Hehe các cụ đọc đoạn cháu viết trên đừng tin gì nhé, hoàn toàn là cháu phịa ra đấy. Viết văn kiểu tiểu thuyết mệt quá các cụ ạ, thế nên cháu mãi không thành tiểu thuyết gia được, chỉ rặt chém gió trên mạng thôi.
Tóm lại là đến giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Ai Cập vừa dẹp xong nội loạn thì lại bị cuốn vào vòng xoáy của những mâu thuẫn địa chính trị quy mô toàn cầu. Rất nhiều tranh chấp hướng đến Cairo làm tâm điểm bộc phát. Điểm mặt chỉ tên có thể kể ra:
- Tranh chấp giữa hai siêu cường nổi lên sau Đệ nhị Thế chiến là Liên xô và Mỹ, hình như đám trẻ ngày nay gọi tắt là liên xô chấm mỹ hoặc lx.us. Hai đứa này sau khi đã phân chia địa bàn ảnh hưởng tại Châu Âu bắt đầu thò bàn tay lông lá của chúng sang các khu vực khác, trong đó có Trung Đông.
- Tranh chấp giữa đám thực dân cũ như Anh, Phớp đang bám víu lấy những mẩu lãnh thổ hải ngoại cuối cùng, và nhân dân Ả rập đã ghi sổ thù vặt những áp bức thời thuộc địa.
- Tranh chấp giữa khối A rập và Nhà nước Do Thái, khi những vết thương từ cuộc chiến 1948 còn nhức nhối
- Tranh chấp giữa chính những người anh em trong khối Ả rập với nhao (đương nhiên rồi, cái đám này có bao giờ chịu yên đâu)
Tất cả những tranh chấp đó, bằng cách này hay cách khác, đều có dính líu đến người hùng Ai Cập Nasser, và bị chi phối bởi tham vọng muốn trở thành cha già dân tộc (A rập, đương nhiên, còn dân tộc nào vào đây?) của anh ấy.
Mỹ muốn rập khuôn kịch bản NATO để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại vùng này, nên cố sức lôi kéo Ai Cập tham gia cái gọi là METO (Middle East Treaty Organization - Khối Hiệp ước Trung Đông), hay còn có tên khác là CENTO (Central Treaty Organization), thành lập năm 1955 tại Baghdad. Mỹ muốn dụ khị Ai Cập đến nỗi, thông qua kênh riêng của CIA, hối lộ Nasser 3 triệu $ để ảnh nhào dzô (bằng chứng đâu? bằng chứng đâu?). Nasser nhận tiền, nhưng chẳng thèm động đậy lấy một ngón tay, làm các bạn CIA rất điên tiết.
Nasser nhất định không chịu vào khối METO vì lý do trong đó có Anh quốc. Ai Cập có cơ sở để nghi ngờ mưu toan của người Anh muốn trở lại thuộc địa quan trọng của mình. Vào lúc đó, Anh vẫn có quyền quản lý Kênh Suez theo một hiệp ước ký với chính quyền cũ đã bị Nasser lật đổ, một đội quân Anh vẫn đóng bên bờ Suez, và, cũng theo hiệp ước đó, có quyền can thiệp quân sự nếu có biến động tại Ai Cập. Cũng cần nói thêm, cách mạng 1952 bùng nổ chính từ một cuộc đụng độ giữa quân đồn trú Anh với người bản địa. Không kể thù cũ hân mới, về mặt chiến lược, không ai muốn có một cái gai bên sườn như vậy.
Trong quan hệ với Nhà nước Do Thái, Nasser hiểu rằng ảnh chỉ có thể trở thành thần tượng của người Ả rập khi duy trì cuộc chiến đấu chống lại bọn Xi ôn nít và đưa nhân dân đến thắng lợi cuối cùng (tại sao không? vấn đề là bao giờ?). Vốn liếng và đường lối chính trị của Nasser cũng hình thành chính từ cuộc chiến 1948. Khi đó, quân đội Ai Cập trang bị lạc hậu và tinh thần bạc nhươc bị Ben Gurion dập te tua, đội quân do anh Nát chỉ huy đã chiến đấu kiên cường trong vòng vây nhưng rồi cũng phải hạ vũ khí đầu hàng. Người Do Thái trả anh Nát về Ai Cập, nơi anh í được tôn vinh thành người hùng, và hiểu được rằng cần phải hiện đại hóa quân đội để thất bại không tái diễn. Phong trào Sỹ quan Tự do nhờ thế mà ra đời.
Cuối cùng, tham vọng cá nhân thúc đẩy Nasser nói không với Baghdad Pact, cũng điển hình như sự chia rẽ trong khối A rập: Anh Nát nhận thấy nếu vào đó sẽ phải cạnh tranh ảnh hưởng với kẻ thù không đội trời chung là Nouri al-Maliki, thủ tướng Iraq, người có sức hấp dẫn không kém gì ảnh trong thế giới Hồi giáo. Nếu vào khối, và hàng năm cắp cặp đi họp ở tổng hành dinh trên đất kẻ thù, thì đến đời nào mới trở thành duy ngã độc tôn?