Em vào làm chân điếu đóm hóng các cao nhân chỉ bảo ợ
Đọc trả lời của cụ nhà cháu hiểu được nhiều điều, thank cụ.Thờ cúng có luật, dưới cúng trên chứ trên không cúng dưới!
Ví như trong nhà đông anh em, ông thứ 2 chết thì ông thứ 3 phải thờ cúng cho ông anh, chứ ông thứ 1 không có nhiệm vụ đó, ông thứ 1 cúng người trên mình (tức là bố mẹ của cả mấy anh em) chứ làm gì còn anh em nào trên ông thứ 1 (ông cả- ông trưởng).
Vậy trường hợp cụ chủ đưa ra, bà cô đó là chị trên trực tiếp của ông nào thì ông đó cúng giỗ (với trường hợp nhà chồng coi như không có như cụ chủ đưa).
Ông em ngay đốt dưới đó chịu trách nhiệm thờ cúng bà chị, sau có truyền giỗ cho ông con trai thì bà này chính là bà cô, có thể lập bát hương bà cô hoặc gộp vào bát hương gia tiên. Còn nếu ông em ngay dưới đó không trực tiếp làm giỗ mà đã phân giỗ cho con trai, thì khi thắp hương cúng lễ bà cô này ông con trai phải khấn "cung thừa phụ mẫu" đầu tiên, rồi mới đến nội dung khấn cúng.
Nếu ông em ngay dưới không có con trai, thì ông đó vẫn cúng giỗ, nhưng khi ông đó chết thì giỗ này phải chuyển cho ông em kế tiếp (vẫn là bà cô).
Luật là dưới cúng trên, cứ thế mà làm. Trừ khi có 1 anh 1 em, mà bà em chết (cô quả) thì ông anh làm giỗ bà em nhưng phải chọn thời gian sớm nhất mà truyền giỗ này cho ông con trai thực hiện (vẫn là bà cô), và khi khấn vái không có xin cái gì cả, em mình sao mình phải xin, quyền huynh thế phụ tức là ông anh không khác gì phụ mẫu.
Cụ chủ nói 3 ông con trai 1 bà con gái, chưa biết bà này ở vị trí nào thì cứ thế mà làm (sát dưới cúng ngay trên). Còn nếu bà cô này là út thì ông trưởng tạm làm, rồi khi có cơ hội là giao ngay cho ông con trai của ông trưởng chấp giỗ.
Thế là bậy bạ cụ ạ. Chính vì thiếu hiểu biết văn hóa truyền thống mà giờ từ quan đến dân cúng bái xây cất loạn cào cào.Thuê mother 1 thằng ất ơ trong làng vào cúng cho nó đỡ phải thắc mắc.
Phế chia chung vào họp họ đầu năm
Như cụ là chuẩn nhất ạ!Cháu góp ý thế này:
1. Nếu bà cô không dặn dò gì thì cháu trai trưởng đứng ra cúng giỗ cô di tỷ muội. Phương án này theo truyền thống.
2. Nếu bà cô giao cho cháu trai nào đứng ra cúng giỗ thì cháu đó coi như con trai của cô và chịu trách nhiệm thừa kế cũng như cúng giỗ. Phương án này cũng theo truyền thống.
3. Như cụ hungbeolt đã có ý kiến.
Bậy đâu mờ bậy.Thế là bậy bạ cụ ạ. Chính vì thiếu hiểu biết văn hóa truyền thống mà giờ từ quan đến dân cúng bái xây cất loạn cào cào.
Không hiểu roaiCái này rất hay cụ ạ!
Về luật thờ cúng, và về quan điểm nhân tâm, đều thống nhất ở 1 điểm. Rằng nếu không có người thờ cúng kế tiếp, thì mới đưa vào nhà thờ. Khi còn người thờ cúng mà đã đưa vào nhà thờ ngay thì nhẽ sai luật và quá vô tình!
Nhà thờ họ, phải ít nhất 3 đời trở lên thì mới đưa vào, không ai trách. Giờ thử tưởng tượng phụ mẫu của ta ra đi, có nhà thờ họ đấy, nhẽ nào ta đưa vào nhà thờ ngay mà không để nhà ta ta cúng, rồi đến con ta cúng, rồi sau xa xa mới vào nhà thờ?
Cụ ơi thì không ai épChuyện ai thờ cúng ai đừng nên nói theo quy định hay gọi là "Phải thờ cúng" cụ nhỉ.
Không hiểu sao ngay cả cái câu quen thuộc rất hay được nghe kiểu như là "con cả có trách nhiệm và nghĩa vụ thờ cúng bố mẹ ông bà" em cứ sao sao ấy. Với em thì thờ cúng ông bà tổ tiên không phải là trách nhiệm mà cũng chả phải là nghĩa vụ. Chắc chả có tổ tiên nào bắt được là ông A ông B phải có trách nhiệm thờ cúng.
Còn chuyện của cụ chủ thớt thì em thấy là trong một đại gia đình, bao giờ cũng có những đứa cháu thân thiết gần gũi với cô với bác hơn. nên ai là người lúc sống thân thiết gần gũi thì thờ bác, câu nệ gì là ai đâu. ( mà thực tế thường việc này cũng chỉ kéo dài được một đời nữa, sau đó thì góp chung bát hương hết ấy mà). Còn trong nhà thờ tổ thì chắc luôn có chỗ thờ chung bác với ông bà tổ tiên.
cái dòng đậm e ko hiểu lắm có nghĩa là xin con nuôi chung xong là ly dị à cụ. sr nếu em hỏi kỹ nhé.Chào các cụ, mợ.
Em có chuyện này trong gia đình xin hỏi các cụ nào thông thạo việc lễ lạt, thờ cúng cho thông tin giúp.
Ông bà nội em có 3 con trai. Bác cả, bố em và ông chú.
Bác cả có 1 con trai, bố em có 1 con trai là em và chú em có 2 con trai thằng anh là A và em là B.
Cô ruột em có 1 đứa con gái hiện đã đi lấy chồng ở xã khác. Cô em có chồng nhưng có thể nói gần như xin đứa con thôi. Không ở nhà chồng bao giờ mà ở quê em nuôi con 1 mình.
Bàn về chuyện thờ cúng sau này. Riêng họ nhà em có 1 nhà thờ. Hiện thờ tổ tiên và ông bà nội cùng bác trai đã mất.
Vấn đề là nói đến chuyện thờ cúng sau này thì theo tục lệ, lễ lạt thì ai sẽ là người đứng ra thờ cúng cô em khi cô em mất. Lễ lạt này nó có quy định ở tài liệu nào ko để em tham khảo.
Có người nói trong trường hợp nhà em thì con thứ sẽ là người thờ cúng cô em. Cụ thể là B, con thứ 2 của chú em. (Nếu nhà bác cả có 2 trai thì anh thứ 2 sẽ là người thờ cô). Không biết vậy có đúng không.
Trường hợp cô em muốn người thờ cúng là anh con bác cả hoặc em để con gái cô theo đóng giỗ sau này thì có phù hợp không?
Không nói đến chuyện tài sản hay thừa kế gì nhé mất quan điểm ạ.
Cám ơn các cụ mợ
Cụ nói đúng roaiCháu chỉ biết về phong tục thì thờ ai phải có ban thờ riêng. Bố cụ thờ riêng từng vị cũng như thờ gia tiên riêng như vậy là đúng. Bố cụ thờ gì sẽ ghi vào chân bát hương.
Còn thông thường mỗi gia đình Việt Nam chỉ có 3 bát hương thờ Phật; thờ thần linh và gia tiên; thờ bà cô Tổ.
Thưa cụ trauxanh . Có việc này cháu muốn hỏi cụ nhưng chưa biết thớt nào phù hợp. Nhân có thớt này cháu nghĩ có chút liên quan nên cháu mạo muội hỏi cụ, mong cụ trả lời giúp cháu. Nếu không phải mong cụ bỏ qua. Hiện nay nhà cháu có thờ gia tiên và các cụ. Trước đây bàn thờ có các bát hương là lẻ, nhưng từ cuối năm trước bố cháu có thay bát hương và giờ số bát hương là chẵn. Cụ thể là 6 bát. Mọi người đều khuyên là không nên làm số bát hương chẵn. Vậy cụ Trâu xanh cho cháu hỏi bố cháu làm như vậy có được không. Nếu cần thêm thông tin để có thể cụ trả lời rõ ràng thì cháu sẽ về hỏi mẹ cháu và cung cấp thêm. Cháu cảm ơn cụ ạ.
Em ạ cụ ạCon gái bà Cô của bạn làm việc đó, chứ còn ai vào đây nữa?
Cháu nó cũng thế thì chả vậyEm ạ cụ ạ
Em thấy cụ trâu xanh này cũng đọc nhiều tử vi lý sốEm thấy ý cụ trâu xanh là hợp nhẽ.
Lão Tâu này còn đọc được cả kết quả từ 00 đến 99 nhaEm thấy cụ trâu xanh này cũng đọc nhiều tử vi lý số
Cái này thì tuỳ, cũng chẳng có cụ thể lắm...tuy nhiên đồ thờ cúng thì dân ta thường theo số lẻ.Thưa cụ trauxanh . Có việc này cháu muốn hỏi cụ nhưng chưa biết thớt nào phù hợp. Nhân có thớt này cháu nghĩ có chút liên quan nên cháu mạo muội hỏi cụ, mong cụ trả lời giúp cháu. Nếu không phải mong cụ bỏ qua. Hiện nay nhà cháu có thờ gia tiên và các cụ. Trước đây bàn thờ có các bát hương là lẻ, nhưng từ cuối năm trước bố cháu có thay bát hương và giờ số bát hương là chẵn. Cụ thể là 6 bát. Mọi người đều khuyên là không nên làm số bát hương chẵn. Vậy cụ Trâu xanh cho cháu hỏi bố cháu làm như vậy có được không. Nếu cần thêm thông tin để có thể cụ trả lời rõ ràng thì cháu sẽ về hỏi mẹ cháu và cung cấp thêm. Cháu cảm ơn cụ ạ.
Không phải là hiền khảo- hiền tỷ đâu cụ!Cụ trâu xanh đúng là thầy rồi.
Cụ cho hỏi, còn cha mẹ mà cúng cô/ chú / bác như này, lúc khấn gọi là hiền khảo, hiền tỷ phải k ah.
Ấy cụ?Cụ
Không hiểu roai
Cụ chủ nói là có nhà thờ dòng họ mà
Nhà thờ họ
Lên chùa
Hay tư gia cục bộ thờ
Là do lựa chọn mỗi nhà
Tùy theo hoàn cảnh
Xét cho trường hợp này thì
1. Nhà thờ họ
2. Con trưởng thờ
3. Con thứ thờ
Việt ta luôn trọng nam khinh nữ
Nhưng với thực trạng xã hội hiện nay thì tùy cơ ứng biên thôi cụ ạ