- Biển số
- OF-554751
- Ngày cấp bằng
- 21/2/18
- Số km
- 1,883
- Động cơ
- 676,903 Mã lực
Đây là bài nói về trường chuyên, lớp chọn ở nước ngoài.
Nước ngoài họ phân luồng học sinh từ sớm, Mỹ có trường chuyên từ lớp 1, ở Singapore từ lớp 4, các trường là trường công và đều miễn phí.
Thế mà ở VN chỉ sợ bất bình đẳng xã hội, sợ không tốt cho các em?
Các cụ nào không thích trường chuyên thì không cho con các cụ đi học là được, việc gì phải lo họ các nhà khác.
vnexpress.net
Trường chuyên các nước tuyển học sinh thế nào
Mỹ, Australia hay Singapore đều có các trường, lớp dành riêng cho học sinh tài năng từ cấp 1 hoặc cấp 2, tuyển chọn bằng bài kiểm tra như Toán, Đọc hiểu...
Chương trình cho học sinh năng khiếu hiện có ở nhiều nước với các hình thức và tên gọi khác nhau.
Tại Mỹ, 6 tiểu bang mạnh về chương trình giáo dục tài năng (Gifted Program), trong đó có Georgia. Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, giáo viên tiểu học ở học khu Gwinett, bang Georgia, cho biết mô hình này ở Mỹ gồm hai kiểu: Trường dành cho các học sinh chuyên theo lĩnh vực như: Nghệ thuật, STEM... hoặc các lớp chuyên trong một trường. Tùy mỗi tiểu bang, số lượng, quy mô trường chuyên, lớp chuyên và cách lựa chọn học sinh sẽ khác nhau. Lớp học do chị Hồng chủ nhiệm thuộc dạng thứ hai.
"Việc lựa chọn học sinh cho các chương trình đặc biệt giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Phụ huynh Mỹ không phải trả phí để con theo học các chương trình này", chị Hồng nói.
Chị Hồng trong một giờ dạy lớp 3 ở trường Tiểu học Bethesda, học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở học khu Gwinett, mỗi trường sẽ có một giáo viên chuyên dạy chương trình năng khiếu, gọi là "gifted coodinator". Do đó, học sinh ngoài sự chỉ dạy của chị Hồng, còn được người điều phối này hướng dẫn. Cả hai giáo viên đều phải trải qua một khóa đào tạo 1-1,5 năm để có chứng nhận dạy học sinh tài năng, năng khiếu.
"Muốn vào lớp chuyên hoặc trường chuyên, học sinh phải trải qua bài kiểm tra và xét tuyển đầu vào. Bài kiểm tra dành cho mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 5, lớp 8, sẽ khác nhau với từng loại năng khiếu", chị Hồng chia sẻ.
Một số bài kiểm tra đầu vào gồm CogAT (Cognitive Abilities Test) và Iowa Assessments hay ITBS (Iowa Test of Basic Skills). Trong đó, CogAT được thiết kế để đo lường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh. Còn bài thi Iowa chủ yếu kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, các khái niệm toán học, giải toán đố, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Một số bài thi khác là NNAT3, MAP, PSAT, SAT hoặc ACT...
Ở trường chị Hồng có một hội đồng riêng để đánh giá, kiểm tra và xét học sinh lớp 2, lớp 5 vào chương trình tài năng. Hội đồng này còn thu thập thông tin qua giáo viên đứng lớp, xem xét 4 tiêu chí như khả năng trí tuệ, thành tích, sự sáng tạo và động lực.
Thông thường, học sinh chỉ cần thỏa mãn 2-3 điểm trong mỗi tiêu chí. Khi đã vượt qua, dù có chuyển sang trường khác, học sinh vẫn được theo học chương trình năng khiếu.
Theo chị Hồng, mặt tích cực của chương trình là học chuyên sâu, tập trung vào sở thích hoặc tài năng cụ thể và tạo ra môi trường học tập đa dạng. Tuy nhiên, mặt trái là khả năng tiếp cận hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ phân phối nguồn lực không đồng đều và lo ngại về sự phân hóa.
Singapore cũng có chương trình dành cho học sinh tài năng (GEP). Trên website, Bộ Giáo dục nước này cho biết chương trình bắt đầu từ lớp 4, tuyển chọn học sinh từ lớp 3, với hai vòng. Mục tiêu của GEP là phát triển chiều sâu trí tuệ và tư duy cho học sinh ở cấp độ cao hơn, nuôi dưỡng sự sáng tạo cũng như nâng cao khát vọng về sự xuất sắc và hoàn thiện cá nhân, phát triển các giá trị đạo đức và phẩm chất lãnh đạo...
GEP cũng gồm các nội dung như chương trình chính thống nhưng được mở rộng về chiều rộng và chiều sâu. Ngay từ lớp 4, học sinh được dạy các kỹ năng nghiên cứu cốt lõi. Lớp 5, các em được hướng dẫn cách thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày nghiên cứu. Mỗi học sinh có thể tham gia các dự án theo sở thích và chia sẻ kết quả trên nhiều nền tảng.
Từng học tập ở Singapore, bà Phoebe Trần, Giám đốc Crimson Education, tổ chức cố vấn và tư vấn du học, cho biết học sinh lớp 3 sẽ tham dự vòng thi sàng lọc đầu tiên với hai môn Toán và Đọc. Khoảng 10% em xuất sắc tiếp tục làm bài kiểm tra gồm General Ability I và General Ability II (tư duy logic) và chỉ 1% được chọn vào chương trình GEP. Có 9 trường đào tạo chương trình này như Anglo-Chinese, Catholic High School, Henry Park Primary...
Sau đó, những học sinh đạt điểm cao trong bài thi tốt nghiệp cấp 1 (PSLE) sẽ được chọn để học chương trình tài năng ở cấp 2.
Mặc dù các hoạt động luyện thi không được Bộ Giáo dục khuyến khích, bà Phoebe nói việc này ở Singapore là bình thường. Các trung tâm ôn luyện cho học sinh từ bài thi của lớp 3 đến bài thi PSLE.
"Việc vào được chương trình tài năng đối với nhiều gia đình Singapore là để học sinh không bị mất cơ hội cạnh tranh từ sớm", bà nhận định.
Học sinh trường chọn Perth Morden School, Australia. Ảnh: Perth Modern School
Tại Australia, chương trình giáo dục phổ thông kéo dài 13 năm. Ở đây có mô hình trường chọn hoặc lớp chọn dành cho những em có thành tích học tập xuất sắc và có năng lực nổi trội về học tập. Học sinh được giảng dạy bằng những phương pháp và tài liệu chuyên biệt. Các bang như Victoria, New South Wales, Queensland hay Tây Australia có trường, lớp dạng này.
Số lượng tuyển sinh, bài thi đầu vào và yêu cầu có thể khác nhau ở các bang. Ví dụ, học sinh bang New South Wales phải qua một kỳ thi đầu vào với 4 môn: Đọc hiểu, Toán tư duy, Kỹ năng tư duy và Viết. Còn ở bang Victoria, kỳ thi gồm 5 bài là Tư duy ngôn ngữ, Khả năng tính toán, Viết sáng tạo, Đọc hiểu và Toán.
Kênh truyền thông SBS ở Australia nhận định việc tuyển sinh vào các trường chọn, lớp chọn có tính cạnh tranh cao. Nhiều học sinh đã tham gia các lớp dạy kèm để tăng cơ hội trúng tuyển.
Nước ngoài họ phân luồng học sinh từ sớm, Mỹ có trường chuyên từ lớp 1, ở Singapore từ lớp 4, các trường là trường công và đều miễn phí.
Thế mà ở VN chỉ sợ bất bình đẳng xã hội, sợ không tốt cho các em?
Các cụ nào không thích trường chuyên thì không cho con các cụ đi học là được, việc gì phải lo họ các nhà khác.

Trường chuyên các nước tuyển học sinh thế nào
Mỹ, Australia hay Singapore đều có các trường, lớp dành riêng cho học sinh tài năng từ cấp 1 hoặc cấp 2, tuyển chọn bằng bài kiểm tra Toán, Đọc hiểu.

Trường chuyên các nước tuyển học sinh thế nào
Mỹ, Australia hay Singapore đều có các trường, lớp dành riêng cho học sinh tài năng từ cấp 1 hoặc cấp 2, tuyển chọn bằng bài kiểm tra như Toán, Đọc hiểu...
Chương trình cho học sinh năng khiếu hiện có ở nhiều nước với các hình thức và tên gọi khác nhau.
Tại Mỹ, 6 tiểu bang mạnh về chương trình giáo dục tài năng (Gifted Program), trong đó có Georgia. Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, giáo viên tiểu học ở học khu Gwinett, bang Georgia, cho biết mô hình này ở Mỹ gồm hai kiểu: Trường dành cho các học sinh chuyên theo lĩnh vực như: Nghệ thuật, STEM... hoặc các lớp chuyên trong một trường. Tùy mỗi tiểu bang, số lượng, quy mô trường chuyên, lớp chuyên và cách lựa chọn học sinh sẽ khác nhau. Lớp học do chị Hồng chủ nhiệm thuộc dạng thứ hai.
"Việc lựa chọn học sinh cho các chương trình đặc biệt giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Phụ huynh Mỹ không phải trả phí để con theo học các chương trình này", chị Hồng nói.

Chị Hồng trong một giờ dạy lớp 3 ở trường Tiểu học Bethesda, học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở học khu Gwinett, mỗi trường sẽ có một giáo viên chuyên dạy chương trình năng khiếu, gọi là "gifted coodinator". Do đó, học sinh ngoài sự chỉ dạy của chị Hồng, còn được người điều phối này hướng dẫn. Cả hai giáo viên đều phải trải qua một khóa đào tạo 1-1,5 năm để có chứng nhận dạy học sinh tài năng, năng khiếu.
"Muốn vào lớp chuyên hoặc trường chuyên, học sinh phải trải qua bài kiểm tra và xét tuyển đầu vào. Bài kiểm tra dành cho mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 5, lớp 8, sẽ khác nhau với từng loại năng khiếu", chị Hồng chia sẻ.
Một số bài kiểm tra đầu vào gồm CogAT (Cognitive Abilities Test) và Iowa Assessments hay ITBS (Iowa Test of Basic Skills). Trong đó, CogAT được thiết kế để đo lường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh. Còn bài thi Iowa chủ yếu kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, các khái niệm toán học, giải toán đố, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Một số bài thi khác là NNAT3, MAP, PSAT, SAT hoặc ACT...
Ở trường chị Hồng có một hội đồng riêng để đánh giá, kiểm tra và xét học sinh lớp 2, lớp 5 vào chương trình tài năng. Hội đồng này còn thu thập thông tin qua giáo viên đứng lớp, xem xét 4 tiêu chí như khả năng trí tuệ, thành tích, sự sáng tạo và động lực.
Thông thường, học sinh chỉ cần thỏa mãn 2-3 điểm trong mỗi tiêu chí. Khi đã vượt qua, dù có chuyển sang trường khác, học sinh vẫn được theo học chương trình năng khiếu.
Theo chị Hồng, mặt tích cực của chương trình là học chuyên sâu, tập trung vào sở thích hoặc tài năng cụ thể và tạo ra môi trường học tập đa dạng. Tuy nhiên, mặt trái là khả năng tiếp cận hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ phân phối nguồn lực không đồng đều và lo ngại về sự phân hóa.
Singapore cũng có chương trình dành cho học sinh tài năng (GEP). Trên website, Bộ Giáo dục nước này cho biết chương trình bắt đầu từ lớp 4, tuyển chọn học sinh từ lớp 3, với hai vòng. Mục tiêu của GEP là phát triển chiều sâu trí tuệ và tư duy cho học sinh ở cấp độ cao hơn, nuôi dưỡng sự sáng tạo cũng như nâng cao khát vọng về sự xuất sắc và hoàn thiện cá nhân, phát triển các giá trị đạo đức và phẩm chất lãnh đạo...
GEP cũng gồm các nội dung như chương trình chính thống nhưng được mở rộng về chiều rộng và chiều sâu. Ngay từ lớp 4, học sinh được dạy các kỹ năng nghiên cứu cốt lõi. Lớp 5, các em được hướng dẫn cách thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày nghiên cứu. Mỗi học sinh có thể tham gia các dự án theo sở thích và chia sẻ kết quả trên nhiều nền tảng.
Từng học tập ở Singapore, bà Phoebe Trần, Giám đốc Crimson Education, tổ chức cố vấn và tư vấn du học, cho biết học sinh lớp 3 sẽ tham dự vòng thi sàng lọc đầu tiên với hai môn Toán và Đọc. Khoảng 10% em xuất sắc tiếp tục làm bài kiểm tra gồm General Ability I và General Ability II (tư duy logic) và chỉ 1% được chọn vào chương trình GEP. Có 9 trường đào tạo chương trình này như Anglo-Chinese, Catholic High School, Henry Park Primary...
Sau đó, những học sinh đạt điểm cao trong bài thi tốt nghiệp cấp 1 (PSLE) sẽ được chọn để học chương trình tài năng ở cấp 2.
Mặc dù các hoạt động luyện thi không được Bộ Giáo dục khuyến khích, bà Phoebe nói việc này ở Singapore là bình thường. Các trung tâm ôn luyện cho học sinh từ bài thi của lớp 3 đến bài thi PSLE.
"Việc vào được chương trình tài năng đối với nhiều gia đình Singapore là để học sinh không bị mất cơ hội cạnh tranh từ sớm", bà nhận định.

Học sinh trường chọn Perth Morden School, Australia. Ảnh: Perth Modern School
Tại Australia, chương trình giáo dục phổ thông kéo dài 13 năm. Ở đây có mô hình trường chọn hoặc lớp chọn dành cho những em có thành tích học tập xuất sắc và có năng lực nổi trội về học tập. Học sinh được giảng dạy bằng những phương pháp và tài liệu chuyên biệt. Các bang như Victoria, New South Wales, Queensland hay Tây Australia có trường, lớp dạng này.
Số lượng tuyển sinh, bài thi đầu vào và yêu cầu có thể khác nhau ở các bang. Ví dụ, học sinh bang New South Wales phải qua một kỳ thi đầu vào với 4 môn: Đọc hiểu, Toán tư duy, Kỹ năng tư duy và Viết. Còn ở bang Victoria, kỳ thi gồm 5 bài là Tư duy ngôn ngữ, Khả năng tính toán, Viết sáng tạo, Đọc hiểu và Toán.
Kênh truyền thông SBS ở Australia nhận định việc tuyển sinh vào các trường chọn, lớp chọn có tính cạnh tranh cao. Nhiều học sinh đã tham gia các lớp dạy kèm để tăng cơ hội trúng tuyển.