[Funland] “Whisky, tiếng thổ ngữ Gaelic là uisge beatha, có nghĩa là Water of Life

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Rượu, bia, thuốc lá, bỉm trẻ em là những phát minh vô cùng vĩ đại của nhân loại ngang tầm phát minh ra đầu máy hơi nước và bóng đèn, với em thì thớt này là một trong những thớt có ý nghĩa nhất và thực tiễn nhất trong lịch sử OF.

Whisky wishky wishky !!!!
Thớt này xô đẩy mụ Lập xuống hố vôi tôi bằng SMwhisky đấy.
Sau 3 năm tu luyện và tu rượu whisky xin mời mụ cầm lái thớt này để trau dồi kiến thức cho anh em nhá
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Xin cảm ơn cụ Mod đã chuyển thớt này vào mục thong tin hữu ích!
Từ nhiều năm trước trên OF và các diễn đàn khác (có những diễn đàn ngày nay đã không còn nữa), đã có rất nhiều thớt chủ đề về rượu mạnh. Ngay trên OF cũng có hội của các cụ yêu thích rượu mạnh và trong đó có câu lạc bộ những người yêu thích dòng whisky mạch nha đơn cất (Single malt whisky) với hàng chục thớt về dòng rượu này (và trong đó có các dòng rượu khác nữa). Rất tiếc là theo thời gian với sự phát triển của công nghệ thông tin và các tiện ích (facebook, zalo..) thì các cụ ấy dần dần ít sinh hoạt và chia sẻ trên OF. Nhà cháu xin phép được sưu tầm lại những bài viết của các cụ ấy cóp về đây để cá cụ quan tâm mà trước đây chưa có dịp đọc có thể đọc và tham khảo. Có những bài viết các đây nhiều năm (2010-2013) của một chuyên gia ẩn danh trong lĩnh vực rượu đó là cụ Hoài Hương, và sau này của các cụ như Clayton (chủ tịch câu lạc bộ những người yêu thích whisky single malt BSC), của bác Kao (một nhà sưu tầm rượu nổi tiếng) và một số cụ khác trên OF. Có một số hông tin trong bài viết đến nay đã có sự biến động như giá cả, nhãn sản phẩm, địa chỉ...nhưng eim xin phép giữ nguyên nội dung của tác giả.
Xin cảm ơn các Cụ! Xin cảm ơn cụ chủ thớt!
thỉnh thoảng eim sẽ bổ sung minh họa bằng hifnh một số chai
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Eim xin trích dẫn bài viết của cụ Hoài Hương về phân loại Whisky sản xuất tại Scotland (scotch whisky).

Tại Scotland có 05 dòng whisky:

Loại 1 – Single Malt Scotch Whisky
Loại 2 – Blended Malt Scotch Whisky
Loại 3 – Single Grain Scotch Whisky
Loại 4 – Blended Grain Scotch Whisky
Loại 5 – Blended Scotch Whisky.


Loại 1 – Single Malt Scotch Whisky, tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky – là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).

Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.

Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau, nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi…, rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.

Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)…

Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm B). Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30…

Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS – No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.

Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Tiếp:


Loại 2 – Blended Malt Scotch Whisky

Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.

Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.

Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).

Dòng này có thể kể đến:

- JW Green Label 15 years old, được pha trộn từ trên 20 loại whisky, trong đó core của blend bao gồm 04 loại Single Malt khá đẳng cấp: Caol Ila, Talisker, Linkwood và Cragganmore.

- Monkey Shoulder, là dòng Blended Malt nổi tiếng của Nhà Glenfiddich, có thành phần bao gồm 03 loại rượu Single Malt do chính Nhà Glenfiddich làm là Balvenie, Glenfiddich và Kinivin.

- Ballantine’s 12years old Pure Malt, được trộn từ trên 10 loại Single Malt, bao gồm Balblair, Old Pulteney, Longmon, BenRiach…

Có một điều khá đặc biệt là, bạn có thể chọn 05 dòng rượu Single Malt rất ngon và đắt tiền để trộn với nhau thành Blended Malt, nhưng sản phẩm cuối cùng lại cho ra một thứ whisky rất dở.

Chai JW Green Label cũng được giới Connoisseur trên thế giới đánh giá như thế. Rượu Caol Ila và Talisker mà 15 tuổi thì khá đắt tiền và rất ngon, nhưng đem trộn với nhau và trộn với một số loại Single Malt khác nữa, thì lại cho ra một sản phẩm có hương hơi nhạt, thiếu cá tính, vị hơi nhiều cay nồng, tươi trẻ. Khi uống, ta có cảm giác là rượu chỉ khoảng 10 năm chứ không phải 15 năm tuổi.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Tiếp:

Loại 3 – Single Grain Whisky

Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.

Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).

Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN…). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sản xuất ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.

Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.

Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.

Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ – hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.

Có thể vào link sau đây để ngắm một chai khá nhiều tuổi (Chưng cất tại Nhà North of Scotland năm 1974, được Nhà Douglas Laing mua về và tự mình ủ 35 năm trong hầm Nhà Douglas Laing theo phưong thức ủ riêng, sau đó đóng chai). Giá chai này bán trên site cũng khá mềm (khoảng 83 Bảng Anh) nếu nhìn vào tuổi rượu và độ hiếm hoi của nó.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Tiếp:

Loại 4 – Blended Grain Whisky

Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.

Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Tiếp:

Loại 5 – Blended Scotch Whisky

Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.

Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine’s.

Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.

Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).

Chắc đọc đến đây, nhiều người đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?

Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.

Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, có thể thấy tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).

Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).

Chivas 12, 18, 25; Teacher’s, JW Gold Label, Blue Label là những chai có hàm lượng Single Malt khá cao, từ 45% lên đến trên 60%.

Có một điều khá thú vị: Những dòng Single Malt đem Blend với nhau và blend với Single Grain thường thành công và cho ra sản phẩm mới (Blended Scotch) xuất sắc hơn so với việc chỉ đem Single Malt để blend với nhau (Blended Malt).

Nguyên nhân là: do Single Grain khá trung tính, ít mùi vị riêng, nên dùng làm nền để các loại Single Malt trổ hương, khoe vị. Nó không những không át hương vị của các loại Single Malt mà còn tôn thêm một số mùi hương lên thêm. Trái lại, nếu blend riêng các loại Single Malt với nhau mà làm không khéo hoặc thiếu nguyên tắc (và kiến thức và dự cảm), thì loại Single Malt này sẽ át mất loại Single Malt khác.

Bởi vậy, xu hướng là Blended Scotch Whisky vẫn sẽ tồn tại song song lâu dài với các dòng Single Malt (cho dù sale volume của Single Malt ngày càng tăng), còn các sản phẩm Blended Malt nếu có, cũng chỉ là thêm vào danh mục cho phong phú hơn, chứ các nhà làm rượu sẽ ít không trông chờ vào nó.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Tiếp:

Loại 3 – Single Grain Whisky

Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.

Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).

.
Năm ngoái nhà Diageo đã cho ra mắt sản phẩm Haig Club Single Grain Scotch Whisky , sản phẩm này được giới thiẹu khá rầm rộ tại thị trường VN với sự có mặt của ngôi sao bóng đá Anh David Beckham


 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Hơn chục thớt về rượu đã bên BSC với rất nhiều bài viết và thông tin quý đã "đi" gần hết chỉ còn lại thớt 9 và 10. Eim xin cop một số bài tiêu biểu về bên này ạ...
Cụ Tuctu viết:
Em xin trích bài viết của cụ Hoài Hương để cụ tham khảo nhé:
"1. Rượu whisky ngon và nhiều tuổi thì nên uống neat trong ly Tulip Shaped Glass sau bữa ăn tối, khi trước mặt bác là một chiếc bàn sạch sẽ, thơm tho, có một đĩa hoa quả ngon, có một lọ hoa, có một ngọn nến nữa thì càng tốt. Ngoài ra, cũng có thể có ly coffe nhỏ, ngon ngon, cộng thêm với điếu cigar hoặc thuốc lá.
Tuy nhiên, nếu như chẳng đặng đừng, hoặc nếu như tất cả những người tham gia tiệc cùng thích như thế, thì rượu whisky ngon vẫn có thể được dùng như món đồ uống chính trong bữa ăn. Nếu biết cách lựa chọn đồ ăn khéo, chúng ta vẫn thưởng thức được hương vị ngon của các món ăn, mà vẫn thưởng thức được khá trọn vẹn hương vị của rượu quý, không bị thứ này át mất thứ kia.

2. Uống Whisky ngon với đồ ăn, nhất định phải chọn các món ăn có mùi thơm dịu dàng, thanh vị để không làm hỏng mùi vị rượu ngon. Tuyệt đối tránh các đồ ăn chim trời. Quý thì quý thật, nhưng thịt của chúng đa phần tanh, dù chế biến thế nào chăng nữa. Cho dù nhiều món chim rất thơm ngon, nhưng ấy là 'thơm theo kiểu tanh' . Cũng nên tránh vịt, ngan, ngỗng, trừ gan ngỗng. So với thịt gà, các món gia cầm kia có nhiều mùi gây và hoi, nhiều chất béo hơn. Cũng nên tránh các món cá quá tanh hoặc quá béo. Các món gà, các món thịt lợn và thịt bò, nhiều món rất hợp. Thịt cừu ngon, nhưng không thể dùng với mấy món đồ uống cao cấp này được. Vài món hải sản cũng khá phù hợp, nhưng món nào hơi có vị tanh nhiều, thì chỉ hợp với whisky khói như Lagavulain, Talisker, Caol Ila, Laphroaig, Bowmore. Cá chình nướng cũng ổn. Rau thì ngoài những loại rau cõ mùi vị trung tính, cũng nên dùng thêm một số loại rau thơm có hương thơm dịu như rau thơm (ngò gai), mùi, thì là, rau cải xoong, rau đăng đắng. Tránh dùng nước mắm và các loại đồ gia vị, nước chấm có mùi quá mạnh. Tránh dùng quá nhiều tỏi, hành, ớt cay vì sẽ làm cho thần kinh vị giác, khứu giác bị phân tân, loạn xử lý mùi vị. Tuy nhiên, vẫn nên có chút ít (tùy theo món), sao cho thứ nọ đẩy được hương vị của thứ kia lên.

3. Chỗ ngồi ăn nên tĩnh lặng vừa phải, nghĩa là không ồn ào quá, không tĩnh quá. Rất cần có không gian riêng, nhưng không nên đóng cửa kín mít và bật điều hòa. Nếu ngồi ở nhà hàng mà phòng ăn quay ra cửa, ngoài cửa là một khu vườn nhỏ có cây cối, hoa lá và ít nước róc rách chảy là thích nhất. Tránh gió quá mạnh (dù là tự nhiên hay nhân tạo) vì mùi rượu sẽ bị khuyếch tán nhanh. Thưởng trà, cà phê, thưởng rượu, cocktail rất cần độ tĩnh để cảm hương vị. Uống đông, đa phần chỉ để vui với nhau là chính, chứ mức độ cảm thụ thưởng thức nó giảm đi gần 1 nửa."
Loại ly Tulip Shaped Glass nà tác giả nhắc tới trong bài viết

Có thời gian cách đây mấy năm nhà Camus bán kèm ly này với chai Camus XO, đã có nhiều cụ mua được nhiều hộp rượu này với mục đích gom đủ 1 vài bộ ly đẹp và rất tốt



Hoặc chai này (chai của cụ minhchi)


Hai chai với 2 kiểu ly Tulip Shaped Glass khác nhau một chút
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Cụ Clayton viết:
Thưởng thức whisky với nước
Từ xa xưa, người Scotland đã phát hiện ra một cách thưởng thức whisky rất độc đáo, đó là dùng whisky sau khi đã cho thêm vào ly rượu mấy giọt nước.

Dùng whisky với đá lạnh không phải là cách uống truyền thống của người Scotland, cho dù đó là món Whisky on the Rock hay Whisky with Ice. Đó là cách uống whisky của vùng tân thế giới (Mỹ, Úc...) và châu Á. Ngoài cảm giác khoan khoái lạnh tê đầu lưỡi, khoang miệng và sự mát mẻ mà Whisky lạnh mang lại cho mọi người vào một ngày nóng bức, thì dùng Whisky với đá lạnh, rượu Whisky bị suy giảm hương vị đi rất nhiều. Mà Scotland là một vùng đất Bắc, lãnh thổ phần lớn lại là cao nguyên, bởi vậy thời tiết mát mẻ quanh năm, mùa hè vẫn lạnh. Do vậy, nhu cầu dùng Whisky với đá của dân Scots hầu như không có. Thay vào đó, ngoài cách thưởng thức mộc mạc nhất, đơn giản nhất, thơm ngon nhất là dùng nguyên chất (uống "Neat"), thì người Scots đã tìm ra một cách thưởng thức thú vị thứ 2, có cầu kỳ hơn một chút, nhưng hoàn toàn xứng đáng, đó là dùng Whisky với nước.

Dùng Whisky với nước, người ta không đổ nhiều nước vào ly rồi lắc hay khuấy đều như cái cách mà người ta vẫn làm đồ uống pha trộn (mix drink). Hãy để ly Whisky tĩnh lặng trên bàn. Bằng cách nào đó, chúng ta chỉ cho thêm vào ly Whisky một vài giọt nước, vâng, từng giọt một - khoan thai, nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Dùng thêm nước với Whisky theo đúng cách, chúng ta sẽ giúp mình được lắng đọng lại, than thản, bình yên và chậm rãi thưởng thức cuộc sống. Làm đúng cách, chúng ta sẽ nghe rõ âm thanh trong trẻo của giọt nước rơi xuống và hòa tan trên bề mặt Whisky. Để làm được như vậy, với người Scotland và dân đam mê rượu mạnh hoặc những người yêu thích Whisky, họ sẽ dùng đến một đồ vật nhỏ xinh, đó là chiếc Water Jug. Water Jug có thể được làm bằng sứ, bằng thủy tinh hay pha-lê..., nhưng đồ sứ được dùng phổ biến hơn (chiếm trên 80% đồ Jug cho Whisky). Do đang ngồi tại kột quán Cafe, không thể chụp ảnh những chiếc Water Jug của mình, vì thế người viết sẽ mượn tạm hình ảnh có sẵn trên mạng để mọi người cùng chiêm ngưỡng.

(ảnh cũ của cụ Clayton đã mất, eim xin lấy trên mạng ảnh khác để minh hoạ ạ)


 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Cụ Clayton viết tiếp:
"Uống Whisky có nồng độ cồn cao (High Proof) hoặc độ cồn nguyên gốc (Cask Strength, Straight from Barrel) là độ cồn của rượu khi thùng rượu được mở ra, chúng ta cần biết mấy điểm sau:

- Whisky độ cồn cao hoặc nguyên gốc sẽ cho chúng ta nhận biết được hương vị nguyên gốc của dòng Whisky đó, từ đó, chúng ta cảm nhận sâu hơn về dòng rượu mà mình thưởng thức;

- Độ cồn càng cao, rượu càng cho cảm giác đầy đặn, sánh quyện, body sẽ tốt hơn, cấu trúc chắc chắn hơn, tròn đầy hơn so với Whisky 40-43% ABV. Hậu vị rượu vì thế cũng sẽ tốt hơn, dài lâu hơn so với Whisky 40-43% ABV của chính dòng rượu đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà UK đã ban hành đạo luật về Whisky và Pháp đã ban hành đạo luật về Cognac quy định độ cồn tối thiểu của Whisky, Cognac bán ra thị trường phải là 40 độ (40% ABV), hay 80 Proof Mỹ, 70.1 Proof UK;

- Vì có độ cồn cao, nên khi thưởng thức, chúng ta phải uống ngụm nhỏ hơn so với rượu 40 hoặc 43% ABV. Một ngụm, ngụm rất nhỏ thôi, sẽ giúp chúng ta thưởng thức tốt nhất hương, vị và cốt rượu. Ngụm lớn sẽ làm cho chúng ta thấy nóng rát khoang miệng, bỏng cháy cổ họng... và vì thế xu hướng là sẽ nuốt nhanh hơn, và làm ngay một ngụm nước lạnh để chữa cháy. Như thế là hỏng và thật lãng phí. Uống ngụm nhỏ sẽ giúp chúng ta giữ lại được ngụm rượu (Whisky Sip) trong khoang miệng mà không thấy có thể gây hại cho lưỡi và khoang miệng. Vâng, cần phải giữ lại ít nhất 5 giây, dùng lưỡi để đưa rượu lên xuống, sang phải, sang trái trong khoang miệng rồi mới từ từ uống ngụm rượu đó. Hương vị rượu High Proof sẽ lan tỏa mạnh và giúp bạn cảm nhận được rất nhiều mùi hương và vị rượu ẩn trong lòng nó;

- Thưởng thức rượu High Proof, Cask Strength, ví dụ như chai Aberlour A'bunadh hoặc Glenfarclas 105 và rất nhiều dòng khác, chúng ta nhất thiết phải có ly Tulip Shaped Glass, chứ không nên dùng ly Whisky truyền thống là ly rock hoặc cốc Tumbler. Lý do nằm ở chỗ: cốc Tumbler có đáy rộng, nên bề mặt whisky lớn, rượu sẽ tỏa hương và bốc cồn mạnh. Hương và cồn tỏa mạnh và nhanh, lại gặp thành cốc thẳng đứng, vì vậy, khi đưa lên mũi ngửi, ta sẽ ngay lập tức cảm nhận thấy cồn và mùi cồn này sẽ lấn át mất các hương thơm hấp dẫn ẩn trong rượu. Ngược lại, ly Tulip có đáy ly mở rộng hơn miệng, nhưng mở rộng vừa đủ, vâng, bề mặt rượu vừa đủ rộng để rượu tỏa hương, nhưng không quá rộng để hương và cồn bốc lên mạnh. Khi tỏa lên, gặp thành ly cong vào trong hoặc khum lại, hương thơm và cồn sẽ bị giữ lại (trap) bên trong và hương từ từ lan tỏa. Do vậy, chúng ta sẽ chỉ ngửi thấy hương thơm của rượu mà không thấy mùi cồn bốc lên. Cùng 1 lượng rượu như nhau, cùng 1 dòng rượu, cùng 1 khung cảnh thưởng thức, 1 địa điểm, nhưng với các loại ly khác nhau, người viết và một số anh em BSC đã cảm nhận thấy sự khác biệt rất rõ rệt về cả hương lẫn vị của dòng rượu đó, và ly tulip là ly cho hương và vị tốt nhất;

- Thưởng thức rượu High Proof và Cask Strength, chúng ta nên để trên bàn 2 ly nước, một ly nước lạnh có đá và một ly nước lọc bình thường, không nóng, không lạnh. Ly nước đá để chúng ta uống một ngụm làm thanh sạch khoang miệng trước mỗi lần thưởng thức 1 sip rượu. Tuyệt nhiên, chúng ta không nên uống nước, kể cả nước bình thường hay nước đá ngay sau khi vừa thưởng thức 1 ngụm rượu, vì như vậy, chúng ta sẽ không cảm nhận được hậu vị rượu. Còn ly nước lọc thì dùng để pha thêm 1 vài giọt vào rượu như cách uống đã nêu ở trên. Với ly nước này, xin lưu ý là chúng ta không được dùng nước khoáng, hoặc nước có thêm khoáng chất, nước có ga kiểu như nước Quang Hanh hoặc Kim Bôi hay kể cả là la Vie, mà hãy dùng nước tinh khiết hoặc nước lọc thông thường. Nếu có nước cất (Still Water) là tốt nhất, còn nếu không, ta có thể dùng nước từ vòi (với những ai đang ở nước ngoài, những nước mà chúng ta có thể uống nước trực tiếp từ vòi nước, hoặc nước từ vòi của bộ lọc nước lắp trong các gia đình Việt), hoặc cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội. Tại UK và nhiều nước khác, chúng ta có thể dễ dàng mua được nước cất (Still Water) đóng chai, được sử dụng cho những mực đích như thế này, cũng như nhiều việc khác.

- Về đồ ăn ghép chung với rượu có nồng độ cồn cao (High Proof hoặc Cask Strength - HPr, CS), tốt nhất là chúng ta để dùng sau bữa ăn (After Dinner, After Meal) dùng với hoa quả, các loại hạt và bánh trái. Do chai A'bunadh là rượu được ủ 100% thời gian trong thùng ex-Sherry nên rượu có cốt ngọt ngào, sâu, đậm đà. Vì thế, chúng ta nên tránh dùng với các loại hoa quả hoặc bánh trái giàu vị chua như cam, quýt, táo, xoài, kem chua. Như thế, hai vị sẽ phá nhau. Tốt nhất, chúng ta nên ghép với các loại trái cây, mứt quả (mứt hoặc trái sấy) hoặc bánh ngọt, bánh nướng có vị ngọt vừa phải. Người viết đã có lần dùng A'bunadh với một loại bánh nướng có dừa, lần khác là dùng với bánh bơ nướng có hạnh nhân lát mỏng của tiệm Thu Hương, đều thấy rất hợp và cảm nhận sự ngon miệng của cả hai loại - rượu và bánh - đều tốt hẳn lên. Trường hợp muốn dùng với bữa chính, các loại rượu HPr, CS ủ thùng Sherry có thể ghép khá tốt với các món thịt đỏ như thịt bò, thịt lơn, và là các món được chế biến giàu hương vị. Chai A'bunadh này, anh chị em BSC đã cùng nhau thưởng thức (Abunadh Batch 45) tại Event Chủ đề Mùa Đông và BSC Anniversary hồi tháng 01/2014 (xin xem theo đường link phía bên dưới).
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,192
Động cơ
553,767 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Thớt này xô đẩy mụ Lập xuống hố vôi tôi bằng SMwhisky đấy.
Sau 3 năm tu luyện và tu rượu whisky xin mời mụ cầm lái thớt này để trau dồi kiến thức cho anh em nhá
Cứ đọc bài của Lão là nhà Cháu cũng muốn nhảy xuống hố vôi lắm !
Dưng trình độ có hạn nên ứ theo được ! =))
Dạo nọ uống chai Chivas 25 thấy cũng ngon ngon nên hôm nọ lại làm thêm chai nữa Lão ạ !

 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Còn đây là bài viết của cụ Hoài Hương về uống whisky lạnh (uống với đá hoặc ướp lạnh) do Cụ Tuctu viết lại ( Rât tiếc vì thớt đã dống nên em không thể sử dụng chức năng quote bài)


"1. Uống whisky với đá
Rượu whisky mà uống với đá thì cũng có rất nhiều dòng phù hợp, kể cả Blended Whisky, Single Malt, Irish Whiskey, Irish Pure Pot Still, American Whiskey, Canadian Whisky...
Uống với đá một cách phù hợp nhất, ta nên dùng kiểu on-the-rock, chứ không nên rót rượu vào ly xong mới bỏ thêm một vài viên đá nhỏ. On-the-rock là dùng một viên đá size lớn một chút cho vào ly tumbler, sau đó mới rót whisky lên trên đá để rượu chảy từ đá xuống ly. Khi uống, vừa uống, vừa lắc nhẹ, lắc theo kiểu xoay nghiêng ly một chút để cảm nhận hương, sau đó thì uống. Cũng có bác thích sành điệu, thì có thể lấy đầu ngón tay nhấn vào viên đá và đảo nó vài vòng điệu nghệ. Cách này chỉ dùng trong những lúc ngồi cùng bạn bè thân thiết hoặc ngồi bar, chứ uống với khách quan trọng thì không nên.
Mục đích uống on-the-rock là để viên đá lâu tan thành nước, đỡ làm nhạt rượu quá nhanh chóng. Mặt khác, khi rượu rót lên trên viên đá, nó cũng làm tỏa ra một số mùi hương dịu mát rất đặc trưng khi uống với đá.
Nếu rót sẵn ly rượu rồi bỏ vào vài viên đá nhỏ (có thể gọi là "with Ice"), rượu nhanh bị nhạt, bị "khóa" mất ít nhiều hương thơm, khó lan toả. Rượu lúc này chỉ thấy ngon khi uống mà thôi, nghĩa là cách uống này giúp ta thưởng thức vị nhiều hơn là hương.
Uống On-the-Rock và With Ice thì không nên dùng những chai rượu nhiều tuổi và có cốt rượu đạt độ phức hợp cao
Hai cách uống nêu trên phù hợp với Blended, với một số dòng Whisky có hương vị smoke (bao gồm cả Blended và Single Malt) như Black Label, Caol Ila, Talisker, Green Label... Đây cũng là những cách uống có thể sử dụng với Whisky có hương vị nhẹ mang mùi hoa quả tươi tắn, thanh, có ẩn chứa mùi vị táo, lê, chanh, cam, quýt, bưởi, ví dụ như Chivas 12yo, Catto's 12yo, Glenmorangie 10yo, Dewar's 12yo, Glenfiddich 12yo... Chúng cũng phù hợp với một số dòng mang hương vị hoa quả theo style đậm (hoa quả khô, mứt quả, táo khô, nho khô, gừng...) và vị gỗ, hương đồ da, hương các loại gia vị, mùi vị chocolate..., với điều kiện, các mùi hương này chỉ ở mức vừa phải, vid dụ Chivas 18yo, Glenmorangie Lasanta 12yo. Cũng style này, nhưng gam hương vị có sắc thái đậm đà hơn rõ rệt, thì chỉ nên dùng neat, ví dụ Dewar's 18yo, Balvenie 12yo Double Wood, Macallan 12yo Sherry Oak...

2. Freezed Whisky
Rượu whisky có thể được uống bằng cách cho cả chai rượu vào ngăn đá (freezing) để rượu hút được độ lạnh sâu.
Cách dùng này đòi hỏi sự cầu kỳ và cẩn trọng trong cách chuẩn bị và thưởng thức. Để chuẩn bị, ta phải bỏ chai rượu vào ngăn đá khá lâu (khoảng 12 đến 24 giờ), phải chuẩn bị chiếc bàn ăn phù hợp với chai rượu và những chiếc ly để lạnh, ví dụ như cần phải có khăn trải bàn để tránh nhìn thấy nước chảy từ chi, từ ly xuống mặt bàn.
Rượu uống theo cách này phải là những chai có hương vị thật nhẹ nhàng, có hương thơm từ nhẹ đến ngào ngạt, nhưng không nồng ấm, có vị ngọt dịu, mềm mại, đặc biệt nên chọn những dòng có vị creamy, oily. Một số chai rượu loại này, khi uống, cảm giác như rượu chỉ khoảng 32 đến 36% alcohol, cho dù rượu là 40% đến tới 46%. Có thể kể đến mấy chai sau: JW Gold Label 18yo (kể cả Gold Label Reserve), Aberfeldy 12yo (loại Single Malt ít thấy bán ở VN), anCnoc 12yo, Balblair 2000 Vintage, Old Pulteney 17yo, Glenmorangie Nectar D'or...
Uống ngâm ngăn đá, tránh dùng những chai rượu đậm đà hương vị khói như các loại Single Malt của vùng Islay, Isle of Skye (Caol Ila, Talisker, Bowmore, Lagavulin, Laphroaig, Ardberg...), các loại Blended nhiều vị khói (Black Label, Double Black, White Horse 12yo...).
Bên cạnh đó, cũng tránh dùng những chai rượu được làm từ ex-Sherry Whisky hoặc có thành phần đáng kể thuộc về dòng này, như Dewar's 18yo, Chivas 18yo, Royal Salute các loại, Macallan các loại, Balvenie các loại, Dalmore các loại, Balblair 1975, Glenmoragie Lasanta và các loại Gleonmor nhiều tuổi như ba dòng 30yo... Những loại rượu này thích hợp với thời tiết từ mát đến lạnh nhiều hơn là kiểu thời tiết nóng.
Uống whisky lạnh cũng cho người thưởng thức nhiều cảm giác thú vị, đặc biệt nếu bạn thưởng thức vào những ngày nắng ấm hoặc nóng nực. Tuy nhiên, việc chọn dòng rượu phù hợp để sử dụng lạnh cũng có một số nguyên tắc nhất định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào trải nghiệm của bạn để chọn ra một vài sản phẩm mà bạn cho là thích hợp nhất."
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Cứ đọc bài của Lão là nhà Cháu cũng muốn nhảy xuống hố vôi lắm !
Dưng trình độ có hạn nên ứ theo được ! =))
Dạo nọ uống chai Chivas 25 thấy cũng ngon ngon nên hôm nọ lại làm thêm chai nữa Lão ạ !

Vầng ah, chai này hương cực kỳ quyến rũ (đó là do có lần nhà cháu uống về sáng hôm sau gấu nhà cháu bảo vậy :D).
Quả thực nếu uống (vào bữa tối) đúng chai rượu chuẩn thì cả chivas 21; 25... hương thơm của nó đến sáng hôm sau vẫn còn phảng phất Cụ ạ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Một bài rất hay của cụ Clayton, nhà cháu xin được cop về đây!
Văn hóa thưởng thức Rượu mạnh và yếu tố vùng miền

Đã từ lâu, người ta biết rằng việc hướng dẫn hoặc ràng buộc tiêu chuẩn về cách thức, phong cách thưởng thức đồ uống một cách thống nhất toàn thế giới là điều không nên làm. Điều đó luôn đúng đối với mọi loại đồ uống, bao gồm cả đồ uống không cồn và đồ uống có cồn, trong đó có các dòng rượu mạnh như Whisky, Cognac, Vodka, Gin, Rhum hay các loại local, regional spirit khác. Cùng một loại Rượu mạnh, mỗi dân tộc, đúng hơn là với mỗi nhóm dân cư, cộng đồng dân cư tại các vùng địa lý khác nhau lại có cách thưởng thức riêng của mình. Khi bị bác bỏ, phê phán hoặc hoài nghi, thì cộng đồng dân cư tại vùng miền đó sẽ có xu hướng tìm ra đủ loại lý do để bảo vệ, để lập luận và minh chứng cho thói quen của mình, phong cách của mình. Công bằng mà nói, trong rất nhiều trường hợp, thì các lý do đưa ra là hoàn toàn hợp lý và chính đáng. Đó có thể là đặc điểm thời tiết, khí hậu của mỗi vùng đất, là thói quen sử dụng các loại đồ uống cùng nhóm hoặc tương tự đã tồn tại trong cộng đồng dân cư từ nhiều thế hệ, là sự sẵn có của các loại nguyên liệu, của những loại đồ uống, đồ ăn bổ trợ của mỗi vùng đất... Tất cả những thứ đó góp phần tổng hòa lại để tạo nên văn hóa thưởng thức, phong cách thưởng thức đồ uống tại mỗi vùng miền.

Giới quý tộc Pháp và những người làm Cognac nước Pháp đã từng thất bại với việc truyền bá văn hóa thưởng thức Cognac cầu kỳ và đúng cách theo truyền thống Pháp xưa. Mặt khác, chính phong cách thưởng thức thượng lưu được đem áp dụng cho loại đồ uống cao cấp, sang trọng bậc nhất này đã từng ngày, từng ngày gây phương hại cho hoạt động kinh doanh của các công ty Pháp khi họ rất khó mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần và tăng mạnh doanh thu. Người Pháp đã nhận ra điều đó và đã thay đổi cách đây khoảng hơn chục năm, khi đi đến đâu, người Pháp cũng tươi cười nói chuyện với người dùng tại đó rằng: Hãy uống Cognac theo cách của bạn. Bạn có thể uống một ly Cognac ở dạng nguyên chất (neat) bằng ly chuyên dùng Cognac (Cognac Snifter), hay bằng cốc (Tumbler), hay bằng một ly vang size nhỏ, hoặc bằng một chiếc ly được chạm khảm cầu kỳ. Bạn cũng có thể uống với đá hoặc đem mix với loại đồ uống nào đó mà bạn ưa thích hoặc thấy hợp ý. Điều đó tùy thuộc ở bạn. Một sự thay đổi chóng mặt! :D Những lời nói đó có thể được thốt ra từ một ông Giám đốc Kinh doanh, hoặc Giám đốc Kinh doanh tiếp thị, hoặc Giám đốc Nhà chưng cất, Giám đốc Thương hiệu. Có thể trong số họ, có người nào đó là một trong những Cognac Connoisieur thực thụ, họ vẫn phải nói điều đó với những người đã và đang bỏ tiền túi để trả cho các Nhà làm Cognac nước Pháp. Cho dù, sau một bữa tiệc Cognac kéo dài hết buổi tối, từ Phòng tiệc trở về phòng nghỉ tại một khách sạn nào đó tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thượng Hải, Quảng Châu, Đài Bắc, Hong Kong, Singapore, Bangkok hay một nơi đô hội nào đó ở châu Á, gã Connoisieur bảo thủ này sẽ tự nhìn mình trong gương, nới lỏng cà vạt và tự hỏi mình: Ôi, mình đã nói cái quái gì thế nhỉ? Cái kiểu uống Cognac ở xứ này là kiểu quái gì vậy?

Ngược lại với sự bảo thủ của các gã người Pháp dường như vẫn còn quá lưu luyến quá khứ Quý tộc lấp lánh, cầu kỳ, xa hoa xứ mình, thì những Nhà làm Whisky, các thương gia Whisky của UK có vẻ như đã sống thực tế hơn từ rất lâu rồi. Họ rất biết cách chiều theo phong cách địa phương tại rất nhiều nơi trên trái đất khi vác rượu Scotch whiskies đi bán khắp năm châu bốn bể. Uống neat ư? Đúng rồi, truyền thống Scotch của nhà em từ xưa đã thế. Thêm một vài giọt nước tinh khiết, thánh thiện để giúp Scotches mở thêm hương vị? Vâng, thật là tuyệt, đó chính là phong cách Scottish còn đang lưu truyền đến tận ngày nay. Thêm mấy viên đá vào cốc rượu phải không ạ? Phải rồi, vùng này khí hậu nóng bức, uống với đá quả là rất hợp đấy ạ, hương rượu thơm ngon quyện với hơi lạnh của đá, phả vào mặt khi làm một sip sẽ giúp bạn dễ chịu và cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều. Pha với nước nhân sâm ư? Đúng, đúng, rượu whisky matching cực tốt với hương thơm khoan khoái, dịu dàng của Korean Gingsen, sẽ giúp bạn nhanh phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt mỏi. Pha với nước trà xanh ấy ạ? Vâng, không có gì hoàn hảo hơn.

Bởi vậy, có lẽ không khó giải thích khi người ta đang nhận thấy Scotch Whisky, bao gồm cả Blended Scotches truyền thống và các dòng Single Malts đa dạng đang trỗi dậy, hiện nay đang được bày bán khắp mọi nơi trên thế giới, ngay tại cả những quốc gia Hồi Giáo nghiêm cấm tín đồ của mình dùng đồ uống có cồn. Sự thành công của người Anh, Scotland, Ireland về mặt thương mại, về cách "chơi" của họ với phần còn lại của thế giới đã một lần nữa giúp cho một dòng sản phẩm đặc trưng của họ tiếp tục gặp hái thành công trên toàn cầu. Họ đã và đang biết cách chia sẻ, và dễ dàng thừa nhận một thực tế là việc thưởng thức đồ uống có cồn, đặc biệt là Scotches có mối liên hệ chặt chẽ đến đặc điểm văn hóa của từng vùng đất khác nhau trên thế giới. Họ sẽ không phản đối hoặc "có ý kiến" khi thấy người Việt đem Scotches, kể cả là Single Malts, ngồi nhậu với lẩu, hay ăn kèm với lòng lợn, với bún chả, hoặc khô bò... Họ tán dương việc pha chế giữa Scotch Whisky với trà xanh của người Bắc Kinh... Việc này, theo người viết được biết khi trò chuyện với nhiều bác Scotts, thì họ tán dương thực sự và thừa nhận rằng đó là một món đồ uống rất hấp dẫn. Họ cũng sẽ rất thích thú khi thưởng thức một ly Scotches với nước nhân sâm hay với beer tại Seoul hay Incheon.

Ở Việt Nam, chúng ta đều biết rằng, có một thực tế đã tồn tại từ rất lâu nay, đó là miền Bắc là thị trường lý tưởng của Whisky, trong khi đó, miền Nam lại là nơi mà các dòng Cognac được ưa chuộng hơn cả. Mọi người thường giải thích rằng: vì miền Nam thời tiết nóng quanh năm, nên người dân thích Cognac hơn Whisky, còn miền Bắc có mùa đông lạnh, nên mọi người thích Whisky hơn Cognac. Nếu nhìn qua, điều này có vẻ như có lý, nhưng thực tế chưa hẳn đã phải như vậy. Chúng ta đã biết rằng, thời thuộc địa kéo dài gần trăm năm, rượu Vang, Champagne và Cognac đã theo chân người Pháp đến Đông Dương. Khi đó, có lẽ chẳng có mấy dòng Scotch Whisky được người Việt Nam biết đến. Ngoài việc khi đó, Việt Nam chúng ta có nhiều mối liên hệ với nước Pháp, kể cả về thương mại và phong cách tiêu dùng của những nhóm người có điều kiện tiếp cận với những hàng hóa dạng này, thì có một lý do khác khiến cho Scotches chưa xuất hiện tại đây, đó là thời đó, ngay ở chính Châu Âu, Scotches vẫn đang chỉ là một món đồ uống bình dân, tầm thường, ít tiền, không phải là món đồ uống phù hợp với tiệc tùng. Nghĩa là, thuở ban đầu, những người Việt đầu tiên có thể tiếp cận được và sử dụng rượu Tây, thì Cognac là sự lựa chọn chứ không phải là Whisky, cho dù họ là cư dân Sài Gòn hay người Hà Nội. Tiếp đó, tại miền Nam sau 1954, với ảnh hưởng mạnh của văn hóa Anh - Mỹ, thì có lẽ Whisky, chứ không phải Cognac, là sự lựa chọn của những drinkers có điều kiện. Sau khi đất nước bắt đầu chính sách Đổi Mới, những dòng rượu Tây phổ biến trên bàn tiệc, tại Khách sạn, ở Nhà hàng, trong những quán Karaoke đầu tiên của Hà Nội lại cũng chính là Hennessy cognac, St. Remy brandy, Raynal brandy, Remy Martin cognac... Phải mãi sau này, Johnnie Walker, Label 5, rồi kế đó là Chivas, Ballantine's mới xuất hiện, trước khi có sự "đổ bộ" ào ạt của vô vàng những nhãn Single Malts và Blends đình đám. Mà từ xưa đến nay, thời tiết miền Bắc và miền Nam vẫn thế, miền Bắc thì vẫn có bốn mừa, còn miền Nam thì vẫn nắng nóng quanh năm. Như vậy, phải có những lý do gì đó ẩn sâu, rất đặc trưng, mang đậm dấu ấn vùng miền mới có thể giải thích được điều này. Vì vậy, nhờ tất cả các bác ghé qua đây ghi lại vài hàng về lý do cá nhân của mình, tại sao bác ở Nam thì không thích Whisky, còn vì sao mà bác ở Bắc lại không ưa Cognac? :D

Tại Trung Quốc, tình cảnh tương tự cũng đã và đang diễn ra. Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành phía Bắc của Trung Quốc lại rất thích Whisky, cả Blends và Single Malts. Ngược lại, Quảng Châu, Thượng Hải và các thành phố phía Nam của họ lại rất ưa chuộng Cognac. Họ chuộng đến nỗi mà sản lượng tiêu thụ Cognac khổng lồ được tính cho Việt Nam những năm gần đây xuất hiện trên các Báo cáo Sales của Hennessy hay Martell, thực ra là đã tính gộp phần lớn trong số đó, các chai Cognac từ VSOP trở lên đã chảy ngược từ Hà Nội lên các tỉnh miền Nam Trung Quốc qua đường biên giới phía Bắc. Bởi vậy, nếu dựa vào "thuyết thời tiết" thì không ổn cho lắm, vì miền Nam của Trung Quốc nằm về phía Bắc của Việt Nam, nên cũng có đầy đủ 4 mùa và số ngày lạnh trong năm đều nhiều hơn miền Bắc Việt Nam.

Cũng là người Tàu, nhưng Tàu ở miền Bắc Trung Quốc thích uống Blended Scotch Whisky hơn, trong khi đó, tàu ở Đài Loan thì lại chuộng và sành Single Malts hơn cả. Nhiều người giải thích rằng, do người Tàu ở Đài Loan tiếp cận sớm hơn với thế giới Single Malts nên họ hiểu biết kỹ hơn, có chiều sâu hơn, sành rượu hơn. Khi đã sành Single Malts rồi, đương nhiên là họ sẽ ít thích Blended Scotches hơn. Ngược lại, ở Trung Quốc, phải đến cuối những năm 70s, đầu những năm 80s, họ mới mở cửa với thế giới và người Tàu mới tiếp cận nhiều với Whisky, nên họ sẽ thụ động hơn trong việc tiêu dùng sản phẩm, họ dùng những gì mà các Công ty kinh doanh rượu của nước ngoài mang đến, mà thông thường thì Blended Scotches có tính thương mại cao hơn, phổ cập hơn, dễ làm marketing hơn. Điều này thì rất đúng. Tuy nhiên, ngoài ra, có lẽ còn có những lý do khác. Một trong những lý do đó là phong cách và thói quen thưởng thức Whisky của hai nơi rất khác nhau. Ở Đài Loan, người ta thường uống neat hoặc uống với đá. Còn tại Bắc Kinh, người ta lại rất thích pha Whisky với nước trà xanh. Do đặc tính khác nhau, nên rượu Whisky để pha với trà xanh, các dòng Blended nhẹ nhàng, thanh nhã, không có cá tính mạnh mẽ, rõ rệt như Single Malts sẽ hòa quyện, phối ghép dễ dàng hơn với trà. Chính vì thế, các dòng Blends rất fruity như Chivas Regal 12yo thực sự được ưa chuộng ở đây.

Khi lựa chọn trà để pha với Whisky, người Bắc Kinh thường chọn loại trà có nhiều hương thơm, thanh thanh, ngan ngát, vị không quá đậm, ít chát, ít tannin. Có như vậy, hương vị của trà mới không "phá" hương vị của whisky. Matching giữa đồ uống với đồ uống, giữa đồ uống với đồ ăn, nếu chúng ta lựa chọn hai hay nhiều thứ cùng có cá tính quá mạnh, cùng có hương vị quá đậm, quá dễ nhận biết, thì kết quả thường là tệ hại. Chúng sẽ phá nhau và hương vị sẽ dễ... trở về "mo". Với cách lựa chọn trà như thế, thì những dòng trà đậm, vị sâu như trà truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là trà tại các vùng Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang cần được loại bỏ. Tiếp theo, các dòng trà hương vị mạnh mẽ, vị đậm đà của Ấn Độ và Sri Lanka cũng cần đưa ra khỏi danh mục. Sencha Nhật Bản và Trà xanh Trung Quốc, có thể bao gồm cả giống Ô-long, sẽ thích hợp hơn cả. Trà xanh để pha với whisky, người ta có thể dùng trà xanh đã chế biến và đã đóng chai, có thể dùng trà xanh trong túi lọc, hoặc cầu kỳ hơn, người ta cũng có thể dùng trà tự pha sau đó đem mix với whisky. Khi pha, thì lượng nước trà chỉ nên chiếm từ 40% đến 50% của mix drink này. Nếu nhiều hơn, hương vị trà sẽ lấn át và phá mất hương vị whisky. Tất nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào việc chúng ta pha nước trà đậm hay nhạt.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Trong thớt này các Cụ nên tập chung tổng hợp những nội dung cơ bản về dòng rượu whisky (như tiêu đề thớt, Scotch whisky, Japanese whisky, Taiwan Whisky, American whisky...). Các vấn đề mang tính chuyên môn, hàn lâm, cụ thể của các nhãn rượu hoặc một chai rượu nào đó... các Cụ nên trao đổi bên thớt của các cụ BSC sẽ phù hợp hơn ạ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Nói về rượu Whisky sản xuất tại Nhật (Japanese Whisky) không thể không nói đến nhà Suntory và Nikka..nhân có bài khá hay của bác Kao vié6 về nhãn rượu Hibiki (một loại blended whisky danh tiếng) eim xin phép bác Kao đưa về đây để các Cụ tham khảo.
veef hãng rượu Suntoy: Bác Kao viết:
"...Suntory là hãng sản xuất rượu vang và rượu mạnh lớn nhất Nhật Bản và có lịch sử lâu đời từ năm 1899. Ông Shinjiro Torii khi đó là một chàng trai trẻ 20 tuổi mở một cửa hiệu nhỏ theo kiểu kinh doanh gia đình chuyên nhập khẩu rượu vang. Ông có một biệt tài phối chế rượu vang mà điển hình ông ghi dấu ấn trong lịch sử về rượu vang của Nhật Bản bằng việc cho ra một loại rượu vang đỏ có vị ngọt mang tên “Akadama” vào năm 1907. Sau đó ông có một ước mơ là sản xuất ra rượu whisky – không phải theo kiểu Scotch mà phải là whisky mang phong cách của Nhật Bản (not Scotch but Japanese whisky).


Năm 1923, ông bắt đầu dấn thân vào công việc sản xuất rượu whisky. Đầu tiên ông chọn thung lũng Yamazaki nằm ở ngoại ô của Kyoto (đây là cố đô của Nhật trước Tokyo của ngày nay - giống như Huế là cố đô của Việt Nam trước Hà Nội hiện nay) để làm nơi xây dựng lò chưng cất rượu. Lò này nằm tại nơi gặp nhau của 3 nhánh sông Katsura, Uji và Kizu. Khí hậu ẩm và màn sương mù bốc lên từ nơi giao nhau của 3 con sông đã tạo ra một môi trường lý tưởng để sản xuất whisky. Nguồn nước dùng sản xuất rượu là nước suối thiên nhiên được lấy từ các rừng tre mọc xung quanh khu vực này. Tuy học hỏi từ những phương pháp sản xuất rượu Scotch truyền thống nhưng với ý nghĩ sản xuất ra một loại whisky mang hương vị đặc trưng của người Nhật. Vì vậy có thể nói nguồn gốc của dòng whiksy Nhật Bản có cội nguồn bắt đầu từ hãng Suntory này. Theo đà phát triển vào năm 1973, hãng Suntory xây dựng thêm một lò chưng cất rượu nữa tại Hakushu để nâng công suất. Vị trí nằm ở phía nam của dãy núi Nhật Bản và cao 700 mét trên mực nước biển, được xem là lò chưng cất rượu có vị trí địa lý cao nhất trên thế giới. Nước mưa và nước do tuyết tan chảy qua vùng hoang sơ này và được lọc ngấm qua lòng đất từ bao nhiêu năm để tạo ra những dòng suối tinh khiết nhất, dùng cho sản xuất ra loại rượu ngon nhất. Lò này có khả năng cho ra hơn 100 loại whisky khác nhau. Lò này sử dùng thùng wash-back làm được làm bằng gỗ và bằng thép không rỉ và nhiều kiểu nồi chưng cất.Một đặc trưng khác biệt của lò này là sử dụng nhiều loại thùng gỗ khác nhau để chứa rượu như thùng barrel, thùng hogshead, thùng sherry butts, thùng puncheon, và một loại thùng mà người Nhật gọi là mizunara…(đây là những từ chuyên dụng để mô tả các loại và hình dáng thùng – JK không chuyên về nó nên muốn để nguyên thủy thế để không ai hiểu sai lệch về ý nghĩa). Hầm ủ tại đây có khoảng trên dưới 1 triệu thùng ủ đang chứa rượu whisky của trên 100 loại khác nhau. Tuy rằng có học hỏi kế thừa quy trình sản xuất rượu Scotch whisky thế nhưng một con người Nhật đã biết tạo ra một loại rượu whisky theo phong cách Nhật. Điều đáng nói là phong cách đặc trưng đó ngày nay được thế giới thừa nhận như là một trong 3 dòng whisky chính thức nổi tiếng: Scotch, Bourbon whiskey và Japanese whiskey. Một điều đáng suy ngẩm cho người Việt Nam mình làm sao để học hỏi chiêu “kế thừa cái của người để làm ra cái riêng của ta”. Chiêu này hoàn toàn khác với việc lười biếng copy rập khuôn làm ra cái na ná giông giống để rồi chết yểu rất nhanh theo thời gian."
Nguồn
http://kao-miniature.jimdo.com/2013/02/22/rượu-whisky-hibiki/
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Rượu Hibiki:
Hibiki là thương hiệu whisky của Nhật Bản và được hãng rượu Suntory sản xuất. Hibiki trong tiếng Nhật có nhiều nghĩa mang tính tích cực. ví dụ như là “tiếng vang” (giống như tiếng vang vọng khi ta đánh vào chuông). Một ý nghĩa khác tương đương với từ tiếng Anh là “Harmony” mang ý nghĩa hài hòa cân đối như một bản nhạc giao hưởng và đây cũng là ý nghĩa mà hãng Suntory chọn. Hibiki là loại whisky phối trộn từ các dòng whisky malt. Johnnie Walker nhãn xanh (green label) cũng thuộc cùng loại blended malt như loại Hibiki này. Nói thế để phân biệt với loại whisky phối chế từ cả hai dòng whisky lên men từ malt (nha) và whisky lên men từ grain (các hạt ngũ cốc).

Hibiki hiện tại sản xuất ra 4 hạng rượu phân theo theo số năm ủ: 12, 17, 21 và 30 năm. Trong đó sản phẩm chủ lực và truyền thống của dòng rượu Hibiki này là loại 17 năm. Loại này lần đầu tiên được đưa ra thị trường là vào năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập hãng Suntory. Đây là sản phẩm cao cấp dựa trên nguồn rượu nguyên liệu ủ lâu năm với số lượng dồi dào. Có hơn 30 loại malt whisky nguyên liệu dùng để phối chế ra loại 17 năm này dựa trên những kinh nghiệm quý báu tích lũy được từ các thế hệ chuyên gia phối chế truyền lại. Hibiki 12 Years được sản xuất ra để kỷ niệm 110 năm ngày thành lập hãng (2009). Sản phẩm này có quy trình sản xuất mang nhiều điểm khác biệt so với các sản phẩm Hibiki truyền thống trước đó. Ông Seiichi Koshimizu, chuyên gia phối chế của hãng Suntory và là người Nhật đầu tiên được chọn vào ghế giám khảo Cuộc thi rượu mạnh thế giới (ISC) năm 2004, cho biết quy trình sản xuất Hibiki 12 Year như sau:
Nguyên liệu malt whisky được lấy từ hai lò chưng cất Yamazaki và Hakushu. Các chuyên gia cẩn thận chọn lựa và phối chế chúng chung với thêm nhiều loại grain whisky và đặc biệt là thêm một ít malt whisky ủ trong thùng rượu mận - Loại whisky này được ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi (oak) sau đó được cho trưởng thành trong thùng gỗ sồi mà trước đó chứa rượu mận (plum liquor - người Nhật gọi là umeshu) để mượn một ít hương trái cây vào trong rượu. Ý tưởng này giống như của hãng Scotch whisky Macallan khi cho trưởng trành trong thùng chứa rượu Sherry trước đó. Phối trộn này sau đó được cho thêm vào một ít vintage whisky (loại whisky của những vụ mùa cho hạt ngũ cốc tốt). Cuối cùng tất cả được cho vào thùng gỗ sồi ủ tiếp một thời gian dài nữa để phát triển hương vị trái cây lên đúng mức. Ngoài ra hãng còn áp dụng phương pháp lọc than (than hoạt tính làm từ gỗ tre) để cho rượu có vị ngọt hơn và êm dịu hơn. Rượu có màu hổ phách ánh vàng, mùi quả mận (plum) quả mâm xôi (raspberry), dứa (pineapple), mật ong và vanilla, trong vòm miệng cho cảm giác mượt mà êm dịu, hậu vị ngọt có mùi gia vị và kéo dài.

Chuỗi các sản phẩm của Hibiki đoạt rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi rượu ngon quốc tế. Vào năm 2008, loại rượu Hibiki 30 năm đoạt cúp (giải cao nhất) tại cuộc thi International Spirits Challenge (ISC). Đây là lần đoạt giải thứ 3 liên tiếp và là lần thứ 4 kể từ năm 2004. Trước giờ trên thế giới chỉ có Hibiki 30 năm đạt được kỳ tích này. Do vậy Hibiki là loại whisky phối trộn cao cấp được giới sành uống whisky ưa thích.
Hình dáng chai cũng được chăm chút tạo hình chứa đựng nhiều ý nghĩa. Các chai Hibiki 12 năm, 17 năm và 21 năm có hình trụ tròn có 24 mặt tượng trưng cho 24 giờ trong ngày và trong lịch cổ của Nhật, một năm cũng được chia làm 24 phần (tháng). Nhãn chai được làm bằng giấy “Echizen” (tên khác là Washi), một loại giấy được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật cổ truyền tượng trưng cho dòng Hibiki tao nhã tinh khiết đại diện cho nước Nhật.

nguồn : http://kao-miniature.jimdo.com/2013/02/22/rượu-whisky-hibiki/

Lò chưng cất Yamazaki của nhà Suntory lúc mới thành lập (1923), ảnh của nhà Suntory


ngày nay
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Trong bài 43 eim trích dẫn bài của bác Kao nói về việc nhà Suntory ủ rượu có finish bằng thùng gõi sồi đã ủ qua ruơu mận ( Umeshu) để làm giàu hương vị của rượu giống như nhà Macallan có dùng thùng đã ủ qua “ rượu Sherry” để ủ rượu của họ.
_ Các bác lưu ý “ rượu Sherry” mà bác Kao nhắc đến ở trên không phải là rượu ngâm trái cherry mà “ rượu Sherry” chính là một loại vang ngọt của vùng Sherry thuộc Tây ban nha.
Không riêng gì nhà Macallan mà hầu như các lò rượu khác của Scotland đều có những thùng rượu ngâm bằng thùng đã ủ rượu Sherry ( Sherry Oak) để ủ hoặc ủ thêm thời gian nhằm làm giàu hương vị ngọt ngào, êm dịu.. cho rượu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Hãng rượu Nikka của Nhật bản: Nikka whisky là một trong hai thương hiệu whisky lớn nhất tại Nhật Bản.( Thương hiệu kia là Suntory.)Truy tìm ngược dòng lịch sử thì phát hiện hai hãng rượu này lại có cùng một cội rễ. Hay nói một cách chính xác hơn từ cây Suntory mọc ra nhánh Nikka. Chuyện thế này: ông tổ của hãng Suntory lúc bấy giờ là Shinjiro Torii đã thuê ông Masataka Taketsuru vào năm 1923 để chịu trách nhiệm xây dựng lò chưng cất rượu Yamazaki. Sau đó ông nghỉ việc ở Suntory và chính thức thành lập hãng rượu của riêng ông mang tên Dainipponkaju mà sau này đổi tên thành Nikka (1952). Trước đó vào năm 1918, ông Taketsuru đã xuất ngoại qua đất nước Scotland, quê hương của rượu Sotch whisky để tầm sư học cách chưng cất rượu whisky mãi cho đến năm 1923 mới quay về Nhật để giúp Shinjiro Torii dựng lò chưng cất Yamazaki. Bởi thế ông được xem như là cha đẻ của whisky Nhật Bản bên cạnh hãng Suntory được xem như là chiếc nôi của whisky Nhật Bản. Cũng vì ảnh hưởng của whisky Scotch nên cách viết tiếng Anh tại Nhật vẫn là whisky (chứ không hêm 1 chữ “e” vào để viết thành Whiskey như ở Ái nhĩ lan và Mỹ ).
Masataka Taketsuru xây dựng lò chưng cất tại Yoichi lấy tên là Yoichi Distillery vào năm 1934. Bẳng tất cả kinh nghiệm tích lũy được trong những năm tháng học hỏi và nghiên cứu tại Scotland, ông tuyên bố Yoichi mới chính là quê hương của whisky Nhật Bản. Yoichi nằm cách 50km về phía tây của thành phố Sapporo và phía nam của Hoikkaido. Nơi đây được bao bọc 3 phía là núi và 1 mặt là biển, nơi hoang sơ tinh khiết thích hợp cho việc chưng cất whisky. Lò này chuyên sản xuất rượu malt whisky. Whisky của lò này mạnh mẽ rất nam tính (rich and masculine), đậm đà, vị than bùn (peaty). Whisky ở đây có một mùi vị rất đặc trưng có được từ phương pháp chưng cất cổ truyền có từ xa xưa đó là nồi chưng cất được gia nhiệt bằng than đá. Phương pháp này hiện nay có rất ít người sử dụng, ngay cả tại Scotland.
Tiếp sau đó vào năm 1969, ông cho xây dựng một lò chưng cất thứ 2 tại Miyagi, Sendai lấy tên là Miyagikyo Distillery. Sendai nằm ở phía bắc của Honshu, được chọn do có khí hậu trong lành, độ ẩm thích hợp để ủ rượu và đặc biệt là nguồn nước ngầm tinh khiết ở đây được lọc tự nhiên qua một lớp than bùn trầm tích bao phủ trên mặt đất. Câu chuyện kể lại rằng ngày đó ông đi du lịch tham quan vùng đất này. Khi dừng chân tại một dải đất nằm giữa 2 con sông và bao quanh là núi đồi trùng điệp, ngay lập tức ông biết rằng đây là một nơi lý tưởng cho công việc chưng cất whisky. Nguồn nước tinh khiết, độ ẩm thích hợp, không khí khô sẽ cho là loại malt whisky nhẹ nhàng êm ái (solf and mild). Bên cạnh malt whisky (whisky chưng cất từ mạch nha), lò này cũng có sản xuất grain whisky – whisky lên men trực tiếp từ hạt ngũ cốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top