Phần này cháu lại kể cho các cụ về một đặc sản huyền thoại khác của Ai Cập, đó là Giấy Papyrus. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ sử dụng từ thời Cổ Vương quốc, tức là cách đây có hơn 5 nghìn năm thôi, nên nó xứng đáng là tổ tiên của tất cả các loại giấy viết hiện đại (thậm chí từ paper trong Tiếng Anh cũng có gốc từ nó mà ra). Mà giấy viết là phương tiện cơ bản để duy trì nền văn minh nhân loại, cho nên đóng góp của người Ai Cập trên phương diện này quả thực vô cùng to lớn.
Papyrus là tên gọi một loại sậy mọc đầy ở hai bên bờ sông Nile, nhưng mấy chỗ cháu đi qua thì lại chả thấy nên ko có ảnh, lấy tạm ảnh internet để minh hoạ
Người Ai Cập dùng sậy này làm ra nhiều thứ khác nữa, như dệt chiếu, đan rổ, bện dép ... Nhưng giấy Papyrus vẫn là sản phẩm nổi tiếng nhất. Trong cửa hàng mà cháu đi xem, quy trình công nghệ để làm giấy Papyrus được trưng bày như sau:
Đầu tiên người ta cắt sậy về, rồi bóc phần vỏ xanh bên ngoài. Lớp màng xen-lu-lô có nhựa dính bên trong được tước ra thành những dải nhỏ và mảnh. Chúng được ngâm trong nước cho giảm bớt độ dính, dễ bóc tách:
Người ta xếp những dải này thành lớp, đan vào nhau trên một bề mặt cứng, sau đó dùng các dụng cụ khác nhau như búa, con lăn hay máy ép để ép chặt chúng lại, rồi đem hong khô.
Sau khi được ép chặt và đem phơi khô, các dải cắt từ thân sậy phục hồi nhựa dính, và trở nên dính chặt với nhau tạo thành lớp giấy viết. Người ta có thể dùng đá hay một số dụng cụ khác để đánh bóng bề mặt giấy sau khi hoàn thành.
Với công nghệ dán, ép như vậy, người ta có thể nối các tấm papyrus thành một cuộc dài cuốn quanh trục để làm những bản ghi chép khối lượng lớn. Rất nhiều bí mật của nền văn minh Ai Cập được lưu lại đến ngày nay nhờ những bản ghi trên giấy sậy này.
Với công nghệ đơn giản như vậy, giấy papyrus thực ra rất dễ làm. Nhưng ngày nay người ta sản xuất chỉ để làm tranh lưu niệm.
Tuy người Ai Cập sử dụng giấy sậy đầu tiên, nhưng đó ko phải là độc quyền của họ. Sậy này mọc khắp vùng Địa Trung Hải, nên cũng được người Châu Âu thời kỳ đầu sử dụng. Nhưng giáy sậy tỏ ra chỉ thích hợp với thời tiết nóng, khô ở Bắc Phi và Địa Trung Hải. Nó tỏ ra kém bền trong các điều kiện ẩm ướt hay mối mọt. Người Châu Âu dần thay thế giấy sậy bằng các bản ghi chế từ da động vật (cừu, dê...). Loại vật liệu này có độ bền cao hơn rất nhiều và giúp các bản ghi chép sau hàng nghìn năm vẫn được bảo tồn đầy đủ đến ngày hôm nay.
Cháu lượn một vòng ở cửa hàng nhưng thấy đắt lòi nên chả mua gì. Cảm giác giống hệt bọn Tây sang Việt Nam bị dắt vào mấy chỗ tranh thêu, tranh lụa để thuốc. Bọn nó còn doạ cháu là: Chỗ này chúng tao bán giấy sậy xịn nên đắt một tí mà chất lượng, mày đừng tham rẻ ra ngoài chợ toàn giấy sậy rởm, chúng nó làm từ bẹ chuối đấy. Cháu nghe dek tin lắm, vì từ lúc sang Ai Cập đến lúc về chẳng hề nhìn thấy dù chỉ một cây chuối. Thêm vào đó, nếu quả thật có chuối thì cháu cũng dek tin chuối lại có thể rẻ hơn sậy mọc ngoài bờ sông được!!! Dù sao, nhờ bọn nó mà cháu biết có thể mua được tranh sậy ngoài chợ với giá rẻ
. Thế là lại đút tiền vào túi, chờ ngày ra chợ mua quà.