[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,118
Động cơ
136,432 Mã lực
Mục đích mạnh quá đến nỗi học sinh tham gia hoạt động xã hội, CLB này kia.. để đi du học là chính, không xuất phát từ nhu cầu hoặc sở thích tự thân, cũng là một điều đáng tiếc.
Cái này không hẳn là lỗi của trường Ams. Không có trường Ams sẽ có trường khác, người khác đứng ra làm việc này thôi.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,484
Động cơ
1,307,108 Mã lực
Đọc bài này:

‘Kẻ đốt đền’ trường Ams: Trường chuyên đang tồn tại không mục đích

thì thấy bạn Thành khởi xướng vụ này là có mục đích chứ chẳng phải tâm huyết khỉ gì cả :). Trong bài viết bạn ý tự nhét vào trường Ams các mục đích tự bạn ý đặt ra:

Có mấy mục đích được nêu ra nhằm biện minh cho sự tồn tại của các trường chuyên.
- Thứ nhất, có người nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra những người ưu tú đi thi quốc tế nhằm cải thiện hình ảnh đất nước, mang lại sự vẻ vang cho tổ quốc. Nếu thế thì có cần thiết phải xây dựng tốn kém một hệ thống dàn trải các trường chuyên trên khắp cả nước như vậy hay không?
- Thứ hai, có người lại nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra “nhân tài”. Tôi thấy hoài nghi về mục đích này.
- Thứ ba, có người nói mô hình trường Ams hoặc các trường chuyên ở các tỉnh thành là để thử nghiệm một loại trường tiên tiến, chất lượng cao trong giảng dạy.
Cả 3 mục đích - và là lý do để bạn phản biện trường Ams, đều được viết dưới dạng "Có người nói". Đường đường là Tiến sĩ, học hành đàng hoàng, muốn tranh luận nghiêm túc thì có thể vào tận website chính thức của trường, lôi sứ mệnh, tầm nhìn ra để mà phản biện:

Sứ mệnh và Tầm nhìn Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đằng này nói lòng vòng, cài cắm ý kiến chủ quan, thông tin ngụy tạo giữa các thông tin đúng, quan điểm đúng em thấy không ổn. Cũng chỉ mong Thành thuộc kiểu "chí lớn không thành", vào nhầm team, giờ muốn thu hút chú ý, gây dựng lại. Chứ nếu chỉ là tiên phong cho mấy bạn khởi động phong trào cổ phần hóa trường chuyên kiểu Ams, A0, Lê Hồng Phong, Quốc Học, Lam Sơn, Trần Phú ... thì quả thực là đáng buồn.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Câu em bôi đậm của cụ: Em thấy nhiều mà cụ. Bất chấp để đỗ sư phạm, công an, quân đội ngay kỳ thi quốc gia năm 2018 còn sờ sờ ra đấy cụ.

Vụ khác: Cụ có biết ông Thành có định mua (hoặc được người định mua Ams khi tư hữu hóa nhờ viết bài) hay không mà cụ gay gắt với ông ấy thế? Có cụ nào đã tổng hợp là ý ông ấy đã rõ ràng là trường Ams nên chỉ được đầu tư/hỗ trợ như các trường công lập khác nếu duy trì trạng thái hiện tại. Như vậy, nếu muốn duy trì chất lượng và dịch vụ cao ---> bố mẹ học sinh phải nộp học phí cao hơn nhiều so với cái học phí bây giờ. Thế thôi. Vụ trường tư thục hay dân lập nên top đầu cả nước về thương hiệu, em nghĩ không sớm thì muộn sẽ có; người VN mà không làm được thì đội ngũ trường tây nó vào nó nuốt hết thị trường giáo dục béo bở này.
Giáo dục có trao đổi mua bán đâu mà có thị trường. Hơn nữa ngoại bang nào mà vào Việt Nam hay bất kỳ quốc gia có độc lập, chủ quyền mà lũng đoạn được.

Cơ sở giáo dục nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam là do hiệp định hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam với nước họ, chứ họ có tự nhiên như ruồi và vào Việt Nam dạy dỗ được đâu cụ.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Mục đích của ông Ts ngáo này là gì? Tại sao một cựu Amser lại chọn Ams để nổ phát súng đầu tiên về vấn đề chuyên chọn với cái tiêu đề rất nặng kí là Bán or Tư nhân hoá... trong khi cả nước có 77 trường chuyên. Cho nên các phụ huynh không có hoặc chưa có con học Chuyên, tẩy chay chuyên... đang đứng về phía Ts ngáo hãy dè chừng.
Cụ xem kỹ lại dùm, a Thành nói về trường Ams, nơi anh ý học từ đó ra, và anh ý biết về nó.

Còn trường chuyên hay không chuyên là một chủ thể khác.

Mà em nghĩ cụ nào cũng nên tự hào về nhà trường, thầy cô đã dạy dỗ mình thôi nhỉ, kể cả trường làng. :D
 

dadpo

Xe máy
Biển số
OF-668082
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
87
Động cơ
107,280 Mã lực
Tôi nghĩ hãy nhìn nhận ý kiến này là của một cựu học sinh tâm huyết chứng đừng đóng trong cái khung ông tiến sĩ.
Tôi cho rằng đây là những lời rất tâm huyết, có thể đúng, có thể sai nhưng chắc không có mưu đồ
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,949
Động cơ
973,179 Mã lực
Cụ xem kỹ lại dùm, a Thành nói về trường Ams, nơi anh ý học từ đó ra, và anh ý biết về nó.

Còn trường chuyên hay không chuyên là một chủ thể khác.

Mà em nghĩ cụ nào cũng nên tự hào về nhà trường, thầy cô đã dạy dỗ mình thôi nhỉ, kể cả trường làng. :D
Ams chỉ là 1 trong mấy chục trường chuyên trong cả nước, là một trong những trường chuyên ở HN, chưa kể chuyên của NN, KHTN, KHXHNV...nên chả có gì phải nhắc đến ams. Mấy cái giả định của Ts nó hời hợt k thuyết phục, có vấn đề.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
Cụ không theo dõi nên không biết rồi. Từ mấy năm trước đã thông báo trên truyền hình rằng sẽ không hoặc hạn chế mở thêm trường công. Sẽ chỉ mở thêm trường tư để cân bằng đầu tư trong giáo dục ;)
Em đánh giá là hơi ngây thơ khi cho rằng công thì công bằng về cơ hội hơn. Nhìn về mặt thực tế. Hiện nay đến cái xuất giáo viên vùng cao, được trợ cấp 100 triệu cũng mất cmn 100 triệu trợ cấp này đút lót cho cấp trên mới có xuất làm giáo viên vùng cao. Trường tư chưa thấy ai phải đút lót để được làm giáo viên.
Cái trường dành cho học sinh khiếm thị tại HN được đầu tư gấp nhiều trường thường, chỉ kém mỗi trường Ams thôi mà 1 năm hiện họ chỉ cho phép tối đa 20 em khiếm thị vào học. Các xuất còn lại đi đâu: cho học sinh lành lặn. Bán xuất vào trường Nguyễn Đình Chiểu giá rất cao.

Cảm ơn cụ!
mọi việc nát là khi các khu đô thị phát triển ăn bám vào hạ tầng của thành phố cũ, tạo áp lực lên gấp 3-4 lần lên hạ tầng công cộng cũ (trường học, bệnh viện, chợ ...) Ngoài ra băm cho nó nhừ hẳn là công của các bác như Mr Thản và nhiều anh khác, bóc nốt quỹ đất dành cho công trình công cộng xây chung cư, xây các tòa cao tầng vượt hẳn cấp phép trong nội đô. Không hoặc hạn chế mở thêm trường công vì sao? vì hết mịa nó quỹ đất rồi hoặc cũng vì căn cứ vào đó chúng nó mang nốt quỹ đất dữ trự xây trường ra xây chung cư cho nhanh.

Chúng nó cải biên việc không mở thêm trường công thành các dự án nâng số tầng trường cũ, tăng số lượng phòng học lên, Ví dụ trường đang 2 tầng, 3 tầng, đập đi xây thành 9 tầng. Bọn dốt đấy nó đạp đổ các tiêu chuẩn về xây dựng trường học, biến các trường học trông chả khác gì cái chợ, chen chúc, bẩn thỉu, hỗn loạn. Cũng một cái sân trường cho 300-500 học sinh thì giờ phải chứa đến 1500-2000 học sinh. Mịa các tiểu chuẩn về an toàn bị đạp đổ hết.

Tóm lại khi số lượng trường và phòng học trên đầu dân số bị giảm so với tiêu chuẩn, cộng với cách chữa cháy bằng cách tăng số lượng tầng trên nền cũ, vừa lãng phí, vừa hỗn loạn. 70-80 cháu học một lớp so với tiêu chuẩn 35-40 cháu thì mọi việc là hỗn loạn chứ còn gì nữa.

Nó có liên quan đến việc tư nhân hóa không? có, nhưng nó khá tế nhị vì nó là cái chưa xuất hiện. Chứ chúng nó làm gì mà để các bác bóc mẽ sớm thế thì còn lâu mới nuốt trôi miếng to được.

Bác cứ hiểu thế này cho đơn giản, chúng nó chỉ có mỗi việc ngồi ngắm bản đồ phân ô đất thành phố, xem còn ô to to nào trống, và làm thế nào để xơi cho nhanh. Còn việc diễn thế nào cho nó thuận dư luận, đội tay chân nó lo.

Thời gian đâu mà chúng nó lo chất lượng giáo dục với tương lai con em của các ông chủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Được học ở Ams, Chu luôn có 1 không khí rất khác, không bao giờ giống như các trường khác (kể cả trên toàn quốc) nhất là càng về những năm trước. Thứ nhất, hầu hết học sinh các trường này gia đình có điều kiện - phụ huynh ít nhất cũng cán bộ Nhà nước (trung - cao cấp), hoặc cũng trí thức ...không áp lực học hành lắm (vì dù sao cũng đã giỏi sẵn) và áp lực kinh tế (nhà điều kiện). Thế cho nên 3 năm cấp 3 cứ trôi qua êm dịu, hết giờ thì ra Hồ Tây chèo thuyền hoặc ra phía nhà Bát giác chơi điện tử. Chính vì thế em thấy sau này họ ít có tính bon chen hoặc quyết tâm phấn đấu như các bác tỉnh khác. Có 1 điều phi lý là học sinh các trường này nhiều COCC nhưng sau này làm chức vụ cao trong nhà nước thì lại khá ít - không bằng tỉnh khác. Chính vì ngại đấu đá, tranh dành (do tuổi thơ và môi trường quá hiền hòa) nên con đường du học đối với học sinh Ams, Chu là điều hiển nhiên.

Nếu làm công chức mà học từ đâ ra sau này rất dễ đâm chán nản, bất đắc chí (suy từ em thôi, không phải nói chung các bác đuừng ném đá :).
Cụ nói điều này, phải đáng tiếc nói rằng môi trường làm việc không đón nhận người tài ở hoàn cảnh tốt nhất.

Và mặt khác là ý chí vượt nghịch cảnh, em nói theo ý đúng đắn, thấy các bạn ở địa phương vẫn có phần nhỉnh hơn ở các thành phố lớn.

Cả hai cái này đều cần khắc phục trong tương lai.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,118
Động cơ
136,432 Mã lực
Giáo dục có trao đổi mua bán đâu mà có thị trường. Hơn nữa ngoại bang nào mà vào Việt Nam hay bất kỳ quốc gia có độc lập, chủ quyền mà lũng đoạn được.

Cơ sở giáo dục nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam là do hiệp định hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam với nước họ, chứ họ có tự nhiên như ruồi và vào Việt Nam dạy dỗ được đâu cụ.
Cụ có vẻ nặng nề nhỉ? Họ (nước ngoài) không vào được thì lại hút người VN lại đi du học thôi cụ, chả cản được đâu nếu nền giáo dục mình không cải thiện nhanh. Mà bọn nước ngoài giỏi hớt váng sữa lắm đấy cụ, cứ chỗ nào béo bở là nó làm thôi, bỏ lại toàn xương xẩu.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,949
Động cơ
973,179 Mã lực
Tôi nghĩ hãy nhìn nhận ý kiến này là của một cựu học sinh tâm huyết chứng đừng đóng trong cái khung ông tiến sĩ.
Tôi cho rằng đây là những lời rất tâm huyết, có thể đúng, có thể sai nhưng chắc không có mưu đồ
Nếu không có mưu đồ thì là ngáo nặng. Cụ chọn cái nào cho Ts.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Câu em bôi đậm của cụ: Em thấy nhiều mà cụ. Bất chấp để đỗ sư phạm, công an, quân đội ngay kỳ thi quốc gia năm 2018 còn sờ sờ ra đấy cụ.

Vụ khác: Cụ có biết ông Thành có định mua (hoặc được người định mua Ams khi tư hữu hóa nhờ viết bài) hay không mà cụ gay gắt với ông ấy thế? Có cụ nào đã tổng hợp là ý ông ấy đã rõ ràng là trường Ams nên chỉ được đầu tư/hỗ trợ như các trường công lập khác nếu duy trì trạng thái hiện tại. Như vậy, nếu muốn duy trì chất lượng và dịch vụ cao ---> bố mẹ học sinh phải nộp học phí cao hơn nhiều so với cái học phí bây giờ. Thế thôi. Vụ trường tư thục hay dân lập nên top đầu cả nước về thương hiệu, em nghĩ không sớm thì muộn sẽ có; người VN mà không làm được thì đội ngũ trường tây nó vào nó nuốt hết thị trường giáo dục béo bở này.
Trường Tây nó vào từ lâu rồi, RMIT đấy.
Thỉnh thoảng reset lại các trường cũng cần, nhưng phải theo hướng phổ thông đại trà chứ đừng theo hướng quý tộc hóa nửa mùa.
Nước ta có mấy chục dân tộc, tộc nào chả quý.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,243
Động cơ
1,660,087 Mã lực
Cháu nói nghiêm túc mà. 35 năm qua Ams không xuất hiện một lãnh đạo tầm cỡ BTrưởng trở lên (chưa nói tới nguyên thủ), mà cựu học sinh Ams toàn nhân tài xuất chúng. Vậy thì tư nhân hoá luôn đi cho đỡ tốn ngân sách.
Bạn Jochi nói chuyện thiếu thông tin quá, một là quen biết ít thế hệ các anh chị trường Ams, hai là chưa rõ đặc điểm của họ để thấy họ có thể thành công dạng nào,

mình mới đọc đến trang 40, không biết phía sau có ai trao đổi ý này chưa?
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Thành rất khôn.

Tiếp cận vấn đề theo hướng tiêu cực " đòi xóa bỏ hoặc tư nhân hóa trường chuyên" , nhằm khuấy động dư luận, tạo ra 2 luồng ý kiến đối lập dữ dội.

Sau đó hắn mới chốt lại để trung hòa ý kiến của 2 hai bên: " Vẫn giữ lại hệ thống chuyên do nhà nước quản lý, nhưng nên để các trường chuyên tự chủ về tài chính, bằng cách tăng học phí".

Đây mới là mục tiêu chính và cuối cùng của Thành, và khả năng cao là có ai đó " đặt hàng".

Đọc bài này:

‘Kẻ đốt đền’ trường Ams: Trường chuyên đang tồn tại không mục đích

thì thấy bạn Thành khởi xướng vụ này là có mục đích chứ chẳng phải tâm huyết khỉ gì cả :). Trong bài viết bạn ý tự nhét vào trường Ams các mục đích tự bạn ý đặt ra:



Cả 3 mục đích - và là lý do để bạn phản biện trường Ams, đều được viết dưới dạng "Có người nói". Đường đường là Tiến sĩ, học hành đàng hoàng, muốn tranh luận nghiêm túc thì có thể vào tận website chính thức của trường, lôi sứ mệnh, tầm nhìn ra để mà phản biện:

Sứ mệnh và Tầm nhìn Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đằng này nói lòng vòng, cài cắm ý kiến chủ quan, thông tin ngụy tạo giữa các thông tin đúng, quan điểm đúng em thấy không ổn. Cũng chỉ mong Thành thuộc kiểu "chí lớn không thành", vào nhầm team, giờ muốn thu hút chú ý, gây dựng lại. Chứ nếu chỉ là tiên phong cho mấy bạn khởi động phong trào cổ phần hóa trường chuyên kiểu Ams, A0, Lê Hồng Phong, Quốc Học, Lam Sơn, Trần Phú ... thì quả thực là đáng buồn.
Giáo dục có trao đổi mua bán đâu mà có thị trường. Hơn nữa ngoại bang nào mà vào Việt Nam hay bất kỳ quốc gia có độc lập, chủ quyền mà lũng đoạn được.

Cơ sở giáo dục nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam là do hiệp định hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam với nước họ, chứ họ có tự nhiên như ruồi và vào Việt Nam dạy dỗ được đâu cụ.
Ams chỉ là 1 trong mấy chục trường chuyên trong cả nước, là một trong những trường chuyên ở HN, chưa kể chuyên của NN, KHTN, KHXHNV...nên chả có gì phải nhắc đến ams. Mấy cái giả định của Ts nó hời hợt k thuyết phục, có vấn đề.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,118
Động cơ
136,432 Mã lực
Trường Tây nó vào từ lâu rồi, RMIT đấy.
Thỉnh thoảng reset lại các trường cũng cần, nhưng phải theo hướng phổ thông đại trà chứ đừng theo hướng quý tộc hóa nửa mùa.
Nước ta có mấy chục dân tộc, tộc nào chả quý.
Vâng. RMIT và nhiều trường khác nó đang làm và tiếp tục nhăm nhe miếng bánh mà cụ. Căn bản thị trường VN là thị trường dân số tương đối trẻ, kinh tế phát triển đang tốt, tầng lớp trung lưu hình thành ở các thành phố, dân tộc quan tâm nhiều tới giáo dục thế hệ trẻ (hiếu học) nên là thị trường quá ngon cho giáo dục. Mở cửa ra cho giáo dục đến đâu thì Tây nó vào đến đó thôi, nếu không nó sẽ hút bằng con đường du học.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ không theo dõi nên không biết rồi. Từ mấy năm trước đã thông báo trên truyền hình rằng sẽ không hoặc hạn chế mở thêm trường công. Sẽ chỉ mở thêm trường tư để cân bằng đầu tư trong giáo dục ;)
Quyết định 3075/QĐ-UBND của UBND Hà Nội ngày 12/07/2012 vẫn còn hiệu lực thì hành. Nghĩa là việc xây dựng mới và sửa chữa các trường công lập của Hà Nội vẫn tiếp tục đến năm 2030.

- Toàn thành phố cần cải tạo và xây mới 724 trường mầm non giai đoạn 2011 - 2030 (công lập 500 trường, ngoài công lập 224 trường, trong đó giai đoạn 2011-2020 là 402 trường (công lập 300 trường, ngoài công lập 102 trường); giai đoạn 2021-2030 là 322 trường (công lập 200 trường, ngoài công lập 122 trường).

- Toàn thành phố cải tạo và xây mới 234 trường tiểu học giai đoạn 2011-2030 trong đó: giai đoạn 2011-2020 là 114 trường (công lập 74 trường, ngoài công lập 40 trường); giai đoạn 2021-2030 là 120 trường (công lập 70 trường, ngoài công lập 50 trường).

- Toàn thành phố cải tạo và xây mới 108 trường trung học cơ sở giai đoạn 2011-2030 trong đó: giai đoạn 2011-2020 là 50 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 15 trường); giai đoạn 2020-2030 là 58 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 23 trường).

- Giai đoạn 2011-2030, toàn Thành phố cải tạo và xây dựng 112 trường trung học phổ thông. Trong đó: giai đoạn 2011-2020 là 50 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 30 trường), giai đoạn 2021-2030 là 62 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 42 trường).

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-3075-QD-UBND-2012-phe-duyet-quy-hoach-mang-luoi-truong-hoc-Ha-Noi-258934.aspx
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Thành rất khôn.

Tiếp cận vấn đề theo hướng tiêu cực " đòi xóa bỏ hoặc tư nhân hóa trường chuyên" , nhằm khuấy động dư luận, tạo ra 2 luồng ý kiến đối lập dữ dội.

Sau đó hắn mới chốt lại để trung hòa ý kiến của 2 hai bên: " Vẫn giữ lại hệ thống chuyên do nhà nước quản lý, nhưng nên để các trường chuyên tự chủ về tài chính, bằng cách tăng học phí".

Đây mới là mục tiêu chính và cuối cùng của Thành, và khả năng cao là có ai đó " đặt hàng".
Vị thế của Cu La giờ khác xưa rồi, giờ đang tìm cách vào show bitch thôi. Còn chuyện để các trường tự chủ thì có gì đâu, cứ có lộ trình giảm dần ngân sách thì trường họ sẽ tìm cách thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bạn Jochi nói chuyện thiếu thông tin quá, một là quen biết ít thế hệ các anh chị trường Ams, hai là chưa rõ đặc điểm của họ để thấy họ có thể thành công dạng nào,
mình mới đọc đến trang 40, không biết phía sau có ai trao đổi ý này chưa?
Nếu bác có thông tin, có thể cho cháu biết cựu học sinh Ams nào sau khi tốt nghiệp Ams thì đi học Y khoa ở Châu Âu, Bắc Mỹ và hiện tại đang làm việc trong ngành Y. Cảm ơn bác.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,949
Động cơ
973,179 Mã lực
Thành rất khôn.

Tiếp cận vấn đề theo hướng tiêu cực " đòi xóa bỏ hoặc tư nhân hóa trường chuyên" , nhằm khuấy động dư luận, tạo ra 2 luồng ý kiến đối lập dữ dội.

Sau đó hắn mới chốt lại để trung hòa ý kiến của 2 hai bên: " Vẫn giữ lại hệ thống chuyên do nhà nước quản lý, nhưng nên để các trường chuyên tự chủ về tài chính, bằng cách tăng học phí".

Đây mới là mục tiêu chính và cuối cùng của Thành, và khả năng cao là có ai đó " đặt hàng".
Việc tự chủ tài chính chỉ là sớm hay muộn chứ chủ trương là có rồi, cần gì dọn đường nhỉ. Cho nên mới nói ai đang ủn hộ Ts hãy cứ dè chừng nếu có con sắp, đang và sẽ đi học, tích luỹ đi k đến lúc không có tiền đóng học phí thì khổ.:)):)):))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top