[Funland] "Nồng độ cồn" chưa được định nghĩa nên mới gây tranh cãi

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,084
Động cơ
598,729 Mã lực
Em thấy cái nghị định này "Vi hiến", "Vi pháp". Trong hiến pháp , người dân được tự do (trong đó có ăn và uống) , trong luật giao thông đường bộ ghi rõ nồng độ cồn cho phép trong máu.

Nghị định này cần sửa đổi cho phù hợp với Hiến Pháp và Pháp luật!
Cụ nghiên cứu lại đê, nó chả sai luật tí nào về vấn đề nồng độ còn cả. Chỉ vướng mắc xuất phát ngày từ luật là tuyệt đối hóa việc không có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà thôi.
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,602
Động cơ
386,089 Mã lực
Cụ nghiên cứu lại đê, nó chả sai luật tí nào về vấn đề nồng độ còn cả. Chỉ vướng mắc xuất phát ngày từ luật là tuyệt đối hóa việc không có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà thôi.
Em cũng không nhất thiết phải nghiên cứu sâu làm gì! là người dân em thấy không phù hợp , mà dân đã không thấy phù hợp thì cần xem lại ! (mặc dù em không đồng ý với cái nghị định này , chưa có cái thay đổi em vẫn tuân thủ) Và em tin rắng cái nghị định này sẽ thay đổi trong vài ngày nữa !
 

vuronaldo03

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-553921
Ngày cấp bằng
9/2/18
Số km
860
Động cơ
163,415 Mã lực
Tuổi
33
Cụ nghiên cứu lại đê, nó chả sai luật tí nào về vấn đề nồng độ còn cả. Chỉ vướng mắc xuất phát ngày từ luật là tuyệt đối hóa việc không có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà thôi.
Nếu luật trước kia quy định nồng độ cồn trên 0 mà bị phạt thì cũng là ngu nốt

Muốn phạt cần phải có 1 con số quy định nhất định, cái gì cũng phải trong ngưỡng cho phép, quá mới bị phạt
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,084
Động cơ
598,729 Mã lực
Em cũng không nhất thiết phải nghiên cứu sâu làm gì! là người dân em thấy không phù hợp , mà dân đã không thấy phù hợp thì cần xem lại ! (mặc dù em không đồng ý với cái nghị định này , chưa có cái thay đổi em vẫn tuân thủ) Và em tin rắng cái nghị định này sẽ thay đổi trong vài ngày nữa !
Không phù hợp thì cụ có thể nói, nhưng bảo nó phạm luật với vi hiến thì là vấn đề rất khác.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,084
Động cơ
598,729 Mã lực
Nếu luật trước kia quy định nồng độ cồn trên 0 mà bị phạt thì cũng là ngu nốt

Muốn phạt cần phải có 1 con số quy định nhất định, cái gì cũng phải trong ngưỡng cho phép, quá mới bị phạt
Trước kia đối tượng điều chỉnh chỉ là lái xe ô tô, là 1 số lượng ít nên không gây ảnh hưởng nhiều. Nay mở rộng ra gần như toàn bộ thì rõ ràng ảnh hưởng lớn hơn gấp bội.
 

LeTai1979

Racing Boy
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,832
Động cơ
1,832,005 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Chuẩn là thế !
Lắm bác cãi cùn bỏ mẹ.
Nhớ 1 điều làm Dân thì chỉ cầm đằng lưỡi thôi.
Nhưng ngược lại thì bổ xung,sửa đổi luật này chưa chặt chẽ,chính xác.
Mà thôi kệ mịa.....chán...em đi lo nốt cái thẻ xanh đơi...=))
Cãi trên bàn phím thôi, đến lúc gặp nó hành cho mới biết. :))
Cụ lo đi xem hết bao nhiêu xem em có cố đc ko? :))
 

vuronaldo03

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-553921
Ngày cấp bằng
9/2/18
Số km
860
Động cơ
163,415 Mã lực
Tuổi
33
Trước kia đối tượng điều chỉnh chỉ là lái xe ô tô, là 1 số lượng ít nên không gây ảnh hưởng nhiều. Nay mở rộng ra gần như toàn bộ thì rõ ràng ảnh hưởng lớn hơn gấp bội.
Vấn đề hợp lý, cho mọi phương tiện, là nồng độ cồn phải vuợt quá 1 con số giới hạn nào đó mới gọi là vi phạm và đáng bị phạt

Chứ không thể nồng độ cồn lớn hơn 0 là vi phạm và bị phạt
 

LeTai1979

Racing Boy
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,832
Động cơ
1,832,005 Mã lực
Nơi ở
Nhà

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,602
Động cơ
386,089 Mã lực
Không phù hợp thì cụ có thể nói, nhưng bảo nó phạm luật với vi hiến thì là vấn đề rất khác.
Em vẫn bảo vệ ý kiến của mình về sự "vi hiến " và " vi luật" của nghị định này!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,110
Động cơ
578,280 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Dạo này món này hot, em nghiên cứu thấy cũng hay. Viết một bài dài dài mời các cụ/mợ vào thảo luận ạ.
A. Tính logic của chữ "HOẶC"
1. Bất cập là gì?

Luật Phòng chống tác hại rượu bia: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu HOẶC hơi thở có nồng độ cồn. Chữ HOẶC này nghĩa là dù sảy ra 1 trong hai trường hợp: hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở thì đều là vi phạm. Chữ "HOẶC" cũng được dùng trong nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vậy ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan liệu có đúng luật? Trong máu không có nhưng trong hơi thở vẫn có thì vẫn là vi phạm vì Logic 1 or 0 vẫn là 1 cơ mà?!
Bác đặt vấn đề sai thực tế (xảy ra trong thời gian thực), bởi vì thời điểm đo nồng độ cồn trong hơi thở và đo nồng độ cồn trong máu không xảy ra trùng thời điểm. Thực tế thời gian thực kết quả như thế này:

1. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả = 0.
2. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả > 0. Đo lại nồng độ cồn trong máu, kết quả > 0.
3. Đo nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả > 0. Đo lại nồng độ cồn trong máu, kết quả = 0. Đo lại nồng độ cồn trong hơi thở, kết quả = 0

Kết quả cuối cùng sẽ không xảy ra trường hợp nào cùng tồn tại cả 0 và 1.
Sẽ chỉ có 0 - 0, hoặc 1 - 1.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,110
Động cơ
578,280 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Dạo này món này hot, em nghiên cứu thấy cũng hay. Viết một bài dài dài mời các cụ/mợ vào thảo luận ạ.
B. Khái niệm "NỒNG ĐỘ CỒN"
1. Bất cập là gì?

Trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, phần giải thích từ ngữ (điều 2) có Định nghĩa “ĐỘ CỒN” nhưng lại không định nghĩa “NỒNG ĐỘ CỒN”. Đây là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của văn bản pháp luật. Về logic đời thường, ai cũng hiểu trong luật Phòng chống tác hại rượu bia thì “Nồng độ cồn” nói trong đó phải là do “Rượu bia” mới hợp lý. Bản thân định nghĩa “ĐỘ CỒN” – trong luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng được định nghĩa là “hàm lượng...có trong rượu bia” (khoản 4 điều 2). Thế nhưng vì không định nghĩa nên gây tranh cãi khi ăn hoa quả cũng “dính” nồng độ cồn. Đấy chính là lý do mà nghị định 100/2019/NĐ-CP còn gặp kha khá ý kiến chưa đồng thuận.
Luật Đo lường 2011 quy định một cách tổng quát về các đơn vị đo lường.
Điều 8, khoản 2, Luật Đo lường 2011:
Đơn vị đo pháp định bao gồm:

a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;

Nồng độ cồn thuộc điểm a, khoản 2, điều 8, Luật Đo lường 2011. Cho nên không có gì bất cập cả.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 có thể/hoặc không cần đưa vào định nghĩa Nồng độ cồn.

Trường hợp không có định nghĩa nồng độ cồn trong Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019, cũng giống như trong Luật Giao thông đường bộ 2008 không có định nghĩa km/h.
Nếu thế, có thể cãi là không vượt quá tốc độ quy định, bởi vì không có định nghĩa km/h trong Luật Giao thông đường bộ ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,110
Động cơ
578,280 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy cái nghị định này "Vi hiến", "Vi pháp". Trong hiến pháp , người dân được tự do (trong đó có ăn và uống) , trong luật giao thông đường bộ ghi rõ nồng độ cồn cho phép trong máu.
Nghị định này cần sửa đổi cho phù hợp với Hiến Pháp và Pháp luật!
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (điều 14, khoản 2, Hiến pháp 2013).

Bác hãy chứng minh việc người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, không gây mất trật tự, không mất an toàn xã hội.
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,602
Động cơ
386,089 Mã lực
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (điều 14, khoản 2, Hiến pháp 2013).

Bác hãy chứng minh việc người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, không gây mất trật tự, không mất an toàn xã hội.
Cụ hiểu sai ý em rồi! đưa ra cái nghị định thì phải dựa trên Hiến Pháp, Pháp luật . Việc cấm chất có cồn khi lái xe không sai nhưng phải tuân thủ luật , mà luật dựa trên hiến pháp. Luật đường bộ quy định ra sao ? luật về rượu bia ra sao ? (ông luật rượu bia lại thay thế cho ông đường bộ ) Cuối cùng là hợp lòng dân. Cái nghị định không hợp lòng dân thì cần xem lại cho hợp lòng dân. ( em không ủng hộ uống rượu lái xe đâu nhé!)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,110
Động cơ
578,280 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ hiểu sai ý em rồi! đưa ra cái nghị định thì phải dựa trên Hiến Pháp, Pháp luật . Việc cấm chất có cồn khi lái xe không sai nhưng phải tuân thủ luật , mà luật dựa trên hiến pháp. Luật đường bộ quy định ra sao ? luật về rượu bia ra sao ? (ông luật rượu bia lại thay thế cho ông đường bộ ) Cuối cùng là hợp lòng dân. Cái nghị định không hợp lòng dân thì cần xem lại cho hợp lòng dân. ( em không ủng hộ uống rượu lái xe đâu nhé!)
Bác hãy chứng minh Nghị định 100/2019/NĐ-CP sai gì so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Phòng chống rượu bia 2019 ?
 

NKQA

Xe buýt
Biển số
OF-145674
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
763
Động cơ
368,933 Mã lực
Em vẫn bảo vệ ý kiến của mình về sự "vi hiến " và " vi luật" của nghị định này!
Có tay Quang bộ y tế còn nói ăn 1 số hoa quả xong có thể có hơi cồn và 30-60 phút sau sẽ hết, nên nhân dân không phải lo. Chỉ mong bố nó phải đi cấp cứu nhưng thằng lái cứ ngồi chờ đủ 60 phút. Đấy là nó ngồi ghế vụ trưởng pháp chế đấy, hiến với luật đông lào nói đến lại thấy nẫu.
 

bigman95

Xe điện
Biển số
OF-177513
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
4,602
Động cơ
386,089 Mã lực
Bác hãy chứng minh Nghị định 100/2019/NĐ-CP sai gì so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Phòng chống rượu bia 2019 ?
vì cái không hợp lòng dân này nên ông phòng chống rượu bia đè cái luật giao thông ra thay thế và ông giao thông lại đẻ
Bác hãy chứng minh Nghị định 100/2019/NĐ-CP sai gì so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Phòng chống rượu bia 2019 ?
Cụ đọc cái tiêu đề

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Có cái nào đề cập đến "Luật Phòng chống rượu bia 2019 "

Cái sai của nghị định này ở chỗ đấy đấy cụ!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,110
Động cơ
578,280 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Có cái nào đề cập đến "Luật Phòng chống rượu bia 2019 "
Cái sai của nghị định này ở chỗ đấy đấy cụ!
1. Bác cho rằng bắt buộc phải có Luật Phòng chống rượu bia 2019 trong phần căn cứ của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ?
2. Căn cứ pháp luật nào để bác cho rằng như vậy ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top