Ấy cụ?
Cụ chủ nói "Nhà thờ họ" là ta chưa biết đó là chỗ nào. Rất nhiều dòng họ ở ta hiện nay thì Nhà thờ họ lại do 1 chi trưởng từ nhiều đời trông quản, vậy nên thành ra rất xa cách với anh chị em trong nhà, chứ không hẳn là Nhà thờ họ đang do ông anh trưởng của bà cô coi sóc. Vậy nên chúng ta chưa biết là Nhà thờ nào thì chưa bàn được.
Thứ nữa, giỗ bậc trên thì mới là Hiếu, giỗ bằng vai là thể hiện Đễ, đều là từ dưới mà ngó lên mới phải phép. Sau nếu đứt giỗ (không có người giỗ nữa) thì mới đưa vào chùa hoặc nhà thờ họ.
Việc đưa vào chùa hoặc nhà thờ họ (họ lớn quản chứ không phải anh em trực tiếp quản) thì được gọi là "Lập hậu" hoặc "Giỗ hậu" là việc người sống sợ sau này không có ai cúng giỗ mình (kể cả có con trai nhưng thấy bất hiếu chẳng hạn), thì tích cóp mà đóng tiền hay mua đất hiến cho chùa hoặc nhà tổ, xin Lập hậu, sau chết đi thì những nơi đó sẽ phải tự động mà cúng giỗ cho đúng ngày, đúng cách.
Còn nếu ông anh trưởng trong nhà có lập nhà thờ họ (trường hợp này chỉ khi đủ 3 đời trở lên mới được gọi là nhà thờ họ, chứ nếu không vẫn chỉ là nơi thờ cúng của ông trưởng, bên trên còn nhiều bậc chú bác hay dòng họ thì sao mà lập riêng nhà thờ họ được. Có lập không gian thờ thì là của anh em nhà đó thôi, sau đến đời thứ 3 thì coi như phân chi, mới được coi là nhà thờ họ- tức là họ của chi này). Vậy thì các ông em (nếu có) phải thờ bà chị, nếu không thì cậu con trai trưởng thành có thể thờ mẹ, sau đứt giỗ không có người thờ thì xin phép và đóng góp mà đưa vào nơi thờ cúng của ông anh trưởng). Còn nếu không có em trai, mà đứa con trai chưa trưởng thành, thì ông cả sẽ làm giỗ và khi con trai ông cả đủ trưởng thành thì phân giỗ bà cô này luôn cho ông con trai, đảm bảo dưới giỗ trên.
Đó là nói chuyện lề nếp, còn giờ ta cũng thoáng rồi, kiến giả nhất phận cộng với hiện đại hoá, làm thế nào thì làm.