- Biển số
- OF-327829
- Ngày cấp bằng
- 20/7/14
- Số km
- 13,902
- Động cơ
- 434,773 Mã lực
Đọc thêm để xem giáo sư Vũ Hà Văn, cựu học sinh Ams khoá đầu tiên nói gì về cái í tưởng bán trường, về cái giả định giầu nghèo mà ông ngáo Ts đưa ra:
Bán trường Ams
Hôm trước một bạn cựu học sinh trường Ams (PTTH Hà Nội-Amsterdam), vì môt số lý do nào đó, cần phải đem bán.
Việc này dẫn đến một cuộc tranh luận sục sôi nảy lửa. Trường Ams thành lập năm 1985, đến nay cũng đã có rất nhiều cựu học sinh, không ít trong số họ lại còn lấy nhau. Hy vọng là sau việc này sẽ không có những cuộc chia ly.
Cuộc tranh luận này đáng ra có thể được đặt ở đưới môt tiêu đề khác, mang tính xây dựng hơn và có thể rất thú vị (tôi sẽ đề cặp đến ở cuối bài), đó là viêc quản lý trường Ams, hay các trường trung học nổi tiếng nói chung, sẽ nên như thế nào khi các cơ sở giáo dục tự chủ về mặt tài chính.
"Bán trường Ams" gây sốc có lẽ bởi lý do nó phải đem bán, mà tác giả nêu ra trong bài viết: trường Ams đem tiền của người nghèo phục vụ cho người giàu, một sự bất công, vì vậy việc này cần phải chấm dứt.
Những khẩu hiệu mang tính vĩ mô và kích động, có lẽ nên tránh dùng tối đa ở mức có thể. Thu nhập trung bình ở VN thấp, sẽ có nhiều người không cân nhắc kỹ nội dung của câu nói trên, và tỏ thái độ quyết tâm đấu tranh cho sự công bằng của xã hội ngay. Nếu môt bạn nhỏ đang học ở trường Ams sống trong một phố với nhiều mức thu nhập khác nhau, rất có thể bạn và gia đình bạn sẽ lập tức phải hứng chịu môt số ánh mắt không mấy thân thiện.
Đúng là Ams là trường công lập, tức là chạy bằng ngân sách nhà nước, nôm na là tiền thuế. Nhưng nguòi gìau cũng đóng thúe. Và vì thuế luỹ tiến, nên họ đóng cao hơn trung bình rất nhiều. Nếu thu nhập ai đó gấp 3 người khác, thường họ phải đóng thuế hơn 5,6 lần chứ không phải 3 lần.
Có thể là mức thu nhâp trung bình của phụ huynh trường Ams cao hơn nhiều mặt bằng. Cái này tôi không có số liệu gì minh chứng, và cũng không biết ai có thể có các số liệu này để đặt cơ sở. Nhưng cả ngay trong trường hợp đó, thì vấn đề nên suy nghĩ là mức thu nhập cao đó là hệ quả hay là tiêu chí của viec tuỷen sinh.
Tiêu chí có nghĩa là việc tuyển sinh của trường Ams, môt cách công khai, sẽ thông qua mức thu nhập, hay chức vụ, của bố mẹ. Không giàu thì bị loại. Có lẽ đó không phải là trường hợp ở đây. Lý do khả dĩ nhất là vì việc lựa chọn khắt khe, nên các nhà có điều kiện hơn có nhiều phương thức hay thời gian để giúp con cái chuẩn bị hơn. Nên tỷ lệ phần trăm học sinh từ các gia đình có điều kiện sẽ đông hơn, nhung không có nghĩa học sinh nào cũng nhà giàu.
Hiện tượng này là phổ biến đối với tất cả các cơ sở giáo dục có tính chọn lọc cao, và không chỉ ở Viêt Nam. 30 năm trước, khi tỷ lê học sinh đỗ đại học rât thấp, phần lớn sinh viên đại học có gia đình ở các thành phố lớn, thường là tầng lớp trung lưu đổ lên. Các tỉnh nghèo, nhiều khi cả huyện mới có một người thi đỗ đại học. Đó có là môt sự bất bình đẳng khủng khiếp hay không, và xã hội nào có phương pháp giải quyết được hiên tượng này, xin nhường lời cho các nhà nghiên cứu xã hội hay lich sử.
Bây giờ quay lại chủ để khá thú vị mà ta có thể thảo luận môt cách xây dựng, đó là cách quản lý môt cơ sở giáo dục như trường Ams trong tương lai.
Rất nhiều cở sở trực thuộc nhà nước (công ty,nhà máy vv) hiện đang (hoặc đã) tư hữu hoá. Hoặc là tư nhân cổ phần hoá hoàn toàn hoặc nhà nước nắm một phần. Sau khi cổ phần hoá, thường là hoạt đông kinh doanh bao giờ cũng khởi sắc. Nhưng môt điều bất cập nó có thể đem đến là lợi nhuận hay cổ phần phần lớn chỉ liên quan đến những người đang đi làm. Ban giám đốc hiện tai sẽ nắm rất nhiều cổ phần. Tức là sự khác biệt giữa ông giám đốc về hưu một hai năm trước, và ông đang nắm quyền năm nay sẽ rất rõ rệt. Nhưng công bằng mà nói, thì cơ sở vật chât và thương hiệu của công ty đã được xây dựng trong cả thời gian dài với công sức rất nhiều người.
Một xu hướng thứ hai là việc tự chủ tài chính cho các cơ sở đào tạo, từ bậc đại học cho đến các trường phổ thông. Việc nhà nước sẽ không hỗ trợ các trường điểm như trường Ams với mức hiện nay nữa, thậm chí cắt hẳn, là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, tư hữu hoá hay bán tư hữu hoá cũng là một phương án cần phải cân nhắc.
Giá trị cốt lõi, hay tài sản chính, của trường Ams (hay các trường điểm nói chung) là danh tiếng của nó, cái được tạo dựng nên bởi sự phấn đấu của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh trong một thời gian rất dài. Phần lớn những người này không ai làm việc trực tiếp ở trường nữa. Vậy họ có vai trò như thế nào trong việc quản lý trường nếu trường hợp trên xảy ra ?
Van Vu
Van Vu đang ở trên Facebook. Tham gia Facebook để kết nối với Van Vu và những người khác mà có thể bạn biết. Facebook trao cho mọi người quyền chia sẻ và mở rộng và kết nối thế giới.www.facebook.com
Một kiểu nói rất lòng vòng nhưng tựu chung vưỡn là ... tư hữu hoá có cân nhắc.Không hiểu nổi ý bác này ngụ gì, không lẽ trường chủ yếu là để cho các tầng lớp cựu có vai trò, nơi để tự hào, để tựu trường,... sao ?
Người ta băn khoăn và bàn về:
1. Mô hình trường chuyên còn phù hợp trong hệ thống giáo dục trường công lập, với triết lý, phương châm giáo dục phổ cập, xóa bỏ, cấm học lệch, học riêng, học tủ, cơ chế mô hình đặc thù,.... không ?
(Các dẫn chứng mang tính ví dụ về y/c toàn điểm 10, cách tuyển sinh, giàu nghèo, chạy chọt, xin xỏ điểm, chạy thành tích, du học,.... chỉ là những dẫn chứng cho kiểu hoạt động, hệ quả của sự đặc thù, khác biệt quá lớn trong cùng hẹ thống chính sách, mô hình trường công lập,....)
2. Nếu/Khi chuyển đổi sang các mô hình trường tư nhân, cổ phần, dịch vụ giáo dục chất lượng cao, tự chủ tài chính,... để hoạt động đặc thù,...thì các yếu tố giá trị danh tiếng, uy tín, thương hiệu,... thường nó phải và sẽ được định lượng vào giá trị khi chuyển đổi công sang tư,... và giá/phí dịch vụ khi chuyển đổi sang tự chủ tài chính hay tư nhân/cổ phần hóa,...
3. Cụ Hà băn khoăn: Nhiều thế hệ giáo viên, học sinh đã từng làm việc, học,... đã nghỉ hưu, ra trường mà lại vẫn muốn có vai trò trong việc quản lý trường là sao ta ???
Nói theo ngôn ngữ dân dã là : cái trường Am nó dư lày là bình thường và tương lai là bán, nhưng lờ béng cái phần nhà nước đã bỏ đất, đầu tư lực lượng giảng dạy, bỏ cả tiền mua những giáo trình tiên tiến về để đào tạo ra các học sinh nhưng kết quả các học sinh phới mợ nó sang Tây với lý do ở nhà không cạnh tranh được với bọn ngu, hay nhẹ nhàng hơn là môi trường không phù hợp.
Vẫn chưa thấy một chiến lược gia chuyên giáo nào xuất hiện nơi chân trời, thế thì cứ giữ nguyên hiện trạng cho lành.
Tư với chả túi.