[Funland] Ams có thể dừng tuyển sinh cấp 2

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Có lẽ cụ đang nhầm, hay em nhầm về cách chấm giải.
Theo em biết thì cứ đạt điểm nào đấy (Ví dụ 18-20/20) sẽ đạt giải nào đó. Nên ko ai ẵm của ai. Các bạn khác đạt đc ngưỡng đó thì vẫn đạt giải đó.
Còn 200 bạn ams thì có thể đạt nhiều giải cao hơn hơn mà thôi. Các bạn trường khác vẫnđạt giảiđso.
Giải thưởng ko phải là xếp từ cao đến thấp, mà đạt bao nhiêu điểm sẽ đạt giải đó
Không phải cụ ạ, theo quy chế thi học sinh giỏi thì Giải nhất phải nằm trong top 3.5% (5% tổng số giải*0.7 số giải tối đa)



1710064016975.png


 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Cụ ơi, dân số Sing có 5.4tr người bằng nửa HN, Sing mấy năm gần đây số lượng Hsinh cấp 2 giảm, còn HN năm năng tăng 58K cháu vào lớp 6.
Chưa kể bọn Sing khéo lại cho con đi học ở Anh Mỹ... (260K cháu nhập học lớp 6 mà chỉ có 26K cháu post secondary thôi).
Vì vậy tụi Sing mới có chính sách thu hút nhân tài thông qua các học bổng như Nush, Asean hay A star gì đó cho các nc, VN cũng có tương đối ạ.
Danh sách trường chuyên kia chỉ là ví dụ để chứng minh rằng bọn Tây nó cũng có gifted school từ cấp 2 ko chỉ cấp 3. Và đó ko phải là trường duy nhất mới mỗi nc.
Việc bảo 200 cháu kia thi HSG phải có giải nghe rất buồn cười, vì cụ làm sao biết đc các cháu dù talent thì có muốn thi ko, thi có may mắn giữ phong độ ko?... Với thi tuyển đầu vào gắt gao và khó thì đồng nghĩa với việc các cháu đã đạt đc trình độ đủ để tham gia chương trình.
Trong 200 em đó, chỉ cần có 2-3 em thực sự tài năng cũng đã là tốt lắm rồi. Giải HSG cấp TP cũng ko có gì to tát cả (dù con em toàn trượt ngay từ vòng chọn dtuyen).
Đầu tư cho giáo dục ko bao giờ là lãng phí.
Em chỉ mong Bộ GD thực sự nghiêm túc với chương trình chuyên, ko chỉ cho mấy đồng tiền còm, hay luyện gà đi thi lấy giải mà nên có chiến lược phát triển để cho các em đc cọ sát với các chương trình tiên tiến thế giới và đào tạo đc những ng có khả năng vượt trội về KH, KT hay lãnh đạo... tạo ra một lớp ng có tầm nhìn và lòng say mê khoa học.
Nếu em là tỷ phú, chắc em sẽ donate để các cháu có thể đi exchange ở các trường gifted school của các nc tiên tiến trên thế giới.
Các cụ cũng đừng sợ các bạn ý sẽ làm cho tư bản, vì trc hết họ cũng là ng VN, có tinh thần dân tộc, và sẽ có thể hỗ trợ VN trong tương lai.
Các cháu có năng lực giống như các hạt giống tốt, cần đc trồng vào mảnh đất tốt, chăm bẵm tưới tắm ngay từ đầu để trưởng thành và phát triển.
Chúc mừng bác.
Chỗ bác chắc chắn là người dân được hưởng theo nhu cầu rồi, mặc dù tôi không rõ chỗ bác làm theo cái gì.

Chỗ tôi ấy à, Bộ GD thực sự nghiêm túc với chương trình chuyên nói riêng và chương trình không chuyên nói chung.
Bộ GD nhà tui có tầm nhìn vượt trội cao, tạo ra một lớp ng có tầm nhìn và lòng say mê khoa học.
Bác nhá.
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Đây là bài nói về trường chuyên, lớp chọn ở nước ngoài.
Nước ngoài họ phân luồng học sinh từ sớm, Mỹ có trường chuyên từ lớp 1, ở Singapore từ lớp 4, các trường là trường công và đều miễn phí.
Thế mà ở VN chỉ sợ bất bình đẳng xã hội, sợ không tốt cho các em?
Các cụ nào không thích trường chuyên thì không cho con các cụ đi học là được, việc gì phải lo họ các nhà khác.


Trường chuyên các nước tuyển học sinh thế nào
Mỹ, Australia hay Singapore đều có các trường, lớp dành riêng cho học sinh tài năng từ cấp 1 hoặc cấp 2, tuyển chọn bằng bài kiểm tra như Toán, Đọc hiểu...

Chương trình cho học sinh năng khiếu hiện có ở nhiều nước với các hình thức và tên gọi khác nhau.

Tại Mỹ, 6 tiểu bang mạnh về chương trình giáo dục tài năng (Gifted Program), trong đó có Georgia. Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, giáo viên tiểu học ở học khu Gwinett, bang Georgia, cho biết mô hình này ở Mỹ gồm hai kiểu: Trường dành cho các học sinh chuyên theo lĩnh vực như: Nghệ thuật, STEM... hoặc các lớp chuyên trong một trường. Tùy mỗi tiểu bang, số lượng, quy mô trường chuyên, lớp chuyên và cách lựa chọn học sinh sẽ khác nhau. Lớp học do chị Hồng chủ nhiệm thuộc dạng thứ hai.

"Việc lựa chọn học sinh cho các chương trình đặc biệt giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Phụ huynh Mỹ không phải trả phí để con theo học các chương trình này", chị Hồng nói.

Chị Hồng trong một giờ dạy lớp 3 ở trường Tiểu học Bethesda, học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Chị Hồng trong một giờ dạy lớp 3 ở trường Tiểu học Bethesda, học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở học khu Gwinett, mỗi trường sẽ có một giáo viên chuyên dạy chương trình năng khiếu, gọi là "gifted coodinator". Do đó, học sinh ngoài sự chỉ dạy của chị Hồng, còn được người điều phối này hướng dẫn. Cả hai giáo viên đều phải trải qua một khóa đào tạo 1-1,5 năm để có chứng nhận dạy học sinh tài năng, năng khiếu.

"Muốn vào lớp chuyên hoặc trường chuyên, học sinh phải trải qua bài kiểm tra và xét tuyển đầu vào. Bài kiểm tra dành cho mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 5, lớp 8, sẽ khác nhau với từng loại năng khiếu", chị Hồng chia sẻ.

Một số bài kiểm tra đầu vào gồm CogAT (Cognitive Abilities Test) và Iowa Assessments hay ITBS (Iowa Test of Basic Skills). Trong đó, CogAT được thiết kế để đo lường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh. Còn bài thi Iowa chủ yếu kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, các khái niệm toán học, giải toán đố, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Một số bài thi khác là NNAT3, MAP, PSAT, SAT hoặc ACT...


Ở trường chị Hồng có một hội đồng riêng để đánh giá, kiểm tra và xét học sinh lớp 2, lớp 5 vào chương trình tài năng. Hội đồng này còn thu thập thông tin qua giáo viên đứng lớp, xem xét 4 tiêu chí như khả năng trí tuệ, thành tích, sự sáng tạo và động lực.

Thông thường, học sinh chỉ cần thỏa mãn 2-3 điểm trong mỗi tiêu chí. Khi đã vượt qua, dù có chuyển sang trường khác, học sinh vẫn được theo học chương trình năng khiếu.

Theo chị Hồng, mặt tích cực của chương trình là học chuyên sâu, tập trung vào sở thích hoặc tài năng cụ thể và tạo ra môi trường học tập đa dạng. Tuy nhiên, mặt trái là khả năng tiếp cận hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ phân phối nguồn lực không đồng đều và lo ngại về sự phân hóa.

Singapore cũng có chương trình dành cho học sinh tài năng (GEP). Trên website, Bộ Giáo dục nước này cho biết chương trình bắt đầu từ lớp 4, tuyển chọn học sinh từ lớp 3, với hai vòng. Mục tiêu của GEP là phát triển chiều sâu trí tuệ và tư duy cho học sinh ở cấp độ cao hơn, nuôi dưỡng sự sáng tạo cũng như nâng cao khát vọng về sự xuất sắc và hoàn thiện cá nhân, phát triển các giá trị đạo đức và phẩm chất lãnh đạo...

GEP cũng gồm các nội dung như chương trình chính thống nhưng được mở rộng về chiều rộng và chiều sâu. Ngay từ lớp 4, học sinh được dạy các kỹ năng nghiên cứu cốt lõi. Lớp 5, các em được hướng dẫn cách thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày nghiên cứu. Mỗi học sinh có thể tham gia các dự án theo sở thích và chia sẻ kết quả trên nhiều nền tảng.

Từng học tập ở Singapore, bà Phoebe Trần, Giám đốc Crimson Education, tổ chức cố vấn và tư vấn du học, cho biết học sinh lớp 3 sẽ tham dự vòng thi sàng lọc đầu tiên với hai môn Toán và Đọc. Khoảng 10% em xuất sắc tiếp tục làm bài kiểm tra gồm General Ability I và General Ability II (tư duy logic) và chỉ 1% được chọn vào chương trình GEP. Có 9 trường đào tạo chương trình này như Anglo-Chinese, Catholic High School, Henry Park Primary...

Sau đó, những học sinh đạt điểm cao trong bài thi tốt nghiệp cấp 1 (PSLE) sẽ được chọn để học chương trình tài năng ở cấp 2.

Mặc dù các hoạt động luyện thi không được Bộ Giáo dục khuyến khích, bà Phoebe nói việc này ở Singapore là bình thường. Các trung tâm ôn luyện cho học sinh từ bài thi của lớp 3 đến bài thi PSLE.

"Việc vào được chương trình tài năng đối với nhiều gia đình Singapore là để học sinh không bị mất cơ hội cạnh tranh từ sớm", bà nhận định.

Học sinh trường chọn Perth Morden School, Australia. Ảnh: Perth Modern School

Học sinh trường chọn Perth Morden School, Australia. Ảnh: Perth Modern School

Tại Australia, chương trình giáo dục phổ thông kéo dài 13 năm. Ở đây có mô hình trường chọn hoặc lớp chọn dành cho những em có thành tích học tập xuất sắc và có năng lực nổi trội về học tập. Học sinh được giảng dạy bằng những phương pháp và tài liệu chuyên biệt. Các bang như Victoria, New South Wales, Queensland hay Tây Australia có trường, lớp dạng này.

Số lượng tuyển sinh, bài thi đầu vào và yêu cầu có thể khác nhau ở các bang. Ví dụ, học sinh bang New South Wales phải qua một kỳ thi đầu vào với 4 môn: Đọc hiểu, Toán tư duy, Kỹ năng tư duy và Viết. Còn ở bang Victoria, kỳ thi gồm 5 bài là Tư duy ngôn ngữ, Khả năng tính toán, Viết sáng tạo, Đọc hiểu và Toán.

Kênh truyền thông SBS ở Australia nhận định việc tuyển sinh vào các trường chọn, lớp chọn có tính cạnh tranh cao. Nhiều học sinh đã tham gia các lớp dạy kèm để tăng cơ hội trúng tuyển.
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Có lẽ cụ đang nhầm, hay em nhầm về cách chấm giải.
Theo em biết thì cứ đạt điểm nào đấy (Ví dụ 18-20/20) sẽ đạt giải nào đó. Nên ko ai ẵm của ai. Các bạn khác đạt đc ngưỡng đó thì vẫn đạt giải đó.
Còn 200 bạn ams thì có thể đạt nhiều giải cao hơn hơn mà thôi. Các bạn trường khác vẫnđạt giảiđso.
Giải thưởng ko phải là xếp từ cao đến thấp, mà đạt bao nhiêu điểm sẽ đạt giải đó
Cụ hiểu chưa hết quy định trao giải rồi. Cụ Koka2015 đã post lên đó ạ.
E thêm 1 ý nếu ko khống chế quota số hs tham gia thì tuyển quận hầu hết sẽ là hs Am & CG. Các trường trong quận khỏi tham gia luôn.
 

anhembmwhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848930
Ngày cấp bằng
3/3/24
Số km
170
Động cơ
3,326 Mã lực
Tuổi
28
Bọn chuyên nó chả cầm kỳ thi họa thể dục thể thao ác ấy cụ. Mấy ai bắt con vào lò luyện từ lớp 1 để thi Ams đâu.
Con em học Ngôi sao, lớp này thường mấy năm trc tầm 50% lớp vào Ams2 mà chúng nó cái gì cũng giỏi. Bóng đá, bóng rổ, cầu lông, cờ vua .. toàn nhất trường. Nhạc với vẽ thì gần như bạn nào cũng học. Khoa học, Lịch sử, Địa lý cũng giỏi nốt, TA đi thi cũng toàn đc giải. Cô lớp con nhà em bảo các thầy cô trong trường bảo lớp này thể thao kinh quá, sáng sớm đã có đội đi học sớm đá bóng ở sân trường, chiều về cũng thế.
Mấy món Toán, TA, TV thì chúng nó đc học tăng cường còn các môn khác thì học như bthuong. Học bán trú thiếu gì thời gian để học đâu.
Mà thực ra mấy món lịch sử địa lý chúng nó tự đọc sách còn hơn học trên lớp theo ctrinh phổ thông nhiều. Thầy cô cũng hay cho trình bày các project cho các môn này.
Ntn sẽ bị nhiều PH bảo là đánh mất tuổi thơ
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,853
Động cơ
180,661 Mã lực
Chúc mừng bác.
Chỗ bác chắc chắn là người dân được hưởng theo nhu cầu rồi, mặc dù tôi không rõ chỗ bác làm theo cái gì.

Chỗ tôi ấy à, Bộ GD thực sự nghiêm túc với chương trình chuyên nói riêng và chương trình không chuyên nói chung.
Bộ GD nhà tui có tầm nhìn vượt trội cao, tạo ra một lớp ng có tầm nhìn và lòng say mê khoa học.
Bác nhá.
Chỗ cháu là cháu đang dream bác ạ :D
Cháu chả hiểu sao cứ phải xóa chuyên chọn mới là bình đẳng. Khái niệm bình đẳng mà mọi ng hình dung nó là thế nào nhỉ?
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Vâng ko hiểu tuổi thơ nó là cái gì mà mọi ng cứ sợ mất thế :D
Ông nào có con tự lo cho con tuổi thơ của con mình, miễn lo cho con người khác.
Thực tế thì tuổi thơ của con các ông phản đối có khi chỉ là game, Youtube, Tiktok nhưng ghen tị với những cháu học giỏi, sợ các cháu đã giỏi vào trường chuyên lại giỏi hơn nữa.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Chỗ cháu là cháu đang dream bác ạ :D
Cháu chả hiểu sao cứ phải xóa chuyên chọn mới là bình đẳng. Khái niệm bình đẳng mà mọi ng hình dung nó là thế nào nhỉ?
Tôi thì quan ngại là, cái sự Bình đẳng đang bị đánh đồng với Cào bằng.
Không nên như thế.

Cái hình chóp nhọn hoắt, cần phải được áp dụng.
Và, cái đỉnh nhọn ấy, cần được dành cho những học sinh sinh viên tiềm năng nhất.

Chứ không phải phổ cập từ giỏi như chuyên tu đến thông minh như tại chức bây giờ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc trên Vne thấy 100% PH đòi cấm chuyên, không chỉ chuyên cấp 2 mà cả cấp 3, cấm tiệt. 1 số lý do đưa ra:
1. Mất tuổi thơ con, tốn tiền cho chỗ luyện thi. Ủa lạ. Ai thi thì thi, ai không thi thì không thi. Có bắt ai đâu? Mà tuổi thơ con mình có liên quan đến PH khác tiếc thương hộ đâu. Chắc phải chăn trâu, tắm sông, ngày xem youtube với chơi game mới là tuổi thơ?
2. Ngân sách nhà nước từ thuế dân. Không thể dùng tiền thuế ưu tiên đầu tư cho 1 số học sinh như vậy được.
3. Tập trung hết hs giỏi vào 1 chỗ. Mất bình đẳng XH
4. Các nước khác hs có cần học chuyên đâu mà sau này vẫn làm cty 5, 7 ngàn đô.
....

Công nhận là số PH cay cú vì con họ không đậu chuyên cũng nhiều thật
Quyền lợi phải đi kèm nghĩa vụ.
Chuyên được đầu tư công lớn thì phải có nghĩa vụ lại tương ứng.
Học chuyên mà không mang lại giải gì cho quốc gia thì phải nộp tiền theo suất đàu tư.
Học chuyên xong mà không thấy đóng ghóp gì co thể định lượng được cho quốc gia thì khác gì học sinh trường đại trà. Mà đã không đóng ghóp gì hơn thì không cần thiết phải ưu tiên.
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Cụ hiểu chưa hết quy định trao giải rồi. Cụ Koka2015 đã post lên đó ạ.
E thêm 1 ý nếu ko khống chế quota số hs tham gia thì tuyển quận hầu hết sẽ là hs Am & CG. Các trường trong quận khỏi tham gia luôn.
Kết quả thi HSG cấp 2 vừa rồi, môn toán có 10 giải nhất thì Ams chiếm 8 giải nhất, 2 giải nhất còn lại thuộc về Nguyễn Trường Tộ - Đống Đa & Giảng Võ - Ba Đình. Kết quả này cho thấy Ams 2 thực sự vượt trội.
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,856
Động cơ
163,175 Mã lực
Quyền lợi phải đi kèm nghĩa vụ.
Chuyên được đầu tư công lớn thì phải có nghĩa vụ lại tương ứng.
Học chuyên mà không mang lại giải gì cho quốc gia thì phải nộp tiền theo suất đàu tư.
Học chuyên xong mà không thấy đóng ghóp gì co thể định lượng được cho quốc gia thì khác gì học sinh trường đại trà. Mà đã không đóng ghóp gì hơn thì không cần thiết phải ưu tiên.
Nhà nước miễn phí giáo dục tiểu học, nếu học sinh học kém có phải nộp lại chi phí ko cụ???

Việc bồi dưỡng, phát triển nhân tài là trách nhiệm của nhà nước được quy định tại điều 61 Hiến Pháp.

Còn thành tích là khuyến khích cụ nhé, đóng góp của hs giỏi ko phải chỉ là các giải (hiện nay đang rất tốt) mà còn là đóng góp lâu dài sau này.

 

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
796
Động cơ
292,738 Mã lực
Cụ hiểu chưa hết quy định trao giải rồi. Cụ Koka2015 đã post lên đó ạ.
E thêm 1 ý nếu ko khống chế quota số hs tham gia thì tuyển quận hầu hết sẽ là hs Am & CG. Các trường trong quận khỏi tham gia luôn.
Không chỉ 2 trường trên đâu cụ, quận CG có UMS và có tuyển Archimedes nữa cụ. Cái lớp C1 của Arch tỷ lệ đỗ chuyên c3 nó là vô đối đấy cụ. Mà năm nay các cháu không hăm thi HSG nữa vì không còn được ưu đãi nhiều, dành sức thi tháng 6 này thôi ạ.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,777
Động cơ
223,153 Mã lực
Không biết ngoài HN thế nào. Chứ chuyên cấp 2 trong SG thì đừng nói là được NN đầu tư hơn, mà còn kém xa so với các trường cấp 2 thường khác của NN. Bàn ghế hoen rỉ, xập xệ, cái gì cũng xin tiền PH, từ sơn cho đến làm sân bóng nhân tạo. Gv thì cũng tùy. Chắc được 30% là thực sự ok.
Chắc chỉ có là hp rẻ, mà trường công nào hp chả như nhau. Với có môi trường hạn chế bạn hư và trình độ đồng đều nhau. Đấy là cái mà PH và hs mong muốn. Như con em, nó quyết tâm thi vì muốn học cả lớp toàn bạn giỏi, ko đánh nhau, chửi tục...
Với 1 phần PH trong SG hơi ko thích trường tư. Ngược với HN
Gioongs chỗ tôi, cơ sở vật chất chuyên c2 vốn là trường Năng khiếu ngày xưa, được đầu tư sớm nên giờ thảm hại nhất trong các trường c2.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sau khi tìm hiểu về các case đào tạo chuyên mà các cụ dẫn chứng. Thì em thấy mục đích đào tạo chuyên các trường này hơi khác kiểu chuyên đại trà như ở VN.

VD: trường NUSH mà các cụ đang nói, một năm chỉ tuyển có 170 học sinh lớp 6 thôi, trong đó một số lượng tương đối là học bổng cấp cho học sinh không phải người Singapore



Còn như trường chuyên Ams, một năm họ tuyển những 200 em học sinh.
View attachment 8406342

Với số lượng như này không thế nói 200 bạn đều là tài năng cần được bồi dưỡng cả. Vì ở HN ngoài chuyên Ams2, còn rất nhiều trương tư khác cũng có nhiều học sinh giỏi lắm. Ví dụ mình dẫn chứng kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 thành phố HN năm 2024. Ở đây họ tính cả kết quả thi của Ams2 vào quận Cầu Giấy, do đó không thể biết chính xác là Ams2 được bao nhiêu giải. Tuy nhiên khi nhìn con số của các quận ngay bên dưới, và ai cũng biết chất lượng giáo dục của quận Cầu Giấy hiện này đang đứng đầu HN, thì con số giải chắc cũng phải hơn ông đứng thứ 2 là Đống Đa. Do vậy mình nhận định là số giải của Cầu Giấy (không tính Ams2) rơi vào khoảng 150 giải, suy ra khoảng 122 giải là của Ams2. Trên tổng số 2600 giải toàn thành phố, thì số giải của Ams2 chiếm 5%. Và nếu so với 200 học sinh/khoá, thì con số 122 giải chiếm khoảng 60% học sinh lớp 9 của trường. Nhẽ ra được coi là tài năng cần được nhà nước chi tiền bồi dưỡng, thì 200 bạn ấy đều phải đoạt giải hết mới đúng.

View attachment 8406343
View attachment 8406344
Mình dẫn chứng như vậy để cho thấy, nếu vẫn muốn học tập mô hình của NUSH, thì Ams2 vẫn nên đưa về mô hình trường chất lượng cao, tăng học phí lên như trường tư thục, và nhà nước sẽ cấp học bổng cho khoảng 10% thực sự là tài năng trong số 200 học sinh/khoá.
Nên có giải phâp công bằng như cụ đề cập. Nếu học sinh trường chuyên không giỏi hơn học sinh trường thường thì phải nộp học phí theo suất đầu tư thực tế.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,777
Động cơ
223,153 Mã lực
Vâng ko hiểu tuổi thơ nó là cái gì mà mọi ng cứ sợ mất thế :D
Tuổi thơ quan trọng nhất là yêu trường lớp, thày cô bạn bè, thấy vui và thích đến trường -Mỗi ngày đến trường là một ngày vui- vì thời gian chính của trẻ từ 3-5 tuổi đến 17 tuổi là ở trường (trừ thời gian ngủ đi) nên sẽ ko bao giờ có đứa trẻ học kém mà có tuổi thơ trọn vẹn vì mỗi ngày chúng có ít nhất 10 tiếng (chưa kể học ở nhà) sống trong căng thẳnglo lắng ...
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà nước miễn phí giáo dục tiểu học, nếu học sinh học kém có phải nộp lại chi phí ko cụ???

Việc bồi dưỡng, phát triển nhân tài là trách nhiệm của nhà nước được quy định tại điều 61 Hiến Pháp.

Còn thành tích là khuyến khích cụ nhé, đóng góp của hs giỏi ko phải chỉ là các giải (hiện nay đang rất tốt) mà còn là đóng góp lâu dài sau này.

Trường nào thì cũng có trách nhiệm bồi dưỡng nhân tài. Vài trăm cháu trường chuyên không thể mặc.định coi là nhân tài. Đấy là chưa nói đề thi trường chuyên không nằm trong chương trình phổ thông. Nếu không có ôn luyện thi chuyên thì nhân tài thật cũng phải bó tay, nói thế cho nhanh. Nên học sinh đỗ chuyên chủ yếu là sự cạnh tranh của các bạn được gia đình đầu tư lớn, ôn luyện trong thời gian dài, không phải cứ giỏi là auto đỗ. Nên nhân tài như vậy cũng không phải là đại diện cho số đông. Cụ nào nói F1 chỉ học ở trường, không ôn luyện thi chuyên mà cháu nó giỏi nên đỗ chuyên thì đều là bốc phét. Ôn luyện để thi chuyên, mới đỗ được chuyên là lý do chính nên xóa bỏ hệ này vì nó không đúng mục tiêu và đối tượng và mất công bằng.
Nhà nước cử cán bộ đi học nước ngoài thì cán bộ cũng phải cam kết quay lại phục vụ nhà nước trong một số năm. Làm gì có chuyện đầu tư công đặc biệt lại không có chế tài về mặt nghĩa vụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhembmwhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848930
Ngày cấp bằng
3/3/24
Số km
170
Động cơ
3,326 Mã lực
Tuổi
28
Quyền lợi phải đi kèm nghĩa vụ.
Chuyên được đầu tư công lớn thì phải có nghĩa vụ lại tương ứng.
Học chuyên mà không mang lại giải gì cho quốc gia thì phải nộp tiền theo suất đàu tư.
Học chuyên xong mà không thấy đóng ghóp gì co thể định lượng được cho quốc gia thì khác gì học sinh trường đại trà. Mà đã không đóng ghóp gì hơn thì không cần thiết phải ưu tiên.
Cụ tính toán quá. Thứ nhất nước nào cũng coa chiến lược mũi nhọn về nhân lực. Thứ 2 nên xem đây là phần thưởng cho các bé học giỏi. Vì dù có nói hươu nói vượn, mà ko giỏi thì đừng mơ vào chuyên.
Còn cụ nhầm giữa bình đẳng và cào bằng. Em đóng thuế tncn 1 năm gần nửa tỏi. Nhiều người ko đóng xu nào. Em và họ cùng hưởng dịch vụ công như nhau. Em chả đc ưu tiên. Em thấy ok. Vậy tại sao các học sinh giỏi có quyền học chuyên và được đầu tư hơn cụ lại đòi nghĩa vụ này nọ. Em đóng tncn có đòi NN nghĩa vụ gì với em đâu?
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,853
Động cơ
180,661 Mã lực
Quyền lợi phải đi kèm nghĩa vụ.
Chuyên được đầu tư công lớn thì phải có nghĩa vụ lại tương ứng.
Học chuyên mà không mang lại giải gì cho quốc gia thì phải nộp tiền theo suất đàu tư.
Học chuyên xong mà không thấy đóng ghóp gì co thể định lượng được cho quốc gia thì khác gì học sinh trường đại trà. Mà đã không đóng ghóp gì hơn thì không cần thiết phải ưu tiên.
Vì lợi ích 100 năm trồng ng cụ nhé.
Gớm đi đầu tư cho con ng mà chắc lép như cụ thì có mà...
Cụ thử nêu ra xem ngân sách cho chuyên chiếm bao nhiêu % ngân sách giáo dục? Để xem có đáng cần lên án ko?
Bọn Sing nó cho đống học bổng cho học sinh VN sang học đó, ko biết dân Sing có kêu lãng phí ko mà em thấy số lượng học bổng cấp càng ngày càng tăng.
Nếu nói tới công bằng thì ng đóng thuế nhiều chắc khi sử dụng dịch vụ công cũng nên đc vào line VIP để phục vụ nhỉ.
Công bằng đc thế thì em mong quá, chứ như giờ em cứ ấm ức vì đóng thuế rõ lắm mà chả đc ưu tiên gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top