[Funland] "Nồng độ cồn" chưa được định nghĩa nên mới gây tranh cãi

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạo này món này hot, em nghiên cứu thấy cũng hay. Viết một bài dài dài mời các cụ/mợ vào thảo luận ạ.
A. Tính logic của chữ "HOẶC"
1. Bất cập là gì?

Luật Phòng chống tác hại rượu bia: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu HOẶC hơi thở có nồng độ cồn. Chữ HOẶC này nghĩa là dù sảy ra 1 trong hai trường hợp: hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở thì đều là vi phạm. Chữ "HOẶC" cũng được dùng trong nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vậy ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan liệu có đúng luật? Trong máu không có nhưng trong hơi thở vẫn có thì vẫn là vi phạm vì Logic 1 or 0 vẫn là 1 cơ mà?!
2. Đề xuất hướng giải quyết:
Sắp tới cần đưa vào “Thông tư” hoặc “Quy trình kiểm tra, xử phạt” cách làm như sau: Sau 15 phút cho thổi lại lần 2, nếu còn chưa phục sau 15 phút nữa cho thổi lần 3 - Thế là hết cãi. Rượu bia thì còn lâu mới tan nồng độ cồn nên sau 30 phút không thể lọt được tội nhưng nếu thực sự là do ăn hoa quả, si rô, nước xúc miệng...hoặc những thứ khác không phải rượu bia thì sau 30 phút là nồng độ cồn về 0 (thực tế vài phút là tan hết và đã có người làm thực nghiệm, các cụ seach youtube là ra ngay.
B. Khái niệm "NỒNG ĐỘ CỒN"
1. Bất cập là gì?

Trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, phần giải thích từ ngữ (điều 2) có Định nghĩa “ĐỘ CỒN” nhưng lại không định nghĩa “NỒNG ĐỘ CỒN”. Đây là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của văn bản pháp luật. Về logic đời thường, ai cũng hiểu trong luật Phòng chống tác hại rượu bia thì “Nồng độ cồn” nói trong đó phải là do “Rượu bia” mới hợp lý. Bản thân định nghĩa “ĐỘ CỒN” – trong luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng được định nghĩa là “hàm lượng...có trong rượu bia” (khoản 4 điều 2). Thế nhưng vì không định nghĩa nên gây tranh cãi khi ăn hoa quả cũng “dính” nồng độ cồn. Đấy chính là lý do mà nghị định 100/2019/NĐ-CP còn gặp kha khá ý kiến chưa đồng thuận.

2. Đề xuất phương án giải quyết:
- Ban hành Thông tư hướng dẫn, trong đó phần Giải thích từ ngữ nhất định phải định nghĩa rõ ràng “Nồng độ cồn” là gì? Và tất nhiên, vì chưa có trường hợp nào ăn vải, uống siro ho, ăn sầu riêng... mà bị say và mất khả năng kiểm soát hành vi nên “Nồng độ cồn” nên được định nghĩa gắn chặt với “bia và rượu”. Như thế cũng logic với tên luật là “Luật phòng chống tác hại bia rượu”.
- Bổ sung điều khoản quy định: Trong trường hợp người dân khiếu nại tại chỗ, thì quy trình kiểm tra lại nồng độ cồn sẽ được tiến hành như đề xuất ở vấn đề thứ nhất (Thử lại nồng độ cồn tối đa 2 lần sau mỗi 15 phút).

C. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Ngoài ra, vì phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa nói đến “Luật phòng chống tác hại rượu bia” thì trong thông tư hướng dẫn (nếu ban hành) cũng cần đưa vào để mọi thứ được rõ ràng hơn cho người đọc luật.
Về vấn đề này, ở đây em cũng xin giải thích luôn vì có một số cụ cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:
- Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008
- Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.
Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia). Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về “nồng độ cồn” nữa cả.
Em rất ủng hộ cải thiện văn hóa giao thông và an toàn giao thông. Vì thế em theo dõi, tìm hiểu và đầu tư khá nhiều thời gian để tìm hiểu về các vấn đề này. Em không phải dân ngành luật đâu ạ.

Lời nhắn: Có tìm hiểu kĩ mới thấy việc ban hành, xây dựng luật (Lập pháp) thực sự rất khó khăn, phức tạp và chịu nhiều áp lực. Vậy nên trước hết em rất mong, rất hi vọng lực lượng HÀNH PHÁP thực hiện đúng, thực hiện nghiêm, đừng dựa vào kẽ hở để trục lợi mà sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của luật pháp (là bảo vệ sự công bằng - mà bao người đã tốn công xây dựng). Cũng mong mỗi chúng ta nên đọc và tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa ra ý kiến. Nên đóng góp một cách xây dựng, đừng hùa theo, đừng ném đá – ném đá chỉ để thỏa mãn cá nhân, không giúp giải quyết vấn đề chung.
Cuối cùng, xin cảm ơn các cụ/mợ đã đọc đến đây, rất mong các ý kiến thảo luận.
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,123
Động cơ
117,437 Mã lực
Cứ vượt 0.25 là phạt. Định nghĩa gì mất công, nước nào cũng vậy cả.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,169
Động cơ
470,911 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Nên để giới hạn mức độ nào đó thôi. Chứ chưa kiểu > 0 thì biết như thế nào? Uống từ hôm trước thì đến bao giờ mới được tham gia giao thông đây?
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,585
Động cơ
966,569 Mã lực
Hi vọng sẽ sớm sửa luật. Tăng nặng phạt rượu bia rất đáng hoan nghênh nhưng cần có 1 ngưỡng cho phép để tránh oan sai :(
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hi vọng sẽ sớm sửa luật. Tăng nặng phạt rượu bia rất đáng hoan nghênh nhưng cần có 1 ngưỡng cho phép để tránh oan sai :(
Định nghĩa nồng độ cồn chỉ gắn với rượu bia như em đề xuất là tránh oan sai rồi mà cụ. :)
 

hoangdang82

Xe tải
Biển số
OF-141940
Ngày cấp bằng
15/5/12
Số km
442
Động cơ
368,335 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Cứ vượt 0.25 là phạt. Định nghĩa gì mất công, nước nào cũng vậy cả.
Em cũng ủng hộ quy định rõ mức phạt, chứ như hiện tại thì quá bất cập! Uống từ tối hôm trc, đến sáng hôm sau tỉnh táo, ngon nghẻ thì chưa chắc đẫ hết mùi cồn! Như Bỉ, cứ nồng độ từ 0,22 mới bị phạt!
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,123
Động cơ
117,437 Mã lực
Em cũng ủng hộ quy định rõ mức phạt, chứ như hiện tại thì quá bất cập! Uống từ tối hôm trc, đến sáng hôm sau tỉnh táo, ngon nghẻ thì chưa chắc đẫ hết mùi cồn! Như Bỉ, cứ nồng độ từ 0,22 mới bị phạt!
Luật GTĐB điều 8 đã quy định mức 0.25 rồi cụ. Thông tư, Nghị định là văn bản dưới Luật, cứ vứt.
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lấy gì khẳng định nồng độ cồn do bia ruợu hay thứ gì gây ra ợ?
Em đề xuất: khi có khiếu nại tại chỗ của dân về việc không uống rượu nhưng có nồng độ cồn thì cho thổi lại 2 lần. Lý do phân biệt là:
Nồng độ cồn do uống rượu bia rất lâu hết.
Do hoa quả, siro ho... rất nhanh tan cụ ạ. Thực tế đã được chứng minh. Cụ xem tạm cái này ạ:
 

bmvv2b

Xe tải
Biển số
OF-298599
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
367
Động cơ
313,150 Mã lực
Nơi ở
Hải phòng thành, Đà Nẵng Phố
Cái nhà tư vấn ban hành luật lên tivi phát biểu cồn nào cũng gây ảo giác dù là hoa quả kìa, hiểu nhầm là thế nào. Chỉ có dân nhầm chứ quan ko nhầm. Cụ bật lại đi
 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nên để giới hạn mức độ nào đó thôi. Chứ chưa kiểu > 0 thì biết như thế nào? Uống từ hôm trước thì đến bao giờ mới được tham gia giao thông đây?
Cụ nói có lý ạ. Nhưng luật đã thông qua rồi. Chỉ có thể điều chỉnh bằng thông tư hoặc quy chế xử phạt thôi ạ.
Ở VN mình nó ngược đời. Về lý thì Hiến pháp cao nhất, rồi đến luật, rồi nghị định, thông tư...nhưng vì luật có bất cập nên khi vào thực tế thì thông tư nghị định lại cao hơn cả luật :(
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,313
Động cơ
467,885 Mã lực
AK 47 cũng không bênh được bọn ra cái luật này các cụ nhỷ...
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,123
Động cơ
117,437 Mã lực
Thiên đường phải cao cấp hơn giẫy chết chứ. Họ từ 0,25 đổ lên. Còn ta từ 0-0,25 là đủ giam xe, xử phạt, tước bằng rồi.
Công nhận trí tuệ của kẻ ra cái văn bản luật này cao siêu như trên giời ý rồi
Không cụ. Mỹ chỉ 0.08 là ăn phạt rồi, Nhật 0.03, so với văn minh, thiên đường 0.25 quá muỗi.
 

hoangdang82

Xe tải
Biển số
OF-141940
Ngày cấp bằng
15/5/12
Số km
442
Động cơ
368,335 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Luật GTĐB điều 8 đã quy định mức 0.25 rồi cụ. Thông tư, Nghị định là văn bản dưới Luật, cứ vứt.[/
Luật GTĐB điều 8 đã quy định mức 0.25 rồi cụ. Thông tư, Nghị định là văn bản dưới Luật, cứ vứt.
Sao e thấy cs vẫn sử phạt nếu có nồng độ cồn hả cụ? E thấy hoang mang quá, để mai e đọc kỹ lại
 

oto_new

Xe tải
Biển số
OF-599599
Ngày cấp bằng
18/11/18
Số km
244
Động cơ
128,972 Mã lực
Tuổi
44
Uongs xong là phải ngủ thật ngon


 

Da bắt nắng

Xe điện
Biển số
OF-91305
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
3,952
Động cơ
443,133 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao e thấy cs vẫn sử phạt nếu có nồng độ cồn hả cụ? E thấy hoang mang quá, để mai e đọc kỹ lại
Cụ ấy vẫn nhầm hoặc có khi chưa tỉnh rượu đấy ;)) . Cụ đọc kĩ bài của em sẽ hiểu.
Luật phòng chống tác hại rượu bia sửa đổi khoản 8 điều 8 của luật GT đường bộ 2008 rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top