- Biển số
- OF-349857
- Ngày cấp bằng
- 8/1/15
- Số km
- 5,493
- Động cơ
- 501,862 Mã lực
Cô con gái kia mà rắn và hiểu biết thì cô í sẽ thừa kế và lập bàn thờ cúng mẹ ở nhà mẹ cô ấy.Vấn đề của cụ phải tách bạch thờ cùng và thừa kế
Cô con gái kia mà rắn và hiểu biết thì cô í sẽ thừa kế và lập bàn thờ cúng mẹ ở nhà mẹ cô ấy.Vấn đề của cụ phải tách bạch thờ cùng và thừa kế
Cụ ông và cụ bà em không có con , nuôi ông ngoại em , sau này ông ngoại em hy sinh , cụ nuôi mẹ em và một người nữa . Đến bây giờ nhà em vẫn thờ cúng 2 cụ , hàng năm vẫn lên chăm mộ , làm giỗ có làm sao đâu .Chào các cụ, mợ.
Em có chuyện này trong gia đình xin hỏi các cụ nào thông thạo việc lễ lạt, thờ cúng cho thông tin giúp.
Ông bà nội em có 3 con trai. Bác cả, bố em và ông chú.
Bác cả có 1 con trai, bố em có 1 con trai là em và chú em có 2 con trai thằng anh là A và em là B.
Cô ruột em có 1 đứa con gái hiện đã đi lấy chồng ở xã khác. Cô em có chồng nhưng có thể nói gần như xin đứa con thôi. Không ở nhà chồng bao giờ mà ở quê em nuôi con 1 mình.
Bàn về chuyện thờ cúng sau này. Riêng họ nhà em có 1 nhà thờ. Hiện thờ tổ tiên và ông bà nội cùng bác trai đã mất.
Vấn đề là nói đến chuyện thờ cúng sau này thì theo tục lệ, lễ lạt thì ai sẽ là người đứng ra thờ cúng cô em khi cô em mất. Lễ lạt này nó có quy định ở tài liệu nào ko để em tham khảo.
Có người nói trong trường hợp nhà em thì con thứ sẽ là người thờ cúng cô em. Cụ thể là B, con thứ 2 của chú em. (Nếu nhà bác cả có 2 trai thì anh thứ 2 sẽ là người thờ cô). Không biết vậy có đúng không.
Trường hợp cô em muốn người thờ cúng là anh con bác cả hoặc em để con gái cô theo đóng giỗ sau này thì có phù hợp không?
Không nói đến chuyện tài sản hay thừa kế gì nhé mất quan điểm ạ.
Cám ơn các cụ mợ
Cháu mới nghe chuyện ở vùng miền Trung (Quảng Bình thì phải), nếu nhà nào chỉ đẻ con gái thì người con gái ấy chỉ được thờ cha mẹ ở ngoài vườn, trong 1 cái chòi nhỏ bằng gỗ. 1 năm chỉ cúng có 1 lần. Tội nghiệp lắm, vậy nên vùng đó họ cố đẻ cho bằng được con trai mới thôi đấy ạNgoài ra còn phong tục vùng, miền và quy định của dòng họ nữa cụ ạ.
Luật cụ nêu chỉ áp dụng ở địa phương cụ thôi, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Nhưng ói chung phần lơn scũng giỗ k phân biệt trên dứoi, mà là ông chết sau cúng ông chết trước đơngiản thế thôi và cũng k khác dc vì thằng chết sao cúng dc thằng sống, và chẳng nhẽ chết mà còn thằng sống lại k cúng, nên phong tục cụ nói mang tính địa phương hẹp k phổ quát. Và nói thật nó hơi lạc hậu hủ tục, vì cứ thằng dưới cũng thằng to nhỡ thằng dưới toi thì ai cũng nóGớm...
Em mà ra luật này được thì đã không ngồi chém gió trong OF!
Về cơ bản em tán đồng quan điểm của cụ.Em cãi phát!
Chuyện thờ cúng không dùng luật mà dùng lễ.Bởi thế cũng không hoàn toàn chuyện trên không cúng dưới, chẳng qua là dùng lễ thế nào thôi. Tuy nhiên đấy là trong các trường hợp éo le bất đắc dĩ, hoặc do ý chí của chủ thể con người theo đúng câu: "trần sao âm vậy".
Còn về trường hợp bác thớt nêu, cũng rất hay là tìm trong lễ điển của ta, có chuyện về thừa tự và hương hỏa. Hiện nay bà cô có chồng và có con. Việc hương hỏa của bà theo lễ truyền thống thì thuộc về nhà chồng. Tuy nhiên, ngày xưa cũng đã rất tài tình khi cho phép có tục "lập hậu", tức là bà cô còn tỉnh táo sẽ chọn một người hay tổ chức (chùa ) để ký thác cho người hay chùa đó việc hương nhang cho mình sau này khi đã hai năm mươi. Ý muốn này không liên quan đến việc bà cô có chồng con hay không hoặc nội tình gia đình thế nào, đây thuần túy là ý chí cá nhân và được hương ước cũng như làng xóm chấp nhận bảo hộ.
Nếu bà cô có ý muốn lập hậu, theo tập quán sẽ để lại một phần gia sản cho người được "lập hậu" quản lý để lo về việc hương nhang lâu dài. Còn như nói dại bât thình lình, nếu không lập hậu đương nhiên trách nhiệm thuộc về con gái và chồng người ta. Thời nay con nào chả là con, đều có trách nhiệm phụng dưỡng thừa tự cha già mẹ héo cả. Nếu sau này, đứa gái đứa rể nó không ra gì mà con cháu bên nhà mình lại sợ tủi đến vong linh người quá cố, có thể bàn bạc với nhau làm thủ tục thỉnh cụ về mà hương khói, điều đó xuất phát từ tâm thành cò gì phải câu nệ.