[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Sai là vì giá đô bán ở Hà Trung cũng tương đương giá đô bán trong ngân hàng. Có nghĩa là đồng Việt Nam không bị định giá cao.
Sorry, tui nhầm giữa cao với thấp. Ý tui là đồng VN đang bị định giá thấp cơ 😂. Nửa đêm thiếu minh mẫn, thôi tui đi ngủ chuộc tội đây. Cám ơn bác.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Tư nhân hóa hết thì làm sao phổ cập cụ?

Trường chuyên công lập (Ams chỉ là 1 trong hệ thống trường chuyên công lập) là mục tiêu đào tạo nhân tài. Mr Thành cũng có ý hay theo hướng nhà nước chỉ nên lo món phổ cập thôi, còn lại Thị trường quyết định. Tớ cũng ủng hộ Mr Thành :) dành tiền đầu tư cho Trường Ams mà đầu tư cho phổ cập; trường công Hà Nội quá quá tải rồi.

Nhưng cũng nên có cơ chế nào đó cho trò nghèo xuất sắc được học môi trường tốt nhất, để phát huy tài năng tối đa.

Nên chuyển trường Ams thành trường chuyên công lập cho trò nghèo xuất sắc :)
Tư bản giàu và phát triển như Mỹ thì giáo dục vẫn là bắt buộc ở mọi cấp học và lấy giáo dục công làm cốt. Tư nhân tham gia cho màu sắc tươi vui.

Chính sách phải rõ ràng, minh bạch. Công là công, tư là tư, không nhập nhằng công tư. Nước ta bao lần cải cạo công thương, nhập nhằng công tư rồi (bây giờ đến PPP cũng vô vàn rắc rối).

Mục tiêu của giáo dục không phải là để cho một vài tư nhân dẫn dắt. Trường chuyên, lớp chọn không phải là nơi để cho tư nhân thao túng, kiếm tiền. Tư nhân thích làm theo ý mình thì tự lập trường, tự đăng ký tiêu chuẩn với quốc gia, và tự quảng cáo, chứ không chiếm hữu tài nguyên giáo dục của nhiều thế hệ thầy, trò và tiền bạc quốc gia làm "của riêng" dễ dàng như ăn kẹo thế.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,451
Động cơ
416,268 Mã lực
Nơi ở
BE
Vâng cụ. Em có kết bạn fb với bạn La, cũng có kha khá bạn chung trong giới học thuật. Cảm nhận từ hồi bạn nghỉ bên Viện bắt đầu ảo tưởng, vĩ cuồng về bản thân. Về trình độ thì em công nhận rất nể bạn La, nể từ bên xa mẹ cơ. Nhưng gần đây thấy bạn bắt đầu phẫn chí, đi vào vết xe đổ của giới làm khoa học không hợp thời.
Em cũng nghe bạn bạn La phân tích với phỏng vấn nhiều thì thấy có đúng như Lãng nhận xét, chỉ là một ông “thợ chữ”.

Bạn chửi rất nhiều về chính sách kinh tế với các tập đoàn nhà nước nhưng bạn cố tình quên bạn từng nằm trong tổ tư vấn của thủ tướng và cũng phải chịu trách nhiệm về cái đống đấy.

Bạn cũng đang bắt đầu những bước đầu tiên giống cụ A.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Tư bản giàu và phát triển như Mỹ thì giáo dục vẫn là bắt buộc ở mọi cấp học và lấy giáo dục công làm cốt. Tư nhân tham gia cho màu sắc tươi vui.

Chính sách phải rõ ràng, minh bạch. Công là công, tư là tư, không nhập nhằng công tư. Nước ta bao lần cải cạo công thương, nhập nhằng công tư rồi (bây giờ đến PPP cũng vô vàn rắc rối).

Mục tiêu của giáo dục không phải là để cho một vài tư nhân dẫn dắt. Trường chuyên, lớp chọn không phải là nơi để cho tư nhân thao túng, kiếm tiền. Tư nhân thích làm theo ý mình thì tự lập trường, tự đăng ký tiêu chuẩn với quốc gia, và tự quảng cáo, chứ không chiếm hữu tài nguyên giáo dục của nhiều thế hệ thầy, trò và tiền bạc quốc gia làm "của riêng" dễ dàng như ăn kẹo thế.
Tóm lại ý cụ là gì? :) Cụ lan man quá.
 

Haolo1992

Xe tăng
Biển số
OF-436933
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,173
Động cơ
222,793 Mã lực
Tuổi
33
Cổ phần hóa đi là xong, nhà nước có cơ sở vật chất + công sức đầu tư gì đó chiếm bnhiu phần trăm còn lại tư nhân nhảy vào lợi nhuận chia theo tỷ lệ....
sau đó ams chia hai hệ chuyên và chuyên bán công nửa thi nửa xét học bạ thể là vẹn cả đôi đằng. :))))
 

SonTun

Xe tải
Biển số
OF-193721
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
457
Động cơ
331,250 Mã lực
Tư nhân hóa hết thì làm sao phổ cập cụ?

Trường chuyên công lập (Ams chỉ là 1 trong hệ thống trường chuyên công lập) là mục tiêu đào tạo nhân tài. Mr Thành cũng có ý hay theo hướng nhà nước chỉ nên lo món phổ cập thôi, còn lại Thị trường quyết định. Tớ cũng ủng hộ Mr Thành :) dành tiền đầu tư cho Trường Ams mà đầu tư cho phổ cập; trường công Hà Nội quá quá tải rồi.

Nhưng cũng nên có cơ chế nào đó cho trò nghèo xuất sắc được học môi trường tốt nhất, để phát huy tài năng tối đa.

Nên chuyển trường Ams thành trường chuyên công lập cho trò nghèo xuất sắc :)
Em nghĩ đã là công lập thì nên công bằng, hạn chế tiêu cực, các cháu có khả năng thì thi vào học. Còn phân biệt giàu hay ngheo thì hơi khó vì người giàu luôn đóng thuê nhiều hơn người nghèo
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đọc nhiều comment thấy có chút chạnh lòng nhất là các cháu học thực sự nó đọc được nó sẽ có cái nhìn khác đối với những ý kiến trái chiều này, nó thấy sự ích kỷ của người lớn, thấy sự vô ơn của ô tiến sĩ Thành khi là 1 amser. Con nhà em học trường công từ bé, học thêm cực ít vẫn thì đỗ 4 trường sau đó chọn học ams, hơn 1 năm thì đi du học. Đến thời điểm này em thấy môi trường, cách đào tạo của ams nó giúp cháu phát triển vượt bậc dù chỉ hơn 1 năm. Về phía phụ huynh cũng chẳng bao giờ nghĩ đến học phí nhiều hay ít miễn là các cháu thích nghi và học tốt, còn quỹ lớp thì rất bình thường k như có cụ nào nói.
Đây là bài sáng nay cháu share, cảm giác rất k vui về 1 amser như ô Thành
PHẢN BIỆN QUAN ĐIỂM LOẠI BỎ MÔ HÌNH TRƯỜNG CHUYÊN VÀ TƯ HỮU HÓA NHỮNG TRƯỜNG CHUYÊN TẠI VIỆT NAM

Cũng như rất nhiều anh chị em khác, tôi không thể không có cảm xúc gì khi đọc những ‘lý luận’ của ngài Nguyen Duc Thanh (xin không xưng anh em mà gọi là ngài cho lịch sự vì giữa tôi và Mr Thanh không chỉ không cùng quan điểm khoa học, mà cũng khác nhau về chuẩn mực đạo đức sống).

Có một số người đã nêu lên ý kiến để bảo vệ mô hình trường Chuyên của VN, đề xuất những thay đổi để cải tổ lại hệ thống giáo dục, trong đó có hệ thống trường chuyên – lớp chọn bao gồm cả Hà Nội Amsterdam. Tuy nhiên, tôi chưa thấy có một post nào hoặc quan điểm nào phản biện lại hoàn toàn những ‘lý luận’ của ngài Thanh đưa ra mà theo tôi là vô cùng phiến diện, một chiều, chủ quan và mắc nhiều lỗi ngụy biện.

📌 Lý do và động cơ tôi đưa ra bài này không chỉ xuất phát từ việc muốn bảo vệ trường Ams, mà còn muốn tác động tích cực đến các thế hệ trẻ của Ams và truyền đạt tiếp truyền thống ‘uống nước nhớ nguồn’ của Amser chân chính, và đó là sứ mệnh của chúng tôi, những người Amser thành công đi trước dẫn đường cho các thế hệ Amser tiếp theo.

Bản thân tôi khi giảng dạy những thế hệ Amser mới vẫn không ngừng khâm phục các em và tôi cho rằng các em vẫn đang làm tốt nhiệm vụ học tập, lao động, phấn đấu của mình như những bậc tiền nhân. Vì vậy, tôi mong bài viết này sẽ làm ‘an lòng’ thế hệ trẻ, tránh việc các em bị bóp méo tư duy, góc nhìn bởi những ngòi bút tiêu cực, phiến diện.

1. Về luận điểm đầu tiên của Mr Thanh: mọi lập luận đưa ra trong ý kiến này đều phiến diện, quy chụp, và không có căn cứ. Chưa hết, phần lớn những thông tin Mr Thanh đưa ra đều là ‘giả định’, sử dụng giả định để đưa ra một kết luận trên thực tế, đây là lỗi quá cơ bản trong khoa học. Dựa vào đâu để ra kết luận trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Nếu từ ngân sách quốc gia thì đây là vấn đề về phân bổ ngân sách, và ngân sách thì được đóng bởi thuế của mọi thành phần trong xã hội bất chấp giàu nghèo, nghề nghiệp. Mà thực ra nếu xét về bài toán kinh tế, những người có thu nhập cao trong xã hội thường sẽ có khả năng đóng thuế nhiều hơn do thu nhập và sức mua/tiêu dùng của họ cao hơn.

👉 Nếu lập luận theo lối suy nghĩ thiển cận này, thì tốt nhất nên loại bỏ tất cả các trường học, vì như vậy là không công bằng với những người không có con, những người độc thân đang hàng ngày đóng thuế cho ngân sách nhà nước.

Về suy luận bố mẹ cho con vào học Ams để sau này ‘NGỒI LÊN ĐẦU’ các bạn nghèo và học kém hơn, đây là một suy luận rất TRẺ CON 😂. Cần hiểu Ams đào tạo ra những người giỏi, người tài cho đất nước, những người này là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội hoặc giàu nhưng không có nghĩa những người này có đặc quyền gì để có thể ngồi lên đầu người nghèo, nếu không muốn nói những cá nhân này mới là những người có thể thay đổi xã hội, đất nước và bảo về quyền lợi cho những người yếu thế hơn.

Tôi cho rằng không hề có tính logic (thực ra là ngớ ngẩn) khi cho rằng những người học Ams (hoặc bất cứ trường chuyên lớp chọn nào) thì có thể ngồi lên đầu hay bắt nạt một bộ phận người dân nào đó. Đây là về vấn đề góc nhìn và đạo đức của mỗi cá nhân, việc một người có muốn đóng góp cho đất nước, giúp đỡ những người (yếu thế) xung quanh hay (như Mr Thanh nói) có tham vọng ngồi lên đầu người khác xuất phát từ tính cách của người đó, chứ không phụ thuộc vào nơi học, cơ sở đào tạo.

2. Ý kiến Ams nên chuyển sang mô hình trường tư đã có nhiều quan điểm phản biện. Với tôi, tôi cho rằng trường chuyên lớp chọn thì dù là tư hay công đều cần phải có. Với những em có năng khiếu đặc biệt của một môn, chuyên ngành nào đó nhưng gia đình không đủ điều kiện cho học trường tư, đáng nhẽ các em có thể cố gắng thi vào Ams để thay đổi tương lai bản thân (như tôi trước đây), thì bây giờ lại bị tước đi cơ hội đó do các ông muốn TƯ HỮU HÓA những cơ sở giáo dục đặc biệt như Ams.

3. Lên án về tiêu cực của Ams, về ‘sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục ’

Những tiêu cực, bất bình đẳng trong ngành giáo dục diễn ra ở mọi thành phố, quốc gia. Đã có nhiều bài báo, nghiên cứu phanh phui về đường dây chạy vào các trường IVY League và top schools ở Anh, Úc, Mỹ. Nên nếu có tiêu cực ở Ams, xin lỗi, là chuyện bình thường. Nó cũng đã xảy ra ở các trường chuyên lớp chọn khác, nó cũng đã xảy ra từ thời kỳ của tôi, rất lâu về trước chứ không phải bây giờ. Tuy nhiên, chúng ta không thể vin vào một số trường hợp xấu, tiêu cực, một hiện thực khách quan xảy ra ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ ngôi trường nào (dù là trường Công hay Tư) để phủ nhận sạch trơn những thành tựu to lớn mà ngôi trường đó đã đóng góp cho đất nước, xã hội nhiều năm liền.

Những lời lẽ này của Mr Thanh cũng xúc phạm trực tiếp và quy chụp toàn bộ ban giám hiệu và các thầy cô đang giảng dạy tại trường trong khi chưa có chứng cứ cụ thể, thống kê số lượng các vụ việc tiêu cực. Ngài còn dùng từ ‘chúng tôi’ nhưng tôi nghĩ không nhiều cựu Amser ‘cảm thấy ô nhục’ như vậy đâu, CHÚNG TÔI vẫn rất tự hào và sẽ đóng góp tìm ra giải pháp để cải thiện chất lượng và sự minh bạch của Ams.

4. Về việc GIẢ THUYẾT cho rằng vai trò lịch sử của Ams là để chứng minh người Bắc là người có trí tuệ dù còn khó khăn do chiến tranh, hay chuyên đào tạo gà nòi đi thi toán lý quốc tế.

Giả thuyết mà Mr Thanh đưa ra chứng tỏ 1 điều rất rõ ràng: anh ta không hiểu được Ý NGHĨA VÀ SỨ MỆNH thực sự của AMS. Trường Ams chưa bao giờ là nơi đào tạo gà nòi đi thi quốc tế (cái đó trường ĐH Tổng Hợp còn làm tốt hơn kìa), và chỉ một số ít học sinh của Ams quan tâm đến chuyện thi học sinh giỏi thôi.

Những gì trường Ams dạy chúng tôi, và đa số học sinh Ams mọi thế hệ từ trước đến nay hướng đến và mơ mộng đó là DU HỌC, là được đấu trí với những bộ óc vĩ đại đến từ mọi quốc gia trên thế giới ở những trường Đại học hàng đầu của Anh Úc Mỹ, là việc trở thành những người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, và hiểu rằng xung quanh mình còn rất nhiều người tài giỏi để cạnh tranh và phấn đấu. Đó là lý do chúng tôi quyết tâm thi và chiến đấu để vào bằng được Ams, vì chúng tôi tin rằng Ams cho chúng tôi CƠ HỘI. Cơ hội để thay đổi bản thân, cơ hội để thay đổi tương lai, cơ hội để thay đổi đất nước!

Về luận điệu đào tạo những người giỏi để làm showcase thì lại càng vô căn cứ và chỉ mang góc nhìn cá nhân. Ngài dựa vào đâu để nói rằng Ams là showcase của VN, ở VN ngoài Ams còn rất nhiều trường chuyên sản sinh ra tài năng của đất nước như Lê Hồng Phong (Sài Gòn), Phan Bội Châu (Nghệ An), Trần Phú (Hải Phòng)… họ cũng có danh tiếng và tự tôn riêng của họ, vậy đó cũng được coi là showcase sao hay họ không xứng đáng được coi là showcase như Ams? Bất cứ đất nước nào cũng có trường top, trường nhiều tài năng để đất nước đó tự hào, các ông cho rằng VN không có quyền được tự hào về những ngôi trường tốt của mình?

Về luận điệu: ‘Những người này được kỳ vọng phục vụ chế độ’. Xin lỗi, bất cứ công dân của đất nước nào khi hưởng những benefit đó từ giáo dục, an sinh xã hội, y tế… thì cũng đều được kỳ vọng sẽ phục vụ và cống hiến cho chế độ chính trị và chính phủ đó. Đây không phải câu chuyện của riêng VN mà ở tất cả các nơi trên thế giới, và thực ra là tư duy logic của một con người bình thường có đạo đức cơ bản. Không cần đến trường chuyên lớp chọn thì một người VN từ nhỏ đã luôn được dạy dỗ:

👉 Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Ăn cây nào rào cây đó

Tôi cũng chưa biết các ông đã làm được gì cho đất nước, cho chế độ này nhưng tôi biết chắc một điều: đó là để có được ngày hôm nay, thì các ông đã được học, được đào tạo, được cung cấp kiến thức dưới mái trường XHCN (với học phí rất rẻ), của cái chế độ mà các ông vẫn mỉa mai không ngượng mồm.

Một trong những luận điệu chính của Mr Thanh vẫn nhấn mạnh vào việc ngài không muốn TIỀN THUẾ của ngài và của anh em bạn bè của ngài bị dùng vào việc vận hành một trường học như Ams. Tôi cũng xót cho đồng thuế của tôi lắm, nhưng tôi không rõ khoảng bao nhiêu % tiền thuế của người dân được bơm cho trường Ams, trường chuyên lớp chọn và cơ sở giáo dục vậy? Tôi cho rằng không nên quá căn ke về mặt tiền thuế đó đâu, nếu có lo thì hãy lo cho tiền thuế của các ngài được dùng vào việc trả nợ đường sắt Cát Linh, việc trả nợ cho Vinashin, những dự án lớn của VN nợ nước ngoài hàng tỉ USD ý nhà Kinh Tế học à. Chứ ngài lo tiền của mình phải TỐN cho trường Ams (nơi đào tạo ngài trước đây) thì có phải là chắt chiu quá không?

🛑 KẾT LUẬN: Xin đừng nói chúng tôi không dám tiếp nhận ý kiến trái chiều. Vấn đề là chất lượng ý kiến đó đến đâu để người ta tiếp nhận hay phản ứng. Một nhà khoa học, nhà nghiên cứu lại đưa ra những nhận định chủ quan, thậm chi GIẢ ĐỊNH, GIẢ THIẾT (tức những thứ không phải là FACTS, không phải là sự thật, không phải thông tin có kiểm chứng) và dựa theo những giả định – giả thiết đó để đưa ra kết luận, rồi cả đề xuất loại bỏ hay tư nhân hóa một ngôi trường lớn. Đó tuyệt nhiên là một thứ PHI KHOA HỌC, và không phải là lý lẽ của một người làm khoa học nghiêm túc, chân chính, hay có tinh thần xây dựng. Chính vì lẽ đó, nếu để những luận điểm phi khoa học này làm ảnh hưởng đến tư duy của thế hệ trẻ, với tôi, là rất có hại – toxic, và vì thế cần phản biện, lên án. Bài này chỉ phân tích giới hạn về mặt khoa học và biện luận, chưa nói đến vấn đề đạo đức, cách sống, cách cư xử để thế hệ trẻ noi theo. Vì nếu nói về vấn đề đạo đức thì bài viết này dễ sa vào công kích cá nhân, làm mất trọng tâm của bài viết.

Tôi đưa ra bài viết này dưới tư cách là một Luật sư, và cũng là nhà giáo, nhà nghiên cứu chính sách/kinh tế/pháp luật, và sau cùng là một Amser (chưa thực sự có đóng góp gì cụ thể cho trường từ khi tốt nghiệp ☹ ). Xin cảm ơn.
Rất nhiều xúc cảm cá nhân và.....
Rất ít tư duy lô gíc.
Ở đây bàn về quản trị công, không bàn về lịch sử, lòng biết ơn, lòng tự hào... vân vân và mây mây.
Nhà nước hoàn toàn có thể để cho các trường công ở các thành phố thị xã tự chủ tài chính.
Nguồn lực nhà nước nên dành cho xây các trường mới, đầu tư cho giáo dục vùng sâu vùng xa.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Rất nhiều xúc cảm cá nhân và.....
Rất ít tư duy lô gíc.
Ở đây bàn về quản trị công, không bàn về lịch sử, lòng biết ơn, lòng tự hào... vân vân và mây mây.
Nhà nước hoàn toàn có thể để cho các trường công ở các thành phố thị xã tự chủ tài chính.
Nguồn lực nhà nước nên dành cho xây các trường mới, đầu tư cho giáo dục vùng sâu vùng xa.
Vâng nhờ cụ đập cho những ai cứ lan man tình cảm sướt mướt và cá nhân Mr Thành với. Tập trung vào việc vận hành trường chuyên công lập như Ams, bảng điểm toàn 10, vv quản trị kỹ trị công. Duy lý! quên chuyện duy tình đi.
 

binhnq2

Xe điện
Biển số
OF-668
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
2,079
Động cơ
1,004,094 Mã lực
Rất nhiều xúc cảm cá nhân và.....
Rất ít tư duy lô gíc.
Ở đây bàn về quản trị công, không bàn về lịch sử, lòng biết ơn, lòng tự hào... vân vân và mây mây.
Nhà nước hoàn toàn có thể để cho các trường công ở các thành phố thị xã tự chủ tài chính.
Nguồn lực nhà nước nên dành cho xây các trường mới, đầu tư cho giáo dục vùng sâu vùng xa.
Bài share này của 1 ông thi trượt Ams nhưng lại đang dạy trong Ams. Và khi ai đó bị đá vào nồi cơm của mình, thì họ phản ứng đầy cảm tính cũng là lẽ thường, nên ko có tư duy logic cũng là thuận theo lẽ. Cũng may ông này ko học Ams!!!!
 

hungboy

Xe buýt
Biển số
OF-55669
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
951
Động cơ
454,875 Mã lực
Cụ Thành nói đúng, ngay từ hồi mình học cấp 3 (8x) hs ở Ams mà gđ bình thường nói chung không aen thua, cơ bản là trường nhà giàu
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Một kiểu nói rất lòng vòng nhưng tựu chung vưỡn là ... tư hữu hoá có cân nhắc.
Nói theo ngôn ngữ dân dã là : cái trường Am nó dư lày là bình thường và tương lai là bán, nhưng lờ béng cái phần nhà nước đã bỏ đất, đầu tư lực lượng giảng dạy, bỏ cả tiền mua những giáo trình tiên tiến về để đào tạo ra các học sinh nhưng kết quả các học sinh phới mợ nó sang Tây với lý do ở nhà không cạnh tranh được với bọn ngu, hay nhẹ nhàng hơn là môi trường không phù hợp.
Vẫn chưa thấy một chiến lược gia chuyên giáo nào xuất hiện nơi chân trời, thế thì cứ giữ nguyên hiện trạng cho lành.
Tư với chả túi.
Một brand tốt như Ams thì thừa sức tự chủ tài chính, công hay tư ko quan trọng, quan trọng là tự chủ tài chính nếu biết quản lý, cho nó miếng đất miễn tiền thuê đất là xong. Tiết kiệm nguồn lực ngân sách với xây dựng, vận hành.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài share này của 1 ông thi trượt Ams nhưng lại đang dạy trong Ams. Và khi ai đó bị đá vào nồi cơm của mình, thì họ phản ứng đầy cảm tính cũng là lẽ thường, nên ko có tư duy logic cũng là thuận theo lẽ. Cũng may ông này ko học Ams!!!!
Cám ơn cụ thông tin chi tiết.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Sai là vì giá đô bán ở Hà Trung cũng tương đương giá đô bán trong ngân hàng. Có nghĩa là đồng Việt Nam không bị định giá cao.
Thị trường Hà Trung ko phải thị trường tự do đúng nghĩa để làm benchmarks dài hạn trung hạn cụ ạ. Tt Hà Trung có (thể) những bình thông nhau với NH.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,217
Động cơ
398,776 Mã lực
Chả cứ trường này, trường Đoàn Thị Điểm, Trường Nguyễn Siêu, phần nào là Chu Văn An.... đều có các lớp chọn mà sau đó con học nhanh để đi du học hết....Con em trước học Nguyễn Siêu em biết. Còn tại sao nó như thế và dưới con mắt nhiều người nó rất vớ vẩn nhưng để vào được đó không dễ thì theo em là cái méo mó của việc đi theo mong muốn của một bộ phận nào đó và theo đúng quy luật sẽ chuyển đổi từ từ.... Rồi đây mô hình này sẽ có nhiều trường mới do tư nhân mở ra họ copy và sẽ đến lúc vào đó không khó nữa thì điểm của các cháu không cần toàn 10 nữa....Kệ nó thôi. Nếu nói là không nên dùng tiền công làm thế thì phải có số liệu....
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Thị trường Hà Trung ko phải thị trường tự do đúng nghĩa để làm benchmarks dài hạn trung hạn cụ ạ. Tt Hà Trung có (thể) những bình thông nhau với NH.
Hà Trung mà còn không phải là thị trường tự do đúng nghĩa á cụ?
Cụ nghĩ là nếu bán được đô giá 25 mà hàng vàng nó không bán mà chỉ bán 23 theo tỷ giá "chỉ đạo" của nhà nước?
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Rất nhiều xúc cảm cá nhân và.....
Rất ít tư duy lô gíc.
Ở đây bàn về quản trị công, không bàn về lịch sử, lòng biết ơn, lòng tự hào... vân vân và mây mây.
Nhà nước hoàn toàn có thể để cho các trường công ở các thành phố thị xã tự chủ tài chính.
Nguồn lực nhà nước nên dành cho xây các trường mới, đầu tư cho giáo dục vùng sâu vùng xa.
Thế cái bài viết nhăng cuội của tiến sĩ thì tư duy logic ở đâu mà cụ đòi người ta phản biện logic?
Trường công ở đâu cũng phải có. Nếu không, với giá đất như hiện nay mà tư nhân hóa trường học thì phố cổ sẽ không có cái trường học nào hết, cả công lẫn tư, hoặc nếu có trường tư thì bọn trẻ con nó cũng sẽ phải chui rúc trong mấy cái nhà ống bé tí.
 
Chỉnh sửa cuối:

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
7,184
Động cơ
442,607 Mã lực
Em có tí lq đến Ams, không trực tiếp, nhưng thôi không đem kinh nghiệm cá nhân ra bàn cũng như không nói về cá nhân người nói - giả định là của chính anh ấy. Chỉ xin đề cập những lập luận, và mong rửa tai nghe các cụ bàn thêm:
- "Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh"
LỜI BÀN =>
1/ lứa bạn này học ở phổ thông thì chắc chắn là do những người thầy sinh năm từ 1940 trở về sau. Họ đều lớn lên dưới mái trường XHCN và thời những năm 60 có câu "Nhất y nhì dược tạm được BK, sp bỏ qua, nông lâm xếp xó". KHÔNG thể nói khơi khơi theo cách là rằng "lớp tinh hoa bị cách mạng loại bỏ" vì đúng là có chính sách ngầm về thành phần ngăn cấm nhiều người giỏi vào Bách khoa, và đẩy họ vào sp, nhưng không có nghĩa là cặn bã đi học những trường khác. Vả theo logic đó thì ngành giáo dục phải tốt chứ? Vả nữa là chính những người thầy đó dạy bạn tinh thần tự do. Đó chẳng phải là điều đáng quý của một chính sách? Cái sai nó nằm chỗ khác chứ không phải ở việc ép người tài đi sư phạm. Và vì thế kinh nghiệm cá nhân của bận ấy không liên quan gì đến việc đề xuất giải tán Am cả. 2/ Học Tố Hữu chẳng phải một cái tội, chẳng phải vì học ổng mà bạn ngu dốt hay hồng vệ binh đi. Cả một phần quan trọng bạn đọc bình dân từng đọc TH để đi đánh nhau. Chưa bàn đến đúng sai của thơTH, việc khác biệt thị hiếu không thể là lý do bạn bắt người ta đọc cái bạn thích. Mặt khác thế hệ bạn này là chương trình đã đổi mới nên TH chỉ là một phần rất nhỏ bên cạnh nhiều người khác (xin miễn kể tên, trong đó có CBQ, PT, NCT...). Vậy lỗi không ở việc học ổng. 3/ Chương trình sgk chỉ dạy có tính gợi mở chứ có bảo bạn là đó những tác giả duy nhất đâu mà bạn khăng khăng vậy? Hóa ra bạn đâu có tinh thần tự do và khai phóng (một từ khóa là mốt)? 4/Bạn có nhắc đến Phạm Quỳnh, nhưng PQ nghị luận chứ không sáng tác, chặt chẽ chứ đâu có cao nhã lắm đâu, và bạn cứ việc đọc thôi, sao bắt người khác phải đọc PQ? Vả lại không phải những người Cộng sản sau này là những người duy nhất kết tội PQ, mà cả những người đương thời và cả trong nam trước 1975. Đúng sai thì chúng ta không bàn, nhưng nói vây để thấy 1 trường hợp phức tạp không thể biến thành chuẩn mực để phán xét trường hợp kia. Cách lấy những ví dụ này khá là tệ về lập luận, nhưng có vẻ thuyết phục!!!!. => Vậy là không hiểu về lịch sử nhưng lấy lịch sử để chứng minh 1 niềm tin của chính mình.
- "Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội."
=> LỜI BÀN: Dĩ nhiên chém gió thì chẳng cần số liệu, nhưng vì thế nói khơi khơi như một định đề rằng lấy của nghèo góp cho người giàu với một loạt những ví dụ giả định thì đúng là hài hước. Bởi người ta có thể chỉ ra chứng minh ngược lại bằng những chính sách văn bản rõ ràng. Vậy là dùng ví dụ giả định chứng minh cho một luận đề định trước có phải là một sự hài hước?
- " Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên"
=> LỜI BÀN: vẫn là chém gió nên chắc chắn không cần số liệu.Nhưng chỉ dựa vào vài trường hợp anh bạn này biết, và chắc chắn là có chứ không giả định, để nói về cả trường Am hiện giờ, người ta có quyền kiện người phát ngôn vì sự vu khống? Và vì thế không khó chứng minh ngược lại. Vậy là bàn nhảm chém gió vô thưởng câu view?
- "Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh"
=> LỜI BÀN: vẫn lại là những giả định chém gió. Thì cũng chính nhờ cái showcase đó mà tạo ra một lớp tinh hoa,lựa ra một lớp tinh hoa trong một giới hạn của tài lực. Đó là một chính sách hợp lý để cho phép những ai không có điều kiện vật chất nhưng có cái đầu được tuyển lựa. Lớp đó có làm được hay không cho xã hội thì phải trách họ chứ sao lại trách cái nơi đã lựa ra họ? Nói rằng nhờ lớp đó mà "duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh" thì phải nói là siêu hài hước về mặt lịch sử.
CUỐI CÙNG VỀ ĐỀ XUẤT TƯ NHÂN HÓA: Ngoại trừ Mỹ là nơi thị trường hóa giáo dục, những nước châu Âu đều giành nguồn lực lớn của công cho giáo dục vì họ cho rằng CHỈ Nhà nước mới có khả năng tối ưu và điều phối cho một công việc phi lợi nhuận như giáo dục. Ngay cả ở Mỹ cũng là nơi những trường ĐH lớn nhất là phi lợi nhuận. Và cho đến nay trường Am cho thấy nó vẫn tạo ra được một lớp tinh hoa, dù không còn cách biệt nhiều so với xã hội như ngày xưa - điều đó thực sự tốt vì chứng tỏ xã hội tiến triển. Vậy sự đầu tư đó đâu có phí phạm? Mặt khác, tất cả các quốc gia đều có những "trường tinh hoa". Vấn đề là học sinh được giảng dạy ntn và chúng ta tiếp cận họ ra sao. Cách nhìn rằng vì nó không giống bạn ấy học ngày xưa nên xóa bỏ nó hoặc tư nhân hóa - cũng là một cách xóa bỏ nó - là một hành vi "đái vào lịch sử". Kể ra cũng có vấn đề thật, theo em là vậy.
Em phục tư duy và lý lẽ đáp lại ông TS kia của Bác! =D>Không rõ ông ấy có công trình KH hay đề tài nghiên cứu nào đóng góp thực sự có hiệu quả cho nước nhà hay không? :-?
 

binhnq2

Xe điện
Biển số
OF-668
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
2,079
Động cơ
1,004,094 Mã lực
Thế cái bài viết nhăng cuội của tiến sĩ thì tư duy logic ở đâu mà cụ đòi người ta phản biện logic?
Trường công ở đâu cũng phải có. Nếu không, với giá đất như hiện nay mà tư nhân hóa trường học thì phố cổ sẽ không có cái trường học nào hết, cả công lẫn tư, hoặc nếu có trường tư thì bọn trẻ con nó cũng sẽ phải chui rúc trong mấy cái nhà ống bé tí.
Cụ ko đọc ra chứ ko phải là ko có! Và cụ phải đọc giữa các dòng nữa!!!
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Hà Trung mà còn không phải là thị trường tự do đúng nghĩa á cụ?
Cụ nghĩ là nếu bán được đô giá 25 mà hàng vàng nó không bán mà chỉ bán 23 theo tỷ giá "chỉ đạo" của nhà nước?
Sorry e ko thể giải thích với cụ cơ chế vận hành thị trường Hà Trung. Cụ nên tư duy một chút: tại sao thị trường Hà Trung tồn tại lộ liễu như vậy bao nhiêu năm qua?
 
Chỉnh sửa cuối:

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Em cũng đếu hiểu sao nhiều ông bây giờ cứ nghĩ học chuyên là học lệch nhỉ???

Cụ lấy "thước" thời cụ học chuyên ra để đo thì cụ bị "lệch" đấy.
"Rau nào sâu nấy". Cha mẹ học Ams, Chu ra thì xin nói với cụ luôn, các con sẽ được hướng tới tiếp cận cả "7 môn nghệ thuật", hay thậm chí cả nấu ăn, cắm hoa, thêu thùa,....

Cụ sẽ ngạc nhiên khi thấy các cháu chơi đàn piano, ghi ta, violon,..., vẽ tranh, sửa ống nước, làm bánh pizza, bánh bao, bánh trung thu hay các món đông tây.

Các cháu giờ được chuẩn bị để tự giác, tự học, tự làm mọi thứ để chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để bước vào con đường du học hoặc kiếm sống.

Chính vì cha mẹ chúng đã đi qua, và đó là thứ họ mong muốn trao cho con cái để chúng nhận lấy nhiều giá trị hơn trong cuộc đời chúng chứ không chỉ là nhiều tiền.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top