh khi đã được truyền ra nước ngoài. Còn ngay tại quên hương bản quán của nó thì không phát triển được
Cụ nhận mình vô thần nhưng am hiểu Đạo hơn cả nhiều người có đạo, bái phục
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
ồ nhất quan bác đó
 

nvh_hn

Xe container
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
8,781
Động cơ
606,751 Mã lực
Em chưa được đi nhưng nhớ mãi đứa em nó đi cùng sếp, về sếp nói vui đứa nào kỷ luật cho đi Ấn.
 

haianh-electric

Xe tải
Biển số
OF-72386
Ngày cấp bằng
8/9/10
Số km
448
Động cơ
429,394 Mã lực
Nơi ở
KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Cũng giống như đi các nước khác, việc đầu tiên là phải xin visa. Nghe nói HC Vietnam mình được mấy chục nước miễn Visa, nhưng chắc toàn những nước ở đâu đó. Chứ trong list những quốc gia phải đi của tôi thì chưa nước nào được miễn visa cả.
Nhưng visa Ấn độ không khó nếu không muốn nói là quá dễ vấn đề là mất thời gian và tiền thôi. Thậm chí họ còn cấp visa Arrival. Chúng tôi thiếu dek gì thời gian nên xin cấp trước cho an toàn. Sợ tới nơi vì một lý do gì đó nó lại ko cấp visa arrival thì bỏ mẹ.
Có 02 loại visa, visa điện tử cho phép nhập cảnh 1 lần và thời hạn 6 tháng và visa truyền thống cho phép nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn 1 năm. Các bạn tôi chọn cách apply visa điện tử, còn riêng tôi chọn visa truyền thống với suy nghĩ “Biết dek đâu được, mình phải quay lại Ấn độ thì sao”
Đi bất kỳ quốc gia nào cũng có nguy cơ không an toàn, ngay cả châu Âu văn minh thế nhưng gần đây cũng bị bọn Hồi giáo cực đoan đánh bom, khủng bố liên mien. Ấn độ thì về độ an toàn đương nhiên là kém châu Âu và nguy cơ: cướp, hiếp, giết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chúng tôi toàn những thằng đi theo kiểu backpacking khá nhiều nên cũng đủ kỹ năng và kiến thức để có thể tránh được những nguy cơ đó. Nhưng cái chúng tôi sợ nhất ở đây là đồ ăn Ấn độ. Đọc đến đây, các bạn có thể cười vì bảo backpacking dell gì mà các ông sợ đồ ăn. Thật sự là bọn backpackers chúng tôi có thể ăn và ngủ bất kỳ chỗ nào. Nhưng đồ ăn Ấn độ thì chúng tôi đã thử và kết luận là không thể ăn được do người Ấn dùng quá nhiều cà ri cộng với cách ướp thức ăn của họ có mùi rất hắc nên ăn cực kỳ khó chịu.
Thế là kế hoạch mang mỳ tôm, ruốc, mắm muối đi để khi đến nơi buổi chiều nếu có thời gian thì tranh thủ đi chợ về nấu nướng theo kiểu VN mình. Hơn nữa người Ấn họ ăn bằng 10 ngón nên chúng tôi mang dao, dĩa, thìa đi nhằm đảm bảo cho vệ sinh sạch sẽ.


Họ ăn bằng năm ngón tay thôi cụ, còn tay còn lại để chùi..đi.t.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
đất nước này nhìn cũng bẩn bẩn con người nhìn cũng khắc khổ.. nhà cửa thì xấu.. ăn uống nhìn cũng hơi bẩn..thế mà india lại là cường quốc công nghệ mới tài
 

gafquef

Xe tăng
Biển số
OF-123033
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
1,506
Động cơ
395,365 Mã lực
Nơi ở
MÃ Pí Lèng
Lão này ít tuổi mà đi ghê thật nhỉ. Cơ mà cái vụ loãng không khí, mọi thứ nó đều phồng lên, vậy cái ấy ấy của lão nó có phồng ko vậy? :D
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,068
Động cơ
272,063 Mã lực
Lão này ít tuổi mà đi ghê thật nhỉ. Cơ mà cái vụ loãng không khí, mọi thứ nó đều phồng lên, vậy cái ấy ấy của lão nó có phồng ko vậy? :D
phồng hay k thì hỏi e tiếp viên hàng không là biết chứ gì!? hi hi - thks!
 

mrto0ms

Xe buýt
Biển số
OF-103613
Ngày cấp bằng
20/6/11
Số km
882
Động cơ
405,566 Mã lực
Nơi ở
đâu còn lâu mới nói
cụ chủ táo quá, em hóng 2 ngày hôm nay mà chưa thêm gì
 

ltkarm

Xe tải
Biển số
OF-367653
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
394
Động cơ
258,136 Mã lực
Đánh dấu để đọc tiếp. Sau chuyến đi Nga lần này mới thấy một bài của cụ chủ, chuyến đi Nam Mỹ thì lại bên phượt để tránh đụng hàng.
 

MauNhiemBun

Xe hơi
Biển số
OF-341159
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
101
Động cơ
275,120 Mã lực
Nơi ở
*******.net và khắp nơi
Đêm mò mẫm vào giường định chén cái cụ cũng hít hít nó, khéo nó vả cho gẫy mệ răng ấy nhể ??? ;)
Nó vả cho vưỡn còn may chán cụ ạ, iêm chỉ hãi nó túm tóc tống mịa cái mẹt mềnh vào "đấy" có mà tởn ba đời..:)) ếu mệ...=))
 

ca_voi

Xe lăn
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
14,047
Động cơ
534,593 Mã lực
Ngả mũ trước kiến thức và chuyến đi của cụ/
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cám ơn các cụ động viên! Mấy ngày vừa rồi bận quá, nhưng hôm nay cũng cố mà phải viết tiếp không mấy ông Min, Mod cứ doạ xì hơi lốp với tháo bánh kinh bỏ mẹ, biết đâu các ông ấy say rượu làm thật thì hết cmn chỗ chơi :))

Bọn em chạy về Tu viện Thiksay, có nghĩa là chạy ngược lại theo hướng về Leh. Lúc này đã hơn 1h chiều nên thằng nào thằng đấy đói lắm rồi. Chạy xe cứ run lẩy bà lẩy bẩy như mấy thằng bị parkinson.
Đến đầu lối rẽ vào tu viện có cái nhà hàng khá đẹp bọn em tạt xe vào đánh chén. Cứ nghĩ làm cmn một con gà quay ướp mật ong cho đỡ đói. Nhưng vào đây cũng như các nhà hàng khác đó là "No meat!" anh phục vụ đáp lại chúng tôi với khuân mặt vô cảm. OMG! Thế là cả bọn gọi cơm rang kiểu TQ ngồi nhai trệu trạo cho đầy dạ dày. Mà cái cơm rang này nó rang kiểu dell gì ấy các bác à. Mùi thì hăng hăng, vị thì ngai ngái nói chung là nếu quán này mở ra ở Hanoi thì chắc là dell có lấy 1 khách nào. Thế mà bọn em cũng ngồi ăn được hết 1 nửa chỗ cơm rang mới tài.
Đang ăn nhớ ra có cầm mấy lon beer theo. Cả bọn bỏ ra rồi uống beer hút thuốc, chém gió ầm ầm. Làm cho khách ở bàn bên cạnh chạy hết. Chắc họ nghĩ bọn em là China nên mới xô bồ đến vậy. Nhưng thôi cứ kệ, cho nó hiểu nhầm mình là China càng tốt. Em đi ra nước ngoài khi mình làm việc gì tốt thì mình nhận là VN. Còn nếu vô ý làm việc gì không tốt thì em toàn nhận là China các bác à. Mình bị bọn Tàu chèn ép nhiều mà dek làm được cái gì thì thôi đổ cmn tiếng ác cho nó là xong. Keke!
Ngồi ăn thấy một đoàn sư đi vào, hoá ra chỗ này ăn chay các bác ạ. Đằng nào nó chẳng có miếng thịt nào. Chán đời bọn em hỏi password wifi để vào mạng. Nhưng cái mạng internet ở vùng này nó cũng chán đời như thức ăn ở đây vậy















 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trước cửa nhà hàng nhìn lên là tu viện Thiksay sừng sững uy nghiêm đứng trên núi. Ăn uống no say xong mấy thằng bọn em chạy lên đó. Ơn trời là nó có đường chạy motor lên, chứ đi bộ lên chắc bọn em chết











 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Kaka - cậu thợ máy hỏi bọn em: "Chúng này theo đạo gì?" " Đạo Phật" bọn em trả lời. Tuy là đến đất Phật không nên nói dối nhưng ở đất tôn giáo này mà nói vô thần có khi người ta lại sợ, nên không hay lắm. Vả lại bọn em nói dối nó cũng quen cmnr nên không thấy ngượng. Ở nhà chúng ta chẳng nói dối từ trên xuống dưới, nói dối từ chính phủ cho đến người dân. Mà quan chức nói dối còn không thấy ngại thì hà cớ gì mình phải ngượng đúng không các bác.
Chính vì lời nói dối đó nên các bạn Ấn độ tưởng chúng tôi ngoan đạo lắm. Dẫn lên cửa tu viện và chỉ dẫn cặn kẽ. Nhưng thực sự là chúng em đi chơi, chạy xe ngắm cảnh là chính chứ biết gì về Đạo đâu. Mà không có đức tin, không có đạo thì tốt nhất không nên vào chùa đúng không các bác?
Viết tới đây em mới nhớ ra là tuy vô thần nhưng em lại rất hay vào nhà thờ Catholic mặc dù không có đức tin. Nhưng mỗi một nhà nhờ có một kiểu bài trí khác nhau. Và quan trọng hơn là trong đó nó có rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật. Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi một họa sĩ họ lại vẽ dưới cây cọ và góc nhìn khác nhau nên nó tạo ra sự đa dạng và đó chính là các tác phẩm nghệ thuật để đời cho nhân loại. VD như chủ đề Pieta rất nhiều họa sĩ vẽ về chủ đề này. Nhưng không cái nào giống cái nào, nên khi chúng ta đến xem và chiêm ngưỡng chúng ta có thể thấy được góc nhìn khác, ẩn ý khác của mỗi họa sĩ.
Chứ còn chùa và nhà thờ Hồi giáo, em thấy giống nhau quá cái nào cũng giống cái nào. Trong chùa thì khói hương nghi ngút mờ mờ ảo ảo nó tạo ra sự huyền bí của tôn giáo nên không phù hợp với bọn vô thần. Còn nhà thờ Hồi giáo thì không thược thờ hình tượng cụ thể nên chỉ có hoa văn mà đa phần chúng cũng giống nhau nên không hấp dẫn em mấy
Em viết như thế không biết có đúng không? nhưng đây là quan điểm cá nhân. Với lại cái văn hóa phương Tây nó phổ quát trên khắp thế giới, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và nhiều người nên sự tiếp cận nghệ thuật của nó cũng dễ dàng hơn đúng không các bác?














 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đứng từ trên tu viện nhìn xuống phong cảnh đẹp tuyệt vời. Xung quanh là núi khô cằn trên đỉnh phủ tuyết trắng. Ở dưới thung lũng là một mầu xanh, điểm thêm những hồ nước. Nó tạo ra một bức tranh về sự sống quanh sự khắc nghiệt của thiên nhiên trải đều khắp nơi








 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top