Lên án, chửi bới, nhục mạ... các cụ cũng đã bày tỏ khá nhiều rồi.
Xét cho cùng, nhiều hay ít trong câu chuyện này chỉ mang tính tương đối cũng như rất khó có thể đong đếm nhiều ít vì đây là những cái không sờ, nắm, cầm giữ cân đo đong đến, mà chỉ là nhìn nhận đánh giá theo cảm tính của mỗi người.
Nên với người này có thể là nhiều nhưng với người kia thì lại là quá ít!
Xét mặt tổng thể, thì có những sự việc chỉ năm ba câu đã là nhiều và có những vụ việc viết cả một tập trường thiên tiểu thuyết vẫn còn là ít !!!!
Theo em thì nếu ông Trọng là người có tình (như ổng nói trong bài báo). Là người có nghĩa, có liêm sỷ, là đấng đại trượng phu... (như một số cụ phong). Thì ngay lần đầu tiên biết ông anh mình (cựu cục trưởng cục hàng hải) phạm tội, ổng phải "quiếc liệc" ngăn chặn, khuyên bảo... ông anh mình ngay lập tức chấm dứt mọi hành vi phạm pháp và đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của luật pháp.
Như vậy mới là đấng đại trượng phu. Cứu được ông anh mình, cứu mình, cứu bao người thân, bạn bè, đồng chí không bị vướng vào vòng lao lý.
Một khi đã dùng từ nếu nghĩa là đã giả dụ, mà giả dụ thì hẳn là điều mình nói không giống như thực tế đã diễn ra!
Cái chữ tình DTT mà lôi ra để bào chữa hay lấp liếm cho cái sai, cái tội của mình chỉ là một "câu nói cửa miệng"
Nếu để ý những lời đối chất của Dương Tự Trọng trước tòa án hoặc đã và đang phát biểu, ta thấy đây là một người ngoa ngôn và rất giỏi nói
"những lời có cánh" cũng như nắm bắt tâm lý của người đối diện mà "xào nấu" hầu tôn cao những điều mình nói, những cái mình làm, đẩy nó và người nghe lên cao, rồi làm cho người nghe bị ràng buộc mà không thể chối từ và sẽ quy phục mình.
Đây cũng chính là lý do khiến cho rất nhiều sĩ quan thuộc cấp dưới quyền của DTT "ngoan ngoãn"
làm theo lời của ông ta "chỉ vì một chữ tình", hay nói cho đúng là rơi vào cái "bẫy tình" mà ông ta đã giăng bẫy, từ khi thiết lập quan hệ với một người.
Nếu vì hay có
"chữ tình" thì chẳng bao giờ DTT lại lôi những người bạn những người đồng chí mình vào tù như vậy!
Đỉnh cao của sự khốn nạn, tận cùng của cái bị ổi của cái "chữ tình" này là câu nói của DTT trước tòa hay công luận:
"Nếu anh em đã khai như vậy thì tôi xin nhận tội"
Đây là một câu nói nước đôi mà người nghe, hay quan tòa, hoặc công luận muốn hiểu như thế nào thì hiểu!
+ Nghĩa là tôi không làm như vậy nhưng vì anh em đã khai tôi không muốn anh em mang tiếng nói láo nên tôi nhận tội cho xong.
+ Điều đó cũng có nghĩa khác là anh em khai thì tôi cũng không muốn làm mất thời giờ của quý tòa cũng như để giữ thể diện cho anh em mà nhận tội, Còn tôi làm hay không thì lại là chuyện khác!!!
Bây giờ mọi chuyện đã qua và... "ông nên im lặng. Bất cứ điều gì ông nói cũng có thể chống lại ông trước công luận".
Việc im lặng có thể với bác hay với những người khác là dễ dàng nhưng với DTT có lẽ là rất khó vì với số tài sản khổng lồ, với những đồng tiền bần thỉu mà gia đình họ Dương đã chiếm đoạt của nhân dân nhưng khéo léo "chìu mép" sạch thì cũng đủ làm cho họ phong lưu đến tận mấy đời! Nên "cái ăn cái mặc" không phải là cái họ cần hay muốn có nữa.
Thường thì theo thói đời, một khi đã
"no cơm ấm cật thừa cái rậm rật" thì con người sẽ có một nhu cầu khác cao hơn là nhu cầu thể hiện bản thân. Riêng DTT với bản chất thích đạp lên mọi cái mà đi cho thoải mãn cái tôi của mình cũng như cái bệnh sĩ của cái gia đình được cho là "Danh gia vong tộc" thì việc bảo DTT im lặng có lẽ là một điều khó!
Cũng xin nói thêm trong sự nghiệp của DTT Câu "năng thuyết bất năng hành" luôn được ông ta áp dụng và chứng tỏ "cái tài"
nói thì hay mà không làm được : DTT đã rất nhiều lần dụ dỗ, lôi kéo người thân của tội phạm để họ thuyết phục và động viên chúng ra đầu thú để hoàn thành nhiệm vụ ông, hay nói nôm na làm dầy thêm thành tích của mình, nghĩa là có lợi cho bản thân ông thì ông ta làm.
Khi việc đầu thú mà có lợi cho bản thân, có lợi cho cho cái "sự nghiệp cống hiến" của mình thì ông ta sẽ làm không
"run miệng chùn tay" nhưng khi chuyện đầu thú để tránh cho bao người (những đồng chí, bạn bè, "anh em thuộc cấp",.......... ), và khiến cho người thân của mình phải vào tù hay vướng vòng lao lý thì ông ta sẵn sàng không làm đánh đổi lấy cái lợi cho bản thân gia đình mình với hai cái
"chữ tình".
Trích:
"Kết cục của tình anh em mang màu sắc... giang hồ
Trước thời điểm Vinalines vỡ lở, trong gia đình đại tá Dương Khắc Thụ thì người con trai cả Dương Chí Dũng được cho là thành công nhất trong con đường công danh với chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hàng hải VN (Vinalines) rồi Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Vinalines trong thời gian Dương Chí Dũng chèo lái là vô cùng thảm hại. Trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines, Cơ quan CSĐT (Bộ CA) tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng. Thay vì chịu trách nhiệm, Dương Chí Dũng lại bỏ trốn.
Trong sự nghiệp của đại tá Dương Tự Trọng, ông này đã từng trực tiếp vận động được rất nhiều người thân của tội phạm động viên chúng ra đầu thú. Tuy vậy, khi chính người thân của mình phạm tội thì ông Trọng lại tổ chức cho anh trai bỏ trốn. Vốn nhiều năm công tác trong ngành CA, ông Trọng không khó tìm người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Kẻ được “chấm” là Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Cạn”, 45 tuổi) - một đối tượng giang hồ ''cộm cán'' đất cảng, liên quan đến hầu hết các trùm xã hội đen như Năm Cam, Dung “Hà”...
Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn cần phải có những người đặc biệt tin cẩn. Lúc này, những người như thượng tá Vũ Tiến Sơn - Phó Trưởng phòng CSĐT (PC45), trung tá Hoàng Văn Thắng - Đội trưởng Đội 3 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh - cán bộ Phòng CSĐT (PC45)- CA TP.Hải Phòng đều được “nhờ”.
Nhiều người trong lực lượng CA TP.Hải Phòng đều biết 3 người trên là những người thân cận của đại tá Dương Tự Trọng. Đặc biệt, thượng tá Vũ Tiến Sơn (biệt danh Sơn “tép”). Khi “ông anh” có việc nhờ, họ không ngần ngại ra tay giúp đỡ theo kiểu tình nghĩa... giang hồ, dù biết sẽ gánh những hậu quả nặng nề nếu bị phát hiện. Kết cục là Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn, Cơ quan ANĐT (Bộ CA) đã phanh phui ra cả đường dây giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt gần 10 người trong ngành CA, trong đó người có chức vụ cao nhất là đại tá Dương Tự Trọng. Một gia đình danh giá bậc nhất đất cảng lâm vào cảnh tan nát chỉ vì một quyết định sai lầm: Giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn."
vksbacgiang.gov.vn
'Khổ tâm nhất là khi nghĩ về bố mẹ. Tôi có nhiều đêm giật mình thổn thức gọi mẹ, nhớ mẹ và thương mẹ vô cùng'.
vietnamnet.vn
Không giống như phiên sơ thẩm, lần này hầu tòa, ông Dương Tự Trọng tỏ ra khá thành khẩn. Ông ta khai rõ về quan hệ của mình với người tình.
vietnamnet.vn