[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,263
Động cơ
205,328 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Thằng La đến kì thoái hóa não rồi hay sao mà viết lách ngày càng ngu xuẩn ngụy biện thế nhỉ? Hay di chứng do hồi xưa bên tathy bị mẹ Vìu nhét kứt vào mồm nhiều quá nên tồn dư lên não :-?.
Đất nước nào cũng cần có sự tập trung nguồn lực nhất định vào việc đào tạo nên 1 tầng lớp tạm gọi là tinh hoa để dẫn dắt và định hướng xã hội, mô hình trường chuyên lớp chọn ở VN cũng chỉ là 1 trong các phương án đào tạo tinh hoa đấy thôi. Có thể còn nhiều bất cập hoặc biến tướng tiêu cực, nhưng mô hình nhà nước tài trợ vẫn là phương án tốt nhất để cơ hội trở nên công bằng hơn với tất cả mọi tầng lớp xã hội, chứ tư nhân hóa để rồi Ams hay chuyên Tổng hợp lại như Vinschool với TH school thì đám dân nghèo làm chó gì có cửa mà tiếp cận!
Cũng nói luôn là bản thân em vốn lười học nên rất ghét bị vào trường chuyên lớp chọn, nhưng điều kiện giáo dục từ bé đến lớn chưa bao giờ thiếu thốn, nên em thoải mái tiếp xúc với mọi thành phần trong hệ thống giáo dục, cũng từng du học tư bản nên tạm gọi là có kinh nghiệm phong phú với các hệ thống giáo dục khác nhau, cá nhân em đánh giá hệ thống trường chuyên công lập là khá phù hợp với hoàn cảnh xã hội VN, tất nhiên là còn cần nhiều cải tiến thay đổi để phù hợp hơn với thực tế.
 

yesterday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-613461
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
601
Động cơ
124,985 Mã lực
Tuổi
43
Em đồng tình quan điểm của t/s Nguyễn Đức Thành
Các trường công (không chuyên) nhà nước phải giữ
Các trường công (theo mô hình chuyên) nên đẩy hết cho tư nhân
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,647
Động cơ
-1,465 Mã lực
Em hóng các cụ tranh luận.

PS Trong ô phở này cũng có offer trường ams đoạt giải quốc tế đấy.

Em xem các cụ có bàn tiếp đến tư nhân hóa trường ảng NAQ không ?
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,300
Động cơ
339,109 Mã lực
Em đồng tình quan điểm của t/s Nguyễn Đức Thành
Các trường công (không chuyên) nhà nước phải giữ
Các trường công (theo mô hình chuyên) nên đẩy hết cho tư nhân
Làm thế sẽ có thêm cơ hội cho các cháu nhà nghèo học giỏi à, hay là sẽ chặt đứt nốt con đường đi lên bằng học giỏi của các cháu ? Cháu nào nhà nghèo không thể tự ôn luyện vào trường chuyên công hiện tại mà lại vào được trường chuyên tư nhân vậy.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Không sai khi cho rằng mô hình như trường Ams có thể tạo ra sự bất bình đẳng bởi chỉ tập trung những thầy cô giỏi nhất, học sinh giỏi nhất. Từ đó hình thành tư duy cho nhiều thế hệ là học được Ams mới là tài năng, học các trường khác vứt đi hết trong khi những trường khác không được chú trọng bằng vẫn đang đào tạo ra những con người bình thường mà trong đó về sau vẫn không thiếu người tài.
Cái này do cụ tự suy diễn thôi chứ em đi làm cùng đồng nghiệp , kể cả sau này tuyển nhân viên cũng có thèm quan tâm phổ thông các em nó học trường nào ra đâu.
 

Jack Bauer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147253
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
3,860
Động cơ
391,986 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh mấy khu nhà thổ!
Em nhận định không sai mà chưa chính xác về con số thôi cụ. Số phụ huynh cụ nắm trong phạm vi trên mười, số phụ huynh theo ý kiến của em đưa ra em biết trên 20. Dở là chưa có một thống kê chính tắc nào về nghề nghiệp của phụ huynh ở Ams và CN, nếu có thì em mới công nhận là em nhận định sai?
Mà thi đậu vào mấy trường này cũng toàn cháu học tốt cả như trong lớp cu nhà em bạn nào có khả năng đậu thầy chủ nhiệm đã biết trc, mấy trường này e nghĩ nếu học kém bố mẹ cũng chả ai dại gì chạy vào lòi ra ngay
Đầu tiên em xin chúc mừng cụ vì cụ may mắn có con thông minh và giỏi giang bởi vào được Ams mà không cần phải qua lò luyện nhiều thì nói thật là vô cùng xuất sắc. Theo thiển ý của em, con cụ kể cả có không vào Ams thì với tư chất của cháu, em tin sau này vẫn giỏi. Nói thật hồi đi học, em cũng thích Ams bỏ mẹ, bố em cũng ép em vào Ams nhưng em không được đầu tư nhiều, năng lực cũng không quá xuất sắc nên trượt thẳng cẳng. Chính xác em đỗ được hệ B, phải đóng nhiều tiền nhưng do kinh tế gia đình không cho phép nên em thôi.

Còn em thừa hiểu để vào Ams cực khó, kể cả qua hình thức thi tuyển. Bạn học cấp 2 của em hồi đó, cũng toàn siêu việt cả (em học lớp chọn trường Giảng Võ ngay sát Ams cũ nhé. Thời em học, Giảng Võ là trường đầu bảng cấp 2 ở Hà Nội) mà vẫn phải ôn luyện vỡ mặt, học đúng thầy đúng thợ mới vào được. Hay như gần nhất là con bà chị gái em, cũng phải đầu tư đúng và sớm cũng như khôn ngoan mới vào được trường Ams. Sở dĩ em nói như thế bởi bà chị em định hướng cho cháu vào chuyên Sinh được xem là dễ thở hơn và tính cạnh tranh thấp hơn các chuyên khác dù rằng cháu em giỏi mấy môn Toán, Lý hơn.

Quay trở lại câu chuyện nói về quan điểm của TS Thành về trường Ams thì bản thân em cũng như một số cụ ở đây nghĩ rằng Giáo dục nên hướng đến tạo ra sự công bằng và chú trọng vào đào tạo một con người có ích chứ không nên lấy thành tích ra để đánh giá. Không sai khi cho rằng mô hình như trường Ams có thể tạo ra sự bất bình đẳng bởi chỉ tập trung những thầy cô giỏi nhất, học sinh giỏi nhất. Từ đó hình thành tư duy cho nhiều thế hệ là học được Ams mới là tài năng, học các trường khác vứt đi hết trong khi những trường khác không được chú trọng bằng vẫn đang đào tạo ra những con người bình thường mà trong đó về sau vẫn không thiếu người tài.

Thời em còn đi học, biết nhiều bạn học Ams thì tất cả đều thừa nhận học ở đó các môn phụ gần như cho có, chỉ tập trung vào môn chính, Các thầy cô môn phụ cũng mặc nhiên cho điểm cao trong khi trường bình thường như trường em học, làm gì có chuyện đấy. Giờ thì không rõ còn chuyện đấy không.

Nói thật con em mà sau này cũng xuất sắc và thông minh như con cụ thì em cũng sẽ cho cháu vào Ams học nhưng hoàn toàn phải bằng năng lực và đôi khi là sở thích của nó chứ không ép. Em cũng chỉ mong muốn con em bình thường, kể cả sau này nó làm công nhân cũng chẳng sao nếu như khả năng của nó chỉ đến thế. Không nhẽ phải làm ông này bà nọ mới được tôn trọng còn làm công nhân thì bị xem thường.
Cháu nhà e ko học am cụ ơi ,cháu học cnn cháu đỗ tất cả các trường đk dự thi nên nhà em cho cháu tự quyết định trường để học ạ , cháu cũng tự lập từ sớm nên lúc đỗ cháu tự join vào nhóm các bạn đỗ rồi chọn trường. cá nhân e thích cháu học csp vì đỗ điểm cao nhất trong 4 trg với lại e thấy trường này nghiêm hơn hẳn những trg kia.đúng như cụ nói e thấy cháu học nhàn lắm thậm trí toán và ngoại ngữ còn bỏ qua sgk của các trg ptth khác.
 

bobesoc

Xe tăng
Biển số
OF-187901
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
1,541
Động cơ
338,184 Mã lực
f1 nhà e chắc giống bố học dốt nên ko mơ tg ams gì....tuy nhiên e chỉ thấy các cháu ams 90% tn thì đi du học rồi ở lại nn chứ ít về Việt Nam phục vụ tổ quốc, và thêm nữa thấy bảo các cháu làm tuỳnh ở hầm cg ác liệt, trường gì mà 3 năm chỉ cần 4 đ 9 là loại từ vòng 1 thì quả là khiếp...chưa kể nếu có phụ huynh nào là offer thì bỏ qua cho e chứ các cụ đỗ xe đón con vô ý thức bỏ mịa...tắc hết cả đg lên cầu và ra bigC.
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,706
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Đọc đoạn này thấy có vẻ đúng
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Đất nước nào cũng cần có sự tập trung nguồn lực nhất định vào việc đào tạo nên 1 tầng lớp tạm gọi là tinh hoa để dẫn dắt và định hướng xã hội, mô hình trường chuyên lớp chọn ở VN cũng chỉ là 1 trong các phương án đào tạo tinh hoa đấy thôi. Có thể còn nhiều bất cập hoặc biến tướng tiêu cực, nhưng mô hình nhà nước tài trợ vẫn là phương án tốt nhất để cơ hội trở nên công bằng hơn với tất cả mọi tầng lớp xã hội, chứ tư nhân hóa để rồi Ams hay chuyên Tổng hợp lại như Vinschool với TH school thì đám dân nghèo làm chó gì có cửa mà tiếp cận!
Cũng nói luôn là bản thân em vốn lười học nên rất ghét bị vào trường chuyên lớp chọn, nhưng điều kiện giáo dục từ bé đến lớn chưa bao giờ thiếu thốn, nên em thoải mái tiếp xúc với mọi thành phần trong hệ thống giáo dục, cũng từng du học tư bản nên tạm gọi là có kinh nghiệm phong phú với các hệ thống giáo dục khác nhau, cá nhân em đánh giá hệ thống trường chuyên công lập là khá phù hợp với hoàn cảnh xã hội VN, tất nhiên là còn cần nhiều cải tiến thay đổi để phù hợp hơn với thực tế.
Giả sử giờ Vin nó thâu tóm thì học phí chắc chắn sẽ cao chót vót vì nhu cầu vào ams rất lớn ( ít ra là trong 10-15 năm tới nếu văn hóa học tập ở VN không có gì thay đổi.)

Theo em hiểu ý ông Thành là: Tư nhân hóa để xóa bỏ bình đẳng ( giữa cháu học dốt với cháu học giỏi?). Nhưng nếu Ams về tay Vin, học phí sẽ cao, dẫn tới chỉ con NHÀ GIÀU và HỌC GIỎI mới đủ theo học, chứ con NHÀ NGHÈO nhưng HỌC GIỎI thì không có cửa.

Vậy so với trước đây, cả con nhà giàu và con nhà nghèo đều được học, thì nay chỉ con nhà giàu mới học được. Vậy bình đẳng ở đâu ra???
 

smngoctrinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-457729
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
129
Động cơ
205,691 Mã lực
Tuổi
43
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Mô hình chuyên, chọn nó vẫn tồn tại dù cấp 2 đã xoá chỉ để lại một số trường nhất định. Các trường k dc phép co chuyên, chọn thì ngầm định bằng cách lớp nọ, lớp kia. Nó tồn tại thì hiển nhiên có cầu và cung. Kinh tế theo thị trường thì dẫn đến mọi thứ cũng theo thị trường. Vậy sao k để thị trường quyết định, gò ép làm gì cho nó trái quy luật?
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33

m4s

Xe điện
Biển số
OF-168614
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
2,917
Động cơ
3,189 Mã lực
Giả sử giờ Vin nó thâu tóm thì học phí chắc chắn sẽ cao chót vót vì nhu cầu vào ams rất lớn ( ít ra là trong 10-15 năm tới nếu văn hóa học tập ở VN không có gì thay đổi.)

Theo em hiểu ý ông Thành là: Tư nhân hóa để xóa bỏ bình đẳng ( giữa cháu học dốt với cháu học giỏi?). Nhưng nếu Ams về tay Vin, học phí sẽ cao, dẫn tới chỉ con NHÀ GIÀU và HỌC GIỎI mới đủ theo học, chứ con NHÀ NGHÈO nhưng HỌC GIỎI thì không có cửa.

Vậy so với trước đây, cả con nhà giàu và con nhà nghèo đều được học, thì nay chỉ con nhà giàu mới học được. Vậy bình đẳng ở đâu ra???
Em nghĩ vẫn có cửa, nếu là VIN thì càng có cửa, đó là HỌC BỔNG ;)
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,300
Động cơ
339,109 Mã lực
Cậu ý viết trong group của Ams chứ không phải public ra ngoài cụ ạ, ai đó được share hoặc người trong group tha về đây.
Công khai rồi share vào group cụ ạ, cũng là cái giống câu view thôi, cho cái công bố báo cáo thường niên của cái viện đó, tự hạ thấp giá trị bản thân.
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
3,211
Động cơ
562,711 Mã lực
Còn em thấy phát sốt về kiểu tranh luận của các ofers ngày nay
Lúc đó em đang bận việc nên thả còm như vậy. Giờ em sẵn sàng tranh luận về lập luận của tiến sĩ vì thấy có khá nhiều cụ ủng hộ quan điểm của tiến sĩ.

1. Giả định sai là Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém. Ở ta sức học của các bạn "nhà nghèo" chưa bao giờ kém. Thứ 2 là trường Ams dành cho học sinh Hà Nội, nơi mà mức sống không quá chênh lệch.

2. Đồng ý là trường Ams có được ưu tiên hơn về cơ sở vật chất hoặc một số ưu đãi. Nhưng đó là động lực để học sinh phấn đấu. Giống như là phần thưởng cho sự cố gắng của học sinh vậy. Không những làm động lực cho học sinh mà các trường công khác hiện tại cũng đang rất cố gắng cải thiện để đuổi theo chất lượng trường Ams. Như vậy đó là điều tốt. Ngoài cơ sở vật chất thì học phí và các khoản thu em thấy không khác các trường công khác.

3. Việc đút lót của phụ huynh nếu có thì chắc là con số khá nhỏ thôi vì trường tuyển sinh có chỉ tiêu và kết quả được thông báo công khai. Nếu có tiêu cực, mỗi lớp chắc chỉ có 1-2 trường hợp. Chạy điểm ở cấp 2 thì liên quan gì đến trường Ams đâu. Và việc vào trường Ams thì kết quả ở cấp 2 chỉ là điều kiện cần. Hơn nữa, việc các phụ huynh chạy điểm thì liên quan gì đến chất lượng giáo dục của trường đâu. Hạn chế tiêu cực là vấn đề khác.

4. Các ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt thì luôn có vai trò trong bất kỳ giai đoạn nào. Học sinh trường Ams đa phần sẽ tiếp tục học trong các trường đại học tốt như Bách Khoa, Ngoại thương, KTQD và là nguồn lực tốt cho xã hội. Trường Ams cũng là động lực để các trường tư nỗ lực khẳng định chất lượng như Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, Vinschool. Các trường tư này cũng hoàn toàn có thể xây dựng danh tiếng riêng của mình theo cách của họ.

Tóm lại, em thấy dựa vào giả định sai và một số hiện tượng có thể coi là tiêu cực để xóa sổ một ngôi trường có thành tích là quan điểm sai lầm. Việc tiêu cực thì thậm chí ở Mỹ cũng có, nhưng họ cũng có những ngôi trường danh tiếng hàng trăm năm. Còn ở đây tiêu cực phát sinh bên ngoài trường Ams mà bắt trường Ams phải đóng cửa thì đúng là "không quản được thì cấm". Tư duy nhà quan lý như vậy hơi ấu trĩ.

Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,647
Động cơ
-1,465 Mã lực
Bài viết để chế độ công khai ( ai cũng xem được) trên facebook cá nhân cụ ạ.

Công khai rồi share vào group cụ ạ, cũng là cái giống câu view thôi, cho cái công bố báo cáo thường niên của cái viện đó, tự hạ thấp giá trị bản thân.
À, em cũng không để ý kỹ vì nhìn thấy bài trong group nên tưởng là chỉ viết trong group.
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
232
Động cơ
113,028 Mã lực
Tuổi
43
Cái này do cụ tự suy diễn thôi chứ em đi làm cùng đồng nghiệp , kể cả sau này tuyển nhân viên cũng có thèm quan tâm phổ thông các em nó học trường nào ra đâu.
Cụ tư duy xa xôi thế cụ, em chỉ đề cập đến việc học đến hết PTTH thôi trong quan điểm của nhiều người, nhiều gia đình. Em lấy ngay từ gia đình em. Bố em luôn coi trọng và bắt con cái phải vào được mấy trường chuyên như Ams nhưng nhà em cả 3 con chẳng ai đủ sức vào được. Em thấy rõ cả sự thất vọng của bố em. Đến cả chị gái em bây giờ (thế hệ 7x) cũng vẫn duy trì tư tưởng ấy.
 

dibkhongve

Xe buýt
Biển số
OF-86022
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
508
Động cơ
412,420 Mã lực
Thực tế giới phụ huynh học sinh mấy trường như Ams, CN toàn là tinh hoa của thành phố như là Thuế, CA, Hải quan, Y tế... và quỹ lớp siêu khủng. Cụ nào có con em theo học chắc nắm rõ hơn. Rõ ràng những học sinh theo học ở đó được bố mẹ đầu tư và định hướng tốt hơn so với các học sinh khác, vì giỏi hơn mới thi đỗ đầu vào được. Ở đây không nói đến quy trình học luyện thi đầu vào và quan hệ nọ kia.
Học sinh trường Am đa phần được gia đình định hướng tốt nên chúng thường học những thứ chúng cần và giáo viên cũng rất thoải mái. Còn về quỹ lớp nếu tính chi ly ra thì cao hơn trường ngoài ko nhiều vì khoản đóng đó được ban phụ huynh mang đi đóng từ học phí đến sách giáo khoa, ngoại khóa...
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,282
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Cụ tư duy xa xôi thế cụ, em chỉ đề cập đến việc học đến hết PTTH thôi trong quan điểm của nhiều người, nhiều gia đình. Em lấy ngay từ gia đình em. Bố em luôn coi trọng và bắt con cái phải vào được mấy trường chuyên như Ams nhưng nhà em cả 3 con chẳng ai đủ sức vào được. Em thấy rõ cả sự thất vọng của bố em. Đến cả chị gái em bây giờ (thế hệ 7x) cũng vẫn duy trì tư tưởng ấy.
Cái này thì đâu chả thế hả cụ?Ngay cả ở Mỹ bố mẹ vẫn thích con cái học trường này trường kia vì nó danh giá và chất lượng hơn đấy thôi.
Quan trọng là sau này các cháu đóng góp , thành đạt gì cho xã hội không thôi. Chứ học chỉ là 1 chuyện , chả nói lên được cái gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top