Kaka - cậu thợ máy hỏi bọn em:
"Chúng này theo đạo gì?" " Đạo Phật" bọn em trả lời. Tuy là đến đất Phật không nên nói dối nhưng ở đất tôn giáo này mà nói vô thần có khi người ta lại sợ, nên không hay lắm. Vả lại bọn em nói dối nó cũng quen cmnr nên không thấy ngượng. Ở nhà chúng ta chẳng nói dối từ trên xuống dưới, nói dối từ chính phủ cho đến người dân. Mà quan chức nói dối còn không thấy ngại thì hà cớ gì mình phải ngượng đúng không các bác.
Chính vì lời nói dối đó nên các bạn Ấn độ tưởng chúng tôi ngoan đạo lắm. Dẫn lên cửa tu viện và chỉ dẫn cặn kẽ. Nhưng thực sự là chúng em đi chơi, chạy xe ngắm cảnh là chính chứ biết gì về Đạo đâu. Mà không có đức tin, không có đạo thì tốt nhất không nên vào chùa đúng không các bác?
Viết tới đây em mới nhớ ra là tuy vô thần nhưng em lại rất hay vào nhà thờ Catholic mặc dù không có đức tin. Nhưng mỗi một nhà nhờ có một kiểu bài trí khác nhau. Và quan trọng hơn là trong đó nó có rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật. Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi một họa sĩ họ lại vẽ dưới cây cọ và góc nhìn khác nhau nên nó tạo ra sự đa dạng và đó chính là các tác phẩm nghệ thuật để đời cho nhân loại. VD như chủ đề Pieta rất nhiều họa sĩ vẽ về chủ đề này. Nhưng không cái nào giống cái nào, nên khi chúng ta đến xem và chiêm ngưỡng chúng ta có thể thấy được góc nhìn khác, ẩn ý khác của mỗi họa sĩ.
Chứ còn chùa và nhà thờ Hồi giáo, em thấy giống nhau quá cái nào cũng giống cái nào. Trong chùa thì khói hương nghi ngút mờ mờ ảo ảo nó tạo ra sự huyền bí của tôn giáo nên không phù hợp với bọn vô thần. Còn nhà thờ Hồi giáo thì không thược thờ hình tượng cụ thể nên chỉ có hoa văn mà đa phần chúng cũng giống nhau nên không hấp dẫn em mấy
Em viết như thế không biết có đúng không? nhưng đây là quan điểm cá nhân. Với lại cái văn hóa phương Tây nó phổ quát trên khắp thế giới, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và nhiều người nên sự tiếp cận nghệ thuật của nó cũng dễ dàng hơn đúng không các bác?