[Funland] "Nồng độ cồn" chưa được định nghĩa nên mới gây tranh cãi

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,599
Động cơ
386,089 Mã lực
1. Bác cho rằng bắt buộc phải có Luật Phòng chống rượu bia 2019 trong phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ?
2. Căn cứ pháp luật nào để bác cho rằng như vậy ?
Với ai đi chăng nữa khi đưa ra luật là phải trên giấy trắng mực đen chứ không phải ngoằng cái này vào cái kie . ( Ngoài lề chút : Jochi là trường ở tình nào ở nhật thế cụ? )
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,082
Động cơ
577,925 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Với ai đi chăng nữa khi đưa ra luật là phải trên giấy trắng mực đen chứ không phải ngoằng cái này vào cái kie .
1. Việc cho rằng "ngoằng cái này vào cái kia" là quan điểm của bác.
2. Bác không chứng minh được quan điểm đó, vì bác không dẫn chứng được cụ thể những điều, khoản nào, của Luật nào.
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,599
Động cơ
386,089 Mã lực
1. Việc cho rằng "ngoằng cái này vào cái kia" là quan điểm của bác.
2. Bác không chứng minh được quan điểm đó, vì bác không dẫn chứng được cụ thể những điều, khoản nào, của Luật nào.
Thôi cụ thắng!
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,579
Động cơ
448,805 Mã lực
Em thấy rất nhiều nước đưa ra ngưỡng Zero BAC mà dân có cãi đâu, trong khi dân ta hùa nhau chửi, hay dân các nước đấy văn minh hơn.
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Drunk_driving_law_by_country
Thống kê có 20 chục nước, chỉ bằng tầm 1/4 hay 1/5 số còn lại cho phép có ngưỡng trên 0.

Em nghĩ mọi người chỉ sợ cái con số trên 0 tí tẹo, kiểu 0.0001 do bị a/h bởi hoa quả, thuốc, thực phẩm, hay là do uống chiều hôm trước, sáng hôm sau vẫn còn lại con số tí tẹo đó.
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác đặt vấn đề sai thực tế (xảy ra trong thời gian thực), bởi vì thời điểm đo nồng độ cồn trong hơi thở và đo nồng độ cồn trong máu không xảy ra trùng thời điểm. Thực tế thời gian thực kết quả như thế này:

1. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả = 0.
2. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả > 0. Đo lại nồng độ cồn trong máu, kết quả > 0.
3. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả > 0. Đo lại nồng độ cồn trong máu, kết quả = 0. Đo lại nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả = 0

Kết quả cuối cùng sẽ không xảy ra trường hợp nào cùng tồn tại cả 0 và 1.
Sẽ chỉ có 0 - 0, hoặc 1 - 1.
Em hiểu ý cụ rồi. Như vậy, nếu dùng kiểm tra máu để chứng minh thì sẽ phải thực hiện tối thiểu 3 lần để kết luận (thì mới đúng luật).
Đề xuất của em trong bài viết là: thử 2 hoặc tối đa 3 lần cách nhau 10-15 phút để kết luận.
Phương án của em sẽ đỡ tốn kém hơn vì không cần thử máu. :D
 

Lunokhod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386951
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
1,417
Động cơ
253,790 Mã lực
vì cái không hợp lòng dân này nên ông phòng chống rượu bia đè cái luật giao thông ra thay thế và ông giao thông lại đẻ


Cụ đọc cái tiêu đề

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của ********* Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Có cái nào đề cập đến "Luật Phòng chống rượu bia 2019 "

Cái sai của nghị định này ở chỗ đấy đấy cụ!
Lòng dân cái lon ý. Nẫu đ éo chịu được.
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
vì cái không hợp lòng dân này nên ông phòng chống rượu bia đè cái luật giao thông ra thay thế và ông giao thông lại đẻ


Cụ đọc cái tiêu đề

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của ********* Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Có cái nào đề cập đến "Luật Phòng chống rượu bia 2019 "

Cái sai của nghị định này ở chỗ đấy đấy cụ!
1. Bác cho rằng bắt buộc phải có Luật Phòng chống rượu bia 2019 trong phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ?
2. Căn cứ pháp luật nào để bác cho rằng như vậy ?
Hai cụ thử đọc lại Phần C trong bài viết của em đi ạ. Em đã giải thích rất rõ về "căn cứ..." . Em xin copy lại phần đó để 2 cụ tiện đọc:

"Về vấn đề này, ở đây em cũng xin giải thích luôn vì có một số cụ cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:
- Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008
- Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.
Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia)"

Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về căn cứ nữa cả.
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,599
Động cơ
386,089 Mã lực
Hai cụ thử đọc lại Phần C trong bài viết của em đi ạ. Em đã giải thích rất rõ về "căn cứ..." . Em xin copy lại phần đó để 2 cụ tiện đọc:

"Về vấn đề này, ở đây em cũng xin giải thích luôn vì có một số cụ cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:
- Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008
- Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.
Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia)"


Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về căn cứ nữa cả.
Ai cũng hiểu việc này cụ nhé! vấn đề là người dân (ở đây là đại đa số) cần phải cho họ hiểu trên văn bản . (nếu có thay thế thì cần update trên cái luật 2008 --> 200? nào đó chứ không thể vận dụng kiểu từ cái này ra cái kie được ) . Em tin cái nghị định này sẽ sửa đổi bổ sung cho phù hợp với lòng dân!
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ai cũng hiểu việc này cụ nhé! vấn đề là người dân (ở đây là đại đa số) cần phải cho họ hiểu trên văn bản . (nếu có thay thế thì cần update trên cái luật 2008 --> 200? nào đó chứ không thể vận dụng kiểu từ cái này ra cái kie được ) . Em tin cái nghị định này sẽ sửa đổi bổ sung cho phù hợp với lòng dân!
Trong bài viết em cũng nói đến những điều này rồi mà cụ :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,082
Động cơ
577,925 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ai cũng hiểu việc này cụ nhé! vấn đề là người dân (ở đây là đại đa số) cần phải cho họ hiểu trên văn bản . (nếu có thay thế thì cần update trên cái luật 2008 --> 200? nào đó chứ không thể vận dụng kiểu từ cái này ra cái kie được ) . Em tin cái nghị định này sẽ sửa đổi bổ sung cho phù hợp với lòng dân!
1. Công tác tuyên truyền Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ đảm bảo tuyên truyền cho người dân hiểu đúng căn cứ pháp luật.

2. Nếu lấy lý do cập nhật Luật Giao thông đường bộ 2008, mà đưa thêm vào Luật Phòng chống rượu bia 2019 ở phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ dẫn đến rối rắm. Bởi vì tất cả các Luật ở phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều. Nếu thực hiện theo cách nghĩ của bác thì phần Căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP trở nên cực kỳ rườm rà.

Luật Tổ chức chính phủ.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính phủ)
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Luật Hải quan (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Luật Giao thông đường bộ 2008.
Luật sửa đổi, bổ sung 37 điều luật (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008)
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008)

------------

Nếu bổ sung rườm rà đó chỉ để thỏa mãn quan điểm của bác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ vi phạm điều 5, khoản 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

"Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính"
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,599
Động cơ
386,089 Mã lực
1. Công tác tuyên truyền Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ đảm bảo tuyên truyền cho người dân hiểu đúng căn cứ pháp luật.

2. Nếu lấy lý do cập nhật Luật Giao thông đường bộ 2008, mà đưa thêm vào Luật Phòng chống rượu bia 2019 ở phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ dẫn đến rối rắm. Bởi vì tất cả các Luật ở phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều. Nếu thực hiện theo cách nghĩ của bác thì phần Căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP trở nên cực kỳ rườm rà.

Luật Tổ chức chính phủ.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính phủ)
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Luật Hải quan (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Luật Giao thông đường bộ 2008.
Luật sửa đổi, bổ sung 37 điều luật (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008)
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (bởi vì Luật này sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008)
Em thua cụ rồi mà! cái em lo không phải chỉ có cái nghị định này. ( thôi cụ tập trung vào học đi, sau sẽ có những lo lắng như em!)
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,042
Động cơ
598,550 Mã lực
Bộ tư pháp là cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản pháp luật, vậy họ có tiếp nhận kiến nghị của người dân về việc nghị định sai quy định của luật hay không?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,082
Động cơ
577,925 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bộ tư pháp là cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản pháp luật, vậy họ có tiếp nhận kiến nghị của người dân về việc nghị định sai quy định của luật hay không?
Nếu bác có ý kiến, có thể gửi kiến nghị đến B ộ Trưởng Bộ Tư pháp, căn cứ vào điều 140, Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

Điều 140. Kiến nghị rà soát văn bản
1. Cơ quan, tổ chức và công dân khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản được quy định tại Điều 139 của Nghị định này.
2. Cơ quan nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét để thực hiện rà soát văn bản hoặc chuyển kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức và công dân đã kiến nghị rà soát văn bản.

----------

Hãy phát huy quyền công dân của bác.
 

Racehorse206

Xe tăng
Biển số
OF-588341
Ngày cấp bằng
4/9/18
Số km
1,849
Động cơ
152,464 Mã lực
Dạo này món này hot, em nghiên cứu thấy cũng hay. Viết một bài dài dài mời các cụ/mợ vào thảo luận ạ.
A. Tính logic của chữ "HOẶC"
1. Bất cập là gì?

Luật Phòng chống tác hại rượu bia: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu HOẶC hơi thở có nồng độ cồn. Chữ HOẶC này nghĩa là dù sảy ra 1 trong hai trường hợp: hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở thì đều là vi phạm. Chữ "HOẶC" cũng được dùng trong nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vậy ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan liệu có đúng luật? Trong máu không có nhưng trong hơi thở vẫn có thì vẫn là vi phạm vì Logic 1 or 0 vẫn là 1 cơ mà?!
2. Đề xuất hướng giải quyết:
Sắp tới cần đưa vào “Thông tư” hoặc “Quy trình kiểm tra, xử phạt” cách làm như sau: Sau 15 phút cho thổi lại lần 2, nếu còn chưa phục sau 15 phút nữa cho thổi lần 3 - Thế là hết cãi. Rượu bia thì còn lâu mới tan nồng độ cồn nên sau 30 phút không thể lọt được tội nhưng nếu thực sự là do ăn hoa quả, si rô, nước xúc miệng...hoặc những thứ khác không phải rượu bia thì sau 30 phút là nồng độ cồn về 0 (thực tế vài phút là tan hết và đã có người làm thực nghiệm, các cụ seach youtube là ra ngay.
B. Khái niệm "NỒNG ĐỘ CỒN"
1. Bất cập là gì?

Trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, phần giải thích từ ngữ (điều 2) có Định nghĩa “ĐỘ CỒN” nhưng lại không định nghĩa “NỒNG ĐỘ CỒN”. Đây là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của văn bản pháp luật. Về logic đời thường, ai cũng hiểu trong luật Phòng chống tác hại rượu bia thì “Nồng độ cồn” nói trong đó phải là do “Rượu bia” mới hợp lý. Bản thân định nghĩa “ĐỘ CỒN” – trong luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng được định nghĩa là “hàm lượng...có trong rượu bia” (khoản 4 điều 2). Thế nhưng vì không định nghĩa nên gây tranh cãi khi ăn hoa quả cũng “dính” nồng độ cồn. Đấy chính là lý do mà nghị định 100/2019/NĐ-CP còn gặp kha khá ý kiến chưa đồng thuận.

2. Đề xuất phương án giải quyết:
- Ban hành Thông tư hướng dẫn, trong đó phần Giải thích từ ngữ nhất định phải định nghĩa rõ ràng “Nồng độ cồn” là gì? Và tất nhiên, vì chưa có trường hợp nào ăn vải, uống siro ho, ăn sầu riêng... mà bị say và mất khả năng kiểm soát hành vi nên “Nồng độ cồn” nên được định nghĩa gắn chặt với “bia và rượu”. Như thế cũng logic với tên luật là “Luật phòng chống tác hại bia rượu”.
- Bổ sung điều khoản quy định: Trong trường hợp người dân khiếu nại tại chỗ, thì quy trình kiểm tra lại nồng độ cồn sẽ được tiến hành như đề xuất ở vấn đề thứ nhất (Thử lại nồng độ cồn tối đa 2 lần sau mỗi 15 phút).

C. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Ngoài ra, vì phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa nói đến “Luật phòng chống tác hại rượu bia” thì trong thông tư hướng dẫn (nếu ban hành) cũng cần đưa vào để mọi thứ được rõ ràng hơn cho người đọc luật.
Về vấn đề này, ở đây em cũng xin giải thích luôn vì có một số cụ cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:
- Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008
- Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.
Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia). Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về “nồng độ cồn” nữa cả.
Em rất ủng hộ cải thiện văn hóa giao thông và an toàn giao thông. Vì thế em theo dõi, tìm hiểu và đầu tư khá nhiều thời gian để tìm hiểu về các vấn đề này. Em không phải dân ngành luật đâu ạ.

Lời nhắn: Có tìm hiểu kĩ mới thấy việc ban hành, xây dựng luật (Lập pháp) thực sự rất khó khăn, phức tạp và chịu nhiều áp lực. Vậy nên trước hết em rất mong, rất hi vọng lực lượng HÀNH PHÁP thực hiện đúng, thực hiện nghiêm, đừng dựa vào kẽ hở để trục lợi mà sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của luật pháp (là bảo vệ sự công bằng - mà bao người đã tốn công xây dựng). Cũng mong mỗi chúng ta nên đọc và tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa ra ý kiến. Nên đóng góp một cách xây dựng, đừng hùa theo, đừng ném đá – ném đá chỉ để thỏa mãn cá nhân, không giúp giải quyết vấn đề chung.
Cuối cùng, xin cảm ơn các cụ/mợ đã đọc đến đây, rất mong các ý kiến thảo luận.
Em hỏi thật cụ công tác trong lĩnh vực nào ạ, lúc làm luật không biết có lấy ý kiến đóng góp từ người dân không, mà cụ có được tham gia ý kiến không vì điều cụ nói khá đúng
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,928
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
45
Đại đa số không ủng hộ đội mũ bảo hiểm mà nhỉ??Hồi đó dẫn giải nọ kia,khoa học khoa hiếc kinh lắm.Các ông yên tâm,dân họ éo biểu tình vì "uống không lái,lái không uống" đâu mà ngày nào hết face lại diễn đàn cũng có vài bài khuấy động.Tôi cũng thích uống nhưng cũng ủng hộ là lái thì không uống.Hiểu đơn giản đi
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hỏi thật cụ công tác trong lĩnh vực nào ạ, lúc làm luật không biết có lấy ý kiến đóng góp từ người dân không, mà cụ có được tham gia ý kiến không vì điều cụ nói khá đúng
Em dân kĩ thuật. Thấy mọi người bàn tán thì mình tìm hiểu kĩ hơn. Bất chợt có mấy ý kiến thôi ạ. Mà các ý kiến của em rõ ràng là ủng hộ và đề xuất để luật được thực thi chặt chẽ hơn nhưng có vẻ cụ dưới có chút hiểu nhầm giữa: đóng góp xây dựng và ném đá hội nghị ;))

Đại đa số không ủng hộ đội mũ bảo hiểm mà nhỉ??Hồi đó dẫn giải nọ kia,khoa học khoa hiếc kinh lắm.Các ông yên tâm,dân họ éo biểu tình vì "uống không lái,lái không uống" đâu mà ngày nào hết face lại diễn đàn cũng có vài bài khuấy động.Tôi cũng thích uống nhưng cũng ủng hộ là lái thì không uống.Hiểu đơn giản đi
Cụ đọc lại bài em, nhất là phần cuối xem em xây dựng hay khuấy động?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top