[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,303
Động cơ
339,136 Mã lực
Thành rất khôn.

Tiếp cận vấn đề theo hướng tiêu cực " đòi xóa bỏ hoặc tư nhân hóa trường chuyên" , nhằm khuấy động dư luận, tạo ra 2 luồng ý kiến đối lập dữ dội.

Sau đó hắn mới chốt lại để trung hòa ý kiến của 2 hai bên: " Vẫn giữ lại hệ thống chuyên do nhà nước quản lý, nhưng nên để các trường chuyên tự chủ về tài chính, bằng cách tăng học phí".

Đây mới là mục tiêu chính và cuối cùng của Thành, và khả năng cao là có ai đó " đặt hàng".
Tất nhiên rồi, thông thường ông này cũng thỉnh thoảng ngáo, nhưng bài tút fb 4 luận điểm kia thì là chiến thuật giả ngu tung ý kiến khuấy dư luận.
Sau 2-3 ngày có ngay show truyền hình để lên thảo luận, đấy là có chuẩn bị trước rồi.

Cơ sở của việc cấp kinh phí cho 1 số trường chuyên có thể là đề án tt duyệt năm 2010, trường chuyên giai đoạn 2010-2020, đầu tư cho 2% học sinh nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng các cháu có khả năng, cung cấp môi trường tương đương quốc tế để hy vọng các cháu phát triển tương đương các bạn quốc tế.
Có thể ai đó đặt hàng hoặc anh Thành ngáo tự muốn làm, thì đây là lúc thích hợp để đưa vấn đề này ra vì năm nay nó sẽ hết hạn.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cơ sở của việc cấp kinh phí cho 1 số trường chuyên có thể là đề án tt duyệt năm 2010, trường chuyên giai đoạn 2010-2020, đầu tư cho 2% học sinh nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng các cháu có khả năng, cung cấp môi trường tương đương quốc tế để hy vọng các cháu phát triển tương đương các bạn quốc tế.
Có thể ai đó đặt hàng hoặc anh Thành ngáo tự muốn làm, thì đây là lúc thích hợp để đưa vấn đề này ra vì năm nay nó sẽ hết hạn.
Bác cho cháu hỏi: Có phải là Quyết định 959/QĐ-TTg với kinh phí 2312 tỷ ?
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Nếu bác có thông tin, có thể cho cháu biết cựu học sinh Ams nào sau khi tốt nghiệp Ams thì đi học Y khoa ở Châu Âu, Bắc Mỹ và hiện tại đang làm việc trong ngành Y. Cảm ơn bác.
Đây nhé, phục vụ em vài facts, anh là người ngoài không liên quan trường Ams, và mù tịt về y dược.
Anh share thông tin các anh chị bên ý đang trao đổi.
Em có điều kiện để tham khảo thêm không?

--
Khóa 87-90 còn có bác sĩ Hà, bv Việt Đức nổi tiếng về vi phẫu thuật.

3. Dương Thị Ly Hương, 86-89, Chuyên Sinh. Hiện đang là giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Khoá mình có Nguyen Manh Khanh. Khoá trên có Khanh Van Tham Truong đều là bác sĩ siêu giỏi. Lớp mình còn có GS Nguyễn Vũ Bích Hiền . Mình kg nhớ chức danh cả 3 vì rất dài. Nhưng google có hết. Chỉ rất quý và nể họ về nhân cách.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Ams chỉ là 1 trong mấy chục trường chuyên trong cả nước, là một trong những trường chuyên ở HN, chưa kể chuyên của NN, KHTN, KHXHNV...nên chả có gì phải nhắc đến ams. Mấy cái giả định của Ts nó hời hợt k thuyết phục, có vấn đề.
Không, cụ không hiểu ý em,

ý là anh Thành xuất phát học ở đó, nên nói vừa với quan điểm đi từ đấy ra, vừa nói giải pháp thay đổi cho chính nhà trường, chứ không nói cho tất cả các trường khác,

em nghĩ quan điểm đó là có thể hiểu được. Còn nó thuyết phục đến đâu, và chủ thể thực sự của nhà trường nghĩ thế nào, lại là một chuyện khác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
@smart_sharp
Vâng. RMIT và nhiều trường khác nó đang làm và tiếp tục nhăm nhe miếng bánh mà cụ. Căn bản thị trường VN là thị trường dân số tương đối trẻ, kinh tế phát triển đang tốt, tầng lớp trung lưu hình thành ở các thành phố, dân tộc quan tâm nhiều tới giáo dục thế hệ trẻ (hiếu học) nên là thị trường quá ngon cho giáo dục. Mở cửa ra cho giáo dục đến đâu thì Tây nó vào đến đó thôi, nếu không nó sẽ hút bằng con đường du học.
Không nên coi Tây như bên đối nghịch mà chỉ là đối tác.
Con người cũng như quặng sắt, mình chưa luyện được thì đưa người khác luyện, nhưng phải có chuẩn về thành phẩm tạo ra và thành phẩm đó phải dùng được cho nơi có quặng trước đã. Câu chuyện đơn giản và đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều giai đoạn lịch sử rồi mà.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đây nhé, phục vụ em vài facts, anh là người ngoài không liên quan trường Ams, và mù tịt về y dược.
Anh share thông tin các anh chị bên ý đang trao đổi.
Em có điều kiện để tham khảo thêm không?

--
Khóa 87-90 còn có bác sĩ Hà, bv Việt Đức nổi tiếng về vi phẫu thuật.

3. Dương Thị Ly Hương, 86-89, Chuyên Sinh. Hiện đang là giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Khoá mình có Nguyen Manh Khanh. Khoá trên có Khanh Van Tham Truong đều là bác sĩ siêu giỏi. Lớp mình còn có GS Nguyễn Vũ Bích Hiền . Mình kg nhớ chức danh cả 3 vì rất dài. Nhưng google có hết. Chỉ rất quý và nể họ về nhân cách.
Vâng ạ, cảm ơn bác. Cháu tìm kiếm thông tin vì thấy thiếu những thông tin đó về cựu học sinh Ams. Cháu không tìm kiếm nhằm mục đích chứng minh hay phản biện gì ạ.
 
Biển số
OF-722072
Ngày cấp bằng
25/3/20
Số km
62
Động cơ
77,740 Mã lực
Tuổi
36
Đầu tiên em xin chúc mừng cụ vì cụ may mắn có con thông minh và giỏi giang bởi vào được Ams mà không cần phải qua lò luyện nhiều thì nói thật là vô cùng xuất sắc. Theo thiển ý của em, con cụ kể cả có không vào Ams thì với tư chất của cháu, em tin sau này vẫn giỏi. Nói thật hồi đi học, em cũng thích Ams bỏ mẹ, bố em cũng ép em vào Ams nhưng em không được đầu tư nhiều, năng lực cũng không quá xuất sắc nên trượt thẳng cẳng. Chính xác em đỗ được hệ B, phải đóng nhiều tiền nhưng do kinh tế gia đình không cho phép nên em thôi.

Còn em thừa hiểu để vào Ams cực khó, kể cả qua hình thức thi tuyển. Bạn học cấp 2 của em hồi đó, cũng toàn siêu việt cả (em học lớp chọn trường Giảng Võ ngay sát Ams cũ nhé. Thời em học, Giảng Võ là trường đầu bảng cấp 2 ở Hà Nội) mà vẫn phải ôn luyện vỡ mặt, học đúng thầy đúng thợ mới vào được. Hay như gần nhất là con bà chị gái em, cũng phải đầu tư đúng và sớm cũng như khôn ngoan mới vào được trường Ams. Sở dĩ em nói như thế bởi bà chị em định hướng cho cháu vào chuyên Sinh được xem là dễ thở hơn và tính cạnh tranh thấp hơn các chuyên khác dù rằng cháu em giỏi mấy môn Toán, Lý hơn.

Quay trở lại câu chuyện nói về quan điểm của TS Thành về trường Ams thì bản thân em cũng như một số cụ ở đây nghĩ rằng Giáo dục nên hướng đến tạo ra sự công bằng và chú trọng vào đào tạo một con người có ích chứ không nên lấy thành tích ra để đánh giá. Không sai khi cho rằng mô hình như trường Ams có thể tạo ra sự bất bình đẳng bởi chỉ tập trung những thầy cô giỏi nhất, học sinh giỏi nhất. Từ đó hình thành tư duy cho nhiều thế hệ là học được Ams mới là tài năng, học các trường khác vứt đi hết trong khi những trường khác không được chú trọng bằng vẫn đang đào tạo ra những con người bình thường mà trong đó về sau vẫn không thiếu người tài.

Thời em còn đi học, biết nhiều bạn học Ams thì tất cả đều thừa nhận học ở đó các môn phụ gần như cho có, chỉ tập trung vào môn chính, Các thầy cô môn phụ cũng mặc nhiên cho điểm cao trong khi trường bình thường như trường em học, làm gì có chuyện đấy. Giờ thì không rõ còn chuyện đấy không.

Nói thật con em mà sau này cũng xuất sắc và thông minh như con cụ thì em cũng sẽ cho cháu vào Ams học nhưng hoàn toàn phải bằng năng lực và đôi khi là sở thích của nó chứ không ép. Em cũng chỉ mong muốn con em bình thường, kể cả sau này nó làm công nhân cũng chẳng sao nếu như khả năng của nó chỉ đến thế. Không nhẽ phải làm ông này bà nọ mới được tôn trọng còn làm công nhân thì bị xem thường.
Em hoàn toàn nhất trí với quan điểm của cụ, vào Am bằng thực lực và niềm yêu thích tự hào của đứa trẻ thì có gì là sai cụ nhỉ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Khóa 87-90 còn có bác sĩ Hà, bv Việt Đức nổi tiếng về vi phẫu thuật.
1. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 1996, ông Hà tiếp tục theo học thạc sĩ chuyên khoa PTTM và có 5 năm tu nghiệp chuyên khoa tạo hình và PTTM tại Pháp. Ông được đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện hàng đầu thế giới về kỹ thuật PTTM và là một trong số rất ít các BS người nước ngoài được cấp bằng chuyên khoa sâu về PTTHTM của Pháp và châu Âu ( Pháp, Luxembourg và Đức ).
Nguồn: https://www.facebook.com/pages/category/Health-Beauty/PGSTS-Bác-sĩ-Nguyễn-Hồng-Hà-Tạo-Hình-Thẩm-Mỹ-BV-Việt-Đức-103084411188148/
Vậy là bác Hà học Y Hà Nội sau khi tốt nghiệp Ams.

2. Bác Dương Thị Ly Hương, 86-89. Theo suy luận thì bác Hương sẽ học đại học trong nước sau khi tốt nghiệp Ams, vì thời điểm đó cơ hội đi học Y khoa trực tiếp ở Châu Âu, Bắc Mỹ là rất rất nhỏ ạ.

3. Bác Khanh Van Tham Truong học đại học Y Hà Nội: https://www.facebook.com/khanhvan.thamtruong

4. Bác Nguyen Manh Khanh học đại học Y Hà Nội: http://eng.benhvienvietduc.org/team-doctor/page/2
 
Chỉnh sửa cuối:

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,303
Động cơ
339,136 Mã lực
Bác cho cháu hỏi: Có phải là Quyết định 959/QĐ-TTg với kinh phí 2312 tỷ ?
Chắc là nó đó, tôi không nhớ số qđ nhưng có nhớ là đọc lướt qua kinh phí khoảng đó. Hết năm nay thì cũng cần đánh giá lại hiệu quả của nó.
Dựa theo nội dung đề án thì có lẽ cũng không cần thiết phải kéo dài nó thêm nữa.
Nhưng chuyện này khác với cách đặt vấn đề của ông Thành.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,118
Động cơ
136,432 Mã lực
Không nên coi Tây như bên đối nghịch mà chỉ là đối tác.
Con người cũng như quặng sắt, mình chưa luyện được thì đưa người khác luyện, nhưng phải có chuẩn về thành phẩm tạo ra và thành phẩm đó phải dùng được cho nơi có quặng trước đã. Câu chuyện đơn giản và đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều giai đoạn lịch sử rồi mà.
Em cũng coi là Tây là đối tác. Tại có cụ trước đấy phản bác post của em theo ý là đất của VN, người của VN nên còn lâu Tây mới được vào dạy ở VN (trừ phi VN cho phép). Quan điểm của em là mình không nâng cao chất lượng giáo dục ở mình thì họ sẽ vào đây hoặc mời con em người VN có điều kiện đi du học hết (mang tiền đến cho họ). Rõ ràng điều đó là không nên đúng không cụ? Thượng sách là mình nên làm và làm thật tốt, cái gì kém chưa biết thì nên học hỏi họ để nâng trình độ của mình lên. Chứ mang tiền đưa chọ họ hết thì cũng được nhưng không phải là thượng sách. Còn đóng cửa lại, không chơi với họ (Tây hay TQ hay bất kỳ nước nào khác cũng vậy), và bảo đây là nhà tôi, tôi không cần ông thì chỉ là hạ sách vì nếu vậy thì quặng sắt mãi mãi sẽ chỉ là quặng sắt, chẳng dùng được vào việc gì.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,537
Động cơ
50,557 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Con bác BT Bộ Dục trước học VS, sau chuyển sang Wells rồi giờ đang học bên Mỹ, chứng tỏ bác ấy cũng ko tin vào nền giáo dục công của nước ta chăng??? :D :D :D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
@smart_sharp
Em cũng coi là Tây là đối tác. Tại có cụ trước đấy phản bác post của em theo ý là đất của VN, người của VN nên còn lâu Tây mới được vào dạy ở VN (trừ phi VN cho phép). Quan điểm của em là mình không nâng cao chất lượng giáo dục ở mình thì họ sẽ vào đây hoặc mời con em người VN có điều kiện đi du học hết (mang tiền đến cho họ). Rõ ràng điều đó là không nên đúng không cụ? Thượng sách là mình nên làm và làm thật tốt, cái gì kém chưa biết thì nên học hỏi họ để nâng trình độ của mình lên. Chứ mang tiền đưa chọ họ hết thì cũng được nhưng không phải là thượng sách. Còn đóng cửa lại, không chơi với họ (Tây hay TQ hay bất kỳ nước nào khác cũng vậy), và bảo đây là nhà tôi, tôi không cần ông thì chỉ là hạ sách vì nếu vậy thì quặng sắt mãi mãi sẽ chỉ là quặng sắt, chẳng dùng được vào việc gì.
Cái câu nâng cao chất lượng giáo dục nó cũng mơ hồ lắm, muốn cao thì cũng phải biết chất quặng chất người của mình như thế nào, nâng đến đâu là vừa. Đây là vấn đề tìm nghiệm số của phương trình văn hóa-lịch sử rất dài hơi và đa biến trên một vùng đất của bề dày lịch sử cả nghìn năm. Lại phải đặt vùng đất ấy vào bối cảnh địa lý-thời gian một cách biện chứng.
Toàn tầm bác học đầu to cả, mỗi tội ở mình chưa đẻ ra ông í, thế mới khó.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Vâng ạ, cảm ơn bác. Cháu tìm kiếm thông tin vì thấy thiếu những thông tin đó về cựu học sinh Ams. Cháu không tìm kiếm nhằm mục đích chứng minh hay phản biện gì ạ.
À anh không biết các anh chị có đi học phương Tây hay không. Song anh nghĩ đó không phải là một căn cứ có sức nặng như thế nào đó. Vì nó chẳng bổ trợ cho luận điểm học sinh trường Ams có giỏi hay không cả. Có thì tốt mà không có cũng không sao. Kể cả việc có làm bộ trưởng hay lãnh đạo nhà nước gì đó hay không cũng không phải là một luận cứ chắc chắn, vì ở Việt Nam chẳng có trường nào tuyên bố đào tạo con người để hướng đến việc ấy cả.

Nói học sinh trường Ams có giỏi hay không, thì có thể đối chiếu với các anh chị ở các trung tâm khác trong cả nước, cũng như chính công việc mà các anh chị đang làm hiện giờ.

Cái chất của học sinh ở đây là sự tự do, cởi mở và năng động với thế giới, nên nó có ảnh hưởng tích cực và hấp dẫn với nhiều nhóm phổ thông khác ở Việt Nam, chứ không ai tự nhận là giỏi hơn các nơi khác tất thẩy về cả khoa học, văn chương, thể thao các thứ cả.

Như với hiểu biết và tiếp xúc giới hạn của riêng anh, anh thấy các anh chị hầu hết rất đáng trân trọng và ở một mặt bằng tri thức cao hơn hẳn so với mức bình thường.

Em cứ thử làm quen hoặc có cơ hội làm việc với một số trong số họ rồi xem sao.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em cứ thử làm quen hoặc có cơ hội làm việc với một số trong số họ rồi xem sao.
Cháu có một số bạn bè cùng lứa tuổi là cựu học sinh Ams ạ, đó là những tài năng xuất chúng, còn cháu chưa có cơ hội làm quen với các cô các bác cựu học sinh Ams. Cháu tìm hiểu vì Ams có chuyên Sinh mà chưa thấy ai đi học thẳng đại học Y khoa Châu Âu, Bắc Mỹ. Cháu xin tạm dừng vấn đề ở đây ạ và sẽ không tìm hiểu thêm về việc này nữa ạ.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Khởi nguồn của việc tranh luận này là vấn đề đầu vào của Ams cấp 2, mà theo anh Thành là có sự bất công, đại ý là phải gia đình giàu có hoặc quyền lực mới vào được... Em vẫn tưởng các cuộc tranh luận sẽ bám theo ý này nhưng hóa ra càng triển khai tranh luận càng đi xa tít tắp...

Nói chuyện lan man khác thì bởi hiện nay xã hội coi những ai nhiều tiền mới là thành đạt. Bởi vậy đương nhiên sẽ có nhiều ý kiến về việc không cần thiết có trường chuyên. Học làm gì cho nhiều ra đời chắc gì đã ăn ai.. Đại loại thế. Cái này thì em cũng chịu không biết nên phản biện kiểu gì vì góc nhìn khác nhau cho ra kết luận khác nhau. Nói đâu xa như thằng em họ em, học nghề xong đi làm công nhân vất vả mà ít tiền quá nên theo các anh lớn lên biên đi buôn giờ tiền cũng thuộc nhóm mà bà con làng xóm gọi là thành đạt, nếu hỏi nó có cần học nhiều không thì chắc nó sẽ bảo không.. nhưng 2 đứa con nó thì đang cho đi học trường quốc tế để sau này đi du học.. em bảo với nó là mày nói một đằng làm 1 nẻo :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Khởi nguồn của việc tranh luận này là vấn đề đầu vào của Ams cấp 2, mà theo anh Thành là có sự bất công, đại ý là phải gia đình giàu có hoặc quyền lực mới vào được... Em vẫn tưởng các cuộc tranh luận sẽ bám theo ý này nhưng hóa ra càng triển khai tranh luận càng đi xa tít tắp...
Cháu vẫn tin là trong số 80.000 học sinh tiểu học, sẽ có 933 bạn (1,2%) học bạ toàn 10. Bởi vì cháu đã từng học cùng mấy bạn tăng tốc năm lớp 11 lấy bảng điểm thật đẹp để có học bổng du học, mấy bạn đó chỉ có 1-2 điểm 9, còn lại toàn 10. Cháu là bạn thân nên hoàn toàn tin rằng chúng nó học thật, thi thật.

Có bác cho rằng học bạ từ năm lớp 1 thì làm sao mà toàn 10 được, chỉ có "mua" mới được như vậy. Việc 1,2% gia đình chuẩn bị cho con phấn đấu vào Ams cấp 2 ngay từ lớp 1 là chuyện cháu thấy bình thường. Bởi vì chính bản thân cháu đã được gia đình chuẩn bị và định hướng du học từ năm lớp 1. Năm lớp 1 cháu học tiếng Việt cho thạo, còn từ năm lớp 2, mỗi ngày cháu học đủ 02h tiếng Anh cho đến lớp 12, chỉ trừ ngày Tết, còn lại không nghỉ ngày nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Cháu vẫn tin là trong số 80.000 học sinh tiểu học, sẽ có 933 bạn (1,2%) học bạ toàn 10. Bởi vì cháu đã từng học cùng mấy bạn tăng tốc năm lớp 11 lấy bảng điểm thật đẹp để có học bổng du học, mấy bạn đó chỉ có 1-2 điểm 9, còn lại toàn 10. Cháu là bạn thân nên hoàn toàn tin rằng chúng nó học thật, thi thật.

Có bác cho rằng học bạ từ năm lớp 1 thì làm sao mà toàn 10 được, chỉ có "mua" mới được như vậy. Việc 1,2% gia đình chuẩn bị cho con phấn đấu vào Ams cấp 2 ngay từ lớp 1 là chuyện cháu thấy bình thường. Bởi vì chính bản thân cháu đã được gia đình chuẩn bị và định hướng du học từ năm lớp 1.
Ý ban đầu của Thành là như vậy, nên mới có cái nhận định lấy của người nghèo nuôi người giàu ... Còn sau đó mọi việc đi xa hơn mà chú cũng không nhớ là hiện giờ đang tranh luận chính là về cái gì :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ý ban đầu của Thành là như vậy, nên mới có cái nhận định lấy của người nghèo nuôi người giàu ... Còn sau đó mọi việc đi xa hơn mà chú cũng không nhớ là hiện giờ đang tranh luận chính là về cái gì :)
Đi xa mà có nhiều thông tin về Ams cũng tốt mà bác. Đừng lạc đề đến mức khóa thớt là được ạ.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,543
Động cơ
432,604 Mã lực
Vâng cụ, tăng học phí cũng là giải pháp nhưng phải có lộ trình cụ ạ.

Nước ta là nước đang phát triển, ngân sách đang gánh nhiều thứ và thiếu hụt, cộng với tham nhũng, lãng phí nên chưa có điều kiện thực hành an sinh xã hội (tính đến 2035 thì vẫn đề an sinh xã hội vẫn còn là khởi đầu lộ trình), vì vậy huy động từ đóng góp của dân (cha mẹ, doanh nhân,...), nôm na là vẫn phải xin tiền dân tài trợ thêm cho giáo dục là tất yếu.

Xu hướng tiến dẫn đến nước giàu và hành động như các nước giàu: miễn phí giáo dục phổ thông.

Giải pháp tất yếu: Tăng thuế thu nhập của dân chúng. Ai nộp nhiều hưởng nhiều phúc lợi hơn người không nộp hoặc trốn thuế.
Vâng, đấy mới là lý do tồn tại Nhà nước nói chung, và cái Nhà nước lý thuyết xã hội chủ nghĩa thì lai càng phải hướng tới; Như con nhà em, đang theo mẹ ở Can. nên được học trường công miễn phí. Và đây là xu hướng tất yếu của xã hội phải hướng tới để đảm bảo những điều cơ bản của một xã hội
Ở VN, em cho rằng lâu dài cũng sẽ là vậy, việc thu học phí cũng chỉ là một giai đoạn quá độ khi đất nước còn nghèo; mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm là giải pháp phù hợp. Việc thu thuế cũng có nhiều bất câp cụ ạ, thế nên em cho rằng giải pháp nâng học phí nên một chút đối với các trường ở trung tâm thành phố/trường chuyên hay cái khái niệm Xã hội hóa giáo dục nó cũng có những mặt phù hợp nhất định
Thế nên quan điểm cổ phần hóa trường ams hay các trg công/trường chuyên nói chung, thì cái tay ts này mất mẹ nó não rồi cụ ạ. Nhà nước đã cho tư nhân kinh doanh giáo dục từ lâu rồi mà
Thực tế thì các trường công đang bị bó cứng ở các qui định nọ qui định kia, nên đã có nhiều trg thực hiện việc lách này; đơn cử như trường thcs cầu giấy, theo em biết là học phí đâu đó cũng cỡ khoảng 2 tr/tháng thì phải. và họ bịa ra cái tên là chất lượng cao.
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,213
Động cơ
461,869 Mã lực
Thành nói thế mà không phải thế. Trước sau gì sẽ ra nhập hội với Quang A hoặc đã cùng hội rồi. Ý nọ ý kia lập lờ hay hàm ý đều hướng đến mục đích khác. Trường Ams là một trong những cái bãi mà Thành tạo ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top