[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,019
Động cơ
193,704 Mã lực
Ông phản biện như c ứt. Tôi phải nói thẳng ra thế.
Có thể ts Thành nói đúng 65% thôi (tạm coi số liệu thế để định lượng), còn ông phản biện nói chả thấy đúng được tới 10%.
Tất nhiên việc 1 trường chuyên như Am, không nói lên rằng tất cả lỗi đang có là do chuyên (kiểu toàn 10 ở học bạ), nhưng người ta nói với 1. --- 4. đó sai gì đâu.
Phải nhấn mạnh lại rằng: Nếu con tôi, mà học bạ, bảng điểm toàn 10, chính tôi cũng phải tự thấy nhục nhã và vớ vẩn. Tôi sẽ ngồi nói chuyện với nó, bắt đầu bằng câu: Con thấy sao về việc này (1 cách khá nghiêm trọng). Tiếp theo là gì thì chắc chả cần nói nữa.
Thế nó trả lời: "Con thấy con quá giỏi" thì cụ xử lý thế nào?
Cụ ko chạy chọt, cháu nó học bằng thực lực, thì cụ cũng phải tự nhục à? ;)
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
418
Động cơ
360,571 Mã lực
Theo cụ có bao nhiêu % các cháu nhà nghèo trong dám nhà giàu trường Ams... 2% hay 3 %..?.. đời em chưa bao giờ gặp được ...1 phụ huynh nghèo nào có con học trường Ams ( chắc không có duyên) mà toàn gặp mấy ông giàu có con trong trường Asm. 10 ông thì cả 10 ông đều có ý định cho du học.. có ông còn muốn cho du học từ rất sớm... vào trường rồi vẫn học thêm nêm bên ngoài cả đống tiền..
Vậy chỉ vì 2-3% nghèo vượt khó kia=====> khiến 97-98% dân nhà giàu trường Ams bịt mũi cười khúc khích...” vì có cái đám 2-3% kia mà chúng ta kê cao gối ngủ với dịch vụ công”
Quan điểm của TS Thành nhà em đã được nghe cách đây chục năm trong một cuộc hội thảo về bất bình đẳng trong giáo dục. Các chuyên gia nước ngoài đều cho rằng hệ thống trường chuyên, lớp chọn ở VN hiện nay đa số giành cho con nhà có điều kiện kinh tế khá giả, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Họ giải thích rằng, nếu không đầu tư học tập từ bé thì rất khó để một học sinh thuộc gia đình nghèo, không học thêm (họ nói là rất khó, chứ không phải là không thể, nghĩa là vẫn có cá biệt) thi đỗ vào các trường chuyên, lớp chọn. Như vậy, tỷ lệ học sinh nghèo tiếp cận với trường chuyên lớp chọn là hạn chế hơn rất nhiều so với con nhà có điều kiện kinh tế (tức là con nhà có điều kiện thuê thày dạy thêm để luyện thi). Mặt khác họ còn nói rằng tỷ lệ trường công ở hai thành phố lớn ở VN khối cấp 3 (THPT) khoảng 60-70% như vậy 30-40% các em có lực học kém, không thi đỗ vào trường công phải học trong các trường tư và phải trả học phí nhiều hơn. Họ còn có số liệu thống kê về gia cảnh của học sinh các trường chuyên và các trường tư chất lượng bình thường (không nói các trường tư chất lượng cao). Từ những phân tích nhận định như vậy, họ mới kiến nghị rằng thay vì đầu tư vào trường công chất lượng cao (mà theo họ là giành cho đa số nhà có điều kiện kinh tế khá giả), thì số tiền đó giành đầu tư cho các trường công có chất lượng bình thường, để tạo cơ hội tiếp cận giáo dục công lập với tầng lớp chưa được khá giả. Chuyên gia nước ngoài họ xuất phát từ quan điểm cho rằng nhà nước cần quan tâm tới tầng lớp thu nhập thấp, và phổ cập giáo dục là trách nhiệm của nhà nước và nhà nước chỉ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục ở mức trung bình phù hợp với nền kinh tế. Còn giáo dục chất lượng cao là nhu cầu đầu tư của mỗi cá nhân, gia đình, nhà nước không có trách nhiệm và cũng không đủ khả năng (vì nguồn lực có hạn, phải lo cho những người nghèo, những người không tự lo cho mình được, những người cần sự trợ giúp của nhà nước) Quan điểm của các chuyên gia nước ngoài trong cuộc hội thảo mà nhà em được nghe cũng vấp phải phản đối nhiều, nhưng vì là hội thảo khoa học nên mọi người được trình bày theo quan điểm riêng của mình. Nhà cháu thông tin thêm để các cụ chém.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Thế nó trả lời: "Con thấy con quá giỏi" thì cụ xử lý thế nào?
Cụ ko chạy chọt, cháu nó học bằng thực lực, thì cụ cũng phải tự nhục à? ;)
Thực ra tôi đang không bận nên trả lời ý cụ thế này. Nếu con mình mà giỏi cỡ đó, thì mình sẽ nói chuyện với nó ở góc độ người lớn. Kiểu: Con thấy hệ thống đánh giá toàn 10 như vậy có tác dụng gì đáng kể không, con có thấy nó tồn tại trong hợp lý không, blah.... chứ tôi không nói tới cái chi tiết đơn cử mang màu sắc tiêu cực như cụ nghĩ.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Em không rõ, lâu rồi em không quan tâm :D Em đoán học bạ toàn 10 thì chắc phải do tiêu chí xét tuyển của trường. Nếu trường thi tuyển mà không xét tuyển thì học bạ 10 kia chả liên quan gì đến Ams cả cụ à :D
Nó xét tuyển để sàng lọc đầu vào thi tuyển thôi mợ ạ. Phải đủ điều kiện mới được thi nhá. Chứ đừng tưởng ai cũng thi được :)). Quan trọng là vẫn phải thi, từ trước tới giờ vẫn thế. Chứ giờ Ams xét tuyển đầu vào theo học bạ thì tuyển kiểu gì? :))

Chẳng hạn nó tuyển 100 chỉ tiêu mà chỉ muốn nhận 1000 hồ sơ thôi. Chứ cả HN đâm đầu vào thi Ams thì cụ biết bao nhiêu hồ sơ không? Chả đủ kinh phí và địa điểm để tổ chức thi nữa là :))
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,312
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không rõ, lâu rồi em không quan tâm :D Em đoán học bạ toàn 10 thì chắc phải do tiêu chí xét tuyển của trường. Nếu trường thi tuyển mà không xét tuyển thì học bạ 10 kia chả liên quan gì đến Ams cả cụ à :D
Một dạo vài năm trc Bộ Dục cấm thi tuyển nên các trg CLC phải xét tuyển (Từ 2016 trở về trc). Nên mới cần học bạ toàn 10 + Các giải thi trong nc và QT. Ngay các trg dân lập như LTV cũng dựa theo tiêu chí này để xét (Vì ko đc thi tuyển đầu vào)

Đến 2017 cho thi lại thì cái học bạ lại ko mấy quan trọng nữa. Lỗi này là lỗi bộ dục Nhạ ngọng chứ các trg ko có lỗi.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,359 Mã lực
Tuổi
44
Cái Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách.

Nó là một cơ quan trực thuộc của Đại học Kinh tế
Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia.

Như vậy, xét về "vai vế"; nó chỉ như một khoa thuộc đại học Kinh tế quốc dân hoặc một trường đại học nào đó.

Mà số "trưởng khoa" ở VN thì có mà đầy


Trường đại học giờ toàn viện này viện nọ nghe oai vãi :D
Tổ tư vấn kinh tế của TT (trước) thì phải.
Có một số bài, status bới móc về các lãnh tụ, trong đó có cả cụ Hồ.
Em thấy hoảng hốt về tư duy của Viện trưởng.
Sau khi đọc những ý kiến của của một ts từng là học sinh giỏi của trường Am thì em kết luận đóng cửa trường Am là đúng. Vì sp mà trường đã đào tạo ra
 

Tigerwood

Xe tăng
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
1,730
Động cơ
482,996 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Đất nước nào cũng cần có sự tập trung nguồn lực nhất định vào việc đào tạo nên 1 tầng lớp tạm gọi là tinh hoa để dẫn dắt và định hướng xã hội, mô hình trường chuyên lớp chọn ở VN cũng chỉ là 1 trong các phương án đào tạo tinh hoa đấy thôi. Có thể còn nhiều bất cập hoặc biến tướng tiêu cực, nhưng mô hình nhà nước tài trợ vẫn là phương án tốt nhất để cơ hội trở nên công bằng hơn với tất cả mọi tầng lớp xã hội, chứ tư nhân hóa để rồi Ams hay chuyên Tổng hợp lại như Vinschool với TH school thì đám dân nghèo làm chó gì có cửa mà tiếp cận!
Cũng nói luôn là bản thân em vốn lười học nên rất ghét bị vào trường chuyên lớp chọn, nhưng điều kiện giáo dục từ bé đến lớn chưa bao giờ thiếu thốn, nên em thoải mái tiếp xúc với mọi thành phần trong hệ thống giáo dục, cũng từng du học tư bản nên tạm gọi là có kinh nghiệm phong phú với các hệ thống giáo dục khác nhau, cá nhân em đánh giá hệ thống trường chuyên công lập là khá phù hợp với hoàn cảnh xã hội VN, tất nhiên là còn cần nhiều cải tiến thay đổi để phù hợp hơn với thực tế.
Em thấy vào hệ thống trường chuyên thì học chỉ tập trung vào 1 - 2 môn, còn các môn còn lại thì toàn được "ưu ái", -> học lệch, bạn nào giỏi tự nhiên thì kém xã hội và ngược lại như kiểu bị thọt.
Mà đội thọt đó thì nên đi sâu vào nghiên cứu sẽ tốt hơn (tuy nhiên rất ít người theo vì sẽ nghèo), mà để tinh hoa thọt này định hướng và dẫn dắt đất nước thì hậu quả sẽ thế nào???
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,161
Động cơ
339,109 Mã lực
Quan điểm của TS Thành nhà em đã được nghe cách đây chục năm trong một cuộc hội thảo về bất bình đẳng trong giáo dục. Các chuyên gia nước ngoài đều cho rằng hệ thống trường chuyên, lớp chọn ở VN hiện nay đa số giành cho con nhà có điều kiện kinh tế khá giả, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Họ giải thích rằng, nếu không đầu tư học tập từ bé thì rất khó để một học sinh thuộc gia đình nghèo, không học thêm (họ nói là rất khó, chứ không phải là không thể, nghĩa là vẫn có cá biệt) thi đỗ vào các trường chuyên, lớp chọn. Như vậy, tỷ lệ học sinh nghèo tiếp cận với trường chuyên lớp chọn là hạn chế hơn rất nhiều so với con nhà có điều kiện kinh tế (tức là con nhà có điều kiện thuê thày dạy thêm để luyện thi). Mặt khác họ còn nói rằng tỷ lệ trường công ở hai thành phố lớn ở VN khối cấp 3 (THPT) khoảng 60-70% như vậy 30-40% các em có lực học kém, không thi đỗ vào trường công phải học trong các trường tư và phải trả học phí nhiều hơn. Họ còn có số liệu thống kê về gia cảnh của học sinh các trường chuyên và các trường tư chất lượng bình thường (không nói các trường tư chất lượng cao). Từ những phân tích nhận định như vậy, họ mới kiến nghị rằng thay vì đầu tư vào trường công chất lượng cao (mà theo họ là giành cho đa số nhà có điều kiện kinh tế khá giả), thì số tiền đó giành đầu tư cho các trường công có chất lượng bình thường, để tạo cơ hội tiếp cận giáo dục công lập với tầng lớp chưa được khá giả. Chuyên gia nước ngoài họ xuất phát từ quan điểm cho rằng nhà nước cần quan tâm tới tầng lớp thu nhập thấp, và phổ cập giáo dục là trách nhiệm của nhà nước và nhà nước chỉ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục ở mức trung bình phù hợp với nền kinh tế. Còn giáo dục chất lượng cao là nhu cầu đầu tư của mỗi cá nhân, gia đình, nhà nước không có trách nhiệm và cũng không đủ khả năng (vì nguồn lực có hạn, phải lo cho những người nghèo, những người không tự lo cho mình được, những người cần sự trợ giúp của nhà nước) Quan điểm của các chuyên gia nước ngoài trong cuộc hội thảo mà nhà em được nghe cũng vấp phải phản đối nhiều, nhưng vì là hội thảo khoa học nên mọi người được trình bày theo quan điểm riêng của mình. Nhà cháu thông tin thêm để các cụ chém.
Có lẽ cần phải số liệu cụ thể hơn trường chuyên cấp 3 đã ăn nhiều ngân sách của thành phố hơn trường thường ở điểm nào, lương giáo viên vẫn theo khung chung, học phí thu theo khung chung. Chi phí duy trì cơ sở vật chất "xa xỉ" như bể bơi có bao cấp không (hình như là không), và bể bơi cũng có ở vài trường công cấp 2 bình thường. Giáo dục phổ cập đang bị hổng chỗ nào để phải cấu véo trường chuyên đập vào ? Hay đơn giản là thấy người khác ăn ngon thì không chịu được trong khi người ta bỏ nhiều công sức hơn.
Tỉ lệ gia đình nghèo không học thể học thêm chiếm bao nhiêu % dân số ? Nếu 60-80% gia đình tiếp cận được cơ hội vào trường chuyên là quá thành công rồi (nhưng họ có quan tâm, có muốn vào hay không là chuyện khác). Rất tiếc các số liệu kinh tế này thì tiến sỹ kinh tế kia không có hoặc có mà không muốn đưa ra.
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Em thấy vào hệ thống trường chuyên thì học chỉ tập trung vào 1 - 2 môn, còn các môn còn lại thì toàn được "ưu ái", -> học lệch, bạn nào giỏi tự nhiên thì kém xã hội và ngược lại như kiểu bị thọt.
Mà đội thọt đó thì nên đi sâu vào nghiên cứu sẽ tốt hơn (tuy nhiên rất ít người theo vì sẽ nghèo), mà để tinh hoa thọt này định hướng và dẫn dắt đất nước thì hậu quả sẽ thế nào???
Cụ nói đúng, giáo dục phổ thông cần toàn diện, không thể “thọt” được. Nếu bạn nào có năng khiếu đặc biệt các môn toán lý hoá văn sử địa thì có thể tham gia các câu lạc bộ với định hướng nghiên cứu.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,161
Động cơ
339,109 Mã lực
Em thấy vào hệ thống trường chuyên thì học chỉ tập trung vào 1 - 2 môn, còn các môn còn lại thì toàn được "ưu ái", -> học lệch, bạn nào giỏi tự nhiên thì kém xã hội và ngược lại như kiểu bị thọt.
Mà đội thọt đó thì nên đi sâu vào nghiên cứu sẽ tốt hơn (tuy nhiên rất ít người theo vì sẽ nghèo), mà để tinh hoa thọt này định hướng và dẫn dắt đất nước thì hậu quả sẽ thế nào???
Cụ đúng là đứng bên ngoài nhìn vào đoán mò. Có 1 điểm ts giấy kia nói cũng thực tế là kiến thức học được ở phổ thông không quan trọng rồi cũng quên cả khi vào đại học thôi, cái quan trọng được hưởng lợi khi học ở đó là học được tác phong, không khí làm việc, đôi khi là nhân cách của giáo viên và bạn bè trong trường. Nhiều người thi vào 1 lớp chuyên không hẳn là có năng khiếu hay hứng thú vì môn đó, chỉ đơn giản là liệu cơm gắp mắm chọn mức cạnh tranh phù hợp. Thọt hay không không phải vì vào trường chuyên, anh thọt thì học đâu anh cũng thọt và ngược lại.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Cái Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách.

Nó là một cơ quan trực thuộc của Đại học Kinh tế
Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia.

Như vậy, xét về "vai vế"; nó chỉ như một khoa thuộc đại học Kinh tế quốc dân hoặc một trường đại học nào đó.

Mà số "trưởng khoa" ở VN thì có mà đầy
Về quyền lực và các thứ khác thì thua trưởng khoa nhiều cụ nhá! :))

Không hiểu cái viện này tồn tại bằng nguồn gì. Nếu từ nguồn bán tài liệu là chính thì cũng dễ hiểu khi viện trưởng phải đi viết bài câu view thế này ;))

Cá nhân em đánh giá bài này viết ra nhằm mục đích câu view.
 

ngoibet

Xe điện
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
4,154
Động cơ
467,832 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Ảnh phán là đồng tiền Việt Nam bị nhà nước cố ý định giá cao, phải phá giá đồng tiền để tăng xuất khẩu.
Ảnh phán Nhà nước không nên năm nào cũng tăng lương vì năng suất của người lao động Việt Nam vốn đã thấp rồi.
Ảnh phán là nhà nước không được can thiệp vào giá khẩu trang, để cho thị trường tự quyết định.
Chả hiểu thủ ttuong nghĩ gì mà kết nạp vào tổ tư vấn kinh tế.
Ko bàn cái chuyện trường Ams và ko biết mấy điều Cụ trích ở trên có chính xác của ảnh ko nhưng, nếu đúng thì theo Cụ, ảnh sai ở chỗ nào?
 

athk

Xe tăng
Biển số
OF-314375
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
1,344
Động cơ
309,622 Mã lực
Vào hóng chửi nhau thôi chứ nhiều chữ quá đọc dễ bị ngộ chữ lắm :P
Em cũng giống cụ ạ, ít học nên vào đọc 2 dòng thấy nhiều chữ quá nên hóng các cụ chửi nhau thôi ạ :D
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Em thấy vào hệ thống trường chuyên thì học chỉ tập trung vào 1 - 2 môn, còn các môn còn lại thì toàn được "ưu ái", -> học lệch, bạn nào giỏi tự nhiên thì kém xã hội và ngược lại như kiểu bị thọt.
Mà đội thọt đó thì nên đi sâu vào nghiên cứu sẽ tốt hơn (tuy nhiên rất ít người theo vì sẽ nghèo), mà để tinh hoa thọt này định hướng và dẫn dắt đất nước thì hậu quả sẽ thế nào???
Hehe đấy là cụ thấy thế chứ thực tế nó chả phải như cụ nói. Học trường chuyên nếu không phải là thành viên đội tuyển thường được ưu ái hơn thì số còn lại học đều các môn cả. Chả có chuyện học lệch, học kém như cụ tưởng đâu. Bọn chuyên chúng nó cũng toàn đứa học khá trở lên, có đầu óc, thế nên làm gì có chuyện giỏi toán thì dốt văn hoặc ngược lại :))
 

legend7seas

Xe tải
Biển số
OF-709609
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
219
Động cơ
76,862 Mã lực
Hệ chuyên phổ thông như Việt Nam chỉ có điểm hay duy nhất là tạo môi trường cạnh tranh, phấn đấu học tập cho học sinh khá giỏi nhưng có nhiều điểm yếu so với các nước phương Tây:

1. Điểm yếu lớn nhất là coi học sinh, con người, như một công cụ để chuyên vào cái gì đấy. Đào tạo chuyên môn là việc của đại học. Thậm chí theo tư tưởng giáo dục khai phóng, tự do thì ở cấp đại học vẫn phải học nhiều môn khác nhau như triết học, nghệ thuật để phát triển con người toàn diện. Bắt học sinh từ cấp I, cấp II, cấp III học chuyên là phản giáo dục con người, gây thiệt hại cho sự phát triển đầy đủ của các cháu.

2. Trường chuyên Việt Nam chỉ giỏi đào tạo kiến thức, tạo ảo tưởng cho học sinh chuyên một cách tai hại. Thực tế để thành công trong cuộc sống, sự nghiệp khi trưởng thành thì giỏi kiến thức có tương quan (correlation) rất yếu. Sức khỏe, tư duy (trí thông minh tự bản thân, khác với kiến thức), bản lĩnh và tính cách quan trọng hơn nhiều. Về những mặt này trường chuyên không có tác dụng gì, thậm chí còn dễ khiến học sinh, phụ huynh coi nhẹ làm thui chột khả năng phát triển toàn diện của các cháu về sau.

Như vậy, chưa kể đến thiệt hại cho học sinh các trường phổ thông khác không được đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên đầy đủ như trường chuyên, chính các trường chuyên cũng gây thiệt hại ngay cho các học sinh có tư chất tốt của mình. Thiệt hại về mặt con người mới là thiệt hại lớn nhất cho các thế hệ tương lai.
 

Victor Ban

Xe buýt
Biển số
OF-497876
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
515
Động cơ
193,093 Mã lực
A này bị h...ấp. Nhanh gọn là ngày xưa hay cho phát biểu tưởng mình tài. Nhìn chán chán là
 

langthangnoidau

Xe buýt
Biển số
OF-715819
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
855
Động cơ
88,330 Mã lực
Tuổi
39
Thằng tiến sĩ nhảm nhí thật, không biết cái bài rác rưởi này được đăng ở đâu, chắc ko dám cho bình luận công khai, không chắc ăn cả tấn dép.

Bản thân cái tên trường chuyên đã nói lên bản chất của nó, là đào tạo học sinh giỏi chuyên biệt 1 môn, 1 lĩnh vực cụ thể. Vậy bố đi cào bằng hết cả thì ý nghĩa gì.
Việc tuyển chọn hs của trường ntn, đó là cơ chế là Sở GDDT và lãnh đạo nào đó quyết định, như việc mấy năm rồi có việc tuyển bằng xét tuyển, nghe nói tiêu cực hơn và chất lượng kém hơn so với thi tuyển. Nhưng tôi nghĩ đó là số ít thôi, vì việc MUA GIẢI LÀ KHÔNG PHỔ BIẾN.
Một cuộc thi cấp thành phố, cấp quốc gia thì mua dễ như thế, thì đại gia HN và các tỉnh ko thiếu tiền để mua đâu ạ, quan trọng là tố chất con người ta có nhồi vào đầu để mua được không. Hay cụ tiến sĩ mua bằng của mình dễ quá, cũng nghĩ các cháu mua giải dễ thế!!!

Việc mô hình trường chuyên tôi lại hoàn toàn ủng hộ, dù bản thân xưa ko có khả năng học và thi, đến con của tôi cũng thế. Nhưng thực sự vẫn có rất nhiều cháu cực kỳ thông minh, nếu không cũng là chăm chỉ và quyết tâm, để thi và được tuyển chọn vào học.
Nếu nói trường chuyên là ko có nghĩa lý, thế sao cả thế giới người ta vẫn tổ chức các cuộc thi Toán học, Vật lý, các giải thưởng và đền cả giải Nobel để trao cho những người có công cống hiến và nghiên cứu. Những con người đó là SỐ ÍT nhưng cần phải trân trọng tri thức và cái đầu của họ, thì mới nâng tầm Việt Nam lên được TIẾN SĨ NÃO NGẮN ạ
 

langthangnoidau

Xe buýt
Biển số
OF-715819
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
855
Động cơ
88,330 Mã lực
Tuổi
39
Cháu thì ủng hộ cụ Thành này...giáo dục bản chất là dạy làm người, kiến thức là học cả đời. Bản thân cháu cũng học trường chuyên lớp chọn nhưng trải nghiệm sau này, quan sát bạn bè cùng trang lứa thì cháu thấy việc đào tạo làm người bình thường là quan trọng hơn cả.
Một mô hình trường công bình đẳng hoặc mô hình giáo dục theo yêu cầu cháu nghĩ là phù hợp hơn, thuận theo tự nhiên hơn là mô hình trường chuyên lớp chọn hiện tại
Tôi nghĩ chỉ là cách thức tuyển sinh của trường thế nào phản ánh tư duy của người lãnh đạo, không nói lên toàn bộ mô hình nó sai cụ ạ. Và bản thân cụ không thành công, không có nghĩa là cả cái trường đó nó kém hơn hoặc không bình thường.

Những thế hệ trước khi vào AMS bằng con đường thi tuyển , đã rất nhiều người thành công, và đó chính là điều làm nên tên tuổi của trường mà giờ ai cũng biết, như trường Trần Đại Nghĩa trong Tp HCM, hay Quốc học Huế trong Huế. Và tôi cũng nghĩ tỷ lệ người thành công là hs Ams nhiều hơn các trường khác.
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,713
Động cơ
550,161 Mã lực
Cái Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách.

Nó là một cơ quan trực thuộc của Đại học Kinh tế
Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia.

Như vậy, xét về "vai vế"; nó chỉ như một khoa thuộc đại học Kinh tế quốc dân hoặc một trường đại học nào đó.

Mà số "trưởng khoa" ở VN thì có mà đầy
Cụ so sánh trường kiếm tiền quá dễ với cái của nợ tiền thân là khoa kinh tế 9 chị em thấy không hợp lý :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top