[Funland] Ai thờ cúng là chuẩn...

commander

Xe điện
Biển số
OF-56575
Ngày cấp bằng
5/2/10
Số km
2,721
Động cơ
469,454 Mã lực
Nơi ở
đâu còn lâu mới nói :-"
Chào các cụ, mợ.

Em có chuyện này trong gia đình xin hỏi các cụ nào thông thạo việc lễ lạt, thờ cúng cho thông tin giúp.

Ông bà nội em có 3 con trai. Bác cả, bố em và ông chú.
Bác cả có 1 con trai, bố em có 1 con trai là em và chú em có 2 con trai thằng anh là A và em là B.

Cám ơn các cụ mợ
Như quê em ở Hà Tịnh, ông già em là trưởng tộc, sau là 3 O (ngoài Bắc gọi là cô), trước là 1 O (mất khi còn nhỏ, ngoài Bắc gọi bác), có 3 con trong đó trai là anh trai em (cũng có 2 con trai) và em, thì em phải thờ chị gái bố em (đã mất sớm).
 

Cỗ xe song mã

Xe tải
Biển số
OF-199020
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
397
Động cơ
326,769 Mã lực
Trường hợp nhà cụ chủ có nhà thờ riêng của chi thì thuận tiện quá rồi.
Bà cô lại là út nữa, bên dưới không còn em trai. Đưa lên anh trên thì nghịch cành nhưng đưa vào nhà thờ họ lại hợp cách cả về tình và về lý.
Có câu "Vô nam dụng nữ, vô tử dụng tôn" và nhiều lệ khác để ai cũng có thể được thờ cúng cả.
Như bà cô chỉ có con gái, con gái chưa chồng thì có thể thờ mẹ theo chữ "vô nam dụng nữ", rồi sau lập hậu cho mẹ. Nhưng đã lấy chồng thì làm con nhà khác không thờ tự mẹ ở nhà chồng được, coi như "vô tử" thì "dụng tôn", để sau cho các cháu thờ trong nhà thờ chi họ.
Cụ chuẩn ạ!
 

tit_batman

Xe điện
Biển số
OF-453459
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
2,029
Động cơ
218,730 Mã lực
Nơi ở
Miền Đông Nước Anh
Chào các cụ, mợ.

Em có chuyện này trong gia đình xin hỏi các cụ nào thông thạo việc lễ lạt, thờ cúng cho thông tin giúp.

Ông bà nội em có 3 con trai. Bác cả, bố em và ông chú.
Bác cả có 1 con trai, bố em có 1 con trai là em và chú em có 2 con trai thằng anh là A và em là B.

Cô ruột em có 1 đứa con gái hiện đã đi lấy chồng ở xã khác. Cô em có chồng nhưng có thể nói gần như xin đứa con thôi. Không ở nhà chồng bao giờ mà ở quê em nuôi con 1 mình.

Bàn về chuyện thờ cúng sau này. Riêng họ nhà em có 1 nhà thờ. Hiện thờ tổ tiên và ông bà nội cùng bác trai đã mất.

Vấn đề là nói đến chuyện thờ cúng sau này thì theo tục lệ, lễ lạt thì ai sẽ là người đứng ra thờ cúng cô em khi cô em mất. Lễ lạt này nó có quy định ở tài liệu nào ko để em tham khảo.

Có người nói trong trường hợp nhà em thì con thứ sẽ là người thờ cúng cô em. Cụ thể là B, con thứ 2 của chú em. (Nếu nhà bác cả có 2 trai thì anh thứ 2 sẽ là người thờ cô). Không biết vậy có đúng không.

Trường hợp cô em muốn người thờ cúng là anh con bác cả hoặc em để con gái cô theo đóng giỗ sau này thì có phù hợp không?

Không nói đến chuyện tài sản hay thừa kế gì nhé mất quan điểm ạ.

Cám ơn các cụ mợ
Lúc bà cô sống hợp với đứa cháu trai nào thì khi thác đứa đấy thờ cúng.
 

daika

Xe điện
Biển số
OF-20126
Ngày cấp bằng
19/8/08
Số km
2,273
Động cơ
521,318 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ nuôi :-D
Cái này rất hay cụ ạ!
Về luật thờ cúng, và về quan điểm nhân tâm, đều thống nhất ở 1 điểm. Rằng nếu không có người thờ cúng kế tiếp, thì mới đưa vào nhà thờ. Khi còn người thờ cúng mà đã đưa vào nhà thờ ngay thì nhẽ sai luật và quá vô tình!
Nhà thờ họ, phải ít nhất 3 đời trở lên thì mới đưa vào, không ai trách. Giờ thử tưởng tượng phụ mẫu của ta ra đi, có nhà thờ họ đấy, nhẽ nào ta đưa vào nhà thờ ngay mà không để nhà ta ta cúng, rồi đến con ta cúng, rồi sau xa xa mới vào nhà thờ? :D:D:D
Em xin được cụ trauxanh cắt nghĩa và giải thích giúp trường hợp gia đình nhà em làm vậy "chuẩn chỉnh" chưa? Ý em nói là phần tập tục, lễ lạt còn phần gia đình hay tình cảm em thấy gia đình họ em đã làm rất tốt :)

Như đã trao đổi. Họ lớn nhà em có một khu xây dựng nhà thờ họ riêng. Hàng năm đều tập trung giỗ tổ, tế lễ ăn uống.

Gia đình nhà em, cụ thể là mấy anh em bố em có xây dựng một nhà thờ cho chi riêng của nhà mình. Mục đích như đã nói là có chỗ khang trang, rộng rãi, là nơi tụ tập tổ chức việc gia đình và giỗ chạp cho Cụ em, ông bà nội, và hiện tại có một gian đặt bàn thờ bác cả mới mất vài năm. Nhà thờ này xây bên họ lớn đều ủng hộ không ý kiến gì.

Đều thống nhất là: Nhà thờ này là nơi thờ tự chung cho ông bà tổ tiên cùng con cháu trong họ trong họ và hiện tại anh trưởng (con trai bác cả) có trách nhiệm đứng ra tổ chức thực hiện. Sau này truyền cho con trai anh ấy tiếp tục thì tính sau vì còn xa lắm.

Nhà thờ này ngoài đặt ban thờ ngoài tổ tiên, ông bà nội thì sẽ thờ Bác cả và bác gái, Bố mẹ em, Chú thím em và CÔ ÚT em nếu sau này mất cũng sẽ đặt ảnh và thờ tại nhà thờ. Anh trưởng nhận trách nhiệm nhớ ngày giỗ chạp và có thắp hương hoặc làm cơm cúng giỗ cho tất cả những người được thờ trong nhà thờ.

Việc gia đình nhà em dự định đưa việc thờ cúng sau này tại nhà thờ vậy có "chuẩn chỉnh" và hợp lý không?

Như cụ trauxanh trao đổi thì thế hệ bác, bố em đều có người thờ cúng bên dưới đã được xác định và như vậy sau này đưa vào thờ chung tại nhà thờ họ tại sao lại "sai luật và quá vô tình". Bởi vì: Trường hợp em chẳng hạn, Bố mẹ em sau này mất đi em sẽ đứng ra tổ chức giỗ chạp là điều hiển nhiên. Em có thể tổ chức tại nhà em (HN) hoặc về quê tổ chức tại nhà thờ họ. Nếu em không tổ chức ở quê được thì anh trưởng sẽ vẫn thắp hương hoặc làm làm cơm giỗ. Về mặt cá nhân em thấy là tốt và hợp tình lắm vì tất cả đều là việc con cháu tưởng nhớ, giữ gìn truyền thống gia đình.

Trương hợp gia đình em là bền trên nếu mất đi nhà ta vẫn có ban thờ riêng và giỗ chạp bình thường nhưng thêm vào đó là nhà thờ họ cũng vẫn đặt ban thờ. Con cháu, anh em nhớ đến vẫn có thể đến thắp hương hay làm cơm giỗ chạp.
 

Hieubacninh0969

Xe hơi
Biển số
OF-379970
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
113
Động cơ
244,930 Mã lực
Tuổi
34
Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!
Ví như trong nhà đông anh em, ông thứ 2 chết thì ông thứ 3 phải thờ cúng cho ông anh, chứ ông thứ 1 không có nhiệm vụ đó, ông thứ 1 cúng người trên mình (tức là bố mẹ của cả mấy anh em) chứ làm gì còn anh em nào trên ông thứ 1 (ông cả- ông trưởng).
Vậy trường hợp cụ chủ đưa ra, bà cô đó là chị trên trực tiếp của ông nào thì ông đó cúng giỗ (với trường hợp nhà chồng coi như không có như cụ chủ đưa).
Ông em ngay đốt dưới đó chịu trách nhiệm thờ cúng bà chị, sau có truyền giỗ cho ông con trai thì bà này chính là bà cô, có thể lập bát hương bà cô hoặc gộp vào bát hương gia tiên. Còn nếu ông em ngay dưới đó không trực tiếp làm giỗ mà đã phân giỗ cho con trai, thì khi thắp hương cúng lễ bà cô này ông con trai phải khấn "cung thừa phụ mẫu" đầu tiên, rồi mới đến nội dung khấn cúng.
Nếu ông em ngay dưới không có con trai, thì ông đó vẫn cúng giỗ, nhưng khi ông đó chết thì giỗ này phải chuyển cho ông em kế tiếp (vẫn là bà cô).
Luật là dưới cúng trên, cứ thế mà làm. Trừ khi có 1 anh 1 em, mà bà em chết (cô quả) thì ông anh làm giỗ bà em nhưng phải chọn thời gian sớm nhất mà truyền giỗ này cho ông con trai thực hiện (vẫn là bà cô), và khi khấn vái không có xin cái gì cả, em mình sao mình phải xin, quyền huynh thế phụ tức là ông anh không khác gì phụ mẫu.
Cụ chủ nói 3 ông con trai 1 bà con gái, chưa biết bà này ở vị trí nào thì cứ thế mà làm (sát dưới cúng ngay trên). Còn nếu bà cô này là út thì ông trưởng tạm làm, rồi khi có cơ hội là giao ngay cho ông con trai của ông trưởng chấp giỗ.
Cụ nói chuẩn dấy ạ dưới cúng trên
- trường hợp này là cháu trưởng làm giỗ hàng năm
- nếu cô có chỉ định cháu nào khác làm giỗ thì người đó sẽ được làm ( vì cô bảo cháu phải nge)
 

exit82

Xe điện
Biển số
OF-314822
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
2,825
Động cơ
315,730 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Em cãi phát!

Chuyện thờ cúng không dùng luật mà dùng lễ.Bởi thế cũng không hoàn toàn chuyện trên không cúng dưới, chẳng qua là dùng lễ thế nào thôi. Tuy nhiên đấy là trong các trường hợp éo le bất đắc dĩ, hoặc do ý chí của chủ thể con người theo đúng câu: "trần sao âm vậy".

Còn về trường hợp bác thớt nêu, cũng rất hay là tìm trong lễ điển của ta, có chuyện về thừa tự và hương hỏa. Hiện nay bà cô có chồng và có con. Việc hương hỏa của bà theo lễ truyền thống thì thuộc về nhà chồng. Tuy nhiên, ngày xưa cũng đã rất tài tình khi cho phép có tục "lập hậu", tức là bà cô còn tỉnh táo sẽ chọn một người hay tổ chức (chùa ) để ký thác cho người hay chùa đó việc hương nhang cho mình sau này khi đã hai năm mươi. Ý muốn này không liên quan đến việc bà cô có chồng con hay không hoặc nội tình gia đình thế nào, đây thuần túy là ý chí cá nhân và được hương ước cũng như làng xóm chấp nhận bảo hộ.

Nếu bà cô có ý muốn lập hậu, theo tập quán sẽ để lại một phần gia sản cho người được "lập hậu" quản lý để lo về việc hương nhang lâu dài. Còn như nói dại bât thình lình, nếu không lập hậu đương nhiên trách nhiệm thuộc về con gái và chồng người ta. Thời nay con nào chả là con, đều có trách nhiệm phụng dưỡng thừa tự cha già mẹ héo cả. Nếu sau này, đứa gái đứa rể nó không ra gì mà con cháu bên nhà mình lại sợ tủi đến vong linh người quá cố, có thể bàn bạc với nhau làm thủ tục thỉnh cụ về mà hương khói, điều đó xuất phát từ tâm thành cò gì phải câu nệ.
cụ dạy phải và hợp tình, kính cụ 1 ly
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con ở đâu cha mẹ theo đó
Cứ thành tâm là được
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Làm như vậy em cũng không thấy ổn lắm ạ. Ý em là về phần lễ lạt, tổ chức giỗ chạp chứ phần tình cảm thì gia đình nhà em cũng có truyền thống sống tình cảm, quý nhau lắm.
Phần tâm linh, thú thực là tôi ko dám bình lăng nhăng.
Gia đình tôi làm như này:
Mọi gia đình con cái đều có ban thờ riêng trong gia đình nhỏ của mình.
Trên ban thờ đó, có đủ chỗ cho các bên nội ngoại của cả vợ và chồng, cho nó bình đẳng và rõ ràng.

Về phần giỗ, lễ lạt: Trước đây thì có làm tại nhà, lần lượt các con.
Giờ thì vẫn lần lượt, nhưng sau khi thắp hương vái vọng ở nhà xong, ra quán hết.

Các cụ bẩu: Giỗ là dịp để các cụ (lứa phụ huynh tôi), các cháu (chúng tôi) và các chắt (con tôi) gặp nhau chém gió.
Vì những dịp như thế càng ngày càng hiếm.
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
4,014
Động cơ
491,600 Mã lực
Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!
Ví như trong nhà đông anh em, ông thứ 2 chết thì ông thứ 3 phải thờ cúng cho ông anh, chứ ông thứ 1 không có nhiệm vụ đó, ông thứ 1 cúng người trên mình (tức là bố mẹ của cả mấy anh em) chứ làm gì còn anh em nào trên ông thứ 1 (ông cả- ông trưởng).
Vậy trường hợp cụ chủ đưa ra, bà cô đó là chị trên trực tiếp của ông nào thì ông đó cúng giỗ (với trường hợp nhà chồng coi như không có như cụ chủ đưa).
Ông em ngay đốt dưới đó chịu trách nhiệm thờ cúng bà chị, sau có truyền giỗ cho ông con trai thì bà này chính là bà cô, có thể lập bát hương bà cô hoặc gộp vào bát hương gia tiên. Còn nếu ông em ngay dưới đó không trực tiếp làm giỗ mà đã phân giỗ cho con trai, thì khi thắp hương cúng lễ bà cô này ông con trai phải khấn "cung thừa phụ mẫu" đầu tiên, rồi mới đến nội dung khấn cúng.
Nếu ông em ngay dưới không có con trai, thì ông đó vẫn cúng giỗ, nhưng khi ông đó chết thì giỗ này phải chuyển cho ông em kế tiếp (vẫn là bà cô).
Luật là dưới cúng trên, cứ thế mà làm. Trừ khi có 1 anh 1 em, mà bà em chết (cô quả) thì ông anh làm giỗ bà em nhưng phải chọn thời gian sớm nhất mà truyền giỗ này cho ông con trai thực hiện (vẫn là bà cô), và khi khấn vái không có xin cái gì cả, em mình sao mình phải xin, quyền huynh thế phụ tức là ông anh không khác gì phụ mẫu.
Cụ chủ nói 3 ông con trai 1 bà con gái, chưa biết bà này ở vị trí nào thì cứ thế mà làm (sát dưới cúng ngay trên). Còn nếu bà cô này là út thì ông trưởng tạm làm, rồi khi có cơ hội là giao ngay cho ông con trai của ông trưởng chấp giỗ.
Cho em hỏi cụ Trâu 1 tý: Bố em là thứ nhưng nhà em ông trưởng ko vợ con nên khi mất mẹ em đang lo giỗ 4 cụ nhà nội, ông bà nội em, ông bác, bố em và 1 ông út mất từ lâu. Nay em là trưởng thì sau này em phải làm hết mà thực tế bọn em đi nc ngoài và ctac suốt cả 2 vc nên rất lo vụ ko hoàn thành tốt nhiệm vụ. em có thể làm giỗ nhẹ nhàng hay nhờ cậu em trai thắp hương đối với các cụ của em còn giỗ từ đời ông bà em đổ lại dc ko?
 

mrrekl

Xe buýt
Biển số
OF-2149
Ngày cấp bằng
27/10/06
Số km
588
Động cơ
571,937 Mã lực
Thờ phải có quy luật tâm linh, không phải ai hương khói các cụ cũng về, theo như em biết thì trưởng nam thờ được 3 đời, trưởng họ thờ được 5 đời. Nhà toàn con gái thì được thờ cha mẹ, nhưng sau đời con gái phải hoá bát hương cha mẹ vì sau đó làm ma bên chồng rồi. Em nghĩ tất cả những câu cổ nhân nói đều có cơ sở.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em xin được cụ trauxanh cắt nghĩa và giải thích giúp trường hợp gia đình nhà em làm vậy "chuẩn chỉnh" chưa? Ý em nói là phần tập tục, lễ lạt còn phần gia đình hay tình cảm em thấy gia đình họ em đã làm rất tốt :)

Như đã trao đổi. Họ lớn nhà em có một khu xây dựng nhà thờ họ riêng. Hàng năm đều tập trung giỗ tổ, tế lễ ăn uống.

Gia đình nhà em, cụ thể là mấy anh em bố em có xây dựng một nhà thờ cho chi riêng của nhà mình. Mục đích như đã nói là có chỗ khang trang, rộng rãi, là nơi tụ tập tổ chức việc gia đình và giỗ chạp cho Cụ em, ông bà nội, và hiện tại có một gian đặt bàn thờ bác cả mới mất vài năm. Nhà thờ này xây bên họ lớn đều ủng hộ không ý kiến gì.

Đều thống nhất là: Nhà thờ này là nơi thờ tự chung cho ông bà tổ tiên cùng con cháu trong họ trong họ và hiện tại anh trưởng (con trai bác cả) có trách nhiệm đứng ra tổ chức thực hiện. Sau này truyền cho con trai anh ấy tiếp tục thì tính sau vì còn xa lắm.

Nhà thờ này ngoài đặt ban thờ ngoài tổ tiên, ông bà nội thì sẽ thờ Bác cả và bác gái, Bố mẹ em, Chú thím em và CÔ ÚT em nếu sau này mất cũng sẽ đặt ảnh và thờ tại nhà thờ. Anh trưởng nhận trách nhiệm nhớ ngày giỗ chạp và có thắp hương hoặc làm cơm cúng giỗ cho tất cả những người được thờ trong nhà thờ.

Việc gia đình nhà em dự định đưa việc thờ cúng sau này tại nhà thờ vậy có "chuẩn chỉnh" và hợp lý không?

Như cụ trauxanh trao đổi thì thế hệ bác, bố em đều có người thờ cúng bên dưới đã được xác định và như vậy sau này đưa vào thờ chung tại nhà thờ họ tại sao lại "sai luật và quá vô tình". Bởi vì: Trường hợp em chẳng hạn, Bố mẹ em sau này mất đi em sẽ đứng ra tổ chức giỗ chạp là điều hiển nhiên. Em có thể tổ chức tại nhà em (HN) hoặc về quê tổ chức tại nhà thờ họ. Nếu em không tổ chức ở quê được thì anh trưởng sẽ vẫn thắp hương hoặc làm làm cơm giỗ. Về mặt cá nhân em thấy là tốt và hợp tình lắm vì tất cả đều là việc con cháu tưởng nhớ, giữ gìn truyền thống gia đình.

Trương hợp gia đình em là bền trên nếu mất đi nhà ta vẫn có ban thờ riêng và giỗ chạp bình thường nhưng thêm vào đó là nhà thờ họ cũng vẫn đặt ban thờ. Con cháu, anh em nhớ đến vẫn có thể đến thắp hương hay làm cơm giỗ chạp.
Theo em thì thế này:
Cụ đã có nhà riêng, nơi ở riêng thì sau này cụ thờ cúng bố mẹ cụ tại nhà cụ. Còn nhà thờ họ để ông anh con nhà bác trưởng thờ cúng từ hai bác trở lên như bình thường, và những người cô chú khác (nếu các cô chú này không có thừa tự).
Không nên làm giỗ 2 nơi, mà chỉ cần làm cho bố mẹ cụ ở tại nhà của cụ. Chỉ khi điều kiện hoàn cảnh cụ không thể đứng giỗ cho bố mẹ, thì mới chuyển long cốt chân nhang về nhà thờ chi họ để thờ cúng.
 

Tran Quang

Xe tải
Biển số
OF-27254
Ngày cấp bằng
11/1/09
Số km
447
Động cơ
491,816 Mã lực
Nơi ở
22
Chuyên thờ cúng này một phần là tâm linh, một phần là chữ hiếu thôi,
chứ em chưa thấy có nguyên tắc hay lý lẽ nào chung cả, mỗi vùng là mỗi tục lệ khác nhau.
Quê em ở Hà Nam, vốn khả hủ tục với chuyện này, em cũng hỏi thử mấy ông chú có tuổi rồi,
nhưng mọi người đều bảo thế. Ngoài ra, nếu tín một chút thì cụ nên hỏi "thầy":
- Lúc cô sống, cô quý ai nhất thì chết dễ theo về nhà người đó nhất.
- Thậm chí nhiều người cúng cô cũng được. Nhà em ông nội em và một "cô" đều được cả 3 anh em cúng.
Bác cả cúng đúng ngày, bố em thứ 2 cúng sớm một ngày, chú em là út thì cúng sau một ngày.
chia sẻ với cụ vậy thôi
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Cho em hỏi cụ Trâu 1 tý: Bố em là thứ nhưng nhà em ông trưởng ko vợ con nên khi mất mẹ em đang lo giỗ 4 cụ nhà nội, ông bà nội em, ông bác, bố em và 1 ông út mất từ lâu. Nay em là trưởng thì sau này em phải làm hết mà thực tế bọn em đi nc ngoài và ctac suốt cả 2 vc nên rất lo vụ ko hoàn thành tốt nhiệm vụ. em có thể làm giỗ nhẹ nhàng hay nhờ cậu em trai thắp hương đối với các cụ của em còn giỗ từ đời ông bà em đổ lại dc ko?
Như nhà cụ là đã có truyền thống "thế trưởng" rồi đó, tức là việc cúng giỗ nghiêm túc phải đặt trong tay trai thứ.
Cái này được chứ không sao cụ ạ, điều kiện hoàn cảnh của ông trưởng không làm chu đáo được thì giao giỗ cho ông thứ, có báo cáo các cụ đầy đủ.
Thực tế xã hội ngày nay phát triển khác xưa nhiều, ngay như quy định chỉ có 2 con đã là 1 thứ khác lớn. Vậy nên đều phải vận dụng cho linh hoạt, nhưng cứ đúng các bước theo quy ước thủ tục xưa là được. Em cụ đứng giỗ cho ổn định, còn nhà cụ vì điều kiện công việc, có cơ hội là về nhà ông em góp giỗ bố mẹ và các cụ thôi.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,480
Động cơ
921,508 Mã lực
Cái này rất hay cụ ạ!
Về luật thờ cúng, và về quan điểm nhân tâm, đều thống nhất ở 1 điểm. Rằng nếu không có người thờ cúng kế tiếp, thì mới đưa vào nhà thờ. Khi còn người thờ cúng mà đã đưa vào nhà thờ ngay thì nhẽ sai luật và quá vô tình!
Nhà thờ họ, phải ít nhất 3 đời trở lên thì mới đưa vào, không ai trách. Giờ thử tưởng tượng phụ mẫu của ta ra đi, có nhà thờ họ đấy, nhẽ nào ta đưa vào nhà thờ ngay mà không để nhà ta ta cúng, rồi đến con ta cúng, rồi sau xa xa mới vào nhà thờ? :D:D:D
Em cũng hoàn toàn đồng ý quan điểm này!

Xin hỏi cụ có tài liệu, văn bản nào có thể viện dẫn để chứng minh cho nhận định này không cụ ơi?

Chả là ACE bên Gấu nhà em đang có chút bất đồng về chuyện này. Các cụ thân sinh ra Gấu nhà em mới mất được mấy năm, bàn thờ hiện vẫn để ở nhà (nhà của các cụ, chưa chia cho ai, hiện giờ chỉ có 1 chị cả ko chồng con ở đó và lo hương khói luôn). Họ bên đó mới xây xong cái nhà thờ họ. Giờ con trai trưởng (anh trai của Gấu nhà em) thì đòi đưa các cụ ra nhà thờ họ thờ cúng. Mấy chị em gái thì muốn giữ bàn thờ bố mẹ tại nhà như hiện nay. Việc gia đính bên vợ nên em không tham gia gì cả, nhưng Gấu có hỏi riêng ý kiến em, em chưa biết lập luận thế nào. Cụ có nguồn tài liệu nào có thể minh chứng cho quan điểm này thì cho em xin với.

Cảm ơn cụ nhiều!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!
Ví như trong nhà đông anh em, ông thứ 2 chết thì ông thứ 3 phải thờ cúng cho ông anh, chứ ông thứ 1 không có nhiệm vụ đó, ông thứ 1 cúng người trên mình (tức là bố mẹ của cả mấy anh em) chứ làm gì còn anh em nào trên ông thứ 1 (ông cả- ông trưởng).
Vậy trường hợp cụ chủ đưa ra, bà cô đó là chị trên trực tiếp của ông nào thì ông đó cúng giỗ (với trường hợp nhà chồng coi như không có như cụ chủ đưa).
Ông em ngay đốt dưới đó chịu trách nhiệm thờ cúng bà chị, sau có truyền giỗ cho ông con trai thì bà này chính là bà cô, có thể lập bát hương bà cô hoặc gộp vào bát hương gia tiên. Còn nếu ông em ngay dưới đó không trực tiếp làm giỗ mà đã phân giỗ cho con trai, thì khi thắp hương cúng lễ bà cô này ông con trai phải khấn "cung thừa phụ mẫu" đầu tiên, rồi mới đến nội dung khấn cúng.
Nếu ông em ngay dưới không có con trai, thì ông đó vẫn cúng giỗ, nhưng khi ông đó chết thì giỗ này phải chuyển cho ông em kế tiếp (vẫn là bà cô).
Luật là dưới cúng trên, cứ thế mà làm. Trừ khi có 1 anh 1 em, mà bà em chết (cô quả) thì ông anh làm giỗ bà em nhưng phải chọn thời gian sớm nhất mà truyền giỗ này cho ông con trai thực hiện (vẫn là bà cô), và khi khấn vái không có xin cái gì cả, em mình sao mình phải xin, quyền huynh thế phụ tức là ông anh không khác gì phụ mẫu.
Cụ chủ nói 3 ông con trai 1 bà con gái, chưa biết bà này ở vị trí nào thì cứ thế mà làm (sát dưới cúng ngay trên). Còn nếu bà cô này là út thì ông trưởng tạm làm, rồi khi có cơ hội là giao ngay cho ông con trai của ông trưởng chấp giỗ.
Cảm ơn bác thông não. Cũng bon chen mời bác ly riệu.

Quy tắc thì tôi ko dám lạm bàn.
Còn cái vụ "Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!", theo tôi nên sửa.
Theo hướng: Các anh chị hoàn toàn có thể đặt bát hương cho em mình, nếu muốn.
Ví dụ (ví dụ thôi ạ): Bà cô nào đó, vì cứu cháu mình khỏi đuối nước => hy sinh. Bà cô đó không xứng đáng được ông anh tôn thờ và lập ban thờ hay sao??
Hoặc các bà mẹ Việt Nam anh hùng bây giờ, nhiều bà mất toàn bộ chồng và các con trong chiến tranh, không xứng đáng để các anh chị của bà ấy (và cả cộng đồng nữa) lập ban thờ cho Bà hay sao??

Còn gia đình tôi, bà cả có lập ban thờ ông em ruột ngay kế mình, chung với ban thờ các cụ bề trên nói chung, cả 2 bên nội ngoại.
Bà ấy nhắc các con và cháu: Khi khấn tới ông bà, chúng mài cũng phải có đôi lời với ông cậu ruột.
Ông này (tôi gọi bằng bác ruột) hoàn toàn xứng đáng. Và nhà tôi cũng thờ bác, tất nhiên (giờ là Dưới cúng Trên rồi).
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Em cũng hoàn toàn đồng ý quan điểm này!

Xin hỏi cụ có tài liệu, văn bản nào có thể viện dẫn để chứng minh cho nhận định này không cụ ơi?

Chả là ACE bên Gấu nhà em đang có chút bất đồng về chuyện này. Các cụ thân sinh ra Gấu nhà em mới mất được mấy năm, bàn thờ hiện vẫn để ở nhà (nhà của các cụ, chưa chia cho ai, hiện giờ chỉ có 1 chị cả ko chồng con ở đó và lo hương khói luôn). Họ bên đó mới xây xong cái nhà thờ họ. Giờ con trai trưởng (anh trai của Gấu nhà em) thì đòi đưa các cụ ra nhà thờ họ thờ cúng. Mấy chị em gái thì muốn giữ bàn thờ bố mẹ tại nhà như hiện nay. Việc gia đính bên vợ nên em không tham gia gì cả, nhưng Gấu có hỏi riêng ý kiến em, em chưa biết lập luận thế nào. Cụ có nguồn tài liệu nào có thể minh chứng cho quan điểm này thì cho em xin với.

Cảm ơn cụ nhiều!
Việc nhà gấu cụ thì em nghi rằng có tính toán về sở hữu đất đai (Sorry nếu không phải), chứ nếu ông con trai có nhà riêng rồi thì cứ để cụ ông thờ cúng trong nhà, con trưởng báo hiếu cho chu đáo, chứ sao lại phải đưa sang bên kia?
Còn tài liệu thì nhiều, cụ tìm Thọ Mai hay các cuốn về Phong tục thờ cúng mà xem xét ạ. Chứ em đọc sách nào cũng chỉ chú trọng nội dung, nên thường không nhớ tên sách. :D:D:D
 

mrrekl

Xe buýt
Biển số
OF-2149
Ngày cấp bằng
27/10/06
Số km
588
Động cơ
571,937 Mã lực
Cảm ơn bác thông não. Cũng bon chen mời bác ly riệu.

Quy tắc thì tôi ko dám lạm bàn.
Còn cái vụ "Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!", theo tôi nên sửa.
Theo hướng: Các anh chị hoàn toàn có thể đặt bát hương cho em mình, nếu muốn.
Ví dụ (ví dụ thôi ạ): Bà cô nào đó, vì cứu cháu mình khỏi đuối nước => hy sinh. Bà cô đó không xứng đáng được ông anh tôn thờ và lập ban thờ hay sao??
Hoặc các bà mẹ Việt Nam anh hùng bây giờ, nhiều bà mất toàn bộ chồng và các con trong chiến tranh, không xứng đáng để các anh chị của bà ấy (và cả cộng đồng nữa) lập ban thờ cho Bà hay sao??

Còn gia đình tôi, bà cả có lập ban thờ ông em ruột ngay kế mình, chung với ban thờ các cụ bề trên nói chung, cả 2 bên nội ngoại.
Bà ấy nhắc các con và cháu: Khi khấn tới ông bà, chúng mài cũng phải có đôi lời với ông cậu ruột.
Ông này (tôi gọi bằng bác ruột) hoàn toàn xứng đáng. Và nhà tôi cũng thờ bác, tất nhiên (giờ là Dưới cúng Trên rồi).
Luật thờ cúng không phải do người dương đặt ra, đó là luật của cõi âm, và được đúc kết lại từ linh cảm ngàn đời. Tin hay không lại là do mình, do chính người thờ cúng, còn có tâm thờ ai cũng được, nhiều nhà họ vẫn thờ cả bác Hồ.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chào các cụ, mợ.

Em có chuyện này trong gia đình xin hỏi các cụ nào thông thạo việc lễ lạt, thờ cúng cho thông tin giúp.

Ông bà nội em có 3 con trai. Bác cả, bố em và ông chú.
Bác cả có 1 con trai, bố em có 1 con trai là em và chú em có 2 con trai thằng anh là A và em là B.

Cô ruột em có 1 đứa con gái hiện đã đi lấy chồng ở xã khác. Cô em có chồng nhưng có thể nói gần như xin đứa con thôi. Không ở nhà chồng bao giờ mà ở quê em nuôi con 1 mình.

Bàn về chuyện thờ cúng sau này. Riêng họ nhà em có 1 nhà thờ. Hiện thờ tổ tiên và ông bà nội cùng bác trai đã mất.

Vấn đề là nói đến chuyện thờ cúng sau này thì theo tục lệ, lễ lạt thì ai sẽ là người đứng ra thờ cúng cô em khi cô em mất. Lễ lạt này nó có quy định ở tài liệu nào ko để em tham khảo.

Có người nói trong trường hợp nhà em thì con thứ sẽ là người thờ cúng cô em. Cụ thể là B, con thứ 2 của chú em. (Nếu nhà bác cả có 2 trai thì anh thứ 2 sẽ là người thờ cô). Không biết vậy có đúng không.

Trường hợp cô em muốn người thờ cúng là anh con bác cả hoặc em để con gái cô theo đóng giỗ sau này thì có phù hợp không?

Không nói đến chuyện tài sản hay thừa kế gì nhé mất quan điểm ạ.

Cám ơn các cụ mợ
Có ai bắt phải thờ tổ tiên đâu. Cái TÂM
 

hienzm

Xe điện
Biển số
OF-127106
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
2,028
Động cơ
1,474,263 Mã lực
Ba năm đầu thì con trai bà cô cúng, sau làm lễ nhập về chung với gia tiên, con bà cô vẫn cúng và một phần nhập về chung với dòng họ rồi.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,864 Mã lực
Cảm ơn bác thông não. Cũng bon chen mời bác ly riệu.

Quy tắc thì tôi ko dám lạm bàn.
Còn cái vụ "Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!", theo tôi nên sửa.
Theo hướng: Các anh chị hoàn toàn có thể đặt bát hương cho em mình, nếu muốn.
Ví dụ (ví dụ thôi ạ): Bà cô nào đó, vì cứu cháu mình khỏi đuối nước => hy sinh. Bà cô đó không xứng đáng được ông anh tôn thờ và lập ban thờ hay sao??
Hoặc các bà mẹ Việt Nam anh hùng bây giờ, nhiều bà mất toàn bộ chồng và các con trong chiến tranh, không xứng đáng để các anh chị của bà ấy (và cả cộng đồng nữa) lập ban thờ cho Bà hay sao??

Còn gia đình tôi, bà cả có lập ban thờ ông em ruột ngay kế mình, chung với ban thờ các cụ bề trên nói chung, cả 2 bên nội ngoại.
Bà ấy nhắc các con và cháu: Khi khấn tới ông bà, chúng mài cũng phải có đôi lời với ông cậu ruột.
Ông này (tôi gọi bằng bác ruột) hoàn toàn xứng đáng. Và nhà tôi cũng thờ bác, tất nhiên (giờ là Dưới cúng Trên rồi).
Chúng ta ở thời hiện đại, đồng thời đã bị cách quãng (nhảy cóc) nhiều về văn hóa do các biến động lịch sử, giờ tự do hơn trong suy nghĩ và hành động, nên lề thói lại thành thứ yếu.
Tuy nhiên, việc làm đúng các quy tắc xưa mặc dù rườm rà, nhưng mang nhiều ý nghĩa về tôn ty trật tự, và cũng nhằm tránh được một số tranh chấp xung đột gây bất hòa trong đại gia đình.
Thế nên theo được cái gì của các cụ thì nên theo, cái gì bất khả tuân thủ thì cần có sự thống nhất. Mục tiêu là gia đình êm ấm thôi cụ. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top