Nhìn từ mình mà ra, thì thấy rằng, môi trường học tập rất quan trọng. Có giỏi mấy mà học trong môi trường toàn các bạn không để ý học hành, thì mình cũng sẽ chả đâu vào đâu.
Thế nên, có những trường như Ams2, các trường THCS chất lượng cao Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, các lớp chọn như ở các trường tư như Nguyễn Siêu, Ngôi sao, Đoàn Thị Điểm, Newton, Archimedes ... là cần có để các bạn giỏi có môi trường học tập tốt, có sự cạnh tranh cùng tiến.
Cái mình phản đối ở đây là, do đã có rất nhiều trường tư đảm nhận được vai trò tạo môi trường học tập cho các bạn xuất sắc rồi, thì nhà nước không cần bỏ quá nhiều ngân sách để xây dựng các hệ thống chuyên công lập nữa. Thay vào đó, có thể có chính sách học bổng cho các tài năng thực sự xuất sắc để những bạn không có điều kiện vẫn học được. Thực tế là các bạn xuất sắc học ở các trường tư cũng đều được rất nhiều học bổng. Vì nó là bộ mặt của trường giúp thu hút tuyển sinh.
Cái gì tư nhân làm được thì nhà nước nên đứng tránh ra.
Nhận định của cụ hơi phiến diện do chỉ nhìn vào Ams2.
Chiến lược giáo dục là một trong những chiến lược quan trọng nhất của đất nc thì không bao giờ để phụ thuộc vào khối tư nhân. Việc mỗi trường như Nsao hay Archimedes cho mỗi năm 2-3 học bổng hoàn toàn mang tính cho vui là chính.
Thực tế số lượng trường tư vừa ít vừa tập trung ở khu vực đông dân cư có thu nhập cao, phân bổ ko đều. Vì vậy không thể thay thế cho việc đầu tư cho khối chuyên chọn tại trường công được. Ngoài ra việc đào tạo nhân lực cao tại chỗ nó có thể giúp giữ lại đc một tỉ lệ nhân sự cao nhất định cho địa phương (do ko có tiền hay đk đi về các thành phố lớn).
Việc hoạch định cụ thể phải trả lời các câu hỏi sau;
1. Số lượng nhân tài hay đơn giản hơn là nhân sự chất lượng cao cần đầu tư trọng điểm là bao nhiêu % trong tổng số học sinh? tỉ lệ này có cần đc phân bổ khác nhau theo khu vực ko? :Cái này cá nhân mình thấy con số 20% là đẹp, các thành phố lớn nên có tỉ lệ cao hơn vùng núi tuy nhiên thành phố thường có một số trường tư tốt vì vậy khối tư hoàn toàn có thể đảm nhiệm phần chênh này.
2. Nên bắt đầu từ lúc nào: theo kinh nghiệm cá nhân và các nc thì càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu ko có dk có thể từ lớp 4 or cấp 2.
3. Việc đào tạo này nên được thực hiện ntn, ngân sách bao nhiều? Cái này mới phải nhìn lại đánh giá này. Muốn có nhân sự cao cấp thì phải đi coi các nc ng ta làm ntn, tuy nhiên có một số điểm cần chú trọng. a. Tiếng Anh nên đc chú trọng giảng dạy tương đương môn chuyên, lý do là TA ko giỏi thì ko bao giờ có cơ hội nghiên cứu KH chuyên sâu hay giao lưu gì, mục tiêu của khối này phải tạo ra các nhân lực tầm cỡ toàn cầu. b. Ngoài các môn KHTN nên cũng nên có các môn KHXH như luật kinh tế hay chính trị, chứ ko phải chỉ văn sử địa như hiện nay. c. Nên chú trọng đầu tư các Lab thực hành cho các môn KH như Lý, Hóa, Sinh. d. Có thể cấp học bổng giao lưu khoa học giữa VN và các nc cho các cháu giỏi từ VN qua học các trường chuyên của các nc và ngc lại để các cháu có sự cọ xát giao lưu. e. Có thể mời các giáo sư thỉnh giảng từ các trường ĐH hàng đầu ở VN và TG về tham gia giảng dạy ở một số trường trọng điểm của trọng điểm.
Chúng ta đang chỉ làm đc tí ti là gom bọn giỏi vào 1 chỗ thôi, cho tí tẹo tiền hoặc chỉ cho csvc (trường CLC) còn bắt tự chủ. Nói chung nhìn vào GD thì VN mạnh nhất là phổ cập GD chứ ko mạnh đào tạo mũi nhọn.
Ams 2 chỉ là câu chuyện để bàn về GD chứ nhiều hay ít đi 1 trường thì các trường khác kê nhiều hay ít đi một số chỗ là đc.