E nghĩ bài viết cũng "suy đoán" từ một vào thực trạng có sẩy ra, còn thực trạng ấy có là đa số hay là 1 con số phổ biến hay ko thì cần có cơ quan chức năng vào thẩm
Theo em đấy là cái sai của bố mẹ, sao lại đổ cho trường chuyên lớp chọn.Quá đồng ý. Về phần kinh phí đi học, bố mẹ tự đóng là đúng rồi, nếu muốn con học chất lượng cao hơn.
Phần khác cũng giảm chuyện kg đủ khả năng mà chạy chọt vào trường.
Nhớ ngày xưa trong trường BK có thầy Tống Đình Quỳ nói câu khiến mình nhớ mãi : bố mẹ nào cũng mong con học trường chuyên lớp chọn nào Ams..LTV...
Nhưng có ai biết hàng năm kg biết bao nhiêu đứa trẻ bị đưa vào bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ kg ? Không đúng kg ? Vậy cứ tiếp tục mà đưa con vào. Thầy dậy toán mà còn nói vậy đó
Học sớm 3 năm thì quá dã man. Thời đấy các ông bố bà mẹ dường như rất thiếu hiểu biết về việc dạy dỗ con cái. Em cũng là nạn nhân giống như cụ. Bây giờ em định hướng thằng cu nhà em thần tượng Ronaldo. Khoẻ mạnh chạy nhanh nhiều bạn gái thích là được, ngoài ra bố éo cần gì.Em xin kể câu chuyện của em: Bố em là 1 trong những chuyên gia hàng đầu của BGTVT (thời kỳ 198x) và cũng chĩnh vì vậy cụ cũng rất muốn con cái phải "khác người", em được định hướng thần tượng là Lê Bá Khánh Trình nên 6 tuổi em vào thằng lớp 2, bỏ qua vỡ lòng, lớp 1 (em sinh năm 1974 - đi học sớm 3 năm cùng khóa với đội 1971). Cấp 1 thì không vấn đề vì em tuy ít tuổi nhưng luôn đứng nhất khối, thi huyện, thi tỉnh và đoạt giải là chuyện bình thường - chữ viết thì cực xấu.
Đến cấp 2 thì bắt đầu có sự khác biệt, nhiều môn hơn, các môn tự nhiên thì em vẫn đứng đầu nhưng các môn xã hội thì đi xuống trông thấy và cũng vì điểm số đi xuống nên đòn roi càng tăng (bố em dạy theo kiểu thày đồ ngày xưa).
Lên cấp 3 (1986) thì càng tệ hơn nữa, thi vào cấp 3 (trường huyện) thì toán 8, văn 2 - vừa đủ thoát liệt. Các môn tự nhiên vẫn ổn, các môn xã hội thì bê bết nhất là môn văn, kỹ nào được >=5,0 là mẹ em mổ gà ăn mừng. Nhận thức xã hội không theo kịp các bạn (cái này thì do em đi học sớm chứ không phải do học lệch), kết quả bị đúp năm lớp 11. Càng ngày em càng thấy có khoảng cách với bạn bè nên bắt đầu tham gia nghịch ngơm, trộm cắp, đánh nhau (cho mấy thằng "cá biệt" chép bài nên bọn nó bảo kê và rủ rê.
Đến giờ em nhận thấy câu: "xấu đều còn hơn tốt lỏi" là đúng, nó chỉ tạo cho con người ta tính chủ quan, cho rằng mình ở tầng lớp khác nên dễ coi thường mọi người, rằng là mình là "trung tâm vũ trụ" nên luôn đòi hỏi và cái dở nhất là luôn chủ quan, tự tin thái quá.
Em chả tìm đâu được dữ liệu để chứng minh. Chỉ mắt thường nếu cụ cá với em chiều thứ 6 hàng tuần qua mấy cổng trường Dân tộc nội trú ở các tỉnh/ huyện đếm xem số lượng ô tô đến đón con em họ về nhé.Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).
VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.
Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.
Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Không đc ưu ái mà có vị trí đẹp vậy, bán đấu giá lô đó thu khối tiền xây đc 10 cái trường như vậyK biết các trường chuyển như Ams có đc ưu ái khi nhận tiền từ ngân sách nhà nước k. E nghĩ giáo dục cũng như trợ cấp đói nghèo, chỉ cần ở mức đủ ăn, còn muốn ăn ngon mặc đẹp học chất lượng cao thì mời a đóng thêm tiền.
Klq nhg ngày nào e cũng đi về qua trường này 2 lượt, toàn thấy các phụ huynh đánh xe chở con từ cầu vượt xuống, quay đầu chỗ có vạch vàng rồi đỗ tràn ra lòng đường tắc hết cả.
Trường Ams bây giờ mục tiêu chính của đào tạo là để tạo điều kiện cho học sinh du học đấy cụ ạ.Em nghĩ, Tiến sỹ nó phải thế
- Có những suy nghĩ táo bạo, vượt qua những lối mòn
- Xã hội luôn vận động, thay đổi và dần tiến tới chân lý giá trị phổ quát, hãy biết thay đổi, dũ bỏ để tiến tới văn minh và giá trị phổ quát
Quay lại chủ đề trường Ams, để đánh giá các ý kiến của TS Thành, thì lên có cái nhìn rộng ra rồi hãy đánh giá, đừng mới đọc lướt đã nhảy dựng lên như đỉa phải vôi rồi xúc phạm cá nhân khi tham gia ý kiến, tranh luận.
Trước tiên hãy hiểu và trả lời các ý sau:
1. Trường Ams là trường Công lập hay trường Tư ?
2. Trường Công lập là trường như thế nào ? đặc trưng gì ? tôn chỉ hoạt động là như thế nào,...?
3. Nếu Ams là trường Công lập thì:
==> giáo dục phổ thông Nhà nước đang làm là giáo dục phổ cập, không phân biệt tầng lớp, cấm học lệch, học tủ, xóa bỏ chuyên chọn, dạy thêm,...
==> Mô hình hoạt động dạy và học hiện nay mà Ams là trường công lập, thì có phải là đứa con Công lập lạc loài trong hệ trường công không ? ==> Có tạo ra bất công trong xã hội mà Nhà nước đang ra sức muốn xóa bỏ bất công trong giáo dục công lập không ?
4. Nếu muốn làm đội tuyển thi quốc tế, lấy hình ảnh này nọ,.... thì có thể là các kỳ sơ tuyển từ học sinh giỏi của tất cả các trường, rồi tuyển chọn tự nhiên và lập đội tốt nhất để đi thi, thi xong học sinh nào về lại trường đó.
==> Vậy đâu cần mô hình 1 trường Ams lạc loài trong hệ thống các trường Công anh em.
5. Vậy mô hình đặc thù hiện nay của trường Ams là làm mục đích gì ? để giải quyết vấn đề gì ?
==> 100% không rõ mà hoạt động theo lối mòn, 1 mình 1 kiểu, lạc loài
6. Muốn đặc thù, chất lượng cao theo cách riêng này nọ,... ==> chuyển sang tư nhân, cổ phần hóa,... làm dịch vụ đào tạo,... như hệ thống các trường tư, trường quốc tế, có cách nào khác không ?
7. Chân lý giá trị phổ quát của giáo dục phổ thông của Nhà nước là giáo dục phổ cập hay giáo dục đặc thù ?
Bất cứ XH nào cũng tồn tại bất công. Sp lỗi và bất công là anh viện trưởng.Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).
VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.
Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.
Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Quan trọng nhất trong ý xuất khẩu gạo là từ "về sau" cụ ơi. Sản lượng gạo vẫn thế, tiêu thụ nội địa vẫn 1 phần. Không xuất khẩu thì để làm mắm hả cụ. Động tác dừng xuất khẩu gạo mục đích chính là chờ giá lên rồi bán thôi. Dek ai chả biết trước sau gì chả phải bán.Bạn này trước cũng bị cư giang mậm chửi vì đề nghị cho xuất khẩu gạo, trong thời kỳ covy, với quan điểm, dựa tên tính toàn định lượng, không phụ thuộc ý chí, về sau ý kiến bạn đấy có phần phải, vì nó đúng với quy luật và tính toán trên cơ sở con số, và loại trừ việc lợi dụng hàng rào cô ta.
Quan điểm riêng của em, về tư duy bản ngã, bạn này ok, nhưng khi để râu, rất giống Thành Râu bán bột ở phố j gần hồ có tên giống bia nổi tiếng.
F1 nhà e bảo nó thi chuyên nó bảoCụ ấy có học chuyên đâu mà nói ) Em nhân chứng sống đây_ nạn nhân của 1 môi trường toàn đứa xuất sắc nên 3 năm cứ lẹt đẹt gần cuối lớp thôi.
Em xin trả lời là có ạ.Tò mò chút nếu tiện cụ trả lời ko thì thôi, sau này lớn lên cụ có bị sang chấn tâm lý ko và cụ làm cách nào để thành người bình thường ?
Dân mình hay có kiểu thấy cái gì trái ý là chửi rủa, mạt sát người ta. Xã hội cần ý kiến khác biệt, nếu nó hợp lý thì được tiếp thu, nếu nó không hợp lý thì tự nó bị thải loại. Nhưng nếu cứ mở mồm nói khác là bị bịt mồm, mạt sát, thì làm gì có đổi mới, sáng tạo, làm gì có ai dám lên tiếng. Thế là ai cũng giống ai. Như mấy bác muốn sửa tiếng Việt, Bộ chưa sửa theo ý bác ấy, mà xã hội đã mạt sát bác ấy rồi. Thế mà cứ đòi phải sáng tạo, đổi mới như tây, trong khi tinh thần tôn trọng sự khác biệt, tôn vinh tư duy khác biệt, sự đa dạng còn chẳng có. 1000 cái khác biệt may ra có 1 cái dùng được, nhưng còn hơn là chẳng có cái khác biệt nào.Em nghĩ, Tiến sỹ nó phải thế
- Có những suy nghĩ táo bạo, vượt qua những lối mòn
- Xã hội luôn vận động, thay đổi và dần tiến tới chân lý giá trị phổ quát, hãy biết thay đổi, dũ bỏ để tiến tới văn minh và giá trị phổ quát